Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT CỦA HỒ ANH THÁI TỪ GÓC NHÌN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.21 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
~ Khoa Ngữ văn ~
------

ĐỀ TÀI:

TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT
CỦA HỒ ANH THÁI TỪ GÓC NHÌN
VĂN HÓA DÂN GIAN
Họ và tên : Nguyễn Thị Thúy Hà
Lớp : AK67
Mã sinh viên : 675601038
Gỉang viên : Đỗ Văn Hiểu
____Hà Nội 2020___

MỤC LỤC


TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT CỦA HỒ ANH THÁI TỪ
GÓC NHÌN VĂN HÓA DÂN GIAN

PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU
I.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lí do khách quan
Tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay không cắt lìa truyền
thống đã có, nhưng người viết có ý thức hơn trong việc làm mới, làm
giàu, làm khác truyền thống. Thời đại thông tin bùng nổ, văn học buộc
phải cạnh tranh với các phương 6 tiện giải trí truyền thông và không còn
giữ vị trí độc tôn như trước kia. Vì vậy người viết bây giờ phải đối diện
với những thử thách nghiệt ngã để giành độc giả về mình. Các nhà văn


trong mỗi cuốn tiểu thuyết của mình phải sáng tạo ra một hình thức riêng,
không tuân theo những hình thức bất biến. Mỗi cuốn sách đều phải có
những quy luật sản sinh, vận động cũng như diệt vong của riêng mình như
lời của Alain Robbe Grillet đã nói.
Không nổi bật ngay từ đầu nhưng Hồ Anh Thái đã tạo cho mình
một phong cách độc đáo, tinh tế và mang đậm những sắc thái riêng biệt.
Luôn có xu hướng đổi mới phong cách, cách tân nghệ thuật, nhà văn dần
tạo được chỗ đứng và tiếng nói riêng của mình qua thể loại tiểu thuyết.
Đến với Hồ Anh Thái ta bắt gặp một giọng điệu tươi mới, trẻ trung, tinh
nghịch, hiện đại. Tác phẩm của nhà văn tái hiện nhiều kiếp người, tầng
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 2
Page 2


lớp người, trong nhiều thời điểm, nhiều tình huống để từ đó nói lên quan
niệm về nhân sinh, những thể nghiệm, những nhận thức mới về xã hội
được thể hiện trong hình thức nghệ thuật độc đáo. Gần 30 năm cầm bút
nhà văn cho ra đời khoảng 30 tập truyện ngắn,tiểu luận và tiểu thuyết với
những tác phẩm như: Chàng trai ở bến đợi xe (1985), Phía sau vòm trời
(1986), Vẫn chưa tới mùa đông (1986), Người và xe chạy dưới ánh trăng
(1987), Người đàn bà trên đảo (1988), Những cuộc kiếm tìm (1988), Mai
phục trong đêm hè (1989), Trong sương hồng hiện ra (1990), Mảnh vỡ
của đàn ông (1993), Người đứng một chân (1995), Lũ con hoang (1995),
Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998), Họ trở thành nhân vật của tôi
(2000), Tự sự 265 ngày (2001), Cõi người rung chuông tận thế (2002),
Bốn lối vào nhà cười (2005), Đức Phật, nàng Savitri và Tôi (2006), Mười
lẻ một đêm (2006), Namaskar ! Xin chào Ấn Độ (2008), Hướng nào Hà

Nội cũng sông (2009), SBC là săn bắt chuột (2011).
Nhà văn đoạt được các giải thưởng như: giải thưởng Truyện ngắn
1983 – 1984 của báo Văn nghệ (truyện Chàng trai ở bến đợi xe), giải
thưởng Văn xuôi 1986 – 1990 của Hội nhà văn Việt Nam và Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam (tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng),
giải thưởng Văn học 1995 của Hội liên 7 hiệp Văn học Nghệ Thuật Việt
Nam (tập truyện ngắn Người đứng một chân); Giải thưởng Hội nhà văn
Hà Nội 2012 (tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột).
Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái luôn tạo ấn tượng mới với người đọc
bởi nhà văn luôn hướng đến con đường tìm tòi, cách tân nghệ thuật để
không ngừng đổi mới về phong cách. Nhà văn không che giấu mong
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 3
Page 3


