KỸ NĂNG
LÀM VIỆC
NHÓM
Gv: Trần Thị Hà Nghĩa
1
Vì người lao động trong xã hội hiện nay phải là
người:
- Làm việc được với những người có độ tuổi, giới
tính, chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác nhau.
- Làm việc độc lập và làm việc như một thành viên
của nhóm.
- Biết rõ được vai trò và trách nhiệm của mình và
của nhóm
- Áp dụng kỹ năng làm việc nhóm vào giải quyết
các tình huống (kế hoạch tương lai, vấn đề khủng
hoảng…)
- Biết được các điểm mạnh của từng thành viên
trong nhóm
- Điều hành, cố vấn, đưa thông tin phản hồi…
(Nguồn: Kỹ năng của người lao động tương lai,
Business Council of Australia, 2002)
2
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM NHÓM
LÀM VIỆC THEO NHÓM VÀ HÌNH THÀNH NHÓM
1.1. Khái niệm nhóm và làm việc theo nhóm
- Nhóm là tập hợp nhiều người có cùng mục tiêu, thường
xuyên tương tác với nhau, mỗi thành viên có vai trò,
nhiệm vụ rõ ràng và có quy tắc chung chi phối lẫn nhau.
3
Nhóm
-> Có từ 2 thành viên trở lên (làm việc tốt nhất là có từ 4 – 15
thành viên)
-> Có thời gian làm việc chung nhau nhất định (thời gian tồn tại
của nhóm có thể ngắn, dài tùy theo mục đích của tổ chức)
-> Cùng thực hiện chung 1 nhiệm vụ, 1 kế hoạch để đạt mục tiêu
của nhóm
-> Cùng hoạt động và tuân thủ theo quy định chung của cả nhóm
4
Làm việc theo nhóm là một nhóm người làm việc cùng
nhau trên cơ sở có tinh thần hợp tác, biết phối hợp và
phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để
cùng nhau đạt đến kết quả tốt nhất cho mục đích mà
nhóm đặt ra.
5
Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng tương
tác giữa các thành viên trong một nhóm
nhằm phát triển tiềm năng, năng lực của tất
cả các thành viên và thúc đẩy hiệu quả công
việc.
6
3 yêu cầu của cá nhân khi làm
việc theo nhóm
Thứ nhất, khả năng tương tác với các thành
viên khác
Thứ hai, phát triển tiềm năng, năng lực của
bản thân cũng như của tất cả các thành viên
trong nhóm.
Thứ ba, thúc đẩy hiệu quả công việc.
7
Tóm lại
Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm tổ hợp các
kỹ năng cần thiết như phối hợp làm việc,
tương tác cá nhân, giải quyết vấn đề, giao
tiếp nhằm giải quyết một nhiệm vụ chung
của một nhóm người, bổ sung lẫn nhau cùng
hướng tới mục tiêu tốt hơn so với một người
làm việc độc lập.
8
1.2. Vai trò của làm việc theo
nhóm
1.2.1. Những thuận lợi:
Có cơ hội chia sẻ, học hỏi lẫn nhau
Có thể hợp sức, hỗ trợ lẫn nhau
Thái độ, cảm xúc, hành vi của cá nhân có thể
thay đổi theo chiều hướng tốt
Từng thành viên cảm thấy họ tự “lớn lên” ở
nhiều mặt
Tạo động lực tốt cho từng cá nhân hoạt
động,phát huy tối đa tiềm năng sẵn có
9
1.2.2. Những khó khăn
Có cá nhân sẽ cảm thấy bị rằng buộc hoặc bất
tiện
Có cá nhân phải hi sinh những lợi ích, ham
muốn và sở thích riêng vì nhóm
Có cá nhân sẽ miễn cưỡng chấp nhận ý kiến
nhóm
Các vấn đề riêng tư cá nhân thường dễ bị tiết lộ
trong nhóm
Có cá nhân sẽ thiệt thòi
10
1.3. Phân loại nhóm
- Nhóm chính thức được thành lập bởi nhu cầu của tổ chức, có
quyết định thành lập và mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu
của tổ chức.
- Nhóm không chính thức được hình thành tự nhiên do nhu cầu
của xã hội, của những người tham gia, mục tiêu của nhóm có
thể không trùng với mục tiêu của tổ chức.
11
1.4. Kích thước nhóm và nguyên tắc làm việc theo nhóm
* Kích thước nhóm:
- Số thành viên trong nhóm nên dựa vào mục tiêu và công việc
trong nhóm để quyết định
- Nhóm nhỏ dưới 10 người sẽ tăng có hội tiếp xúc “mặt đối mặt”
sẽ đạt hiệu quả làm việc cao hơn nhóm lớn trên 10 người (do
tính liên kết không cao, dễ bè phái, chia rẽ, dễ tự thành lập
nhóm nhỏ hơn…)
12
* Ví dụ:
- Nhóm vui chơi giải trí: 10 – 20 người
- Nhóm thảo luận: 5 – 7 người
- Nhóm đưa ra quyết định: 2 – 4 người
- Nhóm giải quyết vấn đề tâm lý: chỉ nên 2 người
13
* Nguyên tắc làm việc theo nhóm:
- Nguyên tắc là những tiêu chí mang tính chuẩn mực về hành vi
cá nhân và hành vi nhóm được cả nhóm chấp nhận và tuân
theo.
