Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật về xã hội: Mô hình và thách thức khi ứng dụng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.13 KB, 9 trang )

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI CHUYÊN NGHIỆP HÓA DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI

ISBN: 978-604-73-3841-2

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VỀ XÃ HỘI:
MÔ HÌNH VÀ THÁCH THỨC KHI ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM
Lê Thị Nhung*
Tóm tắt
Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) được khởi xướng sau Tuyên bố
Alma-Alta (1978) đang phát triển thành một chiến lược đa ngành của Công ước về Quyền của Người
khuyết tật (NKT)tại gần 90 quốc gia với mục tiêu giải quyết nhu cầu đa dạng của người khuyết tật trên
cơ sở tận dụng tối đa nguồn lực địa phương kết hợp các ngành nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và
tăng cường sự tham gia, hòa nhập xã hội của NKT. Quá trình triển khai chương trình PHCNDVCĐ cho
NKT tại Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên, còn chưa hài hòa khi tập trung chủ
yếu vào các hoạt động y tế và gần đây là một số hoạt động sinh kế và giáo dục nhưng gần như bỏ ngỏ
nhu cầu xã hội của NKT. Dựa trên những nghiên cứu, bài viết tập trung phân tích thực trạng khuyết tật,
khó khăn của NKT về mặt xã hội, giới thiệu mô hình được đúc kết bởi Tổ chức Y tế Thế giới cũng như
bàn luận về thách thức và gợi ý hướng ứng dụng tại Việt Nam.
Từ khóa: người khuyết tật, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Công ước về các Quyền của Người
khuyết tật, mặt xã hội.
Abstract
Community-based rehabilitation (CBR) resulting of the Declaration of Alma-Ata (1978) has been
promoted to be a multisectoral strategy for implementation of the Convention on the Rights of Persons
with Disabilities (CRPD) in about 90 countries to solve broader needs of people with disabilities through
rehabilitation services by making optimum use of local resources in collaboration of multi-parties for the
purpose of improving their quality of life, ensuring their participation and promoting inclusion in
society. Vietnam has been at one side developing the CBR program with much achievement but in the
other side with certain limitations in unbalancing components. Much more effort has been put in medical
care and recently livelihood and education but lesser attention to the social component. The writing


comes up with introduction about current context of disability and in particular difficulties of persons
with disability in social aspects, then about the model of CBR guidelines in social component based on
WHO position paper and discussion about how to implement the model in Vietnam.
Keywords: Persons with disability, community- based rehabilitation, Convention on the Rights of
Persons with Disabilities, social component.

1. Giới thiệu
Theo báo cáo về Khảo sát Sức khỏe Thế giới
và Gánh nặng Toàn cầu về Bệnh tật (20022004), thì cộng đồng người khuyết tật (NKT)
là cộng đồng lớn nhất (WHO, 1981), với quy
mô lên tới1 tỷ người, chiếm hơn 15,3% dân số
thế giới (WHO, World Bank, 2011: 29), trong
đó 80% NKT sống tại các nước đang phát
triển (United Nations, 2006). Thống kê từ
Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009

(TĐTDS 2009)1 cho thấy Việt Nam có khoảng
6,1 triệu NKT (tương ứng với 7,8 % dân số từ
05 tuổi trở lên), trong đó có 385 nghìn NKTN.
*

1

Thạc sĩ, Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế,
Trường Đại học Lao động - Xã hội Cơ sở II
Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 là cuộc
tổng điều tra dân số đầu tiên thu thập thông tin về
tình trạng khuyết tật của người dân, sử dụng
Khung phân loại Quốc tế về Chức năng, Khuyết
tật và Sức khỏe (ICF) của Tổ chức Y tế Thế giới.


231


ISBN: 978-604-73-3841-2

RAISING THE STANDARD OF SOCIAL WORK EDUCATION
TOWARDS THE PROFESSIONALIZATION OF SOCIAL WORK SERVICES

Với quy mô dân số đã đạt 90,7 triệu người vào
năm 2014 (ASEANStats, 2015), tác giả cho
rằng trên thực tế tỷ lệ người khuyết tật tại Việt
Nam có thể còn cao hơn.
Người khuyết tật là một trong những nhóm dễ
bị tổn thương và yếm thế nhất (WHO,
2010:9). NKT gặp nhiều khó khăn cả về kinh
tế và xã hội. Tại các nước đang phát triển, 1520% NKT đồng thời là người nghèo; trong khi
tại các nước có thu nhập thấp thì NKT là
những người nghèo nhất (Elwan, 1999:1516). Họ cũng thường xuyên bị bệnh tật, phân
biệt đối xử đồng thời bị hạn chế trong việc tiếp
cận các cơ hội chăm sóc y tế, giáo dục và sinh
kế (WHO, 2010:9).
Tại Việt Nam, chương trình PHCNDVCĐ
được giới thiệu lần đầu vào năm 1987. Từ đó
đến nay, PHCNDVCĐ luôn là một trong
những chiến lược quan trọng góp phần giải
quyết những vấn đề liên quan đến khuyết tật.
Hàng triệu lượt NKT đã được hỗ trợ để cải
thiện chức năng, nâng cao chất lượng cuộc
sống và hòa nhập xã hội (Bộ Lao độngThương binh & Xã hội, 2013).

