Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.76 KB, 22 trang )

THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
I-THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
1-Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về logistics
Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, chúng ta có thể rút ra sự nhận thức
của doanh nghiệp kinh doanh dịch logistics được thể hiện ở những điểm cụ thể
sau đây:
1.1- Logistics là sự phát triển tất yếu của dịch vụ vận tải giao nhận.
Logistics chính là sản phẩm của sự phát triển vận tải giao nhận ở trình độ
cao. Cho đến nay, việc kinh doanh dịch vụ logistics ở các doanh nghiệp Việt
Nam mới chỉ xoay quanh hoạt động vận tải giao nhận. Do đó theo các doanh
nghiệp Việt Nam thì hoạt động logistics có thể chia thành 4 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1: Người kinh doanh dịch vụ logistics có nhiệm vụ giao
nhận, vận chuyển hàng hóa, làm các thủ tục và tư vấn cho chủ hàng để giải
quyết những vấn đề phát sinh trong giao nhận vận chuyển hàng hóa.
* Giai đoạn 2: Người kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhiệm giao nhận
hàng hóa, làm tất cả các thủ tục có liên quan như là người đại lý của chủ hàng,
nhưng người kinh doanh dịch vụ logistics phải đứng ra tiến hành việc gom
hàng.
* Giai đoạn 3: Người kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận việc vận
chuyển hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối. Họ đảm nhiệm tất cả các dịch vụ
của một số người vận tải và cung cấp dịch vụ. Nguời kinh doanh dịch vụ
logistics cũng đảm nhận việc thông quan cho hàng hóa và thương thảo với cảng
với tư cách là một người kí hợp đồng độc lập với cảng để thực hiện một số công
việc cần thiết. Lúc này người kinh doanh dịch vụ logistics không còn hành động
như một đại lý thay mặt chủ hàng nữa mà là người đứng ra cung cấp các dịch vụ
cho chủ hàng. Họ đã trở thành một người chủ trong dây chuyền vận tải với tư
cách là một bên chính, phát hành các chứng từ vận chuyển đa phương thức và
chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển từ khi nhận
hàng để chở cho tới khi giao hàng xong cho người nhận hàng, kể cả việc chậm


giao hàng ở nơi đến.
* Giai đoạn 4: Hiện nay người kinh doanh dịch vụ logistics không còn
làm những công việc đơn thuần của giao nhận vận chuyển mà còn đảm nhận
nhiều công việc khác nữa theo yêu cầu của khách hàng đồng thời kết hợp các
công việc liên quan trở thành một chuỗi dịch vụ cung cấp.Logistics trong quan
niệm của các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm mọi dịch vụ liên quan tới vận tải
giao nhận (đường biển, đường hàng không, đường bộ và nội thủy) lưu kho lưu
bãi, sắp xếp hàng hóa sẵn sàng cho việc vận chuyển đóng gói bao bì, ghi mã
hiệu, thương hiệu và phân phối đi các nơi theo yêu cầu của khách hàng.
1.2- Lợi ích logistics mang lại cho các doanh nghiệp sản xuất-kinh
doanh.
Các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng ngày càng nhận thấy rằng tất cả các chi phí của việc lập kế hoạch
sắp xếp và chuẩn bị mọi mặt cho hàng hóa để sẵn sàng cung cấp và chi phí lưu
thông có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trên nhiều khía cạnh.
Nếu tận dụng được công nghệ tin học để tổ chức tốt và chặt chẽ các khâu, các
quá trình lưu chuyển thì giá thành của hàng hóa sẽ giảm đáng kể, do vậy năng
lực cạnh tranh của hàng hóa được nâng cao. Logistics không phải là một dịch vụ
đơn lẻ mà luôn luôn là một chuỗi các hoạt động về vận tải giao nhận hàng hóa
như: đóng gói, lưu kho, lưu bãi, phân phối hàng hóa (nguyên liệu hay thành
phẩm) đi các địa chỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hóa luôn luôn sẵn sàng ở
trạng thái có yêu cầu của khách hàng là vận chuyển ngay. Chính vì vậy mà khi
nói đến logistics bao giờ người ta cũng đề cập đến chuỗi dịch vụ (logistics
system chain). Với hệ thống chuỗi dịch vụ này, người cung ứng dẽ giúp khách
hàng có thể tiết kiệm được chi phí đầu vào trong các khâu dịch chuyển, lưu kho,
lưu bãi và phân phối hàng hóa cũng như chi phí tương thự ở đầu ra.
Qua khảo sát điều tra một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất-kinh doanh trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì lợi ích của
logistics đối với doanh nghiệp như sau:
* Giảm được chi phí trong khâu vận tải giao nhận.