- Nguyên tắc đó là những chỉ dẫn để các thành viên trong nhóm
thấy cần phải làm việc và ứng xử với nhau như thế nào, điều gì
nên hay không nên.
- Mỗi nhóm nên thiết lập một tập hợp các tiêu chí chuẩn mực và
làm nên bản sắc riêng của nhóm.
14
- Nguyên tắc được viết ngắn gọn dưới dạng văn bản, súc
tích, dễ hiểu, được công bố rõ ràng, minh bạch và đòi
hỏi sự chấp hành nghiêm ngặt của mọi thành viên.
- Nguyên tắc của nhóm cần được xây dựng trong buổi
làm việc nhóm đầu tiên.
15
- Nguyên tắc nhóm là một nhân tố tác động đến quá trình
làm việc của cá nhân và sự thành công của nhóm, có tác
dụng nhắc nhở nhóm lập lại trật tự khi có thành viên đi
chệch hướng hay có hành vi không phù hợp.
- Có nguyên tắc ngầm và sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực đến nhóm (cần kiểm soát)
16
* Ví dụ:
- Tất cả các cuộc họp đều có sự tham gia của tất cả các
thành viên nhóm
- Cuộc họp sẽ bắt đầu và kết thúc đúng giờ. Các thành
viên đều phải có trách nhiệm nhắc nhở những thành
viên khác không đến muộn
- Tắt điện thoại di động trong giờ họp
- Ý kiến đóng góp phải mang tính xây dựng
- Ý kiến trái chiều sẽ được xem xét và bàn bạc cẩn thận
- Mọi người đều có nhiệm vụ của mình và phải hoàn
thành nhiệm vụ đó
- Khuyến khích thái độ hòa đồng, vui vẻ, thiện chí
- Thiểu số phục tùng đa số
17
1.5. Hình thành và phát triển
nhóm
Theo tác giả Bruce W. Tuckman (Mỹ, 1965), nhóm được
phát triển qua 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn hình thành
Giai đoạn bão táp
Giai đoạn ổn định (chuẩn hóa)
Giai đoạn thành công
Giai đoạn kết thúc
18
- Giai đoạn hình thành: các thành viên tìm hiểu và thăm dò
nhau nên thái độ còn e dè, thận trọng, ít chia sẻ. Mối quan hệ
còn lỏng lẻo, chưa ăn nhập. Nhóm trưởng và các thành viên
tìm hiểu lẫn nhau, xây dựng mục tiêu nhóm, quy tắc nhóm
19
- Giai đoạn bão táp: xung đột và mâu thuẫn dễ bùng nổ,
chưa thực sự cởi mở, thân thiện, đồng cảm, tin tưởng,
muốn thể hiện “cái tôi”, nhóm dễ bị tan rã. Trưởng
nhóm cần cứng răn, gương mẫu, gần gũi, tổ chức tốt
công việc, tránh căng thẳng bất mãn, tăng cường giao
tiếp nhóm.
20
- Giai đoạn ổn định: đã có sự thống nhất, dần đi vào sự
ổn định, cởi mở, chia sẻ, hợp tác, tin tưởng giữa các
thành viên, là mốc khởi đầu của sự liên kết nhóm.
Trưởng nhóm cần tạo điều kiện để các thành viên hỗ trợ
nhau, bảo đảm kênh thông tin thông suốt, xây dựng cơ
chế phản hồi tích cực.
21
- Giai đoạn thành công: Các thành viên thấy tự do, thoải mái,
an toàn khi trao đổi quan điểm với nhau, gắn bó, khăng khít
hơn, tập trung vào hiệu quả công việc, hạn chế mâu thuẫn, dễ
đạt được sự đồng thuận cao, chấp nhận sự khác biệt và học hỏi
được nhiều kinh nghiệm lẫn nhau.
22
- Giai đoạn kết thúc: các nhiệm vụ, mục tiêu đã hoàn
thành, không còn ràng buộc, nhóm có thể đánh giá và
rút kinh nghiệm cho việc tham gia các nhóm mới trong
tương lai. Trưởng nhóm chú ý đến thay đổi và giúp
nhóm viên tự tin vào tiến bộ của họ.
23
Chương 2: CÁC KỸ NĂNG LÀM VIỆC
THEO NHÓM
1. Lập kế hoạch, triển khai các hoạt động của nhóm
2. Giao tiếp, phối hợp và giải quyết xung đột trong nhóm
24
Lập kế hoạch, triển khai các hoạt động
của nhóm
1.1. Lập kế hoạch làm việc theo nhóm
- Xác định mục tiêu làm việc của nhóm, nhằm:
+ Giúp thấy đích cần đến, tránh chệch hướng, chệch mục tiêu
+ Giúp tập trung nguồn lực để đạt mục tiêu, tránh lãng phí, bỏ
bê nguồn lực.
+ Giúp hiểu rõ về năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm... của nhóm
và biết cần tiếp tục phấn đấu ntn
+ Được truyền cảm giác hào hứng, nhiệt huyết, hành động hết
mình để đạt mục tiêu
25