Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Ngữ âm tiếng BHNONG qua các thổ ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 245 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

BÙI ĐĂNG BÌNH

NGỮ ÂM TIẾNG BHNONG QUA CÁC THỔ NGỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

BÙI ĐĂNG BÌNH

NGỮ ÂM TIẾNG BHNONG QUA CÁC THỔ NGỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60220240

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Kim Bảng

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực hiện. Tư


liệu, các số liệu, các sơ đồ và các bảng, các nhận xét, những phân tích, các kết quả
nghiên cứu,… đều trung thực, khách quan, khoa học và không trùng lặp với bất kì
một công trình nào khác.

Bùi Đăng Bình


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp tôi làm luận văn này.
Đầu tiên tôi muốn cảm ơn Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và các giảng viên ở đây
nói riêng đã dạy tôi các chuyên đề khác nhau của khóa học.
Tôi biết ơn PGS.TS Trịnh Cẩm Lan - Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học đã
giúp đỡ, động viên tôi vượt qua khó khăn, trắc trở. Không có sự giúp đỡ, động viên
của PGS.TS Trịnh Cẩm Lan tôi không được như ngày hôm nay.
Tôi cảm ơn PGS.TS Vũ Kim Bảng. PGS.TS Vũ Kim Bảng đã giúp đỡ tôi
nhiều trong cuộc sống nói chung chứ không chỉ riêng việc hướng dẫn luận văn này.
Tôi cũng cảm ơn các đồng nghiệp ở Viện Ngôn ngữ học đã giúp đỡ tôi một
số việc và động viên tôi.
Cuối cùng, tôi cảm ơn toàn thể đảng bộ chính quyền các cấp tỉnh Quảng
Nam và huyện Phước Sơn và tất cả những người Bhnong bản ngữ đã cung cấp tư
liệu tiếng Bhnong cho tôi trong suốt nhiều ngày liên tục từ năm 2007 đến nay.
Các việc tôi đã làm được từ đầu đến giờ về tiếng Bhnong là luận văn này và
một số công trình khác là không đáng kể gì so với sự giúp đỡ của tất cả mọi người
đã dành cho tôi. Song, tôi đã tận tâm, tận lực, hết mình với công việc.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.

Bùi Đăng Bình



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................3
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .......................................................................................7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................8
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................10
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................4
5. Bố cục của luận văn............................................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI BHNONG VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM
NGỮ ÂM HỌC CÓ LIÊN QUAN ...........................................................................6
1.1 Tổng quan về ngƣời Bhnong và tiếng nói và chữ viết Bhnong .......................6
1.2 Một số khái niệm ngữ âm học có liên quan ......................................................8
1.3 Tiểu kết ...............................................................................................................22
Chƣơng 2: HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG BHNONG Ở PLÂY KAĐHOT
MÂNG ......................................................................................................................23
2.1 Hệ thống nguyên âm tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng ............................. 23
2.1.1 Các nguyên âm đơn tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng .............................. 23
2.1.2 Biến thể của các nguyên âm đơn tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng .........24
2.1.3 Các nguyên âm đôi tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng ............................... 39
2.2 Hệ thống phụ âm tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng ...................................39
2.2.1 Danh sách các phụ âm đầu tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng ..................28
2.2.2 Danh sách các phụ âm cuối tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng .................33
2.2.3 Phụ âm và tổ hợp phụ âm ở trong từ tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng ...35



2.3 Các cấu trúc ngữ âm khác của tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng: vần và
âm tiết .......................................................................................................................40
2.3.1 Vần tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng ........................................................40
2.3.2 Âm tiết tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng ...................................................48
2.4 Tiểu kết ...............................................................................................................50
Chƣơng 3: NGỮ ÂM TIẾNG BHNONG Ở MỘT SỐ PLÂY KHÁC ................53
3.1 Hệ thống nguyên âm tiếng Bhnong ở một số plây khác ................................ 53
3.1.1 Các nguyên âm hạt nhân của âm tiết chính tiếng Bhnong ở một số plây
khác ........................................................................................................................... 53
3.1.2 Nguyên âm trong tiền âm tiết tiếng Bhnong ở một số plây khác ..................56
3.2 Hệ thống phụ âm tiếng Bhnong ở một số plây khác ......................................58
3.2.1 Các phụ âm đơn và tổ hợp phụ âm đầu tiếng Bhnong ở một số plây khác ..58
3.2.2 Các phụ âm và tổ hợp phụ âm cuối tiếng Bhnong ở một số plây
khác………………………………………………………………………..............78
3.3 Đơn tiết hóa - Một hiện tƣợng ngữ âm phƣơng ngữ khác của tiếng Bhnong
...................................................................................................................................65
3.4 Tiểu kết ...............................................................................................................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73
Phụ lục ........................................................................................................................1


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các bối cảnh ngữ âm đồng nhất chứng minh sự tồn tại 12 nguyên âm
đơn trong tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng .....................................................24
Bảng 2.2: Biến thể trƣờng độ ngắn của nguyên âm /e/ tiếng Bhnong ở plây
Kađhot Mâng trong kết hợp với một số âm cuối ................................................25
Bảng 2.3: Biến thể trƣờng độ ngắn của nguyên âm // tiếng Bhnong ở plây
Kađhot Mâng trong kết hợp với một số âm cuối .................................................25
Bảng 2.4: Biến thể trƣờng độ ngắn của nguyên âm /u/ tiếng Bhnong ở plây

Kađhot Mâng trong kết hợp với một số âm cuối .................................................25
Bảng 2.5: Biến thể trƣờng độ ngắn của nguyên âm /o/ tiếng Bhnong ở plây
Kađhot Mâng trong kết hợp với một số âm cuối .................................................26
Bảng 2.6: Biến thể trƣờng độ ngắn của nguyên âm // tiếng Bhnong ở plây
Kađhot Mâng trong kết hợp với một số âm cuối .................................................26
Bảng 2.7: Biến thể căng - chùng của 6 nguyên âm /i e  u o / trong tiếng
Bhnong ở plây Kađhot Mâng .................................................................................27
Bảng 2.8: Sáu nguyên âm đôi tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng.....................39
Bảng 2.9: Các phụ âm đầu đơn trong tiếng Bhnong ...........................................29
Bảng 2.10: Các từ là các bối cảnh ngữ âm đồng nhất chứng minh sự tồn tại của
32 phụ âm đầu đơn tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng .....................................31
Bảng 2.11: Mƣời sáu tổ hợp phụ âm đầu tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng .32
Bảng 2.12: Mƣời hai phụ âm cuối tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng .............33
Bảng 2.13: Các bối cảnh ngữ âm đồng nhất là các từ tiếng Bhnong ở plây
Kađhot Mâng có chứa các phụ âm cuối ................................................................ 34
Bảng 2.14: Các tổ hợp phụ âm cuối tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng ..........34
Bảng 2.15: Các kiểu loại từ khác nhau của tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng
...................................................................................................................................35
Bảng 2.16: Một số ví dụ về các phụ âm đơn trong các từ đơn tiết tiếng Bhnong
ở plây Kađhot Mâng ............................................................................................... 49


