Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Nhận xét công tác tư vấn các biện pháp tránh thai cho phụ nữ có thai ngoài ý muốn tại Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản Kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện phụ sản Trung ương năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 57 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
--------------

TRẦN THỊ QUÝ

NHẬN XÉT CÔNG TÁC TƯ VẤN CÁC BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI CHO PHỤ NỮ CÓ THAI NGOÀI Ý
MUỐN TẠI TRUNG TÂM KHHGĐ TẠI BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
--------------

TRẦN THỊ QUÝ

NHẬN XÉT CÔNG TÁC TƯ VẤN CÁC BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI CHO PHỤ NỮ CÓ THAI NGOÀI Ý
MUỐN TẠI TRUNG TÂM KHHGĐ TẠI BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG 2020
Chuyên ngành: Điều dưỡng Sản phụ khoa

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS.BÙI KHÁNH THUẬN



NAM ĐỊNH - 2020


2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp,
những người thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau
đại học, bộ môn Điều dưỡng Sản phụ khoa, các thầy cô giảng dạy của Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong những
năm học qua.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn:
Ths. Bùi Khánh Thuận, đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học, thực hiện và hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung
ương, tập thể bác sỹ, hộ sinh, điều dưỡng cán bộ Trung tâm tư vấn sức khỏe
sinh sản- Kế hoạch hóa gia đình đã cho tôi cơ hội được đi học chuyên sâu về
lĩnh vực điều dưỡng chuyên nghành phụ sản, tạo điều kiện, giúp đỡ, động
viên tôi trong quá trình học tập, công tác và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến bố mẹ, những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp vàcác anh chị em cùng khóa đã động viên, giúp đỡ tôi về
tinh thần để tôi hoàn thành chuyên đề này.
Nam Định, tháng 8 năm 2020

TRẦN THỊ QUÝ



3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung
trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp
dụng. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo viên
hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên

TRẦN THỊ QUÝ


MỤC LỤC

Lời cảm ơn........................................................................................................i
Lời cam đoan...................................................................................................ii
Danh mục các chữ viết tắt.............................................................................iii
Danh mục bảng...............................................................................................iv
Danh mục biểu đồ............................................................................................v
Đặt vấn đề........................................................................................................1
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn............................................................3
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................3
1.1.1. Kế hoạch hoá gia đình.......................................................................3
1.1.2. Biện pháp tránh thai..........................................................................6
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................12
1.2.1. Các nghiên cứu trên Thế giới về thực trạng công tác tư vấn các
BPTT.........................................................................................................12
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về thực trạng công tác tư vấn các
BPTT.........................................................................................................13
Chương 2: Thực trạng công tác tư vấn.......................................................15

2.1. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu.............................................................15
2.2. Nghiên cứu thực trạng công tác tư vấn tại tại Trung tâm tư vấn SKSS –
KHHG..........................................................................................................16
Chương 3: Bàn luận......................................................................................27
3.1. Những tồn tại của công tác tư vấn sử dụng các BPTT..........................27
3.2. Giải pháp để khắc phục những tồn tại trong công tác tư vấn sử dụng các
BPTT............................................................................................................31
Kết luận..........................................................................................................32
Đề xuất giải pháp...........................................................................................33
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


4


3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐDS

Biến động dân số

BYT

Bộ Y tế

BPTT

Biện pháp tránh thai


CBYT

Cán bộ y tế

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

DCTC

Dụng cụ tử cung

NVTV

Nhân viên tư vấn

SKSS

Sức khỏe sinh sản

WHO

Tổ chức Y tế thế giới
(The World Health Organization)


4
DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1. Đặc điểm nhóm tuổi của nhân viên tư vấn
Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn của nhân viên tư vấn
Bảng 3.3. Đặc điểm nhóm tuổi của nhân viên tư vấn
Bảng 3.4. Tỷ lệ thực hiện của nhân viên đối với khách hàng
Bảng 3.5. Đánh giá của khách hàng về buổi tư vấn


5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Trình độ chuyên môn của nhân viên tư vấn
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của khách hàng
Biểu đồ 3.3. Khách hàng tư vấn BPTT trước đó
Biểu đồ 3.4. Đánh giá về cơ sở vật chất