Tuy chương trình PHCNDVCĐ không phải là
mới ở Việt Nam nhưng còn bộc lộ nhiều hạn
chế về nhận thức, về phối hợp liên ngành,
thiếu thông tin... (Bộ LĐ-TB&XH, 2013).
Theo tác giả, một hạn chế lớn, và cũng là
nguyên nhân gốc rễ, đó là sự thiếu thống nhất
trong nhận thức và quan điểm về
PHCNDVCĐ, từ đó dẫn đến sự mất cân bằng,
thiếu hài hòa theo khung can thiệp chung trên
5 phương diện (y tế, giáo dục, sinh kế, xã hội
và trao quyền), làm cho chương trình nghiêng
hẳn về mặt y tế (WHO, 2010:1). Gần đây, đã
có một số chuyển biến trong việc thay đổi
hướng tiếp cận khi có thêm các hoạt động
hướng nghiệp, sinh kế. Tuy nhiên, các nhu cầu
xã hội của người khuyết tật vẫn còn bị bỏ ngỏ
(WHO, 2010:1).
Bài viết tập trung phân tích thực trạng khó
khăn của người khuyết tật về mặt xã hội, giới
232

thiệu mô hình PHCNDVCĐ với hợp phần xã
hội và đưa ra bàn luận một số vấn đề đặt ra
trong ứng dụng thực tế tại Việt Nam.
2. Thực trạng khó khăn của người khuyết
tật về mặt xã hội:
Kết quả TĐTDS 2009 cho thấy NKT ở Việt
Nam đặc biệt là NKTN rất dễ bị tổn thương
trên hầu hết mọi mặt của cuộc sống
(UNFPA, 2011:38). Trong sắp xếp cuộc

sống và tình trạng hôn nhân, NKT sống độc
thân chiếm đến 50% hoặc thường sống
trong hộ gia đình có quy mô nhỏ (UNFPA,
2011: 26). Nhóm NKT và NKTN cao tuổi
sống đơn thân lần lượt là 14% và 19% (Viện
Nghiên cứu Phát triển xã hội, 2013:36). Tỷ
lệ góa ở người cao tuổi trong nhóm NKT
(chiếm khoảng 50%) cao hơn rất nhiều so
với nhóm NKKT (UNFPA, 2011: 26).
Theo nghiên cứu tại Thụy Điển (1980), NKT
đơn thân bị hạn chế về khả năng lao động và
hoạt động trong cuộc sống nhiều hơn so với
những người NKT sống với những thành viên
khác (Elwan, 1999:9). Một nghiên cứu
khác tại Việt Nam cho thấy NKT cao tuổi tuy
có nhu cầu lớn về hỗ trợ từ những thành viên
khác trong gia đình nhưng rất nhiều người
trong số họ lại không có ai để giúp đỡ và, vì
vậy, những khó khăn bất lợi của họ tăng lên
gấp bội (Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội,
2013:6).
Các chủ đề như các mối quan hệ, hôn nhân và
nuôi dạy con cái được coi là quá nhạy cảm hay
quá khó khăn để giải quyết (WHO, 2010:1).
Trong một số trường hợp, duy trì gia đình với
một bạn đời đột nhiên ốm nặng hay bị tai nạn
là điều cực kì khó khăn (Peter, 2012). Bên
cạnh đó, do NKT phải đối mặt với nhiều rào
cản xã hội nên họ thường ít có cơ hội tiếp cận,
tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, vui

chơi giải trí, và cả tư pháp (WHO, 2010:1).
Phong trào văn hóa, thể thao của NKT mới chỉ
phát triển bước đầu và chủ yếu ở khu vực
thành thị, còn khu vực nông thôn, miền núi


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI CHUYÊN NGHIỆP HÓA DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI

chưa được quan tâm đúng mức (Bộ LĐTB&XH, 2009).
Một nghiên cứu khác của Tổ chức UNICEF
tại tỉnh Đồng Nai và An Giang (2011) cho
thấy trẻ khuyết tật bị hạn chế khi tiếp cận các
dịch vụ giải trí và công cộng. Các hoạt động
giải trí phổ biến cho trẻ khuyết tật gồm nhảy
dây, bóng đá, và các trò chơi lăn bóng (cả ở
trường và cộng đồng). Hầu hết các dịch vụ
công cộng ở hai tỉnh nghiên cứu không có
các đặc điểm phù hợp cho NKT trừ một
công viên trung tâm ở An Giang và một
chiếc xe buýt không phải mua vé cho trẻ
khuyết tật ở Đồng Nai.
3. Mô hình phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng cho người khuyết tật hợp về mặt
xã hội
Trước thực trạng mất cân bằng trong các hoạt
động hỗ trợ NKT khi tập trung nhiều ở các
mảng y tế và gần đây giáo dục và sinh kế (đã
trình bày ở Mục 1) trong khi NKT còn gặp rất
nhiều khó khăn về mặt xã hội (đã trình bày ở

Mục 2), bài viết xin giới thiệu tóm lược các
điểm chính về mô hình can thiệp đối với hợp
phần xã hội (WHO, 2010).
Các yếu tố trong hợp phần xã hội

Trợ giúp cá nhân
Trợ giúp cá nhân nhằm hỗ trợ NKT có thể đáp
ứng nhu cầu bản thân, sống tích cực, đầy đủ và
tự quyết định (WHO, 2010:9).

