Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN MẠNH CƢỜNG

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN MẠNH CƢỜNG

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ


PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Anh Tài

Thái Nguyên - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đã được trích dẫn và
ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Cƣờng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây:
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Bộ phận Sau Đại
học, Ban chủ nhiệm Khoa KT&PTNT cùng các thầy cô Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt
để tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS.TS. Đỗ Anh Tài, đã
hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm:
Huyện uỷ Phú Lương, UBND huyện Phú Lương, Phòng LĐ-TB &XH huyện
Phú Lương, Phòng Thống kê huyện Phú Lương, Phòng Nông nghiệp huyện

Phú Lương, Các tổ chức hội đoàn thể huyện Phú Lương, UBND các xã Cổ
Lũng, Phủ Lý, Yên Ninh.
Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè,
những người đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các
tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Cƣờng


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
5.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
1.1.1. Giới tính và Giới ..................................................................................... 4
1.1.2. Phát triển kinh tế hộ gia đình .................................................................. 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
1.2.1. Thực trạng và vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam ............. 11


iv
1.2.2. Một số nghiên cứu về phụ nữ trong gia đình ở một số địa phương của
nước ta: ............................................................................................................ 14
1.2.3. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn .......................................... 15
1.2.4. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn ................ 19
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23
2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 23
2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ......................................................... 23
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ...................................................... 23
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................... 24
2.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .......................................... 25

2.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 26
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 27
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 32
3.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn huyện
Phú Lương ....................................................................................................... 36
3.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn huyện Phú
Lương .............................................................................................................. 36
3.2.2. Một số thông tin chung của các hộ điều tra .......................................... 39
3.3. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ........................... 43
3.3.1. Vai trò trong hoạt động sản xuất ........................................................... 43
3.3.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động tái sản xuất ................................... 51
3.3.3. Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật ............................ 52
3.3.4. Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực kinh tế hộ .............. 55
3.3.5. Vai trò phụ nữ trong việc ra quyết định chính trong các hoạt động ..... 59
3.3.6. Vai trò phụ nữ trong tham gia công tác xã hội ..................................... 62


v
3.3.7. Vai trò phụ nữ trong công tác chăm sóc sức khoẻ gia đình .................. 64
3.3.8. Việc sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ ................................................ 65
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát
triển kinh tế hộ gia đình .................................................................................. 68
3.4.1. Yếu tố thuận lợi ..................................................................................... 68
3.4.2. Yếu tố hạn chế ....................................................................................... 69
3.5. Quan điểm, phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ huyện Phú Lương .................... 71
3.5.1. Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ ................................... 71
3.5.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn

trong phát triển kinh tế .................................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 75
1. Kết luận ....................................................................................................... 75
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77
I. Tài liệu tiếng Việt: ....................................................................................... 77
II. Tài liệu internet: ......................................................................................... 78


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BQ
CC
CCB
CNH
CNVC
CK
CT
DT
ĐVT
GDI
HDI
HĐH
HĐND
KH
KHKT

LĐ – TB&XH

LHPN
NCT
NN & PTNT
NQ
NS
NST

THCS
THPT
TTg
TW
UBND

Nghĩa
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Bình quân
Cơ cấu
Cựu chiến binh
Công nghiệp hóa
Công nhân viên chức
Cùng kỳ
Chỉ thị
Diện tích
Đơn vị tính
Gender Development Index – Chỉ số phát triển giới
Chỉ số phát triển con người
Hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân
Kế hoạch
Khoa học kỹ thuật
Lao động

Lao động – Thương binh và xã hội
Liên hiệp phụ nữ
Người cao tuổi
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nghị quyết
Năng suất
Nhiễm sắc thể
Quyết định
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thủ tướng
Trung ương
Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.

Diện tích đất phân theo loại đất và theo xã, thị trấn của huyện
Phú Lương năm 2015 ................................................................. 30

Bảng 3.2.

Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của
huyện năm 2015 ......................................................................... 33

Bảng 3.3.


Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Phú Lương giai đoạn
2013-2015 ................................................................................... 34

Bảng 3.4.

Tổng số nữ phân theo các độ tuổi............................................... 36

Bảng 3.5.

Tỉ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động đoàn thể năm 2015........... 37

Bảng 3.6.