Theo kết quả điều tra, có tới 56% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng:
ứng dụng hoạt động logistics trong kinh doanh sẽ giảm được rất nhiều chi phí
đặc biệt là chi phí vận chuyển. Bởi vì khi ứng dụng hoạt động logistics, nhà
kinh doanh sẽ tập hợp được các kế hoạch riêng lẻ của các cung đoạn, các phần
việc trong lưu chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu thành một kế hoạch thống nhất
nhằm thực hiện một kế hoạch chung đã được vạch ra trên toàn bộ hành trình của
hàng hóa. Đảm bảo chi việc hàng được giao đúng thời gian, đúng thời điểm theo
yêu cầu của khách hàng. Áp dụng logistics đã tạo ra sự thống nhất trong hành
động nhằm thực hiện một kế hoạch chung đã định sẵn cho nên tất cả các chi phí
trong vận tải đã được giảm đi rất nhiều như chi phí lưu kho tại các điểm đầu,
điểm cuối của hành trình giao nhận vận chuyển, hạn chế được các nhược điểm
của phương thức vận tải tham gia cũng như phát huy được những ưu điểm của
chúng, giảm được thời gian giao nhận vận chuyển, tăng nhanh thời gian giao
hàng.
* Tăng cường chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các ngành, các lĩnh vực,
các doanh nghiệp đang diễn ra hết sức gay gắt. Ngành thương mại cũng không
tránh khỏi quy luật đó. Trong bối cảnh đó, để chiến thắng không có biện pháp
nào hữu hiệu hơn là nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Chỉ có nâng cao
chất luợng dịch vụ đáp ứng đwocj mọi nhu cầu của khách hàng mới đảm bảo
được sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại trên thị trường. Logistcis
chính là yếu tố tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Hiệu quả
của logistics chính là sản phẩm được giao nhận và vận chuyển đến đúng địa
điểm, đúng thời gian và an toàn trong điều kiện tốt nhất với giá cả thỏa thuận
hợp lý nhất. Nhờ áp dụng logistics, chất lượng dịch vụ thương mại được nâng
lên rất nhiều, nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường so vói các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thông thường trước đây.
* Tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải
giao nhận.
Logistcis là một công nghệ tiên tiến, khi ứng dụng sẽ mang lại nhiều lợi

