Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 24 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG

GVHD: Nguyễn Trọng Hà
NHóm: 27
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thọ

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

1

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường, và tiếp sau đợt thực tập công
nhân khi đã được làm quen với môi trường xây dựng sinh viên không bỡ ngỡ khi tiếp
xúc với công việc của ngành cũng như là có thêm các kinh nghiệm thi công, thiết kế
sau này và trước mắt là thêm những kiến thức thực tế để làm tốt đồ án tốt nghiệp. Để
đáp ứng yêu cầu đó, nhà trường đã tổ chức cho chúng em đi thực tập tốt nghiệp, để
chúng em hiểu và bổ sung thêm lí thuyết mà mình đã được học bấy lâu nay. Đồng
thời, tập cho sinh viên làm quen với môi trường và tác phong làm việc của một người
kỹ sư xây dựng.
Với thời gian thực tập 6 tuần tuy không phải là dài nhưng với khoảng thời gian đó


cũng đã cho em phần nào lĩnh hội được chuyên môn về cách thi công, cách quản lí
công việc của người kỹ sư xây dựng cũng như là cách triễn khai thi công sao cho hợp
lí, cách thức tổ chức mặt bằng thi công như thế nào để thuận lợi trong lúc thi công và
tạo sự phối hợp nhịp nhàng, an toàn cho công nhân khi làm việc.
Cùng với phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế,đất nước ta
đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa; vừa xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật,vừa phát triển nền kinh tế đất nước.Hiện nay nước ta đang xây dựng
và phát triển các khu công nghệp,khu đô thị,văn phòng và nhà ở.Do đó,ngành xây
dựng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Ngành xây
dựng là một trong những ngành quan trọng,với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
các thành tựu công nghệ tiên tiến,các máy móc thiết bị đã được đưa vào sử dụng
trong ngành xây dựng làm tăng năng xuất lao động,giảm giá thành sản phẩm góp
phần nâng cao đời sống sinh hoạt của con người.
Sau thời gian thực tập dưới công trường,với sự quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình của
chỉ huy trưởng công trình,chỉ huy phó công trường,kĩ sư công trường,cán bộ kĩ thuật
và toàn bộ công nhân trực tiếp xây dựng công trình đã giúp em nâng cao sự hiểu biết
về thực tế quản lí và thi công xây dựng công trình kết hợp với những kiến thức đã
được học ở trường và sự tận tình hướng dẫn chỉ bảo thầy giáo Nguyễn Trọng Hà đã
giúp em hoàn thành bài báo cáo của mình.Nội dung của bài báo cáo bao gồm những
phần cụ thể sau:

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

2

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu thực tập :
-Sau khi học xong các học phần lý thuyết sinh viên được đi thực tập tại các
công trường xây dựng các đơn vị thiết kế , các cơ sở sản xuất đê làm quen với
công tác xây dựng ngoài thực tế , qua đó học hỏi , bổ sung kỹ năng , kiến thức
của bản thân và xác định rõ hơn vài trò của một người kỹ sư xây dựng.
-Nội dung của học phần bao gồm các kiến thức thực tế mà sinh viên tiếp nhận
được khi đi thực thực tập ở các công trường xây dựng, các xí nghiệp thiết
kế,các kiến thức về cơ cấu tổ chức đơn vị xây dựng, dây chuyền thiết kế ,thi
công công trình, quản lý công trình, công trường.
2. Nội dung thực tập:
-Trong thời gian thực tập tại công trường xây dựng sinh viên cần tìm hiểu các
nội dung sau:
1, mô hình tổ chức của đơn vị mình thực tập.
Có thể mô tả băng sơ đồ tổ chức của đơn vị từ thủ trưởng đến các thành viên.
Trình bày mối liên hệ theo ngành học các cấp bậc trong hệ thống điều hành công
việc của đơn vị thực tập ,đặc biệt là bộ phận nơi mình làm việc.
2, tìm hiểu về công trình mình thực tập:
Sinh viên tham gia thực tập tại công trường cần phải nắm rõ các đặc điểm công
trình mình thực tập. Bao gồm chủ đầu tư, hình thức đầu tư ,điều kiện tự nhiên, xã
hội nơi công trình xây dưng. Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ ,các đơn vị
tham gia xây dựng bao gồm tư vấn, thiết kế , khảo sát.......mối quan hệ giữa các
đơn vị đó.
3, tìm hiều giải pháp kiến trúc:
Từ bản vẽ thiêt kế công trình. Sinh viên phân tích tìm hiểu mặt bằng, mặt đứng,
mặt cắt. Các chi tiết đặc biệt,đặc trưng của công trình mình thực tập.
4, tìm hiểu về hệ thống kết cấu công trình:
Tìm hiểu về hệ thống kêt cấu của công trình , bao gồm khung, vách, lõi. ..