Tình hình chung của các hộ nông dân ........................................ 39

Bảng 3.7.

Bình quân lao động và nhân khẩu của các hộ nông dân ............ 40

Bảng 3.8.

Tỷ lệ dân số theo tuổi và theo giới tính của các hộ nông dân .... 41

Bảng 3.9.

Trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình theo giới tính 42

Bảng 3.10. Sự phân công lao động trong hoạt động trồng trọt ..................... 45
Bảng 3.11. Sự phân công lao động trong hoạt động chăn nuôi .................... 47

Bảng 3.12. Sự phân công lao động trong hoạt động lâm nghiệp .................. 48
Bảng 3.13. Sự phân công lao động trong hoạt động dịch vụ ........................ 50
Bảng 3.14. Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động tái sản xuất ................................... 51
Bảng 3.15. Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ ......................................... 53
Bảng 3.16. Tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn của phụ nữ và nam giới........... 54
Bảng 3.17.

Quyền và sự phân công trong gia đình về kiểm soát các nguồn
lực kinh tế hộ .............................................................................. 56

Bảng 3.18. Tình hình quản lý vốn vay của hộ .............................................. 58
Bảng 3.19. Quyền ra quyết định chính trong các hoạt động......................... 60


viii
Bảng 3.20. Tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng .............................. 63
Bảng 3.21. Thời gian lao động sản xuất hàng ngày của phụ nữ và nam giới .. 65
Bảng 3.22. Thời gian làm nội trợ và nghỉ ngơi hàng ngày của phụ nữ và
nam giới ...................................................................................... 66
Bảng 3.23. Quan điểm của các hộ điều tra về các vấn đề liên quan đến
giới ..................................................................................... 70


ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.

Trang
Cơ cấu sử dụng đất huyện Phú Lương năm 2015 ............ 31


Biểu đồ 3.2.

Trình độ văn hoá của lao động nữ huyện Phú Lương năm
2015 ............................................................................... 38

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ người ốm trong các hộ được chăm sóc, chữa trị tại
nhà tại địa bàn nghiên cứu .............................................. 64

Biểu đồ 3.4.

Tình hình sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ ở địa bàn
nghiên cứu ..................................................................... 67


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ biết đến việc gia đình, sinh
con đẻ cái, mà trong điều kiện lịch sử kinh tế nước ta, chị em luôn luôn làm
tròn nhiệm vụ của người lao động chân chính, người vợ, người mẹ, người nội
trợ trong gia đình, chăm sóc con cái, người già và trong thời chiến họ đã làm
tròn nhiệm vụ của người dân yêu nước, người nữ chiến sĩ. Ngày nay, kế thừa
những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, phụ nữ Việt Nam
ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội.
Phụ nữ huyện Phú Lương đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự
phát triển kinh tế- xã hội của toàn huyện, họ đã nhận thức và phát huy vai trò
của mình trong sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế phi nông nghiệp, các

hoạt động xã hội và cộng đồng nông thôn. Tuy nhiên, sự đóng góp của phụ nữ
lại chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí, vai
trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia
đình. Vì vậy việc tìm hiểu về vai trò của phụ nữ ở huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên trong phát triển kinh tế hộ gia đình, những cản trở sự tiến bộ của
phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, để từ đó đề
xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực
lượng này, nâng cao bình đẳng giới qua đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp
nông thôn theo xu hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa là một
phần trong chiến lược phát triển.
Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những
tiềm năng to lớn của phụ nữ, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu vai
trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng hoạt động của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ nông thôn và đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ
phát huy tiềm năng về mọi mặt để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện
đời sống gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ nông thôn miền núi.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ nông thôn tại huyện Phú Lương.
- Tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ nông thôn tại huyện Phú Lương.

- Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế nông thôn miền núi trên địa bàn huyện Phú Lương.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ trong các hộ gia đình trên địa bàn huyện
Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian:
Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
* Phạm vi về thời gian
Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu trong 3 năm từ 2013
đến 2015.
Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 08 năm 2015 đến tháng 08
năm 2016.