Bảng 2.17: Các ví dụ về các tổ hợp phụ âm trong các từ đơn tiết tiếng Bhnong
ở plây Kađhot Mâng ............................................................................................... 37
Bảng 2.18: Các phụ âm đơn trong các từ đa tiết tiếng Bhnong ở plây Kađhot
Mâng .........................................................................................................................39
Bảng 2.19: Các tổ hợp phụ âm trong các từ đa tiết tiếng Bhnong ở plây Kađhot
Mâng .........................................................................................................................39
Bảng 2.20: Ví dụ một số từ láy tiếng Bhnong .......................................................41
Bảng 2.21: Hệ thống vần tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng (tổng 323, vần

thực 176, vần lí thuyết 147). Dấu + chỉ ‘có’, dấu - chỉ ‘không’ ........................... 41
Bảng 2.22: Một trăm bảy mƣơi sáu vần thực trong tiếng Bhnong ở plây
Kađhot Mâng ...........................................................................................................48
Bảng 3.1: Tƣơng ứng nguyên âm [a] tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng với [a]
trong tiếng plây I .....................................................................................................69
Bảng 3.2: Tƣơng ứng các âm cuối [t h  p k] tiếng Bhnong ở plây Kađhot
Mâng với cao độ cao của nguyên âm làm hạt nhân âm tiết trong tiếng Kanâng
...................................................................................................................................55
Bảng 3.3: Tƣơng ứng nguyên âm [u] Bhnong chuẩn với [o] tiếng Tanang .......55
Bảng 3.4: Tƣơng ứng nguyên âm [o] Bhnong chuẩn với [] Tanang .................56
Bảng 3.5: Tƣơng ứng nguyên âm [a] của tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng
với nguyên âm [a] của tiếng Tanang ...................................................................56
Bảng 3.6: Tƣơng ứng nguyên âm [i] trong tiền âm tiết tiếng Tanang với nguyên
âm [a] trong tiền âm tiết tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng ............................. 57
Bảng 3.7: Tƣơng ứng nguyên âm [a] trong tiền âm tiết Bhnong chuẩn với zê rô
trong tiếng Tanang ..................................................................................................57
Bảng 3.8: Đối lập có/ không có tiền âm tiết giữa tiếng Bhnong ở plây Kađhot
Mâng và tiếng Tanang ............................................................................................ 58
Bảng 3.9: Các tƣơng ứng tổ hợp phụ âm đầu tiếng Kanâng với phụ âm đầu
đơn tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng ................................................................ 59


Bảng 3.10: Tƣơng ứng cặp phụ âm [] tiếng Kanâng - [] tiếng Bhnong ở plây
Kađhot Mâng ...........................................................................................................59
Bảng 3.11: Các cặp tƣơng ứng phụ âm [n] tiếng Kanâng - [n] và [n] tiếng
Bhnong ở plây Kađhot Mâng và phụ âm [] tiếng Kanâng - [] tiếng Bhnong ở
plây Kađhot Mâng...................................................................................................59
Bảng 3.12: Cặp tƣơng ứng phụ âm đầu [] tiếng Tanang - [r] tiếng Bhnong ở
plây Kađhot Mâng...................................................................................................60
Bảng 3.13: Cặp tƣơng ứng phụ âm đầu [] tiếng Tanang - [] tiếng Bhnong ở

plây Kađhot Mâng...................................................................................................61
Bảng 3.14: Cặp tƣơng ứng phụ âm đầu [] tiếng Bhnong ở plây Tanang - []
tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng .......................................................................61
Bảng 3.15: Cặp tƣơng ứng phụ âm đầu [] tiếng Tanang - [] tiếng Bhnong ở
plây Kađhot Mâng...................................................................................................62
Bảng 3.16: Cặp tƣơng ứng phụ âm đầu [] tiếng Tanang - [pr] và [br] tiếng
Bhnong ở plây Kađhot Mâng .................................................................................62
Bảng 3.17: Cặp tƣơng ứng phụ âm cuối [p] tiếng Kanâng - [m] tiếng Bhnong ở
plây Kađhot Mâng...................................................................................................63
Bảng 3.18: Cặp tƣơng ứng phụ âm cuối [p] tiếng Kanâng - [m] tiếng Bhnong ở
plây Kađhot Mâng...................................................................................................79
Bảng 3.19: Cặp tƣơng ứng phụ âm cuối [k] tiếng Kanâng - [] tiếng Bhnong ở
plây Kađhot Mâng...................................................................................................79
Bảng 3.20: Tƣơng ứng phụ âm cuối [j] tiếng Kađhot Xum - [l] tiếng Bhnong ở
plây Kađhot Mâng...................................................................................................64
Bảng 3.21: Phụ âm cuối lƣỡi con, vang, hữu thanh, âm tiết tính [N] Tanang...65


Bảng 3.22: Đơn tiết hóa trong tiếng Bhnong ở plây Kanâng. Phụ âm đầu tiếng
Bhnong ở plây Kanâng giống với phụ âm đầu tƣơng ứng trong tiếng Bhnong ở
plây Kađhot Mâng...................................................................................................66
Bảng 3.23: Đơn tiết hóa trong tiếng Bhnong ở plây Kanâng. Phụ âm đầu khác
so với phụ âm đầu tƣơng ứng trong tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng ..........66
Bảng 3.24: Tƣơng ứng nguyên âm [a] trong tiền âm tiết Bhnong chuẩn với zê
rô trong tiếng Kanâng ............................................................................................. 66


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình quá trình sản sinh lời nói……………………………………9
Sơ đồ 1.2: Các nguyên âm cơ bản của Daniel Jones (1917) ................................ 13

Sơ đồ 1.3: Các vị trí lí tƣởng của lƣỡi ...................................................................15
Sơ đồ 1.4: Ba bình diện cấu âm của khoảng cách nguyên âm: Trƣớc, nâng lên
và rụt lại của lƣỡi ....................................................................................................17
Sơ đồ 2.1: Mƣời hai nguyên âm đơn tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng .........23


