Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TỐNG QUỐC QUÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) trên địa bàn tỉnh
trong những năm qua không thể thiếu hoạt động của ngành ngân hàng trong đó có
các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Qua hơn 20 năm kể từ khi QTDND đầu tiên
được thành lập, đến nay trên địa bàn tỉnh có 16 QTDND đang hoạt động, góp phần
làm cho hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh diễn
ra sôi động. Với hoạt động chủ yếu là huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư và cho vay
thành viên mà kinh tế phát triển, xã hội ổn định. Các QTDND ngày càng có sự phát
triển về nhiều mặt như nguồn vốn hoạt động, phát triển dư nợ, thu hút thành viên.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quảđạt đượcđó thì trong hoạt động của các QTDND
trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số vấn đề như vốn điều lệ (VĐL) thấp, lợi
nhuận sụt giảm, phát sinh các vấn đề sai phạm nghiêm trọng trong bộ máy quản lý,


bộ máy hoạt động và nhiều khó khăn trong hoạt động của QTDND cần được khắc
phục.
Trước các vấn đề đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động và sử dụng quan điểm
củaFarrell (1957) cho rằng hiệu quả hoạt động của một đơn vị gồm 02 thành phần là
hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật, luận văn tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt
động của QTDND địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 – 2014. Phương pháp
được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế là CAMEL và phương pháp đánh giá
hiệu quả kỹ thuật là mô hình bao dữ liệu DEA được điều chỉnh theo đặc thù của
QTDND. Thông qua kết quả đánh giá, luận văn đề xuất các nhân tố có tác động đến
hiệu quả hoạt động của các QTDND và đề xuất học tập các Quỹ có mô hình hoạt
động được đánh giá đạt hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Tống Quốc Quân
Sinh ngày: 16/02/1987
Nơi sinh: Gò Công - Tiền Giang
Quê quán: Gò Công - Tiền Giang
Hiện công tác tại: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang, số 37 đường 30/4,
Phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Là học viên khoá XV chương trình Tây Nam Bộ (2014 – 2016) của Trường
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Mã số học viên: 020101140031
Cam đoan đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”.
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Vương Đức Hoàng Quân
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội
dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại
trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP.HCM, ngày 09 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Tống Quốc Quân


LỜI CÁM ƠN
-----Được sự phân công của Trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và
được sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn PGS, TS. Vương Đức Hoàng Quân. Tôi
đã thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ tín
dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”.
Để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô
Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu các môn học tại Trường Đại học Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn PGS, TS. Vương Đức Hoàng
Quân đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ này.
Mặc dù đã tập trung nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Do thời gian ban đầu mới tiếp cận với với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với tình hình hoạt động thực tế lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng cũng như hạn
chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh được những thiếu sót nhất
định mà bản thân chưa nhận ra. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo
và các đồng nghiệp để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.



MỤC LỤC
TÓM TẮT
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
NỘI DUNG

Trang

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 5
1.3.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 5
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 5
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 5
1.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5
1.6 Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................. 6
1.7 Kết cấu của Luận văn ........................................................................................ 6
CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ..............7
2.1. Quỹ tín dụng nhân dân ................................................................................... ..7
2.1.1. Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân ....................................................... ..7
2.1.2 Sự hình thành của các Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam ................ ..7
2.1.3 Mô hình tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân ...................................... ..7
2.1.4 Nghiệp vụ chủ yếu của Quỹ tín dụng nhân dân ................................... 10
2.1.4.1 Huy động vốn .......................................................................................... 10

2.1.4.2 Hoạt động cho vay ................................................................................. 10
2.1.4.3 Các hoạt động khác ............................................................................... 11