3
4. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến vai trò
của phụ nữ nông thôn ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
(1) Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay như
thế nào?
(2) Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện
nay ra sao?
(3) Những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc phát huy vai trò phụ
nữ nông thôn trong phát triển kinh tế là gì?
(4) Giải pháp nào nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng
cao năng lực cho phụ nữ ?
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học hữu ích cho việc
nghiên cứu, tham khảo trong việc giảng dạy, học tập tại các trường, các viện
nghiên cứu về phát triển nông thôn.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nhiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu cho chính quyền địa phương,
các cấp, các ngành của huyện Phú Lương nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói
chung sử dụng cho việc nâng cao và phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn
trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại các xã trên địa bàn huyện và tỉnh.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Giới tính và Giới
1.1.1.1. Khái niệm Giới tính và Giới
Giới tính và giới thường bị nhầm lẫn với nhau. Nhưng thực chất, hai khái
niệm này lại khác nhau ở hai phương diện cơ bản đó là: sinh học và xã hội.
* Giới tính:
- Theo Tổ chức lao động quốc tế: giới tính chỉ sự khác biệt về sinh học
giữa nam giới và nữ giới mang tính toàn cầu và không thay đổi. [18]
- Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất, bị quy định và hoạt động theo các
cơ chế tự nhiên, di truyền. Chẳng hạn như: người có cặp NST giới tính XX thì
thuộc về nữ giới, người có cặp NST giới tính XY thì thuộc về nam giới. Ngay
từ trong bào thai, hoóc môn, nhiễm sắc thể, bộ phận sinh dục…của nam giới
và nữ giới khác nhau, được quy định bởi tự nhiên, không theo và không phụ
thuộc vào mong muốn của con người. Đồng thời, chức năng sinh sản của nữ
giới hay nam giới là không thể thay thế, thay đổi hay chuyển dịch cho nhau.
* Giới:

Theo Tổ chức lao động quốc tế, Thúc đẩy bình đẳng giới, năm 2002: sự
khác biệt về xã hội và quan hệ (quyền lực) giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa
phụ nữ và nam giới, được hình thành và khác nhau ngay trong một nền văn
hóa, giữa các nền văn hóa và thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt này được
nhận thấy một cách rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn,
thuận lợi của các giới tính. [18]
Giới là sự khác biệt giữa nam và nữ về góc độ xã hội, sự khác nhau do
xã hội quyết định, các mối quan hệ do xã hội xác lập. Vai trò của giới được
xác định bởi các đặc tính xã hội, văn hóa và kinh tế, được nhận thức bởi các


5
thành viên trong xã hội đó. Do vậy vai trò của giới có sự biến động và thay
đổi qua không gian và thời gian. [14]
Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam
giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và
có thể thay đổi được.
Đối với Việt Nam, Khoa học về Giới xuất hiện vào cuối những năm 1980
với nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về giới và các vấn đề của phụ nữ. Thuật
ngữ “Giới” bắt nguồn từ môn nhân khẩu học, nó đề cập đến phân công lao động,
vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ.
Yếu tố “Giới” là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt
sự khác nhau trong quan hệ nam và nữ, do vậy nó luôn biến đổi phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể.
Giới và giới tính là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giới tính là
tiền đề sinh học của giới, là dấu hiệu đầu tiên và lâu dài để phân biệt nam, nữ.
Hiểu rõ vai trò của giới và giới tính trong mối quan hệ qua lại là điều cần thiết
để tổ chức và triển khai sự phân công lao động hợp lý.
1.1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới
* Đặc điểm giới:

- Không tự nhiên mà có
- Học được từ gia đình và xã hội
- Đa dạng (khác nhau giữa các vùng miền)
- Có thể thay đổi được
* Nguồn gốc giới
- Trong gia đình, ngay từ khi sinh ra, đứa trẻ đã được đối xử tùy theo
chúng là trai hay gái. Những sự khác nhau đó có thể là: về đồ chơi, quần áo,
tình cảm của ông bà, bố mẹ, anh chị. Đứa trẻ được dạy dỗ và điều chỉnh hành
vi của chúng theo giới tính của mình.