6


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo mới công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam
là nước đứng thứ 3 có số ca phá thai cao nhất toàn cầu với 1,52 triệu ca [12].
Đồng thời Việt Nam được xếp vào danh sách một trong năm nước có tỷ lệ phá
thai cao nhất thế giới và là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất châu Á [12]. Năm
2018, Tổng tỷ suất phá thai ở Việt Nam là 0,42, có nghĩa là cứ 5 phụ nữ thì có
2 người từng phá thai ít nhất một lần trong toàn bộ giai đoạn sinh sản [7].
Việc không sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT), sử dụng các biện
pháp kém hiệu quả và sử dụng không đúng cách, không phù hợp là nguyên
nhân dẫn đến tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn ngày càng tăng cao [23,29]. Hiện

nay phá thai và các vấn đề sinh sản đang được quan tâm trên toàn thế giới.
Chính vì vậy việc lạm dụng phá thai sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý, dễ
gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của thai phụ
như tắc vòi trứng, chửa ngoài tử cung, dính buồng tử cung...[2]
Sinh đẻ là thiên chức đặc biệt của người phụ nữ nhưng đồng thời sinh đẻ
cũng tiềm tàng nguy cơ cho sức khỏe người phụ nữ, nhất là phụ nữ sinh nhiều
con, thời điểm sinh con không hợp lý và khoảng cách giữa các lần sinh quá
ngắn. Việc áp dụng các BPTT hiệu quả sẽ giúp đảm bảo được khoảng cách
sinh con an toàn và phù hợp với điều kiện sinh lý của cơ thể, làm giảm tỷ lệ
nạo hút thai cũng như điều kiện kinh tế, công việc hàng ngày và nuôi dạy con
cái [2]. Ở Việt Nam, trong những năm qua, tỷ lệ sử dụng các BPTT ngày càng
tăng lên góp phần quan trọng làm giảm mức sinh. Số liệu của các cuộc Điều
tra biến động dân số (BĐDS) hàng năm cho thấy tỷ lệ sử dụng BPTT bất kỳ
của Việt Nam hiện đang ở mức cao. Kết quả điều tra BĐDS năm 2016 cho
thấy, tỷ lệ sử dụng các BPTT bất kỳ đạt 77,6%, tăng 1,9 điểm % so với kết
quả Điều tra BĐDS 2015 và tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại tại thời điểm
1/4/2016 đạt mức 66,5% [14].


2
Việc sử dụng BPTT kém được kết luận do nhiều yếu tố bao gồm chi
phí phòng tránh thai, các khó khăn liên quan đến phương pháp và các chẩn
mực văn hóa [26]. Vì vậy, tư vấn các BPTT có tiềm năng to lớn như một cách
lựa chọn cho người phụ nữ không muốn mang thai lựa chọn phương pháp
ngừa thai mà họ có thể sử dụng mang hiệu quả cao, do đó giảm nguy cơ mang
thai ngoài ý muốn của bản thân họ [32].
Việc có nhân viên đã được đào tạo để cung cấp dịch vụ tránh thai lâu
dài và vĩnh viễn cho khách hàng là 1 phần quan trọng của việc cung cấp các
dịch vụ KHHGĐ toàn diện của các cơ sở tuyến huyện và tuyến cao (nghị định
43 của Bộ Y Tế năm 2013) [8]. Việc giao tiếp giữa NVTV và bệnh nhân về

các BPTT cũng được xác định là một yếu tố quan trọng có khả năng thúc đẩy
việc sử dụng BPTT [27].
Chính vì những lý do trên tôi thực hiện chuyên đề “Nhận xét công tác
tư vấn các biện pháp tránh thai cho phụ nữ có thai ngoài ý muốn tại Trung
tâm tư vấn sức khỏe sinh sản- Kế hoạch hóa gia đình- Bệnh viện phụ sản
Trung ương năm 2020”.
MỤC TIÊU
“ Mô tả công tác tư vấn các biện pháp tránh thai cho phụ nữ có thai
ngoài ý muốn tại Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản- Kế hoạch hóa gia đìnhBệnh viện phụ sản Trung ương năm 2020”