MỞ ĐẦU
Bhnong là tên tự gọi của một tộc người thiểu số hiện nay đang sinh sống ở hai tỉnh
Quảng Nam và Kon Tum của Việt Nam. Ở tỉnh Quảng Nam họ có mặt tại khu vực phía tây của
tỉnh này ở trên địa bàn các huyện Phước Sơn, Trà My, và Hiệp Đức. Ở tỉnh Kon Tum, họ ở
huyện Ngọc Hồi. Dân số Bhnong hiện nay khoảng 18.000 người. Trong các nghiên cứu hiện có,
người Bhnong được xem là một trong bốn nhóm tộc người địa phương thuộc dân tộc Giẻ
Triêng. Người Bhnong sống thành các plây giống như các làng của người Việt. Ở huyện Phước
Sơn, tỉnh Quảng Nam các plây người Bhnong phân bố ở cả ba vùng cao, trung, thấp. Mỗi plây
của người Bhnong có hai tên gọi, một bằng tiếng Bhnong và một bằng tiếng Việt là tiếng phổ
thông Việt Nam. Họ có lễ hội nướng ăn trâu (trong tiếng Bhnong là „bhuh cha kapiêo‟ trong đó
„bhuh‟ nghĩa là nướng, „cha‟ nghĩa là ăn, „kapiêo‟ nghĩa là trâu) song người Việt ở Quảng Nam
lại hiểu lễ hội này là lễ hội đâm trâu. Nướng ăn trâu và lễ hội đâm trâu là khác nhau.
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Bhnong, trong đó có Chữ
viết Bhnong [1]. Trong công trình này, ngữ âm tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng - tiếng
Kađhot ở các plây Kađhot Mâng (thôn 2, xã Phước Mỹ), Kađhot Katôi I và II (thôn 3, thôn 4,
xã Phước Mỹ), Kađhot Xum (thôn 2, xã Phước Chánh), Kađhot thôn 6, xã Phước Hiệp và plây
Tanang (thôn 3, xã Phước Mỹ), plây Kanâng (xã Phước Hiệp) tất cả đều ở huyện Phước Sơn, tỉnh
Quảng Nam đã được miêu tả một cách hệ thống. Các kết quả nghiên cứu này cho thấy tiếng
Bhnong nói chung và ngữ âm của tiếng Bhnong nói riêng ở các plây có nhiều khác biệt đáng kể ở
nhiều cấp độ.
1. Lí do chọn đề tài
Chúng tôi nghiên cứu hệ thống ngữ âm của tiếng Bhnong qua các thổ ngữ vì các lí do
sau:
Thứ nhất, việc nghiên cứu cấu trúc cũng như chức năng và gần đây là việc sử dụng ngôn

ngữ,… được xem là những đường hướng nghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ học hiện đại ngay từ
khi ngành học này ra đời năm 1916 bắt đầu với Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương của F. De.
Saussure cho đến nay.
Thứ hai, người Bhnong sống thành các plây và hiện nay họ có khoảng 30 plây khác nhau.
Ngữ âm tiếng Bhnong có nhiều khác biệt đáng kể ở các plây, song, cho đến nay chưa có một công
trình nào miêu tả ngữ âm tiếng Bhnong ở các plây và ở các vùng, vì thế chưa có một bức tranh toàn
cảnh về tiếng Bhnong ở các địa phương.

1


Thứ ba, tiếng Bhnong hiện nay có nhiều vấn đề thời sự và cấp bách cần được quan tâm
nghiên cứu sâu và lí giải. Một là, tên riêng tiếng Bhnong, bao gồm tên người, tên đất, tên tộc
người, tên các loài vật bao gồm các loài động vật và các loài thực vật, vv. Tên riêng tiếng
Bhnong hiện nay viết không thống nhất và cần được chuẩn hóa. Ví dụ: 1- Tộc danh Bhnong
được viết bằng nhiều cách khác nhau: Giang Rẫy [14], Banoong [10, 11, 12, 13], Pơ noong [9],
Pa noong [7], Bh‟noong [18], Bhnong [1, 2, 3, 4, 5]; 2- Mỗi người Bhnong hiện nay có ít nhất
hai tên gọi, một tên gọi bằng tiếng Bhnong của họ và một tên gọi bằng tiếng phổ thông Việt
Nam là tiếng Việt, ví dụ, / ujh/ - Đinh Văn Sưởi, / c/ - Hồ Văn Chương, / ci/ - Hồ
Văn Chí, /i ha/ - Đinh Thị Hạ, /i hip/ - Hồ Thị Hiệp, /i hj/ - Đinh Thị Hợi,…; 3- Tên các
plây người Bhnong hiện nay được viết rất lộn xộn (xem Nguyễn Văn Thanh, 2006). Hai là mối
quan hệ nguồn gốc giữa tiếng Bhnong với tiếng Giẻ, tiếng Triêng, tiếng Ve. Cho đến nay có hai
quan điểm khác nhau về mối quan hệ này. Quan điểm thứ nhất xem mối quan hệ này là mối
quan hệ địa phương của các nhóm địa phương thuộc một dân tộc và một ngôn ngữ Giẻ Triêng.
Quan điểm này được phát biểu trong Danh mục thành phần các dân tộc thiểu số ở Việt Nam do
Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 1979. Đây cũng là ý kiến của Viện Dân tộc học (1984), Hồ
Xuân Kiểu (1988), Trần Trí Dõi (1999). Quan điểm thứ hai „dè dặt hơn‟ về mối quan hệ này.
Đây là ý kiến của Nguyễn Văn Lợi (1971) và Nguyễn Hữu Hoành (2004). Nguyễn Văn Lợi
(1971) cho rằng tiếng Giẻ Triêng có ba phương ngữ Giẻ, Triêng, Ve. Còn Bhnong được tác giả
tạm xác định “do chưa có đủ tư liệu cần thiết” ngang bậc với tiếng Giẻ Triêng. Nguyễn Hữu

Hoành (2004) cho rằng “tiếng nói của các nhóm thuộc dân tộc Giẻ Triêng nên được sắp xếp
thành hai ngôn ngữ khác nhau: Triêng và Giẻ - Ve - Pa noong”. Ba là chữ viết Bhnong. Năm
2011, công trình Chữ viết Bhnong được công bố. Dư luận đang có ý kiến về chuyện này vì
cương vị của tiếng Bhnong có phải là một ngôn ngữ hay chỉ là một phương ngữ của một ngôn
ngữ. Trong khi người ta chưa xác định được mối quan hệ này là gì thì tiếng Bhnong đã được
nghiên cứu và trên cơ sở đó xây dựng chữ viết Bhnong. Đa số các ngôn ngữ trên thế giới
thường theo nguyên lí 1 ngôn ngữ - 1 hệ thống chữ viết. Vì vậy, nếu tiếng Bhnong chỉ là một
phương ngữ của ngôn ngữ Giẻ Triêng thì chữ viết Bhnong về một phương diện nào đó đã vi
phạm nguyên lí một ngôn ngữ - một bộ chữ viết, gây nhiều phức tạp không cần thiết trong bối
cảnh quốc gia Việt Nam đa dân tộc, đa văn hóa, đa ngôn ngữ, đa chữ viết nói chung và dân tộc
Giẻ Triêng nói riêng. Bốn là tiếng Bhnong hiện nay có hai hiện tượng ngôn ngữ học nổi bật,
một là hệ thống các từ của nó không có thanh điệu nhưng có phương thức cấu tạo từ bằng phụ