6
- Trong nhà trường, các thầy cô giáo cũng định hướng theo sự khác biệt
về giới cho học sinh. Học sinh nam được hướng theo các ngành kỹ thuật, điện
tử, các ngành cần có thể lực tốt. Học sinh nữ được hướng theo các ngành như
may, thêu, trang điểm, các ngành cần sự khéo léo, tỷ mỷ.
* Sự khác biệt về giới:
Phụ nữ được xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là
thành phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ
nữ là làm vợ, làm mẹ nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và
cũng từ đó mối quan tâm của họ cũng có phần khác nam giới.
Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ cứng rắn hơn về
tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trưng này cho
phép họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất., vào công việc xã hội, ít bị
ràng buộc bởi con cái và gia đình. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng
cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội.
1.1.1.3. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới
* Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): là những nhu cầu xuất phát
từ công việc và hoạt động hiện tại của phụ nữ và nam giới. Nếu những nhu
cầu này được đáp ứng thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình. [1]

Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu được hình thành từ những điều
kiện cụ thể mà phụ nữ trải qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong
phân công lao động theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tại
của con người. Khác với nhu cầu chiến lược, chúng được chính phụ nữ đưa ra
từ vị trí của họ chứ không phải qua can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy nhu cầu
giới thực tế thường là sự hưởng ứng đối với sự cần thiết được nhận thức ngay
do phụ nữ xác định trong hoàn cảnh cụ thể.
* Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu của phụ
nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những lợi


7
ích này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo
hướng bình đẳng. [1]
* Bình đẳng giới:
- Theo Trần Thị Vân Anh: nam giới và nữ giới được coi trọng như nhau,
cùng được công nhận và có vị thế bình đẳng. [1]
- Khái niệm Bình đẳng giới: là môi trường trong đó cả nữ giới và nam
giới được hưởng vị trí ngang nhau, họ có các cơ hội bình đẳng để phát triển
đầy đủ tiềm năng của mình nhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia và
được hưởng lợi từ các kết quả đó. [9]
1.1.1.4. Vai trò của giới
Vai trò giới: là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và
nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc
về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã
hội hoặc một nền văn hoá cụ thể nào đó. Vai trò giới được quyết định bởi các
yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội.
Phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò giới như sau: Vai trò sản xuất,
vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng. [15]
- Vai trò sản xuất: Là các hoạt động mà cả phụ nữ và nam giới đều có thể

tham gia nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần để tạo ra thu nhập hoặc để
tự nuôi sống. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được trả công. Tuy
nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không
như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau.
Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này.
- Vai trò tái sản xuất bao gồm các hoạt động tái sản xuất dân số và sức
lao động như sinh con, các công việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy và chăm
sóc con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khoẻ gia đình… Những hoạt
động này tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít
khi được coi là “công việc thực sự”, được làm miễn phí. Hầu hết phụ nữ và
trẻ gái đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các công việc tái sản xuất.


8
- Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ,
các công việc nhằm đảm bảo và duy trì các nguồn lực để sử dụng chung
nguồn nước, vệ sinh đường làng ngõ xóm, tham gia lễ hội của làng bản, tham
dự các đám hiếu hỉ…Công việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc
phát triển văn hoá tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó đòi hỏi sự tham gia tình
nguyện, tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay được. Có lúc nó lại được
trả công và có thể nhìn thấy được như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn
trong thảm họa, thiên tai; nấu cơm hoặc bố trí nhà tạm trú cho những gia đình
bị mất nhà ở, huy động cộng đồng đòng góp lương thực, thực phẩm cứu trợ
người bị nạn…
1.1.1.5. Định kiến giới
Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam
giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập
hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho
là thuộc tính của nam giới hay nữ giới.
Ngày nay, định kiến giới đã có sự tiến bộ song vẫn còn tồn tại khiến cho

giới nam và giới nữ chịu nhiều áp lực trong việc thực hiện vai trò, trách nhiệm
và quyền lợi của mình trong cuộc sống.
1.1.1.6. Nhạy cảm giới
Nhạy cảm giới là nhận thức được đầy đủ và đúng đắn về các nhu cầu, vai
trò, trách nhiệm khác nhau mang tính xã hội của phụ nữ và nam giới nảy sinh
từ những đặc điểm sinh học vốn có của họ. Đồng thời hiểu được điều này dẫn
đến khác biệt giới về khả năng tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và mức độ tham
gia, hưởng lợi trong quá trình phát triển của nam và nữ.
1.1.1.7. Trách nhiệm giới
Trách nhiệm giới là có nhạy cảm giới và có những biện pháp hoặc hành
động thường xuyên, tích cực và nhất quán trong công việc để loại trừ nguyên
nhân bất bình đẳng giới nhằm đạt được bình đẳng giới.