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Kế hoạch hoá gia đình
Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là chủ động có con theo ý muốn của
các cặp vợ chồng nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con, không để
phải dẫn đến phá thai, hoặc đẻ quá nhiều con, để quá dày, đẻ khi còn quá trẻ
hoặc đẻ khi đã nhiều tuổi. KHHGĐ không chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng
các BPTT để tránh thai mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chống để có
thai và sinh con trong trường hợp khuyến khích sinh [3].
Kế hoạch hóa gia đình cũng là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá
nhân, cặp vợ chồng chủ động quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng
cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm,
phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện gia đình [13].
Nguyên tắc của KHHGĐ:
- Có sự kết hợp giữa 4 yếu tố: Tự nguyện, lựa chọn khi đã đầy đủ thông

tin, có đầy đủ các BPTT, được cung cấp dịch vụ an toàn và thuận tiện.
- Khách hàng có quyền tự quyết định sử dụng BPTT.
- Kín đáo và tôn trọng khách hàng, không phân biệt tôn giáo, thành phần
xã hội, tuổi hay hoàn cảnh kinh tế.
- Được cung cấp dịch vụ tránh thai an toàn, có chất lượng để phòng tránh
các nguy cơ, trong đó có cả nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Khuyến khích trách nhiệm của nam giới (chồng hoặc mẹ chồng) và
những nhà lãnh đạo cộng đồng vào chương trình KHHGĐ.


4
- Tuyên truyền, giáo dục để khách hàng và cộng đồng hiểu về những lợi
ích đáng kể về mặt sức khỏe cũng như lợi ích khác ngoài lợi ích tránh thai của
công tác KHHGĐ.
* Vai trò của tư vấn kế hoạch hóa gia đình[18]:
- Giúp khách hàng chọn đúng một BPTT và sử dụng đúng biện pháp đã
chọn.
- Giúp tăng tỉ lệ tiếp tục sử dụng và hạn chế bỏ cuộc.
- Giúp tăng tỉ lệ sử dụng BPTT.
- Góp phần tăng cường sức khỏe và giảm chi phí chương trình KHHGĐ.
- Hiểu rõ và thực hành tình dục an toàn sẽ góp phần giảm nguy cơ có thai
ngoài ý muốn và nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
* Mười quyền cơ bản của khách hàng [13,18]
-

Quyền được thông tin.
Quyền được tiếp cận dịch vụ và thông tin.
Quyền tự do lựa chọn BPTT và từ chối hoặc chấm dứt BPTT.
Quyền được nhận dịch vụ an toàn.
Quyền được đảm bảo bí mật.

Quyền được đảm bảo kín đáo.
Quyền được thoải mái khi tiếp nhận dịch vụ.
Quyền được tôn trọng.
Quyền được tiếp tục nhận dịch vụ.
Quyền được bày tỏ ý kiến.

* Các bước tư vấn KHHGĐ (6 bước) [18]
Bước 1. Gặp gỡ
- Tiếp đón, chào hỏi khách hàng niềm nở, gây thiện cảm để họ an tâm
ngay từ khi tiếp xúc
- Mời khách hàng ngồi ngang hàng với người tư vấn, nếu có chồng (hoặc
vợ) cùng đi cũng mời ngồi bên cạnh, không để họ phải đứng.


5
- Tự giới thiệu: tên, chức vụ, nhiệm vụ chính tại Trung tâm của người
làm tư vấn.

Bước 2. Gợi hỏi
- Hỏi tên, tuổi, địa chỉ của khách và lý do cần tư vấn
- Khi vấn đề cần TV của khách hàng có tính bí mật đặc biệt, NVTV hỏi
khách hàng để biết khách hàng có bằng lòng để người cùng đi ngồi nghe hay
không và phải tôn trọng ý kiến của khách hàng
- Hỏi về hoàn cảnh sinh sống, tiền sử bệnh tật toàn thân và bệnh phụ
khoa
- Hỏi về tình trạng hôn nhân, tiền sử thai nghén và sẩy, đẻ.
- Hỏi về tình trạng hoạt động tình dục
- Hỏi về các BPTT mà khách hàng đã nghe, đã biết.
- Sử dụng hầu hết các câu hỏi mở.
- Thái độ thân mật, gần gũi, lắng nghe, vui vẻ, quan tâm và đồng cảm.