5, tìm hiểu về công nghệ và tổ chức thi công.
- Nắm được các giải pháp kỹ thuật áp dụng trong thi công bao gồm:
Giải pháp mặt bằng, lựa chọn máy thi công, công nghệ thi công.
- Tìm hiểu cách lập kế hoạch, tiến độ thi công, công tách kiểm tra giám sát để
làm đúng tiến độ được đề ra.cần chú ý đến cách tổ chức các tổ đội.
- Tìm hiêu cách tổ chức quản lý , kiểm tra chất lượng công trình.

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

3

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

3. Địa điểm thực tập:
Tên công trình: Công trình bảo tồn dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh
Địa điểm: 77- Nguyễn Du, Bến Thủ- TP Vinh, Nghệ An
Chủ đầu tư: Ban quản lý các dự án xây dựng công trình văn hóa,thể dục, thể thao
Địa chủ trụ Sở: Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, xóm 7, xã Nghi Phú, thành phố Vinh,
Nghệ An.
Đơn vị thiết kế: Công ty CP TVXD HDT
Đơn vị thi công: Công ty CPXD Hoàng Kim
Nhà thầu thi công: Công ty CPXD Hoàng Kim
Đơn vị giám sát: Ban quản lý các dự án xây dựng công trình văn hóa,thể dục, thể
thao


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

4

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

I.1 QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN
- Công ty CP xây dựng Hoàng Kim thành lập ngày 30 tháng 11 năm 2009. Sau 8
năm hoạt động, đến nay công ty phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực
trong xây dựng.
I. 2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN TIẾP NHẬN.
Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
Xây dựng hạ tầng, kỹ thuật.
Xây dựng cầu đường.
Khai thác khoảng sản
Tái chế phế liệu
Mua bán máy móc
I.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ

QUẢN LÝ
CÔNG TRÌNH

CHỈ HUY
TRƯỞNG


BAN GIÁM
SÁT

CHỈ HUY
PHÓ

KỸ THUẬT

I.4 DƯỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

5

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

1. Tên công trình : Công trình bảo tồn dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh
2. Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trường Sơn
3. Địa điểm xây dựng và vị trí giới hạn :
a. Địa điểm : 77- Nguyễn Du- Bến Thủy-Tp Vinh – Nghệ An
b. Hình dạng, diện tích khu đất : Khu đất có dạng hình chữ nhật, với tổng diện tích đất
nghiên cứu là 6393m2
c. Điều kiện tự nhiên:
Gió lạnh, mưa nhiều gây khó khăn trong quá trình thi công công , vận hành các máy
móc thiết bị phục vụ thi công công trình.

d. Điều kiện xã hôi.
Công trình được xây dựng trên vùng có điều kiện xã hội ổn định.có nhiều dân sinh sống.
e. Vị trí giới hạn :
-

Phía tây và phía bắc giáp đường quy hoạch rộng 12m

-

Phía đông giáp đường Nguyễn Du

-

Phía Nam giáp đường Hàn Mặc Tử quy hoạch rộng 12m

f.

Tiến độ thực hiện:

- Khởi công xây dựng: Ngày 20 tháng 11 năm 2016.
- Hoàn thành: Dự kiến quý IV/2020.
g.

Quy mô, công suất:

- Diện tích khu đất: 6393 m2
- Diện tích xây dựng: 2154 m2
- Tổng diện tích sàn xây dựng:7920 m2
- Số tầng: 04 tầng.
- Sân khấu: gồm 1 sân khấu chính và 1 sân khấu phụ

- Tổng số phòng: 60

4. Sơ đồ tổ chức công trường
a, Chức năng, nhiệm vụ


Chỉ huy trưởng:

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

6

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

Giám sát, điều hành sản xuất chung trên toàn công trình, phân công và giao trách
nhiệm tổ chức chỉ đạo sản xuất đến từng đồng chú cán bộ kỹ thuật, tổ, đội sản xuất.
Chỉ huy trường công trình cần lên phương án dự trù chi tiêu, kế hoạch đinh kế hoạch
sản xuất, lắp dựng, phân bố cán bộ, công nhân hợp lý để công ty làm ăn có lời và vì
thế chỉ huy trưởng công trình phải là người có kinh nghiệm cũng như uy tín trong
công tác chỉ đạo sản xuất thi công của đơn vị.