9
Hay nói cách khác, đó là việc nhận thức được các vấn đề giới, sự khác
biệt giới và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra biện pháp tích cực nhằm giải
quyết và khắc phục mọi bất bình đẳng trên cơ sở giới. [22]
1.1.1.8. Số liệu có tách biệt giới
Số liệu giới là số liệu tách biệt nam, nữ trong các chỉ tiêu, các lĩnh vực
cụ thể. Các số liệu này cho thấy mức độ của các khoảng cách giới và được thể
hiện dưới nhiều dạng bảng biểu khác nhau. Số liệu giới chỉ cho thấy sự khác
biệt giữa nam và nữ mang tính định lượng bằng con số hoặc tỷ lệ cụ thể mà
không cho biết tại sao lại tồn tại những khác biệt đó.
1.1.2. Phát triển kinh tế hộ gia đình
1.1.2.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế
* Phát triển: là quá trình thay đổi toàn diện nền kinh tế, bao gồm sự tăng
thêm về quy mô sản lượng, cải thiện về cơ cấu, hoàn thiện thể chế nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống.
- Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng: Phát triển không chỉ bao gồm tăng

trưởng kinh tế mà còn phải bao gồm cả thu hẹp sự bất bình đẳng, xoá bỏ đói
nghèo, cải cách cơ cấu xã hội và thể chế quốc gia để đảm bảo quyền lợi của
đa số dân cư tham gia hoạt động chính trị – kinh tế – xã hội, nâng cao phúc
lợi xã hội và trình độ văn hoá của đa số nông dân. Trọng tâm phát triển là sự
phát triển con người, tức là đảm bảo đời sống con người, tôn trọng con người,
tạo mọi điều kiện để hộ tham gia hoạt động về các mặt văn hoá - kinh tế chính trị - xã hội. [3]
* Phát triển kinh tế: có thể hiểu là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về
quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. [3]
1.1.2.2. Khái niệm về nông thôn:
Nông thôn là phần lãnh thổ của một nhà nước hay một đơn vị hành chính
nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội,
điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp.


10
1.1.2.3. Khái niệm, đặc điểm hộ gia đình, kinh tế hộ nông dân.
* Hộ gia đình: Có ba tiêu thức chính thường được nói đến khi định
nghĩa khái niệm hộ gia đình:
- Có quan hệ huyết thống và hôn nhân
- Cùng cư trú
- Có cơ sở kinh tế chung [19]
Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Do vậy,
có rất nhiều khái niệm khác nhau của các nhà khoa học về “Hộ”:
- Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn lao động
và phân công lao động chung, có vốn và chương trình, kế hoạch sản xuất kinh
doanh chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và
được phân phối lợi ích theo thoả thuận có tính chất gia đình. Hộ không phải là
một thành phần kinh tế đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá
thể, tư nhân, tập thể, Nhà nước...

* Hộ nông dân
Đào Thế Tuấn (1997) chỉ ra: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt
động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt
động phi nông nghiệp ở nông thôn”.
Đối với nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc (năm 2001) thì: "Hộ nông
nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông
nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông
thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp". [7]
Xuất phát từ những khái niệm trên, có thể chỉ ra một số đặc điểm chung
như sau:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất
chính là nông nghiệp. Hộ có nguồn thu nhập chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài


11
ra, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, chẳng hạn tiểu
thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ... ở các mức độ khác nhau.
* Kinh tế hộ nông dân:
Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu
của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động
nông nghiệp, phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua các
hoạt động của hộ nông dân.
Kinh tế hộ nông dân được phân biệt với các hình thức kinh tế khác trong
nền kinh tế thị trường bởi các đặc điểm sau:
- Đất đai: nghiên cứu hộ nông dân là nghiên cứu những người sản xuất
có tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai.
- Lao động: lao động sản xuất chủ yếu là do các thành viên trong hộ tự
đảm nhận. Sức lao động của các thành viên trong hộ không được xem là lao
động dưới hình thái hàng hóa, họ không có khái niệm tiền công, tiền lương.