Bước 3. Giới thiệu
- Trình bày cho khách hàng các BPTT dựa trên nhu cầu sinh sản thực tế
của họ (biết được qua gợi hỏi).
- Cung cấp đủ thông tin về cả hai mặt thuận lợi và không thuận lợi của
từng biện pháp, các tác dụng phụ ngoài ý muốn, thậm chí cả tai biến (nếu có).
- Trình bày kỹ các điều khách hàng muốn biết, khéo léo sửa lại những
hiểu biết chưa đúng của họ.
Bước 4. Giúp đỡ


6
- Giúp khách hàng hiểu biết đầy đủ về các BPTT hiện đang có (bằng lời
và bằng hiện vật, tranh ảnh, mô hình) để họ tự chọn
- Không áp đặt, lựa chọn BPTT thay cho khách hàng
- Nếu khách chọn phải BPTT không phù hợp (chống chỉ định) thì nhẹ
nhàng giải thích để khách chọn một BPTT khác.
Bước 5. Giải thích
- Nói cho khách hàng biết cách thức tiến hành (cả về thủ tục hành chính
lẫn chuyên môn) và sẵn sàng giúp họ hoàn tất các thủ tục cần thiết sau khi đã
giải thích (để họ tự nguyện ký vào hồ sơ) (nếu có).
- Giải thích đầy đủ cách sử dụng BPTT khách hàng đã chọn.
- Giải thích những nguyên nhân có thể làm BPTT thất bại.
- Nói rõ các tác dụng phụ của BPTT và cách xử trí tại nhà.
- Nói rõ các dấu hiệu cảnh báo về tai biến và cách xử trí.
- Nêu rõ khả năng phục hồi của BPTT khi thôi sử dụng.
- Nói rõ tại sao phải khám kiểm tra định kỳ và khuyên khách hàng thực
hiện sau này.
- Khéo léo giải thích cho khách hàng những nhận thức chưa đúng do lời
đồn hay thông tin sai lạc (không thẳng thừng bác bỏ, không phê phán).
- Đề nghị khách hàng nhắc lại một số điểm để có thông tin phản hồi.

Bước 6. Gặp lại
- Hẹn khách hàng thời gian khám lại gần nhất.
- Căn dặn những trường hợp cần trở lại ngay cơ sở y tế.
- Khuyến khích khách hàng gặp lại bất cứ khi nào cần tìm hiểu về SKSS
của bản thân hay gia đình


7
- Hứa hẹn sẵn sàng đón tiếp và làm vui lòng khách hàng về các dịch vụ
tư vấn và chăm sóc.
- Chào tạm biệt và tiễn khách hàng.
1.1.2. Biện pháp tránh thai
1.1.2.1.Định nghĩa
Biện pháp tránh thai (BPTT) là các biện pháp can thiệp tác động lên cá
nhân làm ngăn cản việc thụ thai ở người phụ nữ. Các BPTT thường được áp
dụng là thuốc, hóa chất, thiết bị đưa vào cơ thể, các thủ thuật ngoại khoa cắt
đứt đường đi nhằm ngăn cản tinh trùng gặp trứng giúp cho cá nhân và các cặp
vợ chồng thực hiện KHHGĐ [4].
Có nhiều BPTT để con người lựa chọn và cũng có nhiều cách để phân
loại như phân loại theo BPTT hiện đại và tự nhiên, BPTT lâm sàng và phi lâm
sàng, BPTT áp dụng theo giới tính...[4].
1.1.2.2. Các biện pháp tránh thai hiện nay
 Các biện pháp tránh thai hiện đại
* Các biện pháp tránh thai hiện đại dành cho nữ
(1) Dụng cụ tử cung: rẻ, sử dụng tiện lợi, thời gian sử dụng lâu dài, hiệu
quả tránh thai cao, nhanh chóng có thai sau khi tháo bỏ dụng cụ. Tuy nhiên
không có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục; cần có
sự can thiệp y tế khi đặt vòng; tăng lượng máu kinh, nguy cơ viêm nhiễm
đường sinh dục [4].
(2) Thuốc tiêm tránh thai: hiệu quả tránh thai cao, tác dụng kéo dài, giảm

nguy cơ u xơ tử cung, ngăn ngừa ung thư niêm mạc tử cung, Nhược điểm là
rối loạn. kinh nguyệt, vô kinh; có thai trở lại chậm, không tránh được các
bệnh lây truyền qua đường tình dục [4].