2.2. Hiệu quả hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân ................................................ 11
2.2.1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động .................................................. 11
2.2.2. Hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân ................................ 12
2.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân
dân .......................................................................................................................... 13
2.2.3.1 Các nhân tố nội bộ.................................................................................. 13
2.2.3.2 Các nhân tố bên ngoài ............................................................................ 14
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƢỚC ĐÂY .............................. 16
Tóm tắt chƣơng 2 ................................................................................................... 19
CHƢƠNG 3:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ......................................... 20
3.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của
Quỹ tín dụng nhân dân của tỉnh Tiền Giang ....................................................... 20
3.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................. 20
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 20
3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................ 21
3.2 Thực trạng hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ........ 22
3.2.1 Công tác thành viên và quản trị điều hành .......................................... 22
3.2.2 Nguồn vốn hoạt động ............................................................................... 23
3.2.3 Sử dụng vốn .............................................................................................. 24
3.2.4 Chất lƣợng tín dụng ................................................................................ 25
Tóm tắt chƣơng 3 ................................................................................................... 29
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 30
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 30
4.1.1 Mô hình CAMELS ................................................................................. 30
4.1.2 Phƣơng pháp DEA.................................................................................. 34

4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 36
4.3 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 42
Tóm tắt chƣơng 4 ................................................................................................... 42


CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ ........ 43
5.1 Kết quả phân tích CAMEL các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang .............................................................................................................. 43
5.1.1 Chỉ tiêu đảm bảo đủ vốn hay an toàn vốn (Capital Adequacy) ......... 43
5.1.1.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ..................................................................... 43
5.1.1.2 Vốn chủ sở hữu trên dư nợ ................................................................... 47
5.1.2 Chất lƣợng tài sản (Assets Quality) ...................................................... 49
5.1.2.1 Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ ................................................................. 49
5.1.2.2 Nợ quá hạn và nợ xấu ............................................................................ 52
5.1.3 Quản trị lành mạnh (Management Soundness) ................................... 58
5.1.3.1 Thành viên ............................................................................................. 59
5.1.3.2 Các yếu tố định tính khác ...................................................................... 61
5.1.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu........................................................... 62
5.1.4 Chỉ số về thu nhập và sinh lời (Earnings anh Profitability Indicators)
.......................................................................................................................... 64
5.1.5 Tính thanh khoản (Liquidity)............................................................... 69
5.2 Kết quả phân tích DEA các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ...... 73
Tóm tắt chƣơng 5 ................................................................................................... 77
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ...................................................... 79
6.1. Kết luận ............................................................................................................ 79
6.2 Giải pháp ........................................................................................................... 81
6.2.1 Đối với Quỹ tín dụng nhân dân ............................................................. 81
6.2.1.1 Tăng cường năng lực tài chính.............................................................. 81
6.2.1.2 Tăng cường năng lực quản trị điều hành .............................................. 81
6.2.1.3 Tăng cường năng lực quản trị rủi ro của .............................................. 82

6.2.1.4 Giải pháp khác....................................................................................... 84
6.2.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ban ngành .......................... 84
6.2.2.1 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh ............................................................... 84
6.2.2.2 Đối với các Sở, ngành ........................................................................... 85


6.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh......................................................... 85
6.2.4 Đối với Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ............................ 85
6.2.5 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ............................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Đọc là

Chữ viết tắt
BKS

Ban kiểm soát

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CPTX

Cổ phần thường xuyên


CPXL

Cổ phần xác lập

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế-Xã hội

HTXTD

Hợp tác xã tín dụng

NHHTX

Ngân hàng Hợp tác xã

NHNN VN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM


Ngân hàng thương mại

NNNT

Nông nghiệp nông thôn

PTNNNT

Phát triển nông nghiệp nông thôn

QTD

Quỹ tín dụng

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

QTDND TW

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSC

Tài sản có


TSSL

Tài sản sinh lời

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VĐL

Vốn điều lệ

VTC

Vốn tự có


TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


Tiếng Anh

A

Asset Quality

Chất lượng tài sản có

AEC

ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á

C

Capital Adequacy

Mức độ an toàn vốn

CRS


Constant Return to Scale

CAR

Capital Adequacy Ratio

DEA

Data envelopment Analysis

DMU

Decition Making Units

Điểm quyết định đơn vị

E

Earnings

Khả năng sinh lời

GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm quốc nội

L


Liquidity

Tính thanh khoản

M

Management

Khả năng quản lý

PPF

Production Posibilities Frontier

ASEAN

TPP

Hiệu quả sản xuất không đổi
theo quy mô
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Phương pháp phân tích bao số
liệu DEA