- Tiền vốn: chủ yếu do họ tự tạo ra từ sức lao động của họ.
Mục đích chủ yếu của sản xuất trong hộ nông dân là đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trực tiếp của hộ, sau đó phần dư thừa mới bán ra thị trường.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng và vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1. Khái quát về thực trạng và vai trò của phụ nữ ở một số nước trên thế giới
Tại châu Phi, Châu Á và Thái Bình Dương, trung bình một tuần phụ nữ
làm việc nhiều hơn nam giới 12-13 giờ và có ít thời gian để nghỉ ngơi hơn.
Hầu hết mọi nơi trên thế giới, phụ nữ được trả công thấp hơn nam giới cho
cùng một loại công việc. Thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 50%-90% thu
nhập của nam giới [3].
Với lĩnh vực lao động và việc làm, luật quy định: tuyển dụng không
được hạn chế tuyển một giới. Khi đề bạt, cách chức hoặc sa thải người lao
động cũng không được phân biệt nam nữ. Lao động nam và nữ trong cùng


12
một doanh nghiệp phải được trả lương như nhau cho cùng một công việc như
nhau hoặc công việc có giá trị như nhau.
Trong giáo dục, Luật bình đẳng giới đề ra phụ nữ và nam giới có quyền
bình đẳng trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
* Phụ nữ chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động: Tỷ lệ nữ
tham gia hoạt động kinh tế theo các nhóm tuổi rất cao. Một số tài liệu thống
kê sau đây sẽ chứng minh cho nhận định đó:
- Trung Quốc: nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động cao
nhất từ 20-29 tuổi, tiếp đó là nhóm 30-39 tuổi, và giảm dần theo các nhóm
tuổi cao hơn. Giống như ở Bangladesh, ở nông thôn Trung Quốc phụ nữ ở độ
tuổi 60-64 vẫn còn 32,53% tham gia lực lượng lao động, con số này cao gấp 2
lần phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi [6]
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp:

Nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ nông thôn ở
các nước đang phát triển còn rất thấp. Ở các nước đang phát triển cho đến nay
có tới 31,6% lao động nữ không được học hành, 5,2% mới chỉ học xong phổ
thông và 0,4% mới tốt nghiệp cấp hai. Vì ít có điều kiện học hành nên những
người phụ nữ này không có điều kiện tiếp cận một cách bài bản với các kiến
thức về công nghệ trồng trọt và chăn nuôi theo phương thức tiên tiến, những
kiến thức họ có được chủ yếu là do tự học từ họ hàng, bạn bè hay từ kinh
nghiệm của những người thân của mình. Một hạn chế lớn là những loại kinh
nghiệm được truyền đạt theo phương pháp này thường ít khi làm thay đổi
được mô hình, cách thức sản xuất của họ [6]
* Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến: Bất bình đẳng giới tồn tại ở
hầu hết các nước đang phát triển. Điều đó trước hết bắt nguồn từ tình trạng
phụ nữ có trình độ học vấn thấp. Một nguyên nhân khác không kém phần
quan trọng là những định kiến xã hội không coi trọng phụ nữ đã được hình
thành ở hầu hết các nước đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng
cấp cao và kỹ năng tốt thì những công việc họ làm vẫn không được ghi nhận một
cách xứng đáng.