2


tố với hai loại phụ tố đó là tiền tố và trung tố. Trong tiếng Bhnong có ba tiền tố pa (paq), ta, xa
và một trung tố an (Bùi Đăng Bình, 2011, tr: 132 - 134). Hai hiện tượng này liên quan đến quá
trình đơn tiết hóa, đa tiết hóa, và sự xuất hiện thanh điệu của từ trong tiếng Bhnong.
Nghiên cứu ngữ âm tiếng Bhnong qua các thổ ngữ vì thế có đóng góp vào cả lí luận
ngôn ngữ lẫn thực tiễn tiếng nói chữ viết Bhnong hiện nay. Nó một mặt trình bày bức tranh ngữ
âm phương ngữ, thổ ngữ của tiếng Bhnong, mặt khác, góp phần giải quyết nhiều vấn đề thực
tiễn và lí luận về tiếng Bhnong đang đặt ra hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu ngữ âm tiếng Bhnong hiện nay ở các plây nhằm các mục đích, thứ
nhất, góp phần xây dựng tiếng Bhnong thành văn, bảo tồn và phát huy văn hóa người Bhnong,
thứ hai, phục vụ việc dạy và học tiếng Bhnong, thứ ba, góp phần xác định mối quan hệ nguồn
gốc của tiếng Bhnong trong cộng đồng Giẻ Triêng nói riêng và trong các ngôn ngữ Bahnar nói
chung.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt các mục đích đã đặt ra ở trên, chúng tôi đề ra và thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nhiệm vụ 1: Tổng quan về người Bhnong và tiếng nói và chữ viết Bhnong và một số
khái niệm ngữ âm học và âm vị học làm cơ sở lí thuyết của đề tài.
+ Nhiệm vụ 2: Thu thập tư liệu ngữ âm tiếng Bhnong ở các plây và trình bày các kết quả
nghiên cứu.
Hiện nay, người Bhnong sống thành khoảng 30 plây với mỗi plây có một tên riêng.
Chúng tôi điều tra, khảo sát ngữ âm tiếng Bhnong ở các plây; Xử lí, phân tích tư liệu thu thập
được; Xác định, miêu tả những tương đồng và khác biệt ngữ âm phương ngữ của tiếng Bhnong
ở các plây.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là ngữ âm tiếng Bhnong hiện nay ở các plây
khác nhau của họ ở các địa phương thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

3


Phạm vi nghiên cứu này là bình diện ngữ âm âm vị học của tiếng Bhnong ở các vùng bắt
đầu từ tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng (thôn 2), xã Phước Mỹ, đến các plây khác trong
huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Tư liệu tiếng Bhnong và cộng tác viên người Bhnong
Tư liệu là các từ khác nhau của tiếng Bhnong ở các plây được ghi chép và ghi âm trực
tiếp và xử lí và phân tích ngay tại thực địa và sau đó.
CTV là những người Bhnong bản ngữ, thuộc hai giới tính nam và nữ, tuổi từ 20 trở lên.
Tại mỗi plây, chúng tôi chọn hai CTV người Bhnong, tổng cộng 10 CTV ở 5 plây. Dưới đây là
danh sách tên 10 CTV:
1- Đinh Văn Sưởi (tên tiếng Bhnong là  ujh), nam, sinh năm 1939, plây Kađhot

Mâng (thôn 2), xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
2- Hồ Văn Chương (tên tiếng Bhnong là  c), nam, sinh năm 1978, plây Kađhot
Mâng (thôn 2), xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
3- Hồ Văn Chí (tên tiếng Bhnong là  ci), nam, sinh năm 1980, plây Kađhot Mâng
(thôn 2), xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
4- Hồ Văn Thảo (tên tiếng Bhnong là  phaw), nam, sinh năm 1980, plây Kađhot
Mâng (thôn 2), xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
5- Nguyễn Thanh Phước (tên tiếng Bhnong là  phk), nam, sinh năm 1980, plây
Kađhot (thôn 6), xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
6- Đinh Văn Kĩa (tên tiếng Bhnong là  kie), nam, sinh năm 1957, plây Kanâng (thôn
5), xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
7- Hồ Thị Phải (tên tiếng Bhnong là i phajh), nữ, sinh năm 1987, plây Kanâng (thôn 5),
xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
8- A Hưu, nam, sinh năm 1957, plây Lao Đu, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh
Quảng Nam.
9- Hồ Văn Anh, nam, sinh năm 1980, plây Kađhot Xum (thôn 4), xã Phước Chánh,
huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

4


10- Hồ Thị Nhiên (tên tiếng Bhnong là i ien), nữ, sinh năm 1960, plây Kađhot Katôy,
xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
4.2 Tiến hành điều tra
Tư liệu ngữ âm tiếng Bhnong ở các plây được thu thập trực tiếp giữa tác giả luận văn
với CTV. Tôi dùng các bảng từ điều tra và sổ để ghi chép và dùng máy ghi âm để ghi lại phát
âm tiếng Bhnong của các CTV.
Tôi dùng một số công cụ để thực hiện luận văn này. Một là tôi dùng tiếng Việt. Các kết
quả nghiên cứu cũng như toàn bộ luận văn được trình bày và viết bằng tiếng Việt vì tiếng Việt
là quốc ngữ Việt Nam, hai là dùng các kí hiệu ngữ âm của Hiệp hội Ngữ âm học Quốc tế, font

IPADoulos phiên bản cập nhật năm 2005, để ghi các hiện tượng ngữ âm của tiếng Bhnong ở các
plây, và ba là dùng máy ghi âm, băng, máy tính dùng để ghi thu và phân tích phát âm tiếng
Bhnong của các CTV ở các plây.
4.3 Các phương pháp
Chúng tôi dùng các phương pháp, thủ pháp của ngữ âm học nói riêng và của ngôn ngữ
học nói chung, bao gồm: 1- Các phương pháp, thủ pháp điền dã, để thu thập tư liệu ngữ âm
tiếng Bhnong ở các plây; 2- Các phương pháp, thủ pháp miêu tả bằng cảm thụ thính giác ngữ
âm tiếng Bhnong ở các plây; 3 - Các phương pháp, thủ pháp so sánh đối chiếu để chỉ ra những
tương đồng và khác biệt ngữ âm tiếng Bhnong ở các plây; 4 - Các phương pháp, thủ pháp phân
xuất âm vị để xác định hệ thống âm vị học tiếng Bhnong.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn này còn có ba
chương:
Chương 1: Tổng quan về người Bhnong và một số khái niệm ngữ âm học có liên quan.
Chương 2: Hệ thống ngữ âm tiếng Bhnong ở plây Kađhot Mâng.
Chương 3: Hệ thống ngữ âm tiếng Bhnong ở một số plây khác.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI BHNONG
VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM NGỮ ÂM HỌC CÓ LIÊN QUAN
1.1 Tổng quan về ngƣời Bhnong và tiếng nói và chữ viết Bhnong
1.1.1 Người Bhnong
Bhnong là tên tự gọi của một tộc người thiểu số hiện nay đang sinh sống ở hai tỉnh
Quảng Nam và Kon Tum của Việt Nam. Ở tỉnh Quảng Nam họ có mặt ở phía tây trên địa bàn
các huyện Phước Sơn, Trà My, và Hiệp Đức. Ở tỉnh Kon Tum, họ ở huyện Ngọc Hồi. Dân số
Bhnong hiện nay khoảng 18.000 người trong đó ở Quảng Nam là 15.000 còn ở Kon Tum là
3.000.