ISBN: 978-604-73-3841-2

Nhiệm vụ của trợ giúp cá nhân không chỉ hỗ
trợ NKT thực hiện các công việc riêng tư (vệ
sinh, ăn uống), tại nhà (làm việc nhà, chăm
sóc, nuôi dạy con cái) mà còn hỗ trợ các hoạt
động trong các môi trường khác nhau: trường
học (học tập, hoạt động tập thể), nơi làm việc
(công việc, giao lưu với đồng nghiệp), công
cộng (mua sắm, sử dụng phương tiện).
Các phương án hỗ trợ bao gồm chính thức từ
các dịch vụ về sức khỏe, xã hội... cung cấp bởi
các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và tư
nhân và phi chính thức từ các mạng lưới tự
nhiên: bạn bè, gia đình, hàng xóm, đồng
nghiệp, thành viên câu lạc bộ (Wilken, 2009:
2), tạo nên hệ thống trợ giúp tại cộng đồng.
Mô hình trực tiếp can thiệp với NKT (Kham
T., 2011) bao gồm: i) can thiệp khủng hoảng;
ii) trao quyền, biện hộ; iii) quản lý ca; iv) kiến

tạo xã hội. Tổ chức WHO (2010) nhấn mạnh
thêm về các hoạt động: i) hợp tác với các tổ
chức NKT nhằm tạo hiểu quả thay đổi hơn khi
NKT làm việc chung; ii) xây dựng kế hoạch
hỗ trợ cá nhân đáp ứng nhu cầu về giới tính,
tuổi tác và phù hợp bối cảnh văn hóa - xã hội;
iii) đào tạo với NKT giúp họ thêm tự tin và kỹ
năng quản lý trợ giúp cá nhân của bản thân và
với người trợ giúp cá nhân hỗ trợ NKT;
iv) Chuẩn bị và quản lý các tình huống khủng
hoảng cho NKT và gia đình NKT.
Ở Vương quốc Anh, Serbia có dịch vụ trợ
giúp cá nhân do NKT tự chi trả, tự kiểm soát.
Những NKT tham gia chương trình này có thể
điều hành một hiệp hội NKT hoặc trở thành
tập huấn viên cho nhóm đồng đẳng dưới sự hỗ
trợ của trợ lý cá nhân.
Các mối quan hệ, hôn nhân và gia đình
Vai trò của chương trình PHCNDVCĐ ở khía
cạnh mối quan hệ, hôn nhân và gia đình nhằm
hỗ trợ NKT có mối quan hệ tốt với các thành
viên của gia đình và cộng đồng trên cơ sở
nhận thức đầy đủ các vị trí và vai trò của NKT
(WHO, 2010:19).
233


ISBN: 978-604-73-3841-2

RAISING THE STANDARD OF SOCIAL WORK EDUCATION

TOWARDS THE PROFESSIONALIZATION OF SOCIAL WORK SERVICES

Mối quan hệ cá nhân (bạn bè, người yêu và
thành viên gia đình) đóng vai trò quan trọng
trong quá trình trưởng thành và phát triển của
mỗi cá nhân. Nhà triết học C.Mác (18451847) nhận định “bản chất của con người là
tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Các mối
quan hệ xã hội của NKT thường hạn hẹp dẫn
đến khó có thể hình thành các mối quan hệ
mới (Sarah, 2012).
Gia đình mang lại cảm giác an toàn cho các
đối tượng dễ bị tổn thương (trong đó có
NKT), đáp ứng nhu cầu theo thuyết của
Maslow. Gia đình có 05 chức năng quan
trọng bao gồm: thỏa mãn tình cảm giữa các
thành viên, sinh sản, giáo dục, xã hội hóa và
kinh tế (Lan N., Mai B., 2011). Như đã đề
cập, gia đình còn là nguồn hỗ trợ phi chính
thức và là tác nhân thay đổi mạnh mẽ để
đảm bảo hòa nhập của NKT.
Tình dục chiếm giữ vai trò quan trọng trong
sức khỏe và hạnh phúc. NKT bị dán nhãn
phi giới tính bởi vì họ thường bị xem là ngờ
nghệch, xấu xí, không thể có mối quan hệ
khác giới thân mật, có ít nhu cầu về tình dục
(WHO, 2010:20). Ngược lại, vấn đề tình
dục là rất thực tế, không thể làm ngơ (World
Bank, 2004).
Hôn nhân và làm cha mẹ là điều hiển nhiên và
thậm chí được coi là nhiệm vụ của một người