Đường giới hạn khả năng sản
xuất

Trans- Pacific Strategic Economic

Hiệp định đối tác xuyên Thái


Partnership Agreement

Bình Dương

ROA

Return on Assets Ratio

ROE

Return On Equity ratio

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn


chủ sở hữu
S

Sensitivity to Market Risk

VRS

Variabale Return to Scale

Mức độ nhạy cảm với rủi ro
Hiệu quả sản xuất thay đổi
theo quy mô



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang đến 31/12/2015 .................................................................................... 23
Bảng 3.2: Dư nợ các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến
31/12/2015.............................................................................................................. 25
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu về chất lượng tín dụng của các Quỹ tín dụng nhân dân
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến 31/12/2015 ........................................................ 27
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu đánh giá các tiêu chí mô hình CAMEL ............................ 32
Bảng 4.2: Mối quan hệ giữa mô hình CAMEL và hiệu quả hoạt động của các tổ
chức tín dụng .......................................................................................................... 34
Bảng 5.1: Tình hinh cho vay và cơ cấu dư nợ của các Quỹ tín dụng nhân dân trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang (2008-2015) ..................................................................... 50
Bảng 5.2: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang (2008-2015) ........................................................................... 52
Bảng 5.3: Điểm hiệu quả kỹ thuật của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang giai đoạn 2008-2015............................................................................ 74


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân .....................................................8
Hình 4.1: Mô hình phân tích bao số liệu ........................................................................41
Hình 5.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008-2015 ..............................................................................43
Hình 5.2: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của từng Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang năm 2015 ...............................................................................................46
Hình 5.3: Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/ Dư nợ của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn

tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 – 2015 ...........................................................................47
Hình 5.4: Tỷ lệ nợ xấu của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
giai đoạn 2008 – 2015 .....................................................................................................53
Hình 5.5: Tỷ lệ nợ xấu của từng Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
năm 2015 .........................................................................................................................56
Hình 5.6: Thống kê số lượng thành viên của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa
bàn tỉnhTiền Giang năm 2015 .........................................................................................59
Hình 5.7: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 – 2015 ....................................................................63
Hình 5.8: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các Quỹ tín dụng nhân dân trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 – 2015 ..............................................................65
Hình 5.9: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của từng Quỹ tín dụng nhân dân trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2015 ..................................................................................67


Hình 5.10: Hiệu suất sử dụng vốn của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008-2015 ..............................................................................70
Hình 5.11: Hiệu suất sử dụng vốn của từng Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang năm 2015 ......................................................................................................72


1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Sau sự sụp đổ của các hợp tác xã tín dụng (HTXTD) nông nghiệp đầu những
năm 90, các ngân hàng thương mại (NHTM) không thể lắp các chỗ trống trong khu
vực tài chính nông thôn, nên yêu cầu đặt ra là cần có một hệ thống tài chính nông
thôn phục vụ cho khu vực này. Trong khi đó, ở một số nước phát triển đã triển khai