Người Bhnong trong các tài liệu ở Việt Nam được xem là một trong bốn nhóm địa
phương cùng với các nhóm tộc người Giẻ/ Gié, Triêng, và Ve thuộc dân tộc Giẻ Triêng. Tộc
danh Bhnong đã được viết khác nhau: Pơ noong [9], Bh‟noong [18], Banoong [10, 11, 12, 13],
Giang - Rẫy [14]. Trong các tên gọi này thì tên Giang - Rẫy là tên hai vị anh hùng người
Bhnong đã có công lãnh đạo người Bhnong đứng lên đánh giặc Pháp. Các tên khác Pơnoong,
Bh‟noong, Banoong, Bhnong đều phản ánh cách phát âm bản ngữ Bhnong. Theo phát âm của tiếng
Bhnong ở plây Kađhot Mâng hiện nay ở plây Kađhot Mâng (thôn 2), xã Phước Mỹ, huyện Phước
Sơn, tỉnh Quảng Nam, tộc danh này được phát âm là [bn] và chúng tôi viết là Bhnong.
Ở huyện Phước Sơn, họ có mặt ở mười một xã và một thị trấn đó là các xã Phước Lộc,
Phước Thành, Phước Kim, Phước Công, Phước Chánh, Phước Mỹ, Phước Năng, Phước Đức,
Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Xuân và thị trấn Khâm Đức. Ở huyện Trà My, số người
Bhnong khoảng 2000, định cư tại hai xã Trà Bui và Trà Leng. Ở huyện Hiệp Đức, họ có
khoảng 1200 người tại bảy trong tổng số mười hai thôn của xã Phước Trà.
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu dân tộc học về người Bhnong của các tác giả [10,
11, 12, 13], [19], [8], [16].
Trong 28 năm từ 1978 đến 2005 Vũ Đình Lợi đã có bốn bài viết về người Bhnong (Vũ
Đình Lợi 1978, 1979, 2003, 2005). Các tác giả khác cũng có các công bố về người Bhnong
(Nguyễn Chí Tuệ, 2005; Lưu Hùng, 2005; Nguyễn Phong Nam, 2006). Tóm lại, trong thời gian
qua người Bhnong đã được dân tộc học Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Nhiều khía cạnh văn
hóa xã hội tộc người đã được làm rõ trong đó đáng chú ý là hai khía cạnh: 1- Văn hóa, xã hội,

6


nếp sống sinh hoạt, sản xuất…của người Bhnong; 2- Vị trí của người Bhnong trong sự liên hệ
với các nhóm tộc người địa phương khác như Giẻ, Triêng, Ve.
Đề cập đến người Bhnong, các nhà nghiên cứu dân tộc học đã miêu tả tương đối toàn
diện và có hệ thống các khía cạnh văn hóa xã hội tộc người này từ văn hóa, tín ngưỡng, phong
tục tập quán đến tổ chức xã hội, trình độ phát triển xã hội, hôn nhân, sinh đẻ, tang ma.
Về vị trí và mối quan hệ của người Bhnong với các nhóm tộc người địa phương khác

thuộc cộng đồng Giẻ Triêng cũng đã được đề cập. Ngay từ năm 1979, Vũ Lợi đã cho rằng
Bhnong là một bộ phận của cộng đồng Giẻ Triêng. Kết luận này của tác giả dựa trên nhiều tiêu
chí khác nhau như đã được phát biểu ở trong bài [11]. Bảy tiêu chí mà tác giả đã đề cập đến là :
1 - Ý thức tự giác dân tộc/tộc người; 2- Ngôn ngữ; 3- Văn hóa và các tập tục truyền thống, đặc
biệt là kiến trúc nhà dài và tục đẻ ở rừng và thói quen làm sẵn quan tài dự phòng trước khi chết;
4- Trình độ phát triển xã hội; 5- Cả người Giẻ lẫn người Bhnong đều nhận Giang – Rẫy là hai
anh hùng của dân tộc mình; 6- Cùng địa vực cư trú, đều ở quây quần xung quanh dãy núi Ngọk
Linh; 7- Hai tộc người này tự nhận nhau là người đồng tộc trong hội nghị đại biểu tổ chức vào
tháng 9 - 1978 tại thị xã Plây Cu (nay là thành phố Plây Cu).
1.1.2 Tiếng nói và chữ viết Bhnong
Cho đến nay tiếng Bhnong và nhiều vấn đề liên quan đã được ngôn ngữ học Việt Nam
quan tâm và nghiên cứu sâu, nổi bật là ba vấn đề: 1- Vị trí và mối quan hệ cội nguồn của tiếng
Bhnong với các nhóm tộc người địa phương khác trong cộng đồng Giẻ Triêng; 2- Chữ viết
Bhnong; 3- Tên riêng trong tiếng Bhnong.
1.1.2.1 Vị trí của tiếng Bhnong trong ngôn ngữ Giẻ Triêng
Vị trí của tiếng Bhnong trong ngôn ngữ Giẻ Triêng đã được nhiều tác giả đề cập trên hai
phương diện: phương diện pháp lí nhà nước Việt Nam, và thực tiễn.
Ở khía cạnh pháp lí nhà nước Việt Nam, cho đến nay, người Bhnong được xem là một
trong bốn nhóm địa phương cùng với các nhóm Giẻ, Triêng, Ve tạo nên dân tộc Giẻ Triêng,
được ghi trong Danh mục thành phần các dân tộc thiểu số Việt Nam do Tổng Cục Thống kê,
thay mặt Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố vào ngày 3 tháng 2 năm
1979. Tuy nhiên, văn bản pháp quy này không nói rõ kết luận như vậy là dựa trên những cơ sở
gì.
Trong thực tế cho đến nay vẫn có hai ý kiến khác nhau về vị trí hay là mối quan hệ cội
nguồn của tiếng Bhnong. Ý kiến thứ nhất cho rằng Bhnong là một nhóm địa phương hay nhóm

7


tộc người địa phương của dân tộc Giẻ Triêng. Đây là ý kiến của [20] và được nhắc lại ở [9]. Ý