trưởng thành. Tuy nhiên, tồn tại quan niệm sai
lầm và phổ biến cho rằng NKT sẽ sinh ra
những đứa trẻ khuyết tật hoặc họ không có
khả năng chăm sóc, hỗ trợ con cái một cách
độc lập (WHO, 2010:20). Kết hôn và xây
dựng gia đình riêng, tự do quyết định và có
trách nhiệm trong việc sinh con là một trong
các quyền của NKT được khẳng định tại Điều
23 trong Công ước về Quyền của người
khuyết tật (CRPD).
Các hoạt động trong chương trình
PHCNDVCĐ bao gồm i) hỗ trợ và nâng cao
nhận thức cho các bậc cha mẹ khuyết tật và
cha mẹ của NKT thông qua các dịch vụ địa
234

phương về kiến thức sinh sản và làm cha mẹ;
ii) phối hợp gia đình thúc đẩy tính độc lập của
NKT thông qua cung cấp thông tin, thay đổi
nhận thức về vị trí, vai trò, khả năng của NKT,
hỗ trợ NKT giao tiếp và tự biện hộ; iii) Giúp
đỡ để ngăn chặn bạo lực thông qua nâng cao
năng lực cán bộ, thiết lập mối liên kết giữ các
bên liên quan, quản lý ca, hỗ trợ NKT chia sẻ
tâm tư, tiếp cận các dịch vụ sức khỏe và xây
dựng kế hoạch hành động; iv) hỗ trợ những
người có mạng lưới xã hội hạn chế thông qua
kết nối mạng lưới hỗ trợ thích hợp trong cộng
đồng (nhóm tự lực, câu lạc bộ, các tổ chức
NKT), phối hợp tổ dân để NKT được tham gia

và hòa nhập trong đời sống cộng đồng, hỗ trợ
NKT có nơi cư trú thích hợp.
Tác giả cho rằng cần có thêm các hoạt động
để hỗ trợ NKT trong lập gia đình và hôn
nhân, mở rộng các mối quan hệ với bạn
khác giới để giải quyết nhu cầu tình dục và
quyền có gia đình riêng của NKT. Ở Hà
Lan, nghề mại dâm được hợp pháp hóa, đã
có chiến dịch kêu gọi cho những công dân
bị khuyết tật có quyền nhận một khoản trợ
cấp chính phủ đủ để sử dụng dịch vụ mại
dâm 12 lần mỗi năm (Sarah, 2013).
Văn hóa và nghệ thuật
Vai trò của chương trình PHCNDVCĐ nhằm
phối hợp với các bên liên quan để cho phép
NKT thụ hưởng và tham gia các hoạt động
văn hóa và nghệ thuật, thực thi Điều 30 của
Công ước CRPD (WHO, 2010:5).
Văn hóa bao gồm nhiều khía cạnh như trang
phục, thực phẩm, ngôn ngữ, giá trị và niềm
tin, tôn giáo, nghi lễ và thông lệ. Nghệ thuật
thường gắn liền với văn hóa, bao gồm hội họa,
âm nhạc, múa, văn hóa, điện ảnh và nhiếp ảnh
(WHO, 2010:25).
NKT có thể tham gia với vai trò tích cực như
trực tiếp sản xuất, tổ chức, đạo diễn, viết hoặc
với vai trò thụ hưởng, thưởng thức phim ảnh,
ca kịch, mặc trang phục truyền thống (WHO,
2010:27).



NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI CHUYÊN NGHIỆP HÓA DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Các hoạt động trong chương trình
PHCNDVGĐ bao gồm i) thúc đẩy sử dụng
văn hóa, nghệ thuật cho sự thay đổi xã hội
thông qua phương tiện truyền thông (sự kiện,
phim ảnh, âm nhạc, hài.. với hình tượng tích
cực về NKT); ii) hỗ trợ khuyến khích NKT và
gia đình tham gia vào các sự kiện, địa điểm
văn hóa (đám cưới, nhà hàng, rạp chiếu phim)
thông qua các nhóm tự lực, đồng cảnh/ đồng
đẳng; iii) làm việc với các tổ chức và các
nhóm lồng ghép để phát triển kỹ năng và sự tự
tin của NKT thông qua thay đổi về mặt thể
chất, nơi ăn nghỉ, đi lại, sinh hoạt hợp lý mà
NKT có thể tiếp cận được, khuyến khích NKT
tham gia với vai trò tích cực trong các chương
trình văn hóa nghệ thuật.
Ví dụ, triển lãm nghệ thuật “Nhìn trong đêm”
tại Bangladesh do nhóm người khiếm thị,
khuyết tật thể chất và nghệ sĩ cùng tham gia,
mô phỏng các rào cản đối với NKT trong cuộc
sống hàng ngày; Palestine có chương trình trại
hè cho trẻ em khuyết tật, sản xuất phim Cô bé
Lọ lem (chuyển thể từ truyện cổ tích nổi tiếng)
do một cô gái khuyết tật thủ vai chính.
Vui chơi, giải trí và thể thao
Mục tiêu của chương trình PHCNDVCĐ