ích thiết thực cho các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh. Nhờ tiết kiệm được
chi phí trong các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu và gia
tăng được chất lượng dịch vụ mà từ đó các doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh
thu và lợi nhuận của mình. Khi cung ứng dịch vụ logistics các doanh nghiệp
kinh doanh vận tải giao nhận sẽ cung cấp toàn bộ dịch vụ cho cả chuỗi lưu
chuyển hàng hóa “từ kho đến kho”. Hàng hóa của chủ hàng sẽ được lưu gửi
trong hệ thống kho bãi của doanh nghiệp vận tải giao nhận, được vận chuyển
trên các phương thức vận tải của doanh nghiệp vận tải gioa nhận theo một kế
hoạch được vạch sẵn. Như vậy chi phí lưu kho của khách hàng sẽ tăng dẫn tới
doanh thu của doanh nghiệp cũng sẽ tăng. Mặt khác, nếu quy mô hoạt động
cũng như dịch vụ cung cấp càng lớn, càng đa dạng phong phú bao nhiêu thì
càng làm tăng lợi thế của doanh nghiệp bấy nhiêu. Chi phí cho giao nhận một lô
hàng lớn bao giừo cũng rẻ hơn nhiều chi phí giao nhận vận tải ch nhiều lô hàng
nhỏ, lẻ. Việc thu gom các lô hàng lẻ của nhiều chủ gửi để hình thành một lô
hàng lớn hơn đã tạo cho các doanh nghiệp vận tải giao nhận khai thác triệt để
nguồn hàng trong vận tải giao nhận, tiết kiệm được thời gian, tận dụng tối đa
phương tiện vận chuyển và kết quả cuối cùng là lợi nhuận tăng thêm.
2-Thực trạng kinh doanh logistics trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
2.1- Các hình thức hoạt động kinh doanh logistics ở Việt Nam
Hiện nay, theo quy định tại điều 233 Luật Thương mại năm 2005, dịch vụ
logistics được phân loại như sau:
a) Các dịch vụ chủ yếu, bao gồm:
* Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
* Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh
doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
* Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả thủ tục làm đại lý hải quan và lập
kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
* Dịch vụ bổ trợ khác; bao gồm cả hoạt đoọng tiếp nhận, lưu kho và
quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả
chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn

kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho
thuê và thuê mua container.
b) Các dịcg vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:
* Dịch vụ vận tải hàng hải
* Dịch vụ vận tải thủy nội địa
* Dịch vụ vận tải hàng không
* Dịch vụ vận tải đường sắt
* Dịch vụ vận tải đường bộ
* Dịch vụ vận tải đường ống
c) Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:
* Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật
* Dịch vụ bưu chính
* Dịch vụ thương mại bán buôn
* Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm các hoạt động quản lý hàng lưu
kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
* Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh logistics bao
gồm rất nhiều mảng, nhiều hoạt động. Tất cả các hoạt động được nêu ở trên tạo
thành một chuỗi có mối quan hệ mật thiết với nhau, gọi là “chuỗi cung ứng”.
Thực tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy, do nhiều yếu tố tác động khác nhau, cả
chủ quan lẫn khách quan, mà các doanh nghiệp trong nước mới chỉ tập trung
khai thác các mảng nhỏ trong chuỗi cung ứng. Trong đó, chúng ta thấy phổ biến
nhất là hình thức giao nhận vận tải. Đây là hình thức khá đơn giản, các công ty
giao nhận đóng vai trò là người mua buôn sau đó bán lại cho người mua lẻ.
Thông qua hãng vận tải biển, hàng sau khi được gom thành những container sẽ
được vận chuyển đến quốc gia của người nhận. Tại đó các đại lý mà các công ty
Việt Nam có quan hệ đối tác sẽ làm thủ tục hải quan nhận, dỡ hàng và giao lại
cho người mua hàng tại kho. Như vậy hình thức này chỉ là một phần nhỏ trong
toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng logistics.
2.2- Qui mô các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics ở