Cán bộ kỹ thuật công trường:

Là người trực tiếp chỉ đạo sản xuất thi công trên công trình theo đúng thiết kế và

các thay đổi được chủ đầu tư chấp thuận, do vậy cán bộ kỹ thuật phải luôn có mặt
trên công trường nắm bắt mọi sự thay đổi trên công trường. Đội ngũ kỹ thuật trên
công trường gồm 1 đồng chí giám sát hàng ngày, có thể phân bổ thêm 1 đồng chí
trong trường hợp công việc thi công với khối lượng lớn, nhiều phần việc diễn ra
trong cùng lúc.
Phân công và giám sát công việc cũng như thực hiện công tác an toàn lo động, vệ
sinh lao động của các tổ đội thi công. Lên phương án thì công, các kế hoạch đề ra,
lập tiến độ theo tuần, tháng và cùng tổ trưởng các tổ thi công bàn bạc, nghiên cứu
biện pháp thi công khả thi nhất để đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ, an toàn,
chất lượng.


Thủ kho công trình:

Quản lý tài sản của đơn vị trên công trình. Có trách nhiệm tổ chức việc nhập,
xuất kho theo đúng quy định. Theo dõi việc nhập, xuất và tổng hợp số liệu để báo cáo
với ChỈ huy trưởng công trình.


Tổ bảo vệ công trình:

Tổ bảo vệ có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho tài sản của đơn vị. Lực lượng bảo
vệ gồm 1 người được phân bổ để bảo vệ vật tư, thiết bị thủ công, máy móc trên công
trừng cũng như toàn khu vực vào ban đêm.


Đội trưởng đội xây dựng:

Các tổ đội đều có 1 người làm đội trưởng nhận nhiệm vụ trực tiếp của chỉ huy
trưởng công trình hoặc cán bộ kỹ thuật giao cho. Có trách nhiệm tổ chứ thi công

đúng tiến độ, chất lượng, an toàn.
b, Hình thức giao việc.
Ban giám đốc Công ty đã có sự ủy quyền cho chỉ huy trưởng công trình chịu
trách nhiệm chính đối với công trình và chỉ huy trưởng công trình có trách nhiệm báo
cáo định kỳ cho công ty các vấn đề liên quan tới công trình thực hiện dự an.

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

7

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

Chỉ huy trưởng công trình là người chịu trách nhiệm chính tại công trình, là
người quản lý công trường, thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất, biện pháp kỹ
thuật thi công, an toàn lao động à tiến độ thi công công trình. Chỉ huy trưởng công
trình giao nhiệm vụ cho kỹ thuật và các tổ đội sản xuất.
Chỉ huy trưởng công trình giao việc cho tổ đội sản xuất, đúng đầu các tổ đội này
là các tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đóc và chịu trách nhiệm về hiệu quả lao động của
thành viên trong tổ đội của mình trong công việc theo định kỳ hàng tháng.
c, Hình thức trả lương
Đơn vị áp dụng hình thức trả lương khoán theo khối lượng công việc kết hợp với
lương ngày.
Với các kĩ sư và cán bộ kĩ thuật được trả lương theo vị trí công tác theo bậc thợ
và theo tháng.
Với công nhân trả lương theo hình thức khóa sản phẩm khi họ hoàn thành và sẽ

được nhận lương khi sản phẩm hoàn thành và nghiệm thu sản phẩm và được nhận
lương từ đội trưởng đội thi công.
d, Hình thức huy động nhân lực, máy móc, vật tư, kỹ thuật:


Nhân lực:

Các công việc đòi hỏi phải có bằng cấp và được đào tọa bài bản như thợ nền, thợ
máy, thợ điện, nước..sử dụng công nhân trong biên chế của đơn vị, còn với nhưng
công việc chỉ cần loa động phổ thông như phụ vưa, đổ BT thì lấy lao động động từ
địa phương.


Máy móc thiết bị.

Các máy móc, thiết bị mà công trình sử dụng chủ yếu của đơn vị có sẵn được
chuyển từ 1 số các công trình khác của công ty về hoặc nhận từ trong kho như máy
trộn bê tông, máy tời, máy đầm, hệ thống giáo chống… Đối với dụng cụ lao động
cầm tay như búa, dao xây..thì do các tổ đội thi công tự lo.


Vật tư:

Sử dụng nguồn vật tư sẵn có tại địa phương kết hợp với các đơn vị cung cấp vật
tư lâu nằm của đơn vị.

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC MẶT BẰNG
1, khó khăn:
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG


8

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

Do vấn đề khách quan ( thời tiết,giao thông)
2, thuận lợi:
Do công trinh nằm trong khu vực nội thành nên thời gian của việc vận chuyển vật
liệu được tiến hành nhanh chóng.
Công trình có nhiều bãi đất trống nên thuận tiện cho việc bố trí lán trại,kho bãi tập
kêt vật liệu.
Nguồn điện của công trình lấy từ mạng điện của công trình cũ trước nó nên thuận lợi
cho việc vận hành máy móc thiết bị.
CHƯƠNG III – HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH
Công trình đang trong giai đoạn thi công phần móng :
 Công tác đào đất
 Định vị tim cọc
 Chọn máy ép cọc
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN TIẾP NHẬN.
IV.1 MẶT BẰNG KẾT CẤU CÔNG TRÌNH.
Tìm hiểu các giải pháp thiết kế kiến trúc của công trình
1. Giải pháp mặt bằng:
Mặt bằng công trình được thiết kế thành 3 đơn nguyên liền, đối xứng qua tâm
nhà. Công trình được thiết kế thành các không gian sử dụng chính bao gồm sân khấu
chính,sân khấu phụ,các phòng thay trang phục,hóa trang,...
+ Tầng 1 sử dụng cho hoạt động biểu diễn, gồm sân khấu chính ,sân khấu phụ và

các phòng khác,..
+tầng 2:sân khấu khán giả nhìn xuống tầng 1
+ tầng 3:các phòng trưng bày và tập duyệt,các phòng chức năng và câu lạc bộ dân
ca ví dặm
+ tầng 4:các phòng quản lí,các phòng cán bộ liên quan khu bảo tồn
Hành lang trong các tầng được bố trí rỗng rãi, đảm bảo việc đi lại và các yêu cầu về
phòng chống cháy và thoát người trong trường hợp khẩn cấp.
Hệ thống giao thông: mỗi dãy nhà có 2 cầu thang bộ.

2. Giải pháp kết cấu;
a. Hệ khung chịu lực: Bao gồm hệ thống cột và dầm liên kết với nhau theo hai
phương tạo thành hệ khung không gian vừa chịu tải trọng đứng, vừa chịu tải trọng
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

9

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

ngang. Loại kết cấu này có ưu điểm là có không gian lớn, bố trí mặt bằng linh hoạt
có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu sử dụng công trình. Tuy nhiên, hệ kết cấu khung có độ
cứng ngang nhỏ, khả năng chịu tải trọng ngang kém, Hệ dầm thường có chiều cao
lớn nên ảnh hưởng đến công năng sử dụng và tăng chiều cao nhà. Các công trình sử
dụng kết câu khung thường là những công trình có chiều cao không lớn. Với khung
BTCT không quá 20 tầng, với khung thép cũng không quá 30 tầng
b .Phương án sàn dày sườn BTCT (sàn ô cờ):

Cấu tạo hệ kết cấu sàn bao gồm hệ dầm vuông góc với nhau theo hai phương, chia
bản sàn thành các ô bản kê bốn cạnh có nhịp bé, theo yêu cầu cấu tạo khoảng cách
giữa các dầm vào khoảng 3m. Các dầm chính có thể làm ở dạng dầm bẹt để tiết kiệm
không gian sử dụng trong phòng.
- Ưu điểm: Số lượng cột giảm nên tiết kiệm được không gian sử dụng và có kiến
trúc đẹp thích hợp với các công trình yêu cầu thảm mỹ cao và không gian sử dụng
lớn như hội trường, câu lạc bộ. Khả năng chịu lực tốt thuận tiện cho bố trí mặt bằng.
- Nhược điểm: Số lượng dầm nhiều nên tốt vật liệu, thi công phức tạp. Mặt khác khi
mặt bằng sàn quá rộng cần phải bố trí thêm các dầm chính. Vì vậy, nó cũng không
tránh khỏi được những hạn chế do chiều cao dầm chính lớn để giảm độ võng. Việc
kết hợp sử dụng dầm chính dạng dầm bẹt để giảm chiều cao dầm có thể được thực
hiện nhưng chi phí cũng sẽ tăng cao vì kích thước dầm rất lớn.

IV.2 CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT, CHỌN MÁY ÉP CỌC, CÔNG TÁC ĐỊNH VỊ
TIM CỌC
A. CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

10

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

Các yêu cầu của kỹ thuật.

- Trước khi thi công, phải kiểm tra đối chiếu, hiệu chỉnh chính xác lại địa hình, địa

chất thủy văn của công trình và khu vực làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật
thích hợp và an toàn lao động. Phải đề ra các biện pháp phòng chống lún, sạt lở, ngập
lụt, lầy thụt... khi mưa bão.
- Phải đánh dấu trên bản vẽ thi công và thể hiện trên thực địa bằng các cọc mốc dễ
nhìn thấy để báo hiệu có các công trình ngầm như đường điện, nước, thông tin liên
lạc, cống ngầm ... nằm trong khu vực thi công.
- Phải có biện pháp bảo vệ các công trình hiện có nằm gần công trình đang thi công
như: nhà cửa, đường sá, bệnh viện, trường học, di tích lịch sử.... ở các khu vực có
đường ống khí nén, nhiên liệu, cáp điện ngầm, kho hóa chất, thuốc nổ... phải có biển
báo khu vực nguy hiểm.
- Phải chọn khoang đào đầu tiên và đường di chuyển của máy hợp lí nhất cho từng
giai đoạn thi công công trình.
- Lựa chọn máy và cơ cấu nhóm máy hợp lí trên cơ sở công nghệ thi công tiên tiến
bảo đảm năng suất cao, tiêu hao nhiên liệu ít và giá thành một đơn vị sản phẩm thấp
nhất. Phải bảo đảm hoàn thành khối lượng, tiến độ thực hiện và phù hợp với đặc
điểm và điều kiện thi công công trình. Cơ cấu nhóm máy trong dây chuyền công
nghệ thi công phải đảm bảo đồng bộ, cân đối.
- Trước khi thi công phải dọn sạch những vật chướng ngại có ảnh hưởng đến thi công
cơ giới nằm trên mặt bằng: chặt cây lớn, phá dỡ công trình cũ, di chuyển những tảng
đá lớn... phải xác định rõ khu vực thi công, định vị ranh giới công trình, di chuyển
những cọc mốc theo dõi thi công ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của máy làm việc.

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

11

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

- Phải chuẩn bị chu đáo điều kiện an toàn ở mặt bằng: cắm biển báo những nơi nguy
hiểm, đảm bảo đủ ánh sáng thi công ban đêm, quy định rõ những tín hiệu, đèn hiệu,
còi hiệu.
- Cán bộ kỹ thuật thi công và công nhân cơ giới phải được trực tiếp quan sát mặt
bằng thi công, đối chiếu với thiết kế và nắm vững nhiệm vụ, yêu cầu thi công công
trình trước khi tiến hành thi công.
- Phải chuẩn bị chu đáo trước khi đưa máy ra làm việc. Phải kiểm tra, xiết chặt, điều
chỉnh các cơ cấu làm việc, kiểm tra các thiết bị an toàn kỹ thuật. Các bộ phận đào cát
đất phải sắc, nếu cùn phải thay thế phục hồi kịp thời đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Khi làm việc phải bảo đảm cho máy làm việc liên tục, độ tin cậy cao và phát huy
được hết công suất của máy.
- Cán bộ kỹ thuật và công nhân lái máy phải chấp hành đầy đủ và nghiêm túc chế độ
bàn giao máy tại hiện trường và các quy định về quản lí sử dụng máy, sửa chữa, bảo
dưỡng máy và các quy định an toàn về máy.
- Trong giai đoạn thi công cao điểm, nhất là ở những công trình trọng điểm, cần phải
tổ chức thêm bộ phận thường trực sửa chữa hiện trường nhằm khắc phục kịp thời
những hư hỏng đột xuất của xe máy, kịp thời bôi trơn, xiết chặt và kiểm tra an toàn
xe máy, phục vụ chế độ bàn giao xe máy sống của thời kì cao điểm thi công.
- Trong mùa mưa bão, phải đảm bảo thoát nước nhanh trên mặt bằng thi công. Phải
có biện pháp bảo vệ hệ thống thoát nước không được để xe máy làm hư hỏng hệ
thống đó. Phải có biện pháp phòng chống ngập, lầy, lún, trơn trượt... đảm bảo máy
hoạt động bình thường.
- Nếu vì điều kiện không thể thi công được thì tranh thủ đưa máy vào bảo dưỡng, sửa
chữa sớm hơn định kì kế hoạch.

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG


12

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

- Những quy định về thi công cơ giới công tác đất đều áp dụng cho tất cả các loại
máy làm đất. Đồng thời phải tuân theo những điểm chỉ dẫn trong tài liệu sử dụng của
nhà máy chế tạo. Trong trường hợp máy mới sử dụng, phải biên soạn tài liệu hướng
dẫn sử dụng máy và hướng dẫn cho công nhân lái máy trước khi đưa máy ra thi công.
- Máy đào gầu ngửa dùng để đào tất cả các loại đất. Đối với đá, trước khi đào cần
làm tơi trước. Máy đào lắp thiết bị gầu dây, gầu xếp, gầu ngoạm dùng để đào những
nơi đất yếu, sình lầy, đào các hố có thành đứng, vét bùn, bạt mái dốc, đào đất rời...
- Chỗ đứng của máy đào phải bằng phẳng, máy phải nằm toàn bộ trên mặt đất, khi
đào ở sườn đồi, núi, tầng khai thác phải bảo đảm khoảng cách an toàn tới bờ mép mái
dốc và không được nhỏ hơn 2 m. Độ nghiêng cho phép về hướng đổ đất của máy
không được quá 20.
- Khi máy làm việc phải theo dõi mặt khoang đào, không để tạo thành hàm ếch. Nếu
có hàm ếch phải phá ngay. Không được để máy làm việc cạnh các vết đất có những
lớp đất sắp đổ về hướng máy, phải dọn hết những tảng đá long chân ở các khoang
đào. Khi máy ngừng làm việc phải di chuyển máy ra xa vách khoang đào để đề
phòng đất đá sụt lở.
- Khi đổ đất vào thùng xe, khoảng cách từ đáy gầu đến thùng xe không được cao quá
0,7 m. Vị trí của xe ô tô phải thuận tiện và an toàn. Khi máy vào quay, gầu máy đào
không được đi ngang quá đầu xe, góc quay phải nhỏ nhất và không phải vươn cần ra
xa khi đổ đất. Lái xe ô tô phải ra khỏi buồng lái khi đổ đất vào thùng xe.
-Khi đào đất, phải đảm bảo thoát nước trong khoang đào. Độ dốc nền khoang đào

hướng phía ngoài, trị số độ dốc không nhỏ hơn 3 %. Khi đào phải bắt đầu từ chỗ thấp
nhất.

Công tác đào đất

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

13

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

B. CÔNG TÁC CHỌN MÁY ÉP CỌC
1. Yêu cầu khi chọn máy ép cọc
Chọn máy ép cọc bê tông phải đưa đượcc cọc xuống chiều sâu như bản thiết kế, cọc
phải được qua các tầng địa chất khác nhau và tùy theo điều kiện cụ thể của địa chất
công trình. Việc chon máy ép cọc bê tông cần phải tỉ mỉ, chi tiết và không có sai sót.
2. Các bước chọn máy ép cọc
Muốn cho cọc bê tông qua được những địa tầng đó thì lực ép cọc bê tông phải đạt
giá trị:
Pep ≥ K.Pc
• Pep – lực ép cần thiết để cọc bê tông đi sâu vào đất nền tới độ sâu thiết kế
• K – hệ số K > 1; có thể lấy K = 1,5 – 2 phụ thuộc vào từng loại đất và tiết diện cọc
• Pc – tổng sức kháng tức thời của nền đất, Pc = Pmui + Pmasat
• Pmui : phần kháng của mũi cọc
• Pmasat : ma sát của thân cọc

Như vậy, để ép cọc bê tông xuống chiều sâu thiết kế thì cần phải có 1 lực thắng được
lực ma sát bên của cọc và phá vỡ được cấu trúc của lớp đất dưới mũi cọc. Lực ép đó
phải bằng trọng lượng bản thân của cọc và lực ép bằng thủy lực. Lực ép cọc bê tông
chủ yếu do kích thủy lực tạo ra.
C. CÔNG TÁC ĐỊNH VỊ TIM CỌC
* Các yêu cầu và cách định vị tim cọc
- Đúng vị trí, tránh sai số cộng dồn (Bằng thủ công)
- Sử dụng máy toàn đạc để định vị tim
- Định vị góc vuông (theo 3 cạnh của tam giác vuông)
- Định vị 4 góc của CT, sau đó rải lưới trục định vị...căng dây, rải vôi, đào đất...
- Truyền cốt đào từ cốt gửi.

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

14

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

Hình ảnh cân máy để định vị tim cọc

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

15

LỚP 53KXD



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

Một số hình ảnh trên công trường

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

16

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

17

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG


GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

18

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

PHÒNG CÁN BỘ KĨ THUẬT

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

19

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

BẢNG TẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH
CHƯƠNG V: SO SÁNH THỰC TẾ VỚI LÝ THUYẾT.
- Em nhận thấy rằng giữa lý thuyết đã học so với thực tế vẫn còn có một
khoảng cách khá xa. Điều này làm cho sinh viên còn bỡ ngỡ khi va chạm
với thức tế. Hay nói một công việc đơn giản là đổ bê tông cột chẳng hạn, lý
thuyết đâu chỉ ta cách đặt thép chờ các thép râu trong cột như thế nào?

Trình tự thi công các hạng mục thi công ra làm sao, cách triển khai tiến độ
và tổ chức, bố trí công nhân làm việc như thế nào để đạt hiệu quả cao .v.v.v
Nói tóm lại sinh viên trong quá trình học cần phải được va chạm với thực
tế nhiều hơn và nhà trường cũng nên đưa vào giảng dạy những kiến thức
thực tế, kinh nghiệm thiết kế- thi công, tổ chức cho sinh viên đi tham quan
nhiều hơn.
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
VI.1 KẾT LUẬN:
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

20

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

VI. 1.1 TÓM TẮT NỘI DUNG ĐÃ THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
TẬP, AN TOÀN LAO ĐỘNG.
a. an toàn lao động trên công trường:
-Tổ chức hệ thống an toàn lao động trên công trường.
-Công ty đã lập ban an toàn với sự chỉ huy của đòng chí chủ nhiệm công trình
có trách nhiệm kiểm tra, đôn đóc công tác an toàn trong quá trình thi công.
-Cán bộ trong Ban an toàn thường xuyên kiểm tra nhắc nhở cán bộ công nhân
trên công trường tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc an toàn và có thể đình chỉ
công tác nếu thấy công tác đó không an toàn hoặc công nhân không thực đúng
nguyên tắc an toàn.
b. Giải pháp an toàn lao động cho công nhân xây lắp:

-Trong quá trình thi công, công nhân phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như:
tiếng ồn, bụi, rung động...Để đảm bảo an toàn lao động, tùy theo điều kiện cụ
thể, cán bộ công nhân viên cần có các thiết bị bảo hộ thích hợp.
c. An toang lao động trong tổ chức công trường:
- Tất cả những người vào công trường phải có mũ chuyên dụng để bảo vệ.
-Trong công trường, ngoài cán bộ kiểm tra chuyên trách về an toàn lao động,
các tổ đội phải có một người trực tiếp phụ trách an toàn.
d. An toang trong công tác điện:
-Kiểm tra thường xuyên các thiết bị điện, dây dẫn, đầu mối.d/An toàn trong
công tác cốt thep:
-Khi móc buộc để liên kết cốt thép trên cao, công nhân phải đứng trên sàn
thao tác vững chắc, có lan can và dây an toàn.
e/An toàn trong công tác bê tông:
f/An toàn trong công tác bốc xếp, vận chuyển nguyên vật liêu:
-Tất cả các loại khi chở đến công trường phải có phương án vận chuyển hợp
lý và được giám sát của cán bộ an toàn.
g/An toàn trong công tác thi công sàn cao (từ 6m trở lên):
-Người làm việc trên cao phải có sức khỏe tốt, không được uống rược bia, chỉ
di chuyển ở những nơi được phân công.
-Cấm leo trèo, lên xuống từ vị trí trên cao.
-Cấm dẫm vào các kết cấu đang thi công.
-Người làm việc trên cao phải đeo dây an toàn, đặc biệt là khi thời tiết không
tốt hoặc có gió lớn.
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

21

LỚP 53KXD



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

h/An toàn trong công tác lắp đặt điện:
-Trong quá trình thi công đặc biệt tuân thủ các quy phạm về an toàn lao động
trong công tác điện.
-Chỉ thi công về điện khi có đầy đủ biên chế theo yêu cầu kỹ thuật và có đầy
đủ trang thiết bị cần thiết.
-Trên mặt bằng thi công điện phải có biển báo.
i/An toàn trong công tác xây và hoàn thiện:
-Kiểm tra dàn giáo, sắp xếp, bố trí vật liệu trên sàn công tác đăm bảo an toàn
khi xây.
-Khi xây tường cao hơn 2m phải đứng lên dàn giáo.
-Vật liệu chuyển lên cao phải đưa bằng thung, không để rơi vãi ra ngoài.
-Công nhân tuyệt đối không được đứng trên hoặc dưới khi máy tời đang vận
hành.
-Sàn công tác nhận vật liệu phải chắc chắn, không được chuyển gạch lên cao
bằng cách tung, ném.

l. Biện pháp bảo vệ môi trường:
-Đây là công rình có quy mô lớn và dài ngày nên công ty đã dùng các biện
pháp che chắn tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công, qua trình vận
chuyển, bốc dỡ nguyênvật liệu và vận hành của máy móc để hạn chế ảnh
hưởng đến môi trường khu vực dâncư và các cơ quan xung quanh.
m. Bảo hiểm và bảo hộ lao động:
-Công ty sẽ mua bảo hiểm cho mọi người, máy móc thiết bị phục vụ thi công
-Cán bộ, công nhân lao động tại công trình đều phải có chứng chỉ nghề
nghiệp, sức khỏe phải phù hợp với mọi công việc được giao.
-Công ty sẽ trang bị an toàn cho cán bộ và công nhân đầy đủ các thiết bị bảo

hộ lao động.
n. Tổ chức học tập và tập huấn cho cán bộ công nhân viên về an toàn lao
động:Công ty đã triển khai cho toàn bộ cán bộ công nhân viên tham gia các
lớp đào tạo về an toàn lao động và vệ sinh môi trường
VI.2 KIẾN NGHỊ:
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

22

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA

VI.2.1 CƠ QUAN THỰC TẬP:
- Cần trang bị thêm những phòng thí nghiệm riêng thuận tiện cho việc phục vụ thi
công.
VI.2.2 BỘ MÔN:
- Kiến thức trang bị trong nhà trường tương đối đủ, nhưng cần phải trang bị thêm một
số kiến thức.
- Kiến thức về thiết kế thi công công trình, quản lý tiến độ thi công…..
CHƯƠNG VII. Ý KIẾN BẢN THÂN SAU KHI HOÀN THÀNH BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.
- Qui trình gửi sinh viên đi thực tập sản xuất tại các cơ quan là phù hợp với
chuyên ngành xây dựng.
- Thu họach từ quá trình thực tập:
 Qua thời gian thực tập tại công trình Bảo Tồn Dân Ca Ví Dặm Nghệ
Tĩnh, với việc tiếp xúc trực tiếp với công trường và công ty, em hiểu

thêm về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của người cán bộ kỹ thuật.
Nắm bắt được các công việc mang tính chất nghiệp vụ, chuyên môn của
người cán bộ. Thu được nhiều kiến thức thực tế. Từ đó giúp em cũng cố
và bổ sung các kiến thức mà em đã học được khi ngồi trên ghế nhà
trường.
 Qua đợt thực tế này, em đã hiểu thêm được một số điểm sau:
o Trong quá trinh thi công luôn phải chú ý đến những quy định quy
phạm xây dựng cơ bản và luôn đảm bảo chính xác yêu cầu kỹ
thuật.
o Trên công trường, để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình
thì ngoài việc được cung cấp trang thiết bị đầy đủ, chúng ta phải
chú ý tới đời sống của công nhân.
o Nghiêm chỉnh và chấp hành nghiêm túc các công việc được
giao.đảm bảo công trình làm đúng tiến đội.
o Thực hiện thưởng ,phạt nghiêm minh đối với cá nhân hay tập thể
có thành tích tốt or làm dối làm không đúng tiến độ được giao.
o Thực hiện trả lương cho công nhân đúng thời gian, đảm bảo đời
sống tốt cho công nhân, tạo bầu không khí thoái mái, làm việc
hiệu quả.
Lời kết:
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

23

LỚP 53KXD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRỌNG HA


- Qua thời gian thực tập, bằng việc tiếp xúc với thực tế trên công trường cùng với
sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Xây dựng và đặc biệt là sự tận tình chỉ
dẫn của thầy Nguyễn Trọng Hà, và Ban chỉ huy công trường: quản lý công
trình, chỉ huy trưởng, chỉ huy phó...vv.cộng với nỗ lực phấn đấu học hỏi của bản
thân, em đã thu được rất nhiều kiến thức thực tế. Do còn thiếu nhiều về kinh
nghiệm cũng như về thời gian nên báo cáo này không thể tránh khỏi có những sai
sót.Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo để em
có thể hoàn thiện tốt hơn.
- Theo em, để trở thành một người cán bộ kỹ thuật ngoài việc nắm vững về
chuyên môn còn biết quan tâm đến đời sống của người công nhân, động viên họ
hăng hái trong công việc.
- Qua đây em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô trong khoa Xây
dưng trường Đại Học Vinh và đặc biệt là thầy Nguyễn Trọng Hà đã tạo mọi điều
kiện và tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn
chân thành đến ban chỉ huy công trình, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình
Vinh , ngày 6 tháng 1 năm 2017

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

24

LỚP 53KXD



×