nhằm thúc đẩy sự tham gia chủ động của NKT
vào các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt
động thể thao trên cơ sở bình đẳng với những
người khác, đồng thời tăng năng lực cho các tổ
chức cung ứng dịch vụ thích hợp và dễ tiếp
cận, thực thi Điều 30 của Công ước CRPD
(WHO, 2010:35).
Các hoạt động giải trí (bơi lội, đi bộ, thiền,
đọc sách, chơi trò chơi…) giúp mọi người thư
giãn, khiến cuộc sống trở nên thú vị khi không
phải làm nhiệm vụ hàng ngày. Các hoạt động
thể thao là các hoạt động thể chất có tổ chức
(kéo co, thể dục nhịp điệu, bóng đá,…). Các
hoạt động vui chơi, giải trí giúp nâng cao sức
khỏe, phòng chống bệnh tật, phát triển kỹ năng
cá nhân, tập thể, giảm kỳ thị và trao quyền.

ISBN: 978-604-73-3841-2

Các hoạt động đề xuất bao gồm: i) xác định
các hoạt động giải trí, thể thao đã có tại địa
phương thông qua các nhóm, CLB (thanh
niên, phụ nữ, NKT); ii) tạo điều kiện để NKT
tham gia thông qua cung cấp thông tin, liên kết
với các CLB, lựa chọn hỗ trợ cá nhân, phương
tiện truyền thông và lồng ghép trong các
chương trình chính thống; iii) sử dụng các
hoạt động giải trí, thể thao để nâng cao nhận
thức về hòa nhập của NKT với số lượng lớn
khán giả thông qua các sự kiện lớn và phương

tiện truyền thông; iv) phát triển các chương
trình dành riêng đảm bảo NKT đóng vai trò
lãnh đạo trong thiết kế, xây dựng và triển khai
các chương trình vui chơi, giải trí, thể thao phù
hợp nhu cầu của họ cũng như kết nối các địa
phương để tổ chức các cuộc thi.
Ví dụ, tại Eritrea, các thương binh khuyết tật
được đào tạo để trở thành huấn luyện viên và
quản lý các đội bóng của hơn 2.000 trẻ em;
giải khúc côn cầu thế giới cho người mù tại
Pakistan; CLB cờ vua Braille cho người
khiếm thị tại Bangladesh.
Tư pháp
Chương trình PHCNDVCĐ có mục tiêu thúc
đẩy NKT và gia đình được tiếp cận tư pháp
trên cơ sở bình đẳng để đảm bảo được thụ
hưởng và tôn trọng đầy đủ các quyền hợp
pháp cũng như thay đổi nhận thức cộng đồng
về quyền NKT (WHO, 2010:43).
NKT là người nắm quyền hợp pháp (y tế, giáo
dục, việc làm, nhà ở, vui chơi, giải trí, kết
hôn,…) và các tổ chức, cá nhân thuộc chính
phủ và phi chính phủ là người thực hiện nghĩa
vụ. NKT cần được thừa nhận về năng lực
pháp lý, là chủ thể của quyền, được tự ra quyết
định và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tiếp
cận tư pháp đề cập đến khả năng tiếp cận các
hệ thống, thủ tục, thông tin và các địa điểm
quản lý nhà nước (Lord và cộng sự, 2007).
Các hoạt động đề xuất bao gồm: i) xác đính

bối cảnh địa phương sinh sống của NKT (tìm
hiểu pháp luật, cách thực thi pháp luật, nguồn
235


ISBN: 978-604-73-3841-2

RAISING THE STANDARD OF SOCIAL WORK EDUCATION
TOWARDS THE PROFESSIONALIZATION OF SOCIAL WORK SERVICES

lực có sẵn); ii) nâng cao nhận thức về quyền
thông qua phổ biến thông tin, đào tạo vấn đề
khuyết tật cho các ngành, người ra quyết
định các cấp cộng đồng; iii) thúc đẩy tiếp
cận tư pháp theo cơ chế không chính thức
thông qua làm việc với trường học, lãnh đạo
cộng đồng, tổ trưởng tổ dân, ngân hàng, bác
sỹ địa phương; iv) hỗ trợ các hoạt động
pháp lý (nếu thích hợp) thông qua xây dựng
các mối quan hệ liên minh với các thành
viên trong cộng đồng pháp lý, nhờ tư vấn
pháp luật tìm pháp luật phù hợp, tôn trọng
quyền quyết định của NKT.
Ví dụ, chương trình phòng chống bệnh phong
dựa vào cộng đồng đã phối hợp với người lớn
tuổi và lãnh đạo tôn giáo để đưa một người bị
bệnh phong trở lại sống với cộng đồng ở Ấn
Độ; dự án thúc đẩy quyền hợp pháp của NKT,
giảm thiểu rủi ro bạo lực tình dục và
HIV/AIDS ở Ethiopia.