kiến thứ hai dè dặt trong việc đưa ra kết luận về vị trí của tiếng Bhnong. Đây là ý kiến của [14]
và [7]. Năm 1977, Nguyễn Văn Lợi cho rằng tiếng Giẻ Triêng có ba phương ngữ: phương ngữ
Giẻ (tác giả ghi là dié), phương ngữ Triêng (tác giả ghi là Xơtriêng), và phương ngữ Ve. Riêng
Bhnong (tác giả ghi là Giang - Rẫy) được tạm xác định “do chưa có đủ tư liệu cần thiết” ngang
bậc với tiếng Giẻ Triêng. Năm 2004, Nguyễn Hữu Hoành(1) tác giả dùng thống kê từ vựng và
cách tân ngữ âm trong ngôn ngữ của các nhóm Giẻ, Triêng, Ve và Bhnong đi đến kết luận: “(…)
theo chúng tôi, tiếng nói của các nhóm thuộc dân tộc Giẻ-Triêng nên được sắp xếp thành hai
ngôn ngữ khác nhau: a) Triêng; b) Giẻ, Ve Pa noong” [7].
1.1.2.2 Tên riêng trong tiếng Bhnong
Tên riêng các loại cũng như các phương thức định danh trong tiếng Bhnong nói chung là
một chủ đề thú vị, ví dụ, xét tộc danh Bhnong. Tộc danh Bhnong hay tên tự gọi của người
Bhnong chỉ có một - bn - tuy nhiên, được ghi rất khác nhau: Pơ noong [9], Bh‟noong [18],
Banoong [10, 11, 12, 13], Giang - Rẫy [14].
1.1.2.3 Chữ viết Bhnong
Lịch sử hình thành và phát triển chữ viết Bhnong bắt đầu từ những năm 60 thế kỉ XX
đến nay. Đầu tiên là sự xuất hiện một số tài liệu viết tay về chữ viết Bhnong mà hiện nay một
số trí thức người Bhnong và người Việt ở huyện Phước Sơn còn nhớ và lưu giữ. Hai là công
trình Sách học tiếng Bh’noong lưu hành nội bộ năm 2005. Ba là công trình Chữ viết Bhnong
công bố năm 2011.
Chữ viết Bhnong đã có một tiến trình phát triển hơn 60 năm. Nó bắt đầu bằng việc sử
dụng các chữ cái và các dấu thanh điệu của chữ viết tiếng phổ thông Việt Nam để ghi phát âm
tiếng Bhnong ở các địa phương đến việc nghiên cứu xây dựng một bộ chữ viết Bhnong riêng
vào năm 2011.
1.2 Một số khái niệm ngữ âm học có liên quan
Luận văn này là một nghiên cứu ngữ âm học về ngữ âm tiếng Bhnong ở một số plây.
Trong luận văn, một số khái niệm ngữ âm học được sử dụng và chỉ có một thuật ngữ phương
ngữ học là thổ ngữ được dùng để chỉ tiếng Bhnong ở các plây cụ thể. Do đó, ở đây chúng tôi
chỉ trình bày những nét chung nhất về ngữ âm học và tiếp đến là một số khái niệm của nó được
1


Nguyễn Hữu Hoành (2004), Về mối quan hệ ngôn ngữ giữa các nhóm địa phương thuộc dân tộc Giẻ-Triêng. Tạp
chí Ngôn ngữ, số 7, tr. 60-68.

8


chúng tôi dùng để miêu tả ngữ âm tiếng Bhnong làm cơ sở lí thuyết của đề tài này như dưới
đây.
Ngữ âm học là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ
với ba chuyên ngành hẹp khác nhau là ngữ âm học phát âm, ngữ âm học âm học và ngữ âm học
thính giác. Ngữ âm học phát âm nghiên cứu việc tạo ra ngôn ngữ, ngữ âm học âm học nghiên
cứu khía cạnh vật lý - âm học của ngôn ngữ, còn ngữ âm học thính giác nghiên cứu việc tiếp
nhận thính giác (tai) ngôn ngữ.

Sơ đồ 1.1: Mô hình quá trình sản sinh lời nói
Ngữ âm học phát âm. Ngôn ngữ âm thanh con người phát ra từ bộ máy phát âm, gồm ba
đoạn, thứ nhất là phổi là nơi diễn ra sự thở hay hô hấp, thứ hai là hầu/họng là nơi có hai dây
thanh và là nơi diễn ra hoạt động sinh âm hay tạo âm, và, thứ ba là các cơ quan phát âm hay
cấu âm như lưỡi, lợi, răng, lưỡi con, mạc, ngạc, môi,…và các khoang cộng hưởng như khoang
trên thanh hầu, khoang miệng, khoang mũi và các khoang cộng hưởng khác do lưỡi hoạt động
tạo thành. Nghiên cứu ngữ âm từ góc độ người nói được gọi là ngữ âm học phát âm.
Ngôn ngữ bằng âm thanh được tạo ra trước hết nhờ các luồng hơi thoát ra từ trong bộ
máy phát âm. Cho đến nay, ngữ âm học đại cương đã xác định được các cơ chế luồng hơi được
sử dụng để tạo ra các âm thanh lời nói sau: (i) luồng hơi đi ra từ phổi hay còn gọi là cơ chế luồng
hơi phổi, (ii) luồng hơi đi ra từ họng hay cơ chế luồng hơi họng, và (iii) luồng hơi đi ra từ mạc hay
ngạc mềm hay cơ chế luồng hơi mạc.
Sinh âm hay tạo âm là các trạng thái hoạt động của khe hở của hai dây thanh và bản thân
hai dây thanh trong khi phát âm. Các cách thức các dây thanh hoạt động như thế nào tạo thành
các kiểu sinh âm. Cho đến nay, trong ngữ âm học đại cương người ta đã phát hiện được các


9


ngôn ngữ trên thế giới sử dụng năm kiểu sinh âm khác nhau: (i) kiểu sinh âm bình thường, (ii)
thở, (iii) kẹt, (iv) khàn hay vô thanh, (v) hữu thanh.
Phát âm hay cấu âm do các cơ quan cấu âm phối hợp hoạt động, chẳng hạn, lưỡi, răng,
lợi, ngạc, mạc, môi, lưỡi con,…Các âm thanh của ngôn ngữ được tạo ra ở tại những vị trí cụ thể
và bằng những cách thức cụ thể, được gọi là vị trí phát âm và phương thức phát âm.
Ngữ âm học âm học. Đây là một ngành của ngữ âm học nghiên cứu các thuộc tính vật lí
- âm học của các âm thanh ngôn ngữ. Ngôn ngữ âm thanh của con người giống các âm thanh
khác trong tự nhiên ở chỗ chúng có những thuộc tính vật lí âm học như cao độ, tần số, cường
độ, trường độ, biên độ, âm sắc và có thể đo được bằng các đơn vị như Hertz (Hz), deciBel (dB),
thời gian (giờ, phút, giây). Ngôn ngữ âm thanh được người nói nói ra và nó lan truyền trong
môi trường thường là không khí đến tai người nghe dưới hình thức sóng và được gọi là sóng
âm.
Sóng âm của ngôn ngữ là hình thức dao động hay rung động phức tạp bao gồm các sóng
có chu kì và các sóng không có chu kì. Sóng của các nguyên âm và các âm giống nguyên âm
trong các ngôn ngữ là có chu kì, trái lại, sóng của các phụ âm và các âm giống phụ âm không
có chu kì. Người ta có thể miêu tả được các đặc điểm của các âm căn cứ vào dạng sóng của
chúng.
Phổ âm. Khi phân tích sóng âm, ngoài dạng sóng, tần số,… của âm người ta còn căn cứ
vào phổ của nó. Phổ của âm thể hiện các tần số khác nhau có trong một âm. Hầu hết các âm
thanh của ngôn ngữ được tạo thành bởi sự kết hợp phức tạp của các rung động hay dao động.
Phổ âm là sự tái hiện của âm thanh về lượng rung động hay dao động tại mỗi một tần số. Nó
thường được thể biện bằng một đồ thị của năng lượng hay áp suất bằng một hàm tần số. Năng
lượng hay áp suất thường được đo bằng deciBels (dB) còn tần số được đo bằng số các rung
động hay dao động mỗi giây, đơn vị đo là Hertz (Hz) hoặc hàng nghìn các rung động hay dao
động mỗi giây (kiloHertz hay kHz).
Ngữ âm học thính giác. Ngôn ngữ âm thanh do người nói nói ra lan truyền thường là
trong không khí và đến tai người nghe, được người nghe tiếp nhận bằng các cơ quan thính giác.