muốn được đọc và viết những tác phẩm là sản phẩm của sự tưởng tượng
phi thường, tạo dựng được những tình huống khác lạ, những cảm xúc mê
đắm, những nhân vật không chịu mặc đồng phục. Tiểu thuyết của tác giả
luôn được bạn đọc chờ đợi và đón nhận nồng nhiệt. Hồ Anh Thái là một
trong những nhà văn đã góp phần cách tân và hiện đại hoá văn xuôi Việt
Nam, đưa văn học Việt Nam hoà nhập vào dòng chảy của văn học thế
giới.
SBC là Săn bắt chuột - Một tiểu thuyết bắt người đọc phải nghĩ - từ
tên sách 'SBC là săn bắt chuột' khiến người đọc có thể nghĩ ngay đến
chuyện bông phèng. Hiếm ai đặt tên sách ỡm ờ như thế, cứ như là đặt
bẫy… chuột. Song, viết vậy, lại không phải vậy. Tại buổi ra mắt tiểu
thuyết mới nhất của ông, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã

nhận xét rằng : “ Đây là cuốn sách thứ hai sau Đội gạo lên chùa của
Nguyễn Xuân Khánh làm bà cảm thấy sốc vì độ hay.” Đây là một tác
phẩm hướng đến độc giả thông minh, và các vấn đề liên quan đến tiếp
nhận hiện tượng Hồ Anh Thái và tiểu thuyết của ông là một vấn đề cần
được nghiên cứu nghiêm túc và toàn diện.
2.

Lý do chủ quan
Thuộc thế hệ các nhà văn thời hậu chiến, khi Hồ Anh Thái tạo được

ấn tượng thì trên văn đàn Việt Nam đã xuất hiện những cái tên lừng lững:
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, và sau này là
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài v.v… Song, giống như trong một
cuộc thi chạy việt dã, người xuất phát trước chưa hẳn đã là người cán
đích. Trong hành trình đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, cái đích vẫn
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 4
Page 4


còn ở phía trước, nhưng có cây bút dường như đã tạm bằng lòng, thậm chí
có người đã "giã từ vũ khí", hoặc "rời cuộc chơi". Theo quan sát của
chúng tôi, trong số không nhiều cây bút càng viết càng tỏ ra trường sức và
lôi cuốn, Hồ Anh Thái nổi lên như là một đại diện tiêu biểu. Truyện của
Hồ Anh Thái thu hút độc giả bởi vốn sống và vốn văn hóa lịch lãm của
một nhà ngoại giao, sự tinh nhạy và sắc bén trong tiếp cận và nắm bắt
hiện thực của một nhà báo, sự thâm trầm sâu sắc của một tiến sĩ Đông
phương học và hơn cả là một trái tim yêu thương cuộc sống, con người

cùng với một tình yêu văn chương đến đam mê.
Nghiên cứu một cây bút đã tạo được dấu ấn, có công thúc đẩy quá
trình đổi mới nền văn học dân tộc, tôi muốn góp phần vào việc định vị
những tên tuổi của nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Hiện nay, việc lựa
chọn nghiên cứu, giảng dạy tác giả và tác phẩm văn học sau 1975 ở các
cấp học từ phổ thông đến đại học dường như vẫn đang trong giai đoạn tìm
tòi, phát hiện và thẩm định (bằng chứng là việc chỉnh lý, hoán đổi các tác
phẩm vẫn diễn ra thường xuyên trong các sách phổ thông và vẫn chưa có
một giáo trình nghiên cứu hoàn chỉnh về giai đoạn văn học này ở bậc đại
học). Như vậy, tìm hiểu một tác giả đã và đang khẳng định phong cách, cá
tính nghệ thuật, hy vọng sẽ hữu ích cho sự lựa chọn, giới thiệu những
gương mặt xuất sắc trong hành trình đổi mới nền văn học Việt Nam sau
1975. Và bên cạnh mục đích làm sáng tỏ thế giới nghệ thuật truyện ngắn
Hồ Anh Thái, phần nào chỉ ra những đóng góp của nhà văn trong đổi mới
nghệ thuật thể loại, nghiên cứu đề tài cũng giúp ích cho việc dạy học
truyện ngắn hiện đại của tôi.
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 