4. Các vấn đề đặt ra trong ứng dụng mô
hình PHCNDVCĐ cho người khuyết tật về
mặt xã hội tại Việt Nam
Năm 2010, hướng dẫn chung về PHCNDVCĐ
với 05 hợp phần trong đó có hợp phần xã hội
được WHO, ILO và UNESCO phê chuẩn và
dự kiến đưa vào thực tiễn năm 2020. Các
chương trình PHCNDVCĐ không mong đợi
sẽ thực hiện tất cả các hợp phần và thành tố
của ma trận PHCNDVCĐ (WHO, 2010: 1:
22). Luật Người khuyết tật được Quốc hội
thông qua năm 2010, Đề án Trợ giúp người
khuyết tật giai đoạn 2012-2020 của Thủ tướng
Chính phủ (2012) cũng đã xác định
PHCNDVCĐ là một chiến lược để đạt các
mục tiêu đề ra. Khi áp dụng mô hình
PHCNDVCĐ cho NKT về mặt xã hội nói
chung, Việt Nam có thể gặp một số thách thức
sau đây:
Thứ nhất, một số văn bản hướng dẫn dưới
Luật NKT chưa có sự thống nhất xuyên suốt
về quan điểm PHCNDVCĐ theo đa phương
diện mà tập trung về mặt phục hồi y khoa khi
236

chủ yếu đề cập đến các “cơ sở chỉnh hình,
phục hồi chức năng”.
Thứ hai, thiếu tính toàn diện, gắn kết và
phối hợp đa ngành (Bộ LĐ-TB&XH, 2013).
Vai trò, chức năng các ban ngành vẫn được

cho là còn chồng chéo trong khâu quản lý
dẫn đến cơ chế phối hợp còn chưa nhịp
nhàng. Về phía cộng đồng và cơ sở dịch vụ,
họ chưa nhận thức đầy đủ về quyền, vai trò
bình đẳng của NKT trong sự phát triển
chung cũng như trách nhiệm của mình với
cương vị người thực hiện nhiệm vụ cung cấp
những hỗ trợ liên quan.
Thứ ba, NKT còn thụ động và tham gia vào
chương trình còn ở mức thấp trong khi bản
thân và gia đình họ được xem là yếu tố hạt
nhân của mọi can thiệp (Bộ LĐ-TB&XH,
2013). PHCNDVCĐ là một hình thức “trị
liệu cộng đồng” với các dịch vụ được
chuyển dần sang cộng đồng nhưng khách
hàng vẫn đóng vai trò “người thụ hưởng bị
động” (Wirz, 2000).
Thứ tư, còn thiếu những nghiên cứu, đánh giá
tổng thể về hoạt động PHCNDVCĐ trên
phạm vi toàn quốc, thiếu các cơ hội để chia sẻ
thông tin, kinh nghiệm và thực hành về
PHCNDVCĐ, do đó, thiếu những bằng chứng
để hoạch định chính sách và nhân rộng những
thực hành tốt về PHCNDVCĐ (Bộ LĐTB&XH, 2013).
Thứ năm, sự phân bổ dự án, chương trình, vốn
đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ cho NKT bị
mất cân bằng, tập trung nhiều vào các thành
phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, hoặc ở cấp
tỉnh thành, rất ít chương trình tại các cấp địa
phương, các vùng nông thôn. Trong khi đó, đa

số NKT sống tại khu vực nông thôn (4,6 triệu
người, chiếm 75,7% tổng dân số khuyết tật),
còn lại 1,5 triệu NKT sống tại khu vực thành
thị (UNFPA, 2009).
Thứ sáu, sự phân bổ nguồn hỗ trợ chưa cân
đối khi một số nhóm đối tượng chưa được đáp
ứng với những hỗ trợ ở mức nhiều hơn hoặc


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI CHUYÊN NGHIỆP HÓA DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI

chuyên sâu hơn. NKT cao tuổi có nhu cầu hỗ
trợ xã hội từ Chính phủ và ngoài gia đình rất
lớn vì có một tỷ lệ tương đối lớn trong số họ
(11,8% số người cao tuổi) sống độc thân
(UNFPA, 2011 :25).
Các rào cản trong các thành tố cụ thể của
hợp phần xã hội
Thứ nhất, các hoạt động hỗ trợ cá nhân có thể
gặp các thách thức về nhận thức, nhu cầu trợ
giúp cá nhân của bản thân NKT, gia đình, các
tổ chức NKT còn hạn chế; thiếu các chương
trình đào tạo, tập huấn cho các trợ lý cá nhân;
chưa có chính sách bảo trợ xã hội để hỗ trợ cá
nhân ngoài khoản bảo trợ xã hội với mức rất
thấp để đảm bảo đời sống, dao động từ
180.000 - 540.000 VNĐ/tháng (Chương IV,
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP); chưa có các
tiêu chuẩn và thủ tục để giám sát về trợ giúp