Việt Nam hiện nay.
Quy mô các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics nhỏ, kinh
doanh manh mún. Nguồn lợi hàng tỷ đô đang chảy vào túi của các nhà đầu tư
nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có phần nhỏ trong miếng bánh
khổng lồ và đang ngày phình to của dịch vụ logistics. Theo tính toán mới nhất
của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải
biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các doanh
nghiệp nước ngoài. Điều này đã thực sự là một thua thiệt lớn cho các doanh
nghiệp Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải bằng đường
biển. Năm 2006, lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc
độ tăng trưởng lên đến 19,4%. Đây thực sự là một thị trường mơ ước mà các tập
đoàn nước ngoài đang thèm muốn và tập trung khai phá.
Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics ở Việt Nam nói chung còn nghèo nàn,
quy mô nhỏ, bố trí bất hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng gioa thông của Việt Nam
bao gồm trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km
đường thủy, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên chất lượng của hệ thống
này là không đồng đều, có những chỗ chưa đảm bảo vê mặt kỹ thuật. Hiện tải
chỉ có khoảng 20 cảng biển tham gia vào việc vận tải hàng hóa quốc tế, các
cảng đnag trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu
nhỏ và chưa được trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh
nghiệm trong việc điều hàng xếp dỡ container.
Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy
bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là
đón được máy bau chở hàng quốc tế. Các sân bay quốc tế như Tân Sơn Nhất,
Nội Bài, Đà Nẵng vẫn chưa có nhà ga hàng hóa, khu vực hoạt động cho đại lý
logistics thực hiện gom hàng và khai quan như các nước trong khu vực đang
làm. Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, dường như không được
thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang cũ kĩ,
năng lực vận tải đường sắt không được tận dụng hiệu quả do chưa hiện đại hóa.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng hàng hóa vận chuyển đường sắt
chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hóa lưu thông. Tuy nhiên đường sắt Việt
Nam vẫn đang sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau ( 1000 và 1435 mm) với tải
trọng thấp. Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội-Hồ Chí Minh hiện vẫn
còn cần đến 32 tiếng đồng hồ.
Quy mô của doanh nghiệp còn thể hiện thông qua số nhân viên của công
ty, nhiều doanh nghiệp chỉ có từ 3-5 nhân viên, kể cả người phụ trách. Doang
nghiệp chỉ đáp ứng được một công việc đơn giản của một khách hàng. Cũng vì
vốn và nhân lực it nên việc tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp rất đơn giản,
tính chuyên sâu của các doanh nghiệp trong logistics không có. Đặc biệt hầu hết
các doanh nghiệp Việt Nam chưa có văn phòng đại diện tại nước ngoài trong khi
xu thế hiện nay là logistics toàn cầu. Hơn thế nữa, tính nghiệp đoàn của các
doanh nghiệp logistics còn rất rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh
không lành mạnh.
Các doanh nghiệp tư nhân hiện đang chiếm khoảng 80% tổng số doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp này có số vốn rất nhỏ,
có doanh nghiệp chỉ đăng kí vốn kinh doanh từ 300-500 triệu đồng ( tương
đương 18.750-31.250 USD). Trên thực tế nếu muốn kí vận đơn vào Hoa Kỳ thì
phải kí quỹ tới 150.000 USD. Nhiều doanh nghiệ nhà nước sau khi cổ phần hóa
từng bộ phận đã hình thành các công ty cổ phần với cỡ vốn 5 tỷ đồng ( khoảng
312.500 USD ). Với quỹ vốn như vậy các doanh nghiệp Việt Nam không đáp
ứng được nhu cầu khi gia nhập thị trường logistics thế giới.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng kí kinh doanh và mang tên dịch
vụ logistics, nhưng doanh nghiệp dịch vụ logistics thực sự thì không nhiều. Nói
một cách giản đơn theo nghĩa đen thì những nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn
gói Door to Door cho hàng hóa xuất nhập khẩu là những người tích hợp hàng
loạt các dịch vụ vận tải giao nhận thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thành
một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển Door to Door.
2.3- Thực trạng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Việt
Nam theo các nhóm sau:

2.3.1- Các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt
Nam
- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức
VD: Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không,
đường biển.
- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức
- Các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng
- Các công ty môi giới vận tải
Các loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải giao
nhận ở Việt Nam phát triển rất đa dạng và phong phú. Từ chỗ kinh doanh vận
tải chủ yếu là các loại hình doanh nghiệp nhà nước, đến nay trên thị trường giao
nhận đã có đầy đủ các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
tham gia. Hoạt động kinh doanh vận tải diễn ra sôi động và mạnh mẽ nhất, chủ
yếu nhất vẫn là lĩnh vực Hàng hải.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam
mới chỉ chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, các cảng lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ… Các doanh nghiệp lớn đều thành
lập chi nhánh của mình tại các cửa khẩu quốc tế từ Bắc vào Nam. Các chi nhánh

×