Ngôn ngữ âm thanh được tiếp nhận bằng thính giác vừa có điểm giống vừa có điểm khác với
ngôn ngữ của người nói tạo ra. Ngữ âm học thính giác vì thế nghiên cứu các mối quan hệ giữa
các kích thích lời nói với những phản ứng của người nghe về những kích thích lời nói đó. Việc
đo các âm thanh được tiếp nhận thính giác được thực hiện bằng các đơn vị riêng, chẳng hạn

10


như Bark, Mel. Nó phân biệt với ngữ âm học phát âm và cũng khác với ngữ âm học âm học ở
chỗ nó nghiên cứu cách thức các âm thanh của ngôn ngữ được người nghe tiếp nhận bằng thính
giác như thế nào.
Tóm lại, ngữ âm học là khoa học nghiên cứu ngữ âm ở các góc độ sinh lí cấu tạo, vật lí - âm
học và tiếp nhận thính giác. Và đơn vị ngữ âm học dùng phân tích là âm tố.
Âm vị học là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu một cách hệ thống các âm thanh
của ngôn ngữ được tổ chức như thế nào để chuyển tải các ý nghĩa trong các ngôn ngữ cụ thể.
Nó bao gồm việc phân tích, miêu tả ngôn ngữ học hệ thống ngữ âm ở nhiều cấp độ, hoặc là cấp
độ dưới từ (bao gồm âm tiết, âm đầu và vần, các động tác cấu âm hay phát âm, các đặc điểm phát
âm hay cấu âm, mora, vv…) hoặc ở tất cả các cấp độ khác nhau của ngôn ngữ. Đơn vị phân tích
của âm vị học là âm vị.
Khái niệm nguyên âm. Theo cách hiểu chung nhất của ngữ âm học đại cương, nguyên
âm là một âm của lời nói có đặc trưng âm tiết tính và được nói ra và không có một sự cản trở
nào trong bộ máy phát âm. Các nguyên âm cùng với các phụ âm là hai nhóm âm cơ bản của lời
nói. Các nguyên âm khác nhau về lượng (chất lượng, số lượng), về độ lớn. Chúng thường là
hữu thanh và có liên quan chặt chẽ đến biến đổi ngôn điệu chẳng hạn như thanh điệu, ngữ điệu,
trọng âm.
Cho đến nay có ít nhất hai định nghĩa khác nhau về nguyên âm, một của ngữ âm học và
một của âm vị học.
Định nghĩa ngữ âm học về nguyên âm. Nguyên âm là một âm có khả năng làm âm tiết,
được tạo ra với bộ máy phát âm mở. Nó hoặc là giữa lưỡi khi luồng hơi thoát ra đi dọc theo
giữa lưỡi hoặc là miệng khi có ít nhất một lượng không khí từ trong thoát ra ngoài qua đường

miệng và không có cản trở, xát, xiết hay tắc nghẽn nào và phải liên tục. Đặc điểm này của
nguyên âm khác với các phụ âm, vốn có một điểm tắc hay xát hay tắc xát hay nghẽn nào đó
trong bộ máy phát âm [28, pg. 27].
Định nghĩa âm vị học về nguyên âm. Một nguyên âm là một âm có thể làm âm tiết, là
một âm có thể làm đỉnh của âm tiết [28, pg. 53]. Một âm tương đương về mặt ngữ âm học
nhưng không có khả năng làm đỉnh của âm tiết là một bán nguyên âm. Trong các ngôn ngữ, các
nguyên âm ngữ âm học thường làm đỉnh của nhiều loại âm tiết trong khi đó các phụ âm thì làm
âm đầu (ở những ngôn ngữ có âm đầu) và âm cuối.

11


Định nghĩa về nguyên âm của ngữ âm học không phải lúc nào cũng trùng làm một với
định nghĩa về nguyên âm của âm vị học [50, pg. 269]. Các âm nước hay lỏng là những ví dụ.
Cả [j] và [w] đều không xát hay xiết nhiều ở trong bộ máy phát âm, vì vậy, về mặt ngữ âm học
chúng là các âm giống nguyên âm, nhưng chúng lại xuất hiện ở đầu âm tiết (ví dụ từ [jt] tiếng
Bhnong nghĩa tiếng Việt là „xách‟) điều này có nghĩa rằng về mặt âm vị học chúng là các phụ
âm. Kenneth Pike (1943) đề nghị thuật ngữ „vocoid‟ chỉ một nguyên âm ngữ âm học còn
„vowel‟ chỉ một nguyên âm âm vị học, vì vậy, [j] và [w] được phân loại là các nguyên âm ngữ
âm học chứ không phải là các nguyên âm âm vị học theo Kenneth Pike [29]. Tuy nhiên,
Maddieson và Emmory (1985) [47] đã chứng minh rằng các bán nguyên âm được tạo ra với bộ
máy phát âm thu hẹp hơn so với các nguyên âm, vì vậy, có thể được coi là các phụ âm. Tuy
nhiên, các định nghĩa của ngữ âm học và của âm vị học vẫn còn mâu thuẫn với nhau đối với âm
/l/ âm tiết tính ở trong nhiều ngôn ngữ thế giới, ví dụ trong từ table, hay các âm mũi âm tiết
tính trong các từ button (cái bàn) và rhythm (vần) của tiếng Anh.
Quan điểm truyền thống về quá trình tạo sinh ra nguyên âm được thể hiện ở trong hệ
thống thuật ngữ và trình bày của Bộ Chữ cái Ngữ âm Quốc tế (International Phonetic Alphabet
- IPA), là một trong những đặc trưng phát âm hay cấu âm xác định chất lượng của một nguyên
âm phân biệt nó với các nguyên âm khác. Daniel Jones (1967) [43] đã phát triển hệ thống
nguyên âm cơ bản (cardinal vowel) để miêu tả các nguyên âm theo hai phương thẳng đứng và

nằm ngang. Các đặc điểm về độ cao của lưỡi (phương thẳng đứng), độ sau của lưỡi (phương
nằm ngang) và tính chất tròn của cấu âm môi. Ba đặc điểm này (hai đặc điểm lưỡi và một đặc
điểm môi) được chỉ ra trong lược đồ tứ giác nguyên âm của IPA ở bên phải. Đây là những đặc
trưng bổ sung của chất lượng nguyên âm, chẳng hạn như vị trí mạc hay ngạc mềm (tính chất
mũi), kiểu rung động của hai dây thanh (sinh âm), và vị trí gốc lưỡi.
Thuật ngữ nguyên âm cơ bản của Daniel Jones (1967) chỉ các nguyên âm tham chiếu
(reference vowel) dùng để miêu tả nguyên âm của các ngôn ngữ. Ví dụ, nguyên âm của từ
„mih‟ tiếng Bhnong có thể được miêu tả trong sự quy chiếu tới nguyên âm cơ bản 1 [i] của
Daniel Jones (1967) là nguyên âm cơ bản gần sát nhất với nó. Một nguyên âm cơ bản là một
âm nguyên âm được phát âm khi lưỡi ở một vị trí cực đoan nào đó, hoặc trước hoặc sau, hoặc
cao hoặc thấp. Hệ thống này được Daniel Jones (1917) [42] hệ thống hóa từ tư tưởng của nhiều
nhà ngữ âm học trước đó, điển hình là những tư tưởng của Ellis [32] và của Bell [24].
Các nguyên âm cơ bản là một hệ thống đo chứ không phải là các nguyên âm của một
ngôn ngữ cụ thể nào [23]. Tuy nhiên, một số ngôn ngữ có một hoặc nhiều nguyên âm gần sát