cá nhân (WHO, 2010: 11).
Thứ hai, các hoạt động trợ giúp NKT về khía
cạnh các mối quan hệ, hôn nhân và gia đình
đối mặt với sự tự ti rất lớn của NKT cũng như
sự phân biệt, kỳ thị vẫn đang tồn tại phi chính
thức làm cho NKT gặp khó khăn trong giao
tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội khác
ngoài gia đình, tìm kiếm bạn đời và được gia
đình bạn đời chấp nhận; thiếu các dịch vụ mai
mối, giới thiệu hôn nhân, hoạt động kết nối
của các nhóm tự lực, CLB; thiếu kiến thức
quản lý khủng hoảng gia đình và kiến thức
làm cha mẹ.
Thứ ba, các hoạt động văn hóa và nghệ thuật
đối với NKT gặp rào cản về nhận thức nhu
cầu và khả năng của NKT, sự sáng tạo, thể
hiện bản thân là không cần thiết đối với NKT;
rào cản vật lý để tiếp cận các địa điểm tổ chức
hoạt động; thiếu thông tin và truyền thông về
các hoạt đông văn hóa, nghệ thuật của NKT.
Thứ tư, các hoạt động vui chơi, giải trí và thể
thao gặp rào cản khi thời gian vui chơi chưa
được xác định hay ưu tiên do hoàn cảnh kinh
tế khó khăn; chưa có các địa điểm vui chơi
giải trí đa dạng tại các cộng đồng nghèo và

ISBN: 978-604-73-3841-2

thậm chí tại thành thị; việc áp dụng các chính
sách ưu đãi nhà nước về thực tế chưa được

phổ biến, áp dụng rộng rãi hay thực hiện đúng
tiến độ tại các cấp địa phương và cộng đồng
mặc dù Chính phủ đã đưa ra quy định khá rõ
về việc miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn
hóa, thể thao, giải trí và du lịch cũng như thực
hiện lộ trình cải tạo công trình công cộng,
phương tiện giao thông tiếp cận tại Chương
IIII, Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP.
Thứ năm, tiếp cận tư pháp đối với NKT có
những thách thức như thiếu nhận thức về nhu
cầu tiếp cận tư pháp của NKT; rào cản vật lý
(đi lại) không thể tiếp cận được Công an
phường, toà án, UBND; hạn chế trong giao
tiếp với cán bộ tư pháp, luật sư, người trợ giúp
pháp lý do chưa có phiên dịch ngôn ngữ ký
hiệu hay thiếu thiết bị trợ thính; thiếu thông tin
về hệ thống, quy trình tư pháp, các cơ quan
liên quan, các đơn vị cung cấp dịch vụ; thiếu
kinh tế do lệ án phí, phí thuê luật sư, ăn ở đi
lại (WHO, 2010:14).
5. Kết luận và đề xuất
Như đã đề cập, chương trình PHCNDVCĐ
được coi là chiến lược để thực hiện Công ước
CRPD. Việt Nam chính thức phê chuẩn Công
ước theo Nghị quyết Số: 84/2014/QH13 của
Quốc hội (2014), đồng nghĩa với yêu cầu phải
thực thi đúng cam kết Công ước trên tất cả các
lĩnh vực. Trên quan điểm cá nhân, mô hình
PHCNDVCĐ nói chung và đối với hợp phần
xã hội nói riêng cần được đẩy mạnh với các

trọng tâm sau:
- Sửa đổi, bổ sung và làm rõ các khái niệm,
hoạt động của chương trình PHCNDVCĐ
theo hướng tiếp cận đa ngành trong các văn
bản pháp luật, trong đó có xây dựng cơ chế
phối hợp rõ ràng với vai trò, nhiệm vụ của các
ban, ngành từ cấp trung ương đến địa phương
trên cơ sở tham khảo, lồng ghép các yếu tố từ
hướng dẫn của Tổ chức WHO.
237


ISBN: 978-604-73-3841-2

RAISING THE STANDARD OF SOCIAL WORK EDUCATION
TOWARDS THE PROFESSIONALIZATION OF SOCIAL WORK SERVICES

- Có những nghiên cứu, đánh giá tổng thể
về hoạt động PHCNDVCĐ trên phạm vi toàn
quốc nhằm thực hành dựa trên những bằng
chứng để hoạch định chính sách, tổ chức chia
sẻ thông tin và nhân rộng thực hành tốt
(WHO,2010:27).
- Nên tập trung các chương trình can thiệp
hỗ trợ NKT nhiều hơn vào khu vực nông thôn
để tăng phạm vi đối tượng thụ hưởng.
- Cần có nhiều hơn các hỗ trợ của nhà
nước và các tổ chức đối với nhóm người cao
tuổi khuyết tật và có nguy cơ khuyết tật về
mặt xã hội.

- Cần có thêm các dịch vụ cung cấp cho gia
đình NKT như giải quyết khủng hoảng, kỹ
năng trợ giúp, giao tiếp, tạo niềm tin cho gia
đình và người chăm sóc (UNICEF, 2011: 9).
- Tiếp tục thúc đẩy, giám sát chặt chẽ tiến
độ cải tạo các công trình công cộng dễ tiếp cận
đối với NKT ở các cấp địa phương, hướng tới
nơi ở hợp lý tại nhà và cộng đồng để tháo gỡ
các rào cản vật lý nhằm tạo điều kiện cho
NKT tham gia vào các hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, giải trí, thể thao.
- Cần đẩy mạnh vai trò truyền thông kết
hợp sử dụng nghệ thuật khuyết tật (về khuyết
tật, do người khuyết tật) để thay đổi nhận thức
xã hội về các quyền của NKT không chỉ bản
thân NKT và gia đình họ mà đối tượng hướng
tới là cộng đồng, các cấp lãnh đạo chính thức
và phi chính thức.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm
công tác xã hội, các cấp ngành làm việc với
NKT thông qua tập huấn về chương trình, mô
hình, quản lý PHCNDVCĐ theo hướng đa
ngành và tận dụng các nguồn lực có sẵn ở địa
phương.
Tóm lại, chương trình PHCNDVCĐ với sự
phát triển hài hòa theo ma trận 5 thành tố (y tế,
sinh kế, giáo dục, xã hội và trao quyền) cũng
như thúc đẩy mô hình trợ giúp trong hợp phần
xã hội để cân bằng với các thành tố còn lại
238