8
(3) Thuốc cấy tránh thai (que cấy) là phương pháp tránh thai dùng một
hay các que nhỏ như que diêm chứa hormone progesterene cấy vào dưới da.
Khả năng tránh thai rất cao, sau khi rút que cấy sự thụ thai phục hồi nhanh
chóng và hoàn toàn. Tuy nhiên thường hay gây ra phản ứng phụ như rong
kinh, vô kinh. [4].
(4) Thuốc uống tránh thai (viên kết hợp): hiệu quả tránh thai cao, nhanh
chóng có thai lại sau khi ngừng thuốc, giảm lượng máu kinh, đau bụng kinh,
giảm nguy cơ chửa ngoài tử cung. Đòi hỏi phải uống vào một giờ nhất định để
đảm bảo hàm lượng thuốc trong máu; không tránh được các bệnh lây truyền
qua đưởng tình dục [4].
(5) Biện pháp tránh thai khẩn cấp: có thể giảm tỷ lệ có thai ngoài ý
muốn, và bao gồm mọi BPTT sử dụng trong vòng năm ngày sau lần giao hợp
không được bảo vệ [4].
(6) Triệt sản (cả nam và nữ) hiệu qua tránh thai cao, chi thực hiện một
lần có tác dụng tránh thai vĩnh viễn; không có tác dung không mong muốn,
không ảnh hưởng đến sứrc khỏe và đời sống tinh dục. Phải được thực iện tại
cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện; khó hồi phục sau khi can thiệp; có thể có
những tai biến xảy ra trong và sau khi thực hiện phẫu thuật [5,15]
(7) Màng ngăn âm đạo: màng được đặt vào trong âm đạo và che phủ cổ
tử cung, chắn cổ tử cung lại cũng như tạo một khoang chứa các thuốc diệt tinh
trùng. Màng được làm bằng cao su thiên nhiên, latex hoặc silicone và nên lưu
màng lại tối thiểu 6 giờ sau giao hợp và tối đa 30 giờ sau khi đặt vào âm đạo
[5,13].
(8) Mũ cổ tử cung: Mũ cổ tử cung là một dụng cụ cơ học, tránh thai bằng

rào cản ở âm đạo. Mũ cổ tử cung được làm bằng latex hoặc silicone và có thể
tái sử dụng hoặc chỉ dùng một lần. Mũ cần được lưu lại tối thiểu 6-8 giờ sau
giao hợp và tối đa 72 giờ kể từ khi gắn vào [35].


9
(9) Miếng xốp âm đạo tránh thai: xuất hiện như là một biến thể của
màng. ngăn âm đạo, được làm bằng polyurethane, được tấm nonoxynol-9 và
phóng thích 125 mg chất diệt tinh trùng trong vòng 24 giờ [34].
(10) Nhẫn tránh thai: Nhẫn tránh thai âm đạo được đưa vào âm đạo,
phóng thích hormon giúp tránh thai. Khách hàng có thể tự đưa nhẫn vào trong
âm đạo và để đó trong 3 tuần rồi lấy ra [34].
(11) Miếng dán tránh thai: Được dán ở bắp tay, mông, bụng hay ngực
(không dán lên vú). Miếng dán có tác dụng phóng thích các hormone để có
tác dụng tránh thai giống như tác dụng của các viên thuốc uống tránh thai
[34]. Mỗi miếng dán có tác dụng trong một tuần sau đó khách hàng thay
miếng dán mới. Dán liên tục trong vòng 3 tuần và không dán trong tuần thứ 4
để bắt đầu kinh nguyệt. Tác dụng phụ của miếng dán giống như tác dụng phụ
của viên thuốc uống tránh thai. Khách hàng có thể đổi chỗ dán để tránh bị
kích thích da [34,36].
* Các biện pháp tránh thai hiện đại dành cho nam giới
(1) Bao cao su: tránh được các bệnh lây truyền qua đường tnh dục; tiện
lợi, dễ sử dụng, rẻ tiền. Nhược điểm là nếu không biết sử dụng đúng cách có
thể dẫn tới tránh thai thất bại; có thể bị thủng hoặc rách khi sử dụng [4].
(2) Thuốc diệt tinh trùng là chất nonoscinol đặt vào âm đạo có tác dụng
hủy diệt hay làm cho tinh trùng bất động. Các triệu chứng dị ứng ít khi xảy ra
và nếu có thì chỉ cần ngừng thuốc là hết, thuốc không gây ảnh hưởng đến thai
nhi nếu lỡ mang thai, không làm tổn hại đến chức năng hoạt động của các cơ
quan sinh dục. Tuy nhiên hiệu quả tránh thai chưa thật cao, tỷ lệ thất bại chủ
yếu (60%) do sử dụng sai, giá thuốc không rẻ và không tiện mua [6,13].