12


với (các) nguyên âm cơ bản. Tiếng Ngwe [37] ở Cameroon là một ngôn ngữ như thế. Nó có
một hệ thống 8 nguyên âm khá giống với 8 nguyên âm cơ bản (Ladeforged, 1971).
Trong số các nguyên âm cơ bản có ba nguyên âm [i], [ɑ], [u] có định nghĩa phát âm, cụ
thể: Nguyên âm [i] được phát âm với lưỡi tiến về trước nhất và cao nhất trong miệng và không
có hoạt động cản tắc hay xát nào hết, còn hai môi thì bẹt. Nguyên âm [u] được phát âm với lưỡi
sau nhất và cao nhất trong miệng và lưỡi rụt lại. Còn nguyên âm [ɑ] được phát âm với lưỡi thấp
nhất và sau nhất trong miệng và môi không tròn.
Các nguyên âm khác cách đều về thính giác giữa ba nguyên âm đứng ở 3 góc này ở 4
mức khẩu độ hay độ cao: khép (vị trí lưỡi cao), khép-vừa, mở-vừa, và mở (vị trí lưỡi thấp).
Các mức khẩu độ này cộng với sự phân biệt trước-sau xác định 8 điểm tham chiếu dựa
trên kết hợp các tiêu chí phát âm và thính giác. Được biết 8 nguyên âm này là 8 nguyên âm cơ
bản gốc, còn các nguyên âm giống các nguyên âm này là phổ biến trong các ngôn ngữ thế giới.

Có thể đảo ngược các vị trí môi với vị trí môi cho nguyên âm tương ứng bên phía đối
diện của chiều trước-sau, sao cho chẳng hạn nguyên âm cơ bản 1 có thể được phát âm hơi tròn
môi giống như sự tròn môi của nguyên âm cơ bản 8 (mặc dù bình thường lưỡi nằm sát xuống
sàn miệng hơn là rụt lại). Người ta gọi đây là các nguyên âm cơ bản hạng thứ. Các âm chẳng
hạn như các nguyên âm này là ít phổ biến ở trong các ngôn ngữ [47, pg. 292]. Các âm nguyên
âm cũng được nhận biết dựa trên biểu đồ nguyên âm của Bộ Chữ cái Ngữ âm Quốc tế (IPA).
Dưới đây là bảng các nguyên âm cơ bản.

Sơ đồ 1.2: Các nguyên âm cơ bản của Daniel Jones (1917)
Nguyên âm cơ bản
1
2
3
4
5
6
7

IPA
[i]
[e]
[]
[a]
[]
[]
[o]

Miêu tả
nguyên âm trước khép không tròn môi
nguyên âm trước khép - vừa không tròn môi

nguyên âm trước mở - vừa không tròn môi
nguyên âm trước mở không tròn môi
nguyên âm sau mở không tròn môi
nguyên âm sau mở - vừa tròn môi
nguyên âm sau khép - vừa tròn môi

13


8
[u]
nguyên âm sau khép tròn môi
9
nguyên âm trước khép tròn môi
[]
10
nguyên âm trước khép – vừa tròn môi
[]
11
[œ]
nguyên âm trước mở - vừa tròn môi
12
[ɶ]
nguyên âm trước mở tròn môi
13
[ɒ]
nguyên âm sau mở tròn môi
14
[ʌ]
nguyên âm sau mở - vừa không tròn môi

15
[ɤ]
nguyên âm sau khép - vừa không tròn môi
16
[ɯ]
nguyên âm sau khép không tròn môi
17
[ɨ]
nguyên âm giữa khép không tròn môi
18
[ʉ]
nguyên âm giữa khép tròn môi
Tuy nhiên, hệ thống nguyên âm cơ bản này có một số điểm không chính xác. Trong hệ
thống này, 16 nguyên âm Gốc và Hạng thứ và 2 nguyên âm giữa được phân biệt. Hiệp hội Ngữ
âm học Quốc tế (IPA) cấp thêm các dấu phụ để chỉ các giá trị trung gian cũng có thể được nhận
biết chắc chắn, ví dụ ngoài [e] - một nguyên âm trước khép - vừa không tròn môi, [] - một
nguyên âm trước mở - vừa không tròn môi còn có một nguyên âm trước vừa không tròn môi
[e], một nguyên âm trước vừa trung hòa hóa không tròn môi [ë], và vv.
Tuy nhiên, quan niệm này về cấu âm nguyên âm cho đến nay đã được mọi người biết là
không chính xác kể từ năm 1928. Peter Ladefoged (2012) [49, pg. 132] đã phát biểu “các nhà
ngữ âm học thời kì đầu nghĩ họ đang miêu tả điểm cao nhất của lưỡi, nhưng không phải. Thật
ra là họ đang miêu tả các tần số formant”. Sách cẩm nang của IPA thừa nhận rằng “tứ giác
nguyên âm cách đều cần phải được xem là sự co rụt lại của lưỡi chứ không phải là sắp xếp trực
tiếp vị trí của lưỡi.” [40]
Mặc dù vậy, quan niệm các phẩm chất khác nhau của nguyên âm được xác định chủ yếu
bằng vị trí của lưỡi và sự tròn của môi vẫn tiếp tục được sử dụng trong sư phạm vì nó có tính
trực giác cao về cách thức các nguyên âm phân biệt với nhau như thế nào.
Độ cao nguyên âm chỉ phương thẳng đứng của lưỡi trong tương quan với vòm của
miệng hay kẽ hở của hai hàm trên và dưới. Tuy nhiên, nó đích thực chỉ formant thứ nhất (cộng
hưởng thấp nhất của giọng nói), kí hiệu là F1, vốn gắn liền với độ cao của lưỡi. Trong các

nguyên âm khép hay còn gọi là các nguyên âm cao, chẳng hạn như [i] và [u], F1 nhất quán với
việc lưỡi định vị gần sát ngạc cứng, cao ở trong miệng, trong khi đó ở các nguyên âm mở,
chẳng hạn như [a] lại phù hợp với việc hàm răng mở còn lưỡi thì được định vị thấp ở trong
khoang miệng. Độ cao được xác định bằng số nghịch đảo của giá trị F1: tần số F1 càng cao thì
nguyên âm (mở hơn) càng thấp.

14


×