không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống
cả về vật chất và tinh thần mà còn tăng cường
sự hòa nhập xã hội, bình đẳng đối với NKT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

ASEANStats. (tháng 9 năm 2015). Thông
cáo báo chí của ASEANstats: Dân số Việt
Nam 2014 vượt mốc 90 triệu người. Tổng
cục Thống kế.
Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội
(2009). Báo cáo số 62/BC-LĐTBXH Tổng

kết tình hình thi hành Pháp lệnh về người
tàn tật và các văn bản pháp luật liên quan.
Bộ Lao động- Thương Binh & Xã hội
(2013). Phát triển phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng tại Việt Nam, tại
/>in.aspx?IDNews=18954.
C.Mác, Ph.Ăng-ghen. (1845- 1847). Toàn
tập. Tập 3. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc
gia. 1995.
Kham T. (tháng 11, 2011). Mô hình xã hội
về khuyết tật và công tác xã hội với người
khuyết tật ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo
Khoa học Công tác xã hội - kết nối và chia
sẻ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia TP.HCM, 312-313.
Lan N., Mai B. (2011). Công tác xã hội Cá
nhân và Gia đình. Hà Nội: NXB Lao động
- Xã hội. 248-249.
Quỹ Dân số Liên hợp quốc-UNFPA.
(2011). Thông tin tóm tắt người khuyết tật
ở Việt Nam: Bằng chứng từ tổng điều tra
dân số và nhà ở Việt Nam 2009, tại
/>rans/Factsheet_Disability_Vie.pdf.
Thủ tướng Chính phủ (2012). Nghị định số
28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Người khuyết tật. Hà Nội, ngày 10 tháng
04 năm 2012.
Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định
số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI CHUYÊN NGHIỆP HÓA DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI

giai đoạn 2012 – 2020. Hà Nội, ngày 05
tháng 8 năm 2012.
10. UNICEF (2011). Nghiên cứu định tính về
trẻ khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai:
Kiến thức,Thái độ và Thực hành, tại
/>s_15659.html.
11. Tổ chức Y tế Thế giới (2010). Phần Giới
thiệu: Hướng dẫn phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng. Việt Nam. 1-27.
12. Tổ chức Y tế Thế giới (2010). Hợp phần
xã hội: Hướng dẫn phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng. Việt Nam. 14-43.

Tiếng Anh
13. Elwan A. (1999).
Poverty and disability: a survey of the literature
. Washington. DC: The World Bank, 15 -16.
14. LaPlante., M.P., Carlson, D., Kaye, H.S.,
and J.E. Bradsher, Families with
disabilities in the United States, Disability
Statistics Report, (8), U.S. Department of
Education, National Institute on Disability
and Rehabilitation Research, Washington,
D.C., 1996.

15. Peter R. (2012). Love, marriage, and
disability - four ways to keep your
relationship strong despite chronic pain
and disability, tại
/>19/love-marriage-and-disability-four-waysto-keep-your-relationship-strongdespite.html.
16. Sarah W. (tháng 11 năm 2012). "A touch
of kindness". Sydney Morning Herald.
17. I want a world where disabled people are
valid sexual partners.
18. Sarah D. (tháng 1 năm 2013). "Grant
scheme should pay for prostitute
visits". Worcester News, tại
/>feb/12/disabled-people-valid-sexualpartners?CMP=EMCNEWEML6619I2.
19. United Nations (2006).
Convention on the Rights of Persons with Di
sabilities: some facts about disability. New
York.

ISBN: 978-604-73-3841-2

20. Wilken J.P. (tháng 4/2009). Support and
inclusion of citizens in vulnerable positions
new roles of social professionals, tại
ticipatiezorgenondersteunin
g.nl/CmsData/Articles/Working-on-SocialInclusion-Dubrovnik-April-2009.pdf.
21. Wirz.S. (2000). Training of CBR
Personnel, in Thomas M, Thomas MJ
(eds) Selected Readings in Community
Based Rehabilitation Series 1, Bangalore,
96-108.

22. World Health Organization.(1981).Disability
prevention and rehabilitation: report of the WH
O expert committee on disability prevention an
drehabilitation. Geneva. 10.
23. World Bank, 2004. Disability and
HIV/AIDS: at a glance. Washington, DC
24. World Health Organization, World Bank.
(2011). World report on disability. Malta.
9, 296.

239



×