 Các biện pháp tránh thai truyền thống
Là những BPTT không sử dụng các phương tiện, thuốc men mà hoàn
toàn phụ thuộc vào sự nỗ lực và hiểu biết của các cá nhân [4].
* Các biện pháp tránh thai truyền thống cho nữ


10
(1) Phương pháp tính vòng kinh: Là biện pháp dựa vào ngày có kinh,
chọn giao hợp vào những ngày xa giai đoạn rụng trứng để không có thai.
Trong vòng 5 ngày trước và 4 ngày sau khi rụng trứng là những ngày “không
an toàn", cân kiêng giao hợp hoặc nếu giao hợp thì cần dùng BPTT hỗ trợ
[5,13].
(2) Phương pháp ghi chất nhầy cổ tử cung: Phương pháp này dựa vào
việc người phu nữ có thể nhận biết những ngày đỉnh điểm thụ thai khi chất
tiết cổ tử cung trơn, ướt và có thể kéo sợi. Tỷ lệ có thai ngoài ý muốn của biện
pháp này là rất cao [5,13].
(3) Phương pháp ghi thân nhiệt: Phương pháp này dựa trên nhiệt cơ bản
tăng 0,2 đến 0,5°C quanh thời điểm phóng noãn. Người phụ nữ lấy thân nhiệt
và ghi lại vào mỗi buổi sáng vào một thời điểm. Phương pháp này có những
điểm không chính xác, do đó tỷ lệ có thai ngoài ý muốn của biện pháp này rất
cao [5,13].
Ưu điểm của BPTT truyền thống: Các BPTT truyền thống có ưu điểm
chung là không cần phương tiện, thiết bị can thiệp do đó tránh được những tai
biến cũng như tác dụng phụ. Không phải chuẩn bị trước khi quan hệ tình dục.
Nhược điểm của BPTT truyền thống: hiệu quả tránh thai thấp, yêu cầu
sự chủ động khi áp dụng các biện pháp, một số biện pháp khá phúc tạp và dễ
thất bại khi sử dụng.
* Các biện pháp tránh thai truyền thống cho nam
(1) Xuất tinh ngoài âm đạo (giao hợp ngắt quãng): Cơ chế tránh thai là
tinh trùng không vào được đường sinh dục nữ nên không gặp dược noãn,

ngăn cản hiện tượng thụ tinh, Phương pháp này đòi hỏi sự chủ động của nam
giới khi quan hệ, nên hiệu quả tránh thai thấp [5,13].
(2) Kiêng giao hợp (cả nam và nữ): Là BPTT mà hoạt động tình dục diễn
ra xong không giao hợp trong âm đạo.
* Một số quy định ở Việt Nam