và hoạt động bền vững loại hình Quỹ tín dụng (QTD) như mô hình tín dụng hợp tác
tại Cộng hòa Liên Bang Đức (từ năm 1854) và hệ thống QTD Desjardins ở Québec
– Canada (từ năm 1980). Từ thực tế đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thành lập ra
một mô hình tín dụng hợp tác mới, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế thị trường ở
nông thôn Việt Nam. Qua 21 năm thí điểm, thành lập, củng cố và phát triển, đến
cuối năm 2014 cả nước đã hình thành hệ thống có 1.145 QTDND thuộc 56 tỉnh,
thành phố. Hệ thống QTDND hoạt động trên địa bàn 2.831 xã/phường/thị trấn
(chiếm khoảng 15,4% số xã trên cả nước), với 1.955.328 thành viên (bình quân
1.708 thành viên/Quỹ). Kết quả hoạt động của QTDND thể hiện qua các chỉ tiêu cơ
bản như tổng nguồn vốn hoạt động là 66.702 tỷ đồng (bình quân 58,4 tỷ đồng/Quỹ);
nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư, tổ chức kinh tế đạt 55.814,4 tỷ đồng (chiếm
83,7% tổng nguồn vốn) cho thấy các QTDND ngày càng giữ được niềm tin trong
dân cư, có điều kiện thuận lợi để mở rộng cho vay thành viên phát triển sản xuất –
kinh doanh (SXKD); tổng dư nợ cấp tín dụng là 52.376 tỷ đồng (bình quân 45,74 tỷ
đồng/Quỹ). Tính chung toàn hệ thống QTDND, tỷ lệ nợ xấu tuy không cao nhưng
có xu hướng tăng qua từng thời kỳ, tổng nợ xấu là 451,4 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu chiếm
0,86% trên tổng dư nợ. Kết thúc năm 2014, toàn hệ thống QTDND có thu nhập lớn
hơn chi phí là 660,5 tỷ đồng (bình quân 578 triệu đồng/Quỹ). Sự hình thành và phát
triển của hệ thống QTDND đã phần nào san lấp lổ hỏng trong hệ thống ngân hàng ở
vùng nông thôn, cung ứng dịch vụ ngân hàng đối với những đối tượng và vấn đề
trước đây chưa được quan tâm nhiều.


2

Trước đòi hỏi đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) Việt
Nam nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng trong quá trìnhhội nhập quốc tế (đặc
biệt là khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) có hiệu lực) và sự gia tăng chất lượng dân trí tại khu vực nông thôn,
nhu cầu về các dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng tăng caochất lượng, đồng thời

tính đa dạng của các dịch vụ ngày càng được yêu cầu cao hơn. Do đó, các QTDND
cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh.
Một số nghiên cứu trong nước đã được thực hiện về việc nâng cao hiệu quả
hoạt động QTDND nhưng các nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận đưa ra những nhận
định chung của tác giả về những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động, từ đó
đưa ra một số kiến nghị để giúp cho hệ thống QTDND hoạt động an toàn, bền vững.
Luận án của Lê Minh Hồng (2000) nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện và phát triển
hệ thống QTDND trong khu vực kinh tế nông thôn Việt Nam” đã đánh giá thực
trạng hoạt động của QTDND. Luận văn của Bùi Chính Hưng (2014) “Giải pháp
phát triển QTDND ở Việt Nam” đã phân tích về hoạt động và đưa ra các kiến nghị
phát triển hệ thống QTDND. Trịnh Hà (2013) chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động
của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở” nội dung bài viết được tác giả tập trung vào phân
tích định tính, đánh giá thực trạng hoạt động của 35 QTDND trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ. Từ đó, tác giả nêu ra một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các QTDND
để đề xuất ra các giải pháp phù hợp. Nguyễn Thị Thanh Hương (2013) đã nhận định
chung những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động của hệ thống QTDND, và nêu
những định hướng và mục tiêu hoạt động của ngân hàng hợp tác xã theo Đề án “Cơ
cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” của NHNN. Qua tìm hiểu các
nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của QTDND nhìn chung ở trong nước chưa được
sự quan tâm nhiều, và các nghiên cứu còn hạn chế về hướng tiếp cận định lượng.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Tiền Giang là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên thiên phú cho sản
xuất nông nghiệp, như trồng lúa nước, cây ăn trái, cây màu, cây công nghiệp ngắn
ngày, chăn nuôi, thuỷ sản. Tuy nhiên, người dân thì thiếu nguồn vốn đầu tư vào


3

phương án trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất của mình. Vì vậy, QTDND trên địa bàn có
vai trò rất quan trọng.Trong các năm trở lại đây, hệ thống QTDND tại Tiền Giang

ngày càng khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển KT- XH chung của tỉnh,
cụ thể các QTD đã góp phần khai thác nguồn vốn tại chỗ, đáp ứng nhu cầu về vốn
phục vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), dịch vụ và cải thiện đời sống của thành viên
như cho vay để mua sắm thêm công cụ, dụng cụ, máy móc để phục vụ sản xuất và
chế biến nông sản, đầu tư mua phương tiện vận tải, đầu tư và mở rộng kinh doanh
hàng hóa. Nhờ có sự tiếp vốn từ QTDND đến với các thành viên đã xuất hiện nhiều
cánh đồng sản xuất lúa chất lượng cao, mang lại mùa bội thu cho nông dân; các mô
hình chăn nuôi trang trại được hình thành ngày càng nhiều và các vườn trái cây,
vườn hoa... Qua đó, các QTD đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho
các hộ lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định, góp phần thực hiện mục
tiêu xóa đói giảm nghèo, là nhân tố đóng góp cho việc thực hiện thành công
Chương trình xây dựng nông thôn mới. Do vậy, việc xây dựng và phát triển các
hình thức cung ứng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn là một nhu cầu bức thiết
để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Mặc dù, các QTDND trên địa bàn có vai trò
đóng góp quan trọng như vậy nhưng tình hình thực tế hiện nay vẫn chưa được sự
quan tâm, đánh giá đúng mức từ chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh
về sự hiệu quả trong hoạt động của các QTD và các thúc đẩy tiến hành các giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các QTD trên địa bàn.
Kể từ khi QTDND đầu tiên được triển khai thí điểm thành lập trên địa bàn
tỉnh, trong quá trình xây dựng và phát triển, đến nay hoạt động của 16 QTDND đã
đạt được nhiều thành tựu.Tuy nhiên, các QTDND cũng đã phát sinh những khó
khăn, yếu kém cần phải được khắc phục. Cụ thể là, một số QTDND chưa thực hiện
đúng mục tiêu hoạt động (tương trợ giữa các thành viên) theo tôn chỉ của pháp luật
mà có biểu hiện động cơ kinh doanh là chạy theo mục tiêu lợi nhuận cao. Bên cạnh
đó, trình độ cán bộ quản trị, điều hành còn nhiều bất cập so với thực trạng nền KT XH, nhân viên có năng lực nghiệp vụ thành thạo còn rất hạn chế, nên có những vi


4


phạm các nguyên tắc, chế độ, thể lệ về tín dụng, hạch toán kế toán; cơ chế chính
sách, môi trường pháp lý chưa đồng bộ nên công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của
các quỹ còn hạn chế, cũng như công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan chức
năng thực hiện chưa đúng mức nên chưa phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm
hoặc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Từ đó, việc phát triển QTDND chưa chú
trọng đến yếu tố hiệu quả, chưa tương xứng với nhu cầu, tiềm năng tăng trưởng của
địa bàn, cũng như phù hợp với xu thế thay đổi của thị trường. Do vậy, việc phân
tích hiệu quả hoạt động và xác định các yếu tố tác động, để từ đó đưa ra các giải
pháp đề xuất tăng cường hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Bên
cạnh đó, thông qua khẳng định lại vai trò quản lý nhà nước các cấp đối với QTDND
tại địa bàn tỉnh, các cơ quan nhà nước sẽ cần những lưu ý và kiến nghị thích hợp
giúp tăng cường yếu tố quản lý trong việc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của
các QTDND tại tỉnh Tiền Giang nói riêng và vận dụng trong các nghiên cứu cho hệ
thống QTDND. Ngoài ra, trong chính nội bộ các QTDND có thể xem xét những lập
luận, phân tích và kết luận đề xuất để tăng cường hiệu quả làm việc, qua đó, không
những nâng cao phúc lợi cho quản lý, cán bộ, công nhân viên của quỹ, mà còn tăng
cường sự hỗ trợ đối với các thành viên, góp phần xúc tiến nền kinh tế địa phương,
nâng cao mặt bằng thu nhập chung và tăng cầu lao động.
Mặc dù, vấn đề đánh giá hiệu quả hoạt động của QTDND đã được quan tâm
nghiên cứu, nhưng đa số các nghiên cứu này đều tiếp cận theo phương pháp phân
tích định tính, còn ít và hạn chế nhiều về phương pháp tiếp cận định lượng. Qua
phân tích ở trên, có thể nói hiện nay việc xem xét một cách tổng thể và xác định
những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của QTDND là hết sức quan
trọng và có giá trị. Vì vậy, với những mong muốn bổ sung thêm những hiểu biết và
các ứng dụng đối với việc quản lý hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn
tỉnh, đã tạo động lực thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”.



5

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của QTDND trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang, từ đó đưa ra giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của
các QTDND.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai
đoạn 2008-2015.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của QTDND trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng hiệu quả hoạt động của QTDND trong giai đoạn vừa qua thế nào?
- Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của QTDND?
- Để tăng cường hiệu quả hoạt động của các QTDND thì cần thực hiện các giải
pháp nào?
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2008-2015. Lý do thời gian nghiên cứu bắt đầu
từ năm 2008 là vì đó là năm mà cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ và lan
rộng ra toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ hàng loạt của các các định chế tài chính khổng
lồ trên thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng bị ảnh hưởng bắt
đầu từ sau đó. Vì vậy, nghiên cứu từ 2008 nhằm mục đích xem xét tác động của
cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế nói chung và của các QTDND nói riêng.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu đánh giá 14 QTDND hoạt động trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang hoạt động trong khoảng thời gian nghiên cứu1.

1


Toàn tỉnh có 16 QTDND hoạt động nhưng do có 02 QTDND mới thành lập từ năm 2013


6

1.6 Đóng góp của nghiên cứu
Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân
dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” kỳ vọng mang lại những ý nghĩa như sau:
- Đề xuất kết quả thực nghiệm về hiệu quả hoạt động của các QTDND tại địa bàn
tỉnh Tiền Giang: Nhận định hiệu quả hoạt động của các QTDND trong suốt giai
đoạn 2008-2015 qua mô hình CAMEL, đồng thời, xếp hạng điểm hiệu quả của các
QTDND Tiền Giang trong từng năm của giai đoạn 2008-2015.
- Góp phần đóng góp các kiến nghị giúp cho việc đánh giá, quản lý hoạt động của
QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tốt hơn, và có thể được vận dụng vào trong hệ
thống QTDND trên phạm vi cả nước. Trong đó, đề xuất với các nhà quản trị, điều
hành QTDND học tập mô hình hoạt động của các QTDND có hiệu quả tối ưu; đồng
thời, phía cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ thực tiễn trong việc hỗ trợ để thúc
đẩy tăng cường hiệu quả hoạt động của các QTDND.
1.7 Kết cấu của luận văn
Sau Chương 1 mở đầu, nội dung của luận văn được chia làm 5 chương:
Chương 2 trình bày tổng quan về hoạt động của QTDND và cơ sở lý luận đánh giá
hiệu quả hoạt động, từ đó đề xuất cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động cho QTDND
và các nhân tố ảnh hưởng; cuối chương là tổng quan về các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây. Chương 3 mô tả thực trạng hoạt động của các QTDND Tiền
Giang. Chương 4 bao gồm phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động các QTDND,
và mô tả dữ liệu nghiên cứu. Chương 5 trình bày kết quả từ mô hình đề xuất và thảo
luận về kết quả. Chương 6 kết luận và kiến nghị giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt
động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.



7

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1 Quỹ tín dụng nhân dân
2.1.1. Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân
QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự
nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ
yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của
từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND phải bảo đảm bù đắp
chi phí, có tích luỹ để phát triển.
2.1.2. Sự hình thành của Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam
Năm 1990, cả nước có trên 6.000 HTXTD gặp nhiều khó khăn trong hoạt
động kinh doanh. Trong khi đó, nền kinh tế đang rơi vào tình trạng lạm phát, huy
động vốn gặp khó khăn, điểm nóng là lãi suất tăng lên rất cao (12%/tháng), cho vay
gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ nên nhiều HTXTD đã phải ngừng hoạt
động, tập trung thu hồi vốn trả nợ cho dân, có trên 2.000 HTXTD đã phải giải thể.
Đến tháng 6 năm 1993, chỉ còn 62 HTXTD, 10 ngân hàng cổ phần nông thôn được
điều chỉnh từ gần 100 HTXTD cũ đã được NHNN cấp giấy phép hoạt động. Với số
lượng HTXTD và ngân hàng cổ phần nông thôn như vậy là rất ít so với yêu cầu
thực tế triển khai thị trường tín dụng ở nông thôn. Trước nhu cầu cấp thiết như vậy,
việc thí điểm thành lập mô hình QTDND là sự thử nghiệm mô hình mới về TCTD
hợp tác, thay thế cho mô hình HTXTD không còn phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam trong giai đoạn này. Năm 1993, mô hình QTDND ở Việt Nam ra đời trên cơ
sở Đề án thí điểm thành lập QTDND do Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng
7/1993.



8

2.1.3. Mô hình tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân
Mô hình tổ chức 02 cấp của hệ thống QTDND đã khắc phục được mối liên
kết lỏng lẻo của mô hình 3 cấp, mạng lưới QTDND Trung ương được mở rộng, có
khả năng tiếp cận nhanh chóng hơn với QTDND để tăng cường chức năng điều hòa
vốn nội bộ, hỗ trợ, phục vụ thành viên. Để đáp ứng được các yêu cầu thực tế,
QTDND Trung ương đã chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX) Việt
Nam (Co-op Bank) từ ngày 24/6/2013. Mục tiêu tổng quát là đưa hệthống Co-op
Bankvà các QTDND trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống các tổ chức
tín dụng nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông nghiệp, nông
thôn và từng bước tại khu vực đô thị trên cơ sở các nguyên tắc tương trợ, giúp đỡ
lẫn nhau cho các nhu cầu về vốn cho SXKD nhằm cải thiện đời sống của các thành
viên.
Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên

ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN

N KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


KIỂM SOÁT

Giám đốc

Kế toán

Ngân quỹ

Tín dụng

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân
Trong đó:
Thành viên của QTDND: QTDND hoạt động trên địa bàn liên xã phải có
tối thiểu 300 thành viên tại thời điểm đề nghị, không hạn chế số lượng thành viên
tối đa. Thành viên được góp vốn theo quy định của Điều lệ, tối thiểu là 300.000


9

đồng, tối đa của một thành viên không được vượt quá 10% vốn điều lệ (VĐL) tại
thời điểm góp vốn.
Đại hội thành viên: có quyền quyết định cao nhất của QTDND, như quyết
định sửa đổi, bổ sung Điều lệ, chia, tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, phá sản
QTDND. Đồng thời, Đại hội quyết định vấn đề quan trọng liên quan tới các lĩnh
vực then chốt của QTDND như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm,
báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát (BKS), Ban điều hành, thông qua phương
hướng hoạt động kinh doanh năm tới, báo cáo công khai tài chính - kế toán, dự kiến
phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ (nếu có).
Hội đồng quản trị: do Đại hội thành viên trực tiếp bầu ra để thay mặt thành
viên quản trị QTDND. Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) là người đại diện cho

QTDND trước pháp luật. Chủ tịch HĐQT là người lập kế hoạch, chương trình hành
động của HĐQT; có quyền triệu tập và chủ trì các cuộc họp của HĐQT; phân công
và theo dõi các thành viên HĐQT thực hiện nghị quyết Đại hội thành viên và quyết
định của HĐQT; kiểm tra, đánh giá công việc điều hành QTDND của Ban điều
hành QTDND. Số lượng thành viên HĐQT do Đại hội thành viên quyết định, tối
thiểu là 03 người; nhiệm kỳ của HĐQT do Đại hội thành viên quy định và được ghi
trong Điều lệ, từ 02 - 05 năm.
an kiểm soát: do Đại hội thành viên bầu trực tiếp nhằm thay mặt các thành
viên kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của QTDND. Ban kiểm soát có không ít hơn
03 thành viên, trong đó ít nhất phải có một kiểm soát viên chuyên trách. Thành viên
của BKSphải là thành viên của QTDND và không được là thành viên của HĐQT
hoặc nhân viên của QTDND để tránh xung đột về quyền lợi, không đảm bảo việc
kiểm tra giám sát một cách khách quan.
Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần do Trưởng ban triệu tập và chủ
trì. Nội dung cuộc họp gồm kiểm tra giám sát việc chấp hành Điều lệ QTDND,
Nghị quyết Đại hội thành viên, giám sát hoạt động của HĐQT, của Ban điều hành
QTDND; giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ được quy định theo Pháp luật, có


10

đúng theo tôn chỉ là tương trợ thành viên; kiểm tra về hoạt động tài chính, tín dụng,
giám sát việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, sử dụng các quỹ và tài
sản của QTDND...
ộ máy điều hành: Trực tiếp lãnh đạo điều hành các hoạt động của
QTDND. Bộ máy điều hành gồm có Giám đốc, Phó Giám đốc; giúp việc cho Bộ
máy điều hành còn có Kế toán trưởng và các cán bộ nghiệp vụ trong các lĩnh vực kế
toán, tín dụng, ngân quỹ, bảo vệ.Giám đốc QTDND do HĐQT bổ nhiệm, là người
chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả điều hành công việc mỗi ngày của
QTDND theo nhiệm vụ quyền hạn được phân công.

2.1.4. Nghiệp vụ chủ yếu của Quỹ tín dụng nhân dân
2.1.4.1 Huy động vốn
QTDND được huy động vốn (HĐV) của thành viên, tổ chức, cá nhân và các
TCTD khác dưới hình thức nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi
tiết kiệm. Bên cạnh đó, QTDND còn được vay vốn từ NHHTX Việt Nam và vay
vốn của các TCTD khác (trừ QTDND khác).
Các món HĐV của QTDND thường có giá trị nhỏ với kỳ hạn ngắn, do các
thành viên không có nhiều tài sản, dùng tiền nhàn rỗi đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhiều, nên khả năng gửi tiết kiệm tiền nhàn
rỗi dài hạn ít, do vậy chi phí huy động tiền gửi tính theo đồng vốn huy động thường
cao hơn so với các TCTD lớn khác (theo quy định hiện hành NHNNVN cho phép
QTDND huy động vốn chênh lệch cao hơn 0,5%/năm so với NHTM đối với kỳ hạn
huy động dưới 6 tháng). Những năm gần đây do uy tín của QTDND tăng lên, hoạt
động có hiệu quả hơn do vậy mức chênh lệch lãi suất của QTDND so với các TCTD
khác trên địa bàn là không đáng kể.
2.1.4.2 Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay chủ yếu của QTDND chủ yếu nhằm mục đích tương trợ
giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh,


11

dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên. QTDND được cho vay ngắn,
trung, dài hạn đối với các thành viên của mình phù hợp với khả năng về nguồn vốn.
Ngoài ra, còn cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên, đăng ký hộ khẩu và
thường trú trên địa bàn hoạt động của QTD. Việc cho vay hộ nghèo căn cứ vào khả
năng tài chính và nguồn vốn của QTD. Cho vay những khách hàng có tiền gửi tại
QTD dưới hình thức bảo đảm bằng sổ tiền gửi do chính QTD đó phát hành. Đồng
thời, QTDND cùng với NHHTX Việt Nam cho vay hợp vốn đối với thành viên của
QTDND theo quy định của pháp luật.

2.1.4.3 Các hoạt động khác
QTDND gửi tiền tại NHHTX Việt Nam để điều hòa vốn; mở tài khoản thanh
toán để sử dụng dịch vụ thanh toán tại NHHTX Việt Nam; cung ứng các dịch vụ
chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên; làm đại lý
kinh doanh bảo hiểm; nhận ủy thác làm đại lý cho một số lĩnh vực liên quan đến
hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của NHNN.
2.2. Hiệu quả hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân
2.2.1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động
Hiệu quả là mối tương quan giữa nguồn lực đầu vào như nguồn vốn, lao
động, máy móc thiết bị... với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiểu theo
nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so
với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó, hay:
Đầu ra
Hiệu quả =

(Coelli và ctg, 2005)
Đầu vào

Tại một đơn vị kinh tế nói chung, để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các hoạt
động SXKD phải có hiệu quả. Đạt được lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư ban đầu của
mình chính là động lực cơ bản thúc đẩy mọi tổ chức không ngừng nâng cao hiệu
quả hoạt động SXKD. Quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao
nhất trong quá trình SXKD. Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung,


×