Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNGTÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TRUNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.01 KB, 15 trang )

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNGTÁC KẾ
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TRUNG SƠN
3. Nhận xét về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty
3.1 Về tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ
Hình thức kế toán "Nhật ký chung" mà Công ty đang áp dụng có nhiều đặc
điểm phù hợp và thuận lợi cho việc ghi chép các sổ kế toán có liên quan.
Phòng tài chính kế toán của Công ty đã xây dựng một hệ thống sổ sách
khoa học và phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán. Công ty đã mở sổ kế toán
phản ánh cho từng công trình, hạng mục công trình và mở sổ chi tiết các tài
khoản cho từng đội xây dựng, đảm bảo cho việc cung cấp thông tin kịp thời,
chính xác.
Kế toán công trình thu thập chứng từ, lên bảng kê sau đó gửi về phòng tài
chính kế toán của Công ty, sau đó kế toán tại Công ty sẽ lên bảng tổng hợp rồi
lưu vào sổ. Việc này làm giảm bớt công việc cho nhân viên của phòng kế toán,
thuận tiện trong việc đối chiếu kiểm tra sổ sách giữa kế toán công trình và kế
toán Công ty, đồng thời phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh,
phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Tuy nhiên, mô hình tổ chức vừa tập trung vừa phân tán cũng dẫn đến việc
tập hợp chứng từ để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp về phòng tài chính kế toán của Công ty còn chậm trễ. Theo quy định thì
hàng tháng kế toán công trình phải tập hợp chứng từ rồi gửi về phòng tài
chính kế toán nhưng trên thực tế thì không phải lúc nào chứng từ cũng về vào
cuối tháng, có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan nhưng điều này
ảnh hưởng đến việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như ảnh
hưởng đến việc nghiệm thu, bàn giao, thanh toán cho các công trình.
3.1.2. Về đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành
Do đặc điểm của sản phẩm là các công trình có kết cấu phức tạp, thời gian
xây dựng kéo dài, sản phẩm mang tính đơn chiếc... nên việc Công ty xác định
đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng


công trình, hạng mục công trình là hoàn toàn phù hợp. Công ty áp dụng hình
thức khoán gọn xuống các đội xây dựng, quy định mức chi phí tối đa cho phép
và thời hạn hoàn thành công việc. Việc quy định mức chi phí tối đa hạn chế
được những lãng phí xảy ra trong quá trình xây dựng. Hàng tháng Công ty tiến
hành cử nhân viên kỹ thuật xuống các đội để kiểm tra do đó chất lượng công
trình cũng được bảo đảm.
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công
ty là phương pháp trực tiếp về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu kế toán chi phí
sản xuất của Công ty, phù hợp với chế độ kế toán áp dụng trong các doanh
nghiệp xây lắp. Chi phí sản xuất được phân theo 4 khoản mục chi phí riêng biệt
tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi hạch toán các chi phí của các đội xây
dựng trong quá trình thi công.
3.1.3. Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty thực hiện khá đầy đủ các quy định về tập hợp chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp theo quy định của Bộ Tài chính. Chứng từ về chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp được kế toán các đội tập hợp rồi chuyển về phòng tài chính kế
toán của Công ty; kế toán Công ty kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ rồi mới ghi sổ
theo đúng chế độ phù hợp. Phần lớn số nguyên vật liệu chính Công ty đều chủ
động mua sắm và chuyển thẳng tới chân từng công trình, điều này giúp giảm
được chi phí kho bãi và chi phí do thất thoát và hỏng vật tư.
Ngoài ra, Công ty cũng khoán gọn cho các đội tự tìm nguồn cung cấp
mua nguyên vật liệu tại địa phương thi công công trình. Việc làm này tạo điều
kiện chủ động nhưng cũng có thể khó khăn trong vấn đề kiểm soát nguyên vật
liệu, nếu đội xây dựng mua quá nhiều nguyên vật liệu sẽ làm tăng chi phí bảo
quản nguyên vật liệu, nhưng nếu mua ít quá thì lại ảnh hưởng đến tiến độ thi
công công trình. Mặt khác, thời gian phát sinh nghiệp vụ xuất kho và thời gian
hạch toán không đồng nhất làm các chứng từ lưu ở công trường lâu dễ bị thất
lạc, ảnh hưởng đến việc kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
3.1.4. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Công ty không chỉ sử dụng lao động trong biên chế mà còn tận dụng