11
 Nghị định 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ về quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số [9].
- Điều 8: Các loại dịch vụ dân số “Cung cấp phương tiện tránh thai; dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình…”.
- Điều 14: Mục tiêu chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình.
- Điều 15: Biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản kế hoạch hoá gia đình.
- Điều 18: Hình thức, tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, vận động, giáo
dục, tư vấn về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
- Điều 19: Trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
- Điều 20: Các hình thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản,
kế hoạch hoá gia đình.
 Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010: Phần thứ ba - Mục
IV - điểm 3: Chăm sóc SKSS/KHHGĐ đã nêu rõ “Nâng cao chất lượng chăm
sóc SKSS/KHHGĐ với các nội dung chủ yếu và phù hợp trong khuôn khổ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản ban đầu, tiến tới thoả mãn nhu cầu của khách
hàng về SKSS/KHHGĐ, hạn chế đến mức thấp nhất có thai ngoài ý muốn,
giảm nhanh nạo phá thai, góp phần nâng cao chất lượng dân số” [10].
 Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đã chỉ rõ
nhiệm vụ và một số giải pháp chủ yếu, trong đó xác định nhiệm vụ "Hoàn
thiện hệ thống dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của

người sử dụng về các BPTT. Chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang
thiết bị và nâng cao trình độ CBYT, tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc
SKSS/KHHGĐ, khuyến khích các tổ chức xã hội và tư nhân tham gia cung
cấp các dịch vụ này. Đẩy mạnh TTXH và bán rộng rãi các PTTT" (khoản 5,
mục c, phần II) [1].


12
Đồng thời, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản và các văn bản
hướng dẫn thi hành đã xác định việc tiếp tục thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
cung cấp PTTT và dịch vụ SKSS/KHHGĐ nhằm đáp ứng nhu cầu về số
lượng, đa dạng hóa về chủng loại và chất lượng PTTT ngày càng cao của các
nhóm đối tượng sử dụng "Nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc điều
phối hàng hóa để đáp ứng nhu cầu về PTTT, ưu tiên miễn phí và trợ cấp
PTTT cho người nghèo, các khu vực có điều kiện kinh tế và xã hội khó khăn,
đồng thời tăng cường TTXH và kinh doanh các PTTT trên thị trường tự do".
 Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn
2011-2020 đã nhấn mạnh “Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc hoàn
thiện các quy định, quy trình kỹ thuật; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh
giá việc thực hiện các quy định chuyên môn và quy trình kỹ thuật đối với các
cơ sở cung cấp dịch vụ; nâng cấp cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị và tập
huấn cập nhật kiến thức cho những người cung cấp dịch vụ dân số, chăm sóc
sức khỏe sinh sản”[11].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các nghiên cứu trên Thế giới về thực trạng công tác tư vấn các
BPTT
Một nghiên cứu ở Ai Cập, sử dụng băng ghi âm các buổi khám tư vấn
tránh thai, phát hiện ra rằng việc nhận tư vấn “lấy khách hàng làm trung tâm”
hơn là “lấy bác sĩ làm trung tâm” có liên quan đến việc tiếp tục phương pháp

đã chọn [22]. Trong nghiên cứu này, các hành vi lấy khách hàng làm trung
tâm là những hành vi được thiết kế để tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào
buổi khám tư vấn, chẳng hạn như tuyên bố về quan hệ đối tác, trong khi các
hành vi lấy bác sĩ làm trung tâm là những hành vi hạn chế sự tham gia này,
chẳng hạn như chỉ đạo công khai.


13
Ngoài ra, một số nghiên cứu ở các nước đang phát triển đã sử dụng các
biện pháp tư vấn tổng hợp, bao gồm các biện pháp của cả khía cạnh quan hệ
và định hướng nhiệm vụ của truyền thông, và đã phát hiện ra rằng những phụ
nữ cho biết trải qua dịch vụ chăm sóc chất lượng cao hơn có tỷ lệ tiếp tục
tránh thai cao hơn [28,30] và sử dụng BPTT [28,31]. Các nghiên cứu cũng
phát hiện ra rằng việc cung cấp thông tin cụ thể về các tác dụng phụ của biện
pháp có liên quan đến việc cải thiện kết quả [24,25].
Một nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, về các nhà cung cấp
phục vụ thanh thiếu niên người Mỹ gốc Phi tại các trung tâm y tế cộng đồng ở
Chicago cho thấy rằng các nhà cung cấp nhấn mạnh việc xây dựng mối quan
hệ trong quá trình tư vấn của họ [33].
Trong chăm sóc sức khỏe nói chung, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các
nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe giao tiếp với bệnh nhân khác nhau
dựa trên chủng tộc/dân tộc của họ. So với bệnh nhân da trắng, bệnh nhân da
đen ít tập trung vào bệnh nhân hơn, nhận được ít thông tin hơn, trải qua thời
gian thăm khám tại phòng khám ngắn hơn và ít có khả năng thông báo hiểu
mọi điều bác sĩ của họ nói [37]. Những khác biệt như vậy được cho là góp
phần vào sự chênh lệch về kết quả sức khỏe. Trong bối cảnh kế hoạch hóa gia
đình, có bằng chứng cho thấy phụ nữ thiểu số cảm nhận được các tương tác
kém chất lượng hơn. Phụ nữ da đen và gốc Tây Ban Nha đánh giá ít tích cực
hơn về việc thăm khám kế hoạch hóa gia đình so với phụ nữ da trắng và cũng
có nhiều khả năng bị áp lực phải sử dụng BPTT và hạn chế quy mô gia đình

của họ [21]. Ngoài ra, trong một cuộc khảo sát đối với phụ nữ da đen, 67%
cho biết họ từng bị phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc khi nhận các dịch vụ
kế hoạch hóa gia đình và 52% cho biết trải nghiệm phản ánh định kiến của
phụ nữ da đen (ví dụ, nhà cung cấp cho rằng họ có quan hệ tình dục nhiều đối
tác) [20].


14
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về thực trạng công tác tư vấn các BPTT
Chất lượng của các dịch vụ cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn sử dụng BPTT của người phụ nữ. Đặc biệt là khi điều
kiện sống ngày càng được nâng cao thì chất lượng của dịch vụ là yếu tố cần
được ưu tiên hàng đầu. Khi cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo quan điểm trước
đây, chúng ta vẫn coi là một dịch vụ xã hội mang tính chất "xin - cho" nhưng
thực tế hiện nay, để lôi kéo được người tiêu dùng đến sử dụng dịch vụ thì yếu
tố đầu tiên phải được đảm bảo là tính chất lượng của dịch vụ, kể cả khi dịch
vụ dó được cung cấp miến phí. Một trong các yếu tố tạo nên chất lượng cho
dịch vụ KHHGĐ là yếu tố con người.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng KHHGĐ Việt
Nam năm 2018, các khách hành đánh giá 93% hài lòng với chất lượng dịch vụ
được cũng cấp. Tuy nhiên, chỉ có 40% khách cho biết họ sẽ giới thiệu cơ sở
cung cấp dịch vụ đó cho hàng xóm và người thân [7].
Qua kết quả nghiên cứu của UNFPA tại Hà Giang năm 2003 về chất
lượng dịch vụ ở trung tâm y tế xã và Bệnh viện huyện cho thấy trên 60% đối
tượng tham gia nghiên cứu nhận định; CBYT luôn có mặt tại cơ sở y tế,
CBYT luôn ân cần cởi mở, người dân không phải chờ lâu, cơ sở y tế sạch sẽ
gọn gàng, có tranh ảnh tuyên truyền về các BPTT và có các loại thuốc thông
thường tại cơ sở y tế. 40% đối tượng phòng vấn xác nhận là đúng, đó là:
CBYT có tay nghề vững, CBYT dành thời gian để nói chuyện với khách hàng
về các vấn đe sức khỏe, mọi thông tin của người đến khám/chữa bệnh tại cơ

sở y tế được giữ kín và trang thiết bị y tế đây đủ và sạch sč. Qua đó có thể
thấy mối quan hệ giữa phía cung cấp dịch vụ (gồm cơ sở vật chất, trang thiểt
bị, thuốc men và người cung cấp dịch vụ) với người dân là tương đối tốt [16].
Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp để tăng cường tỷ lệ sử dụng các
BPTT lâm sàng cho các vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại một số tỉnh/ thành
phố của Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em năm 2007 cho thấy những


15
lý do từ phía nhà cung cấp liên quan đến việc sử dụng BPTT như: Dịch vụ
cung cấp thuận lợi, không phải trả tiền, nhiều người sử dụng, được bồi dưỡng
thêm. Trong các yếu tố tác động thì CBYT cũng là người được khách hàng tin
tưởng và đã có vai trò đáng kể được công nhận để giúp khách hàng chấp nhận
sử dụng các BPTT lâm sàng [17].


×