13

1.2.1.2. Thực trạng và vai trò của phụ nữ nông thôn Việt Nam, một số chủ
trương chính sách của nhà nước với sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới:
Có thể thấy những người nữ nông dân đang có vai trò hết sức quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy, sản xuất của họ chỉ nhỏ lẻ thu hẹp
trong kinh tế hộ, họ thiếu kỹ thuật canh tác chăn nuôi, chủ yếu dựa trên kinh
nghiệm riêng của mỗi cá nhân. Họ cũng không có cơ hội học tập – đào tạo và
không được tiếp cận với thông tin thị trường và công nghệ. Vì thế mà năng
suất sản xuất không cao và kết quả phụ thuộc vào từng mùa vụ. Bên cạnh đó,
những người phụ nữ nông thôn còn đang phải đối diện với những vấn đề về

sức khoẻ như phải làm việc nhiều giờ trong ngày, lao động vất vả, kết hôn
sớm, sinh đẻ và nạo hút thai nhiều, dinh dưỡng kém,...Mặc dù thu nhập từ sản
xuất nông nghiệp ít hơn nhiều so thu nhập của nam giới làm việc bên ngoài,
nhưng những người nữ nông dân ở đây vẫn ý thức được sự quan trọng của cây
lúa. Do vậy, họ vẫn mong muốn, hy vọng được tiếp cận với các giống cây
trồng mới và kỹ thuật canh tác tiên tiến để có thể nâng cao năng suất và sản
lượng của cây trồng.
Phụ nữ luôn phải tỏ ra kính trọng với nam giới. Thái độ xã hội về vai trò
của người phụ nữ trong gia đình đã làm cho việc xử lý những vấn đề như
ngược đãi, bạo hành, ly hôn và phụ nữ nuôi con trở nên khó khăn.
Phụ nữ thiếu những kỹ năng lao động và thiếu tự tin ngay cả trong gia
đình của mình. Điều này lại càng củng cố thêm định kiến về phụ nữ. Tuy
những định kiến giới tác động với cả hai giới nhưng nhìn chung phụ nữ vẫn
chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
Luật bình đẳng giới được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI thông qua tại kỳ họp ngày 29/11/2006. Ngày 2/12/2006,
lệnh công bố được Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký
và có hiệu lực thi hành từ 01/07/2007.


14
1.2.2. Một số nghiên cứu về phụ nữ trong gia đình ở một số địa phương của
nước ta:
Ở Việt nam, bình đẳng giới không chỉ dẫn đến tăng trưởng kinh tế mà
còn khuyến khích cho sự đạt được các mục tiêu phát triển khác. Trong các
mục tiêu xã hội, bình đẳng giới giảm tỷ lệ tăng trưởng dân số qua giảm tỷ lệ
sinh và tỷ lệ tử vong, giáo dục tốt hơn cho con cái và điều này dẫn đến phát
triển bền vững nguồn lực con người trong tương lai. Đặc biệt trong các nước
đang phát triển, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và dân số theo hướng
bền vững sẽ kéo theo sự bền vững về môi trường (Bùi Thế Cường, 2006).

“Hiểu biết giới nghĩa là hiểu biết những cơ hội, những cản trở và những tác
động của sự biến đổi đến cả nam giới và nữ giới” (UNFPF. 2000). Bình đẳng
giới là một trong những điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững trong
một xã hội đang trong quá trình biến đổi, khi phụ nữ có nhiều vai trò hơn
trong sản xuất và quyền quyết định, sự phát triển sẽ nhanh hơn và hướng đến
bền vững hơn về kinh tế, xã hội và môi trường. Tác giả Mai Huy Bích đã
nhận xét: “Theo dõi tiến trình đưa khoa học về giới vào đời sống học thuật
Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây, không thể không ghi công cho các
công trình nghiên cứu phụ nữ học và nhất là những công trình nghiên cứu gia
đình. Có thể nói rằng lịch sử nghiên cứu, phân tích giới ở Việt Nam không
chủ yếu triển khai bằng những công trình khoa học “thuần chất” về phân tích
giới, mà chủ yếu tìm cách khoan sâu chiều kích giới trong sự vận động của
các hiện tượng kinh tế, xã hội. Một trong những thành công nổi bật trong thập
kỷ vừa qua là sự chín muồi hơn về phương pháp luận của các nghiên cứu về
thiết chế gia đình Việt Nam đương đại. Và chính thành tựu đó đã phần nào
được khai thác để khám phá các tương quan giới trong gia đình và trong xã
hội. Có nhà xã hội học đã lưu ý giới học thuật về vấn đề phải đưa giới vào
khung phân tích gia đình ; rằng theo quan điểm giới, chẳng những vợ và
chồng cảm nghiệm đời sống gia đình theo những cách khác nhau, mà trong


×