nguồn lao động thuê ngoài sẵn có ở địa phương với hình thức trả lương phù
hợp, điều này góp phần làm tăng năng suất lao động và làm giảm chi phí nhân
công trực tiếp.
Công ty thực hiện khoán lương theo công trình, các chứng từ về chi phí
tiền lương được kế toán tập hợp riêng cho từng công trình, hạng mục công
trình, từ đó giúp việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cho từng công
trình, hạng mục công trình được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, trong kế toán chi phí nhân công trực tiếp, việc Công ty sử dụng
tài khoản 334- Phải trả người lao động để hạch toán cho cả hai đối tượng công
nhân thuê ngoài và trong biên chế là không cụ thể dẫn đến khó khăn cho kế
toán trong công tác hạch toán và tính các khoản trích theo lương. Mặt khác,
việc theo dõi chi phí nhân công trực tiếp tại các đội xây dựng chỉ được thực
hiện thông qua Bảng chấm công và Bảng kê chi phí nhân công trực tiếp; việc
theo dõi này chỉ mang tính phản ánh chính xác số công và và tình hình thanh
toán tiền lương cho công nhân mà chưa phản ánh được tiến độ thi công của
công trình.
3.1.5. Về kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Cũng như chi phí nhân công trực tiếp, các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT
tính theo tiền lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công không hạch toán
vào TK 623 mà phản ánh ở TK 627. Việc làm này là chính xác và đúng với chế
độ.
Do địa bàn hoạt động rộng nên ngoài việc điều động các xe, máy của Công
ty, Công ty còn thuê ngoài máy thi công đối với các công trình ở xa với chi phí
vừa phải để đảm bảo tiến độ thi công. Điều này hoàn toàn hợp lý để nâng cao
hiệu quả lao động ở công trình, góp phần làm giảm đáng kể chi phí sử dụng
máy thi công.
Tuy nhiên, với chi phí nhiên liệu phục vụ máy thi công, Công ty thực hiện
phân bổ chi phí này theo chi phí nhân công trực tiếp là chưa chính xác do có
những công trình có chi phí nhân công trực tiếp nhiều nhưng lại sử dụng ít chi
phí nhiên liệu cho máy thi công hơn những công trình khác có chi phí nhân

công trực tiếp ít hơn.
Bên cạnh đó, Công ty đã không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn
máy thi công. Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn, kế toán đội sẽ hạch toán hết
vào tài khoản chi phí máy thi công trong kỳ và phân bổ cho các đối tượng sử
dụng. Điều này sẽ làm cho khoản mục chi phí sử dụng máy thi công mất cân
đối.
3.1.6. Về kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung của Công ty được hạch toán chi tiết theo từng yếu
tố chi phí, chi phí sản xuất chung phát sinh ở công trình nào thì được hạch toán
trực tiếp vào công trình đó; với những chi phí phát sinh cho nhiều công trình
thì được kế toán tổng hợp lại và phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Chủ nhiệm,
kỹ thuật công trình cần lên kế hoạch chi tiết cho từng loại dụng cụ, thiết bị cần
mua, do đó tránh được tình trạng lãng phí không cần thiết.
Để kế toán chi phí sản xuất chung, Công ty mở chi tiết TK 627 thành 5 tài
khoản là: TK 6271- chi phí lương nhân viên quản lý, TK 6272- chi phí khấu hao
TSCĐ, TK 6273- chi phí công cụ dụng cụ, TK 6277- chi phí dịch vụ mua ngoài và
TK 6278- chi phí bằng tiền khác. Việc làm này tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất chung được thực hiện hiệu quả.
Tuy nhiên, Công ty tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí
nhân công trực tiếp là chưa hợp lý vì hiện nay, khoa học kỹ thuật được ứng
dụng vào sản xuất ngày càng nhiều làm chi phí nhân công giảm đi nhiều. Do
đó, việc phân bổ theo tiêu thức này sẽ làm chi phí sản xuất chung phân bổ cho
từng công trình không được phản ánh chính xác dẫn đến sự sai lệch trong giá
thành sản phẩm.
3.1.7. Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Cuối mỗi quý, Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ với
phương pháp đánh giá tùy thuộc vào quy mô mỗi công trình và phương thức
thanh toán với bên A. Với công thức tính toán có sẵn, kế toán tiến hành chạy
máy tính cho ra giá trị dở dang cuối kỳ. Sau đó thì việc tính giá thành sản
phẩm được tiến hành rất đơn giản theo phương pháp trực tiếp. Đây là phương

pháp đơn giản và ít có sai sót.
Việc Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương thức thanh
toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý có ưu điểm là nhanh gọn, không làm ảnh
hưởng đến giá thành của toàn bộ công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên,
do dựa trên giá trị dự toán nên nhiều khi các tính toán này lại không chính xác,
không đúng với thực tế.
4. Những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành ở Công ty
4.1. Về hệ thống sổ Công ty sử dụng
Hiện nay ở công ty không lập bảng phân bổ vật tư mà chỉ sử dụng bảng
kê tổng hợp vật tư xuất dùng có mẫu sổ gần phù hợp với bảng phân bổ vật tư.
Tuy nhiên, nội dung bảng kê thì chỉ phản ánh được quá trình tập hợp chi phí
chứ không phản ánh được quá trình phân bổ chi phí cho từng công trình. Để kế
toán thuận tiện trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành,
Công ty nên lập bảng phân bổ vật tư theo mẫu sau:
STT
Ghi Có TK
§èi tîng sö dông
TK 152 TK 153
1 TK 621
- C«ng tr×nh khu c«ng nghiÖp Liªn
Ph¬ng
- C«ng tr×nh nhà văn hóa thôn
Trầm Lộng
- C«ng tr×nh trêng THCS x· TrÇm
Léng
…………………………..
2 TK 627
……………….
Céng

Ngày 31 tháng 12 năm 2009

4.2. Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản phẩm. Do đó, Công ty cần tăng việc
kiểm tra, giám sát khoản mục này về cả chỉ tiêu số lượng và chất lượng.
Để tránh tình trạng thất thoát vật tư, Công ty có thể thực hiện các biện
pháp cắt giảm hao hụt ở các khâu như: mua, bảo quản và xuất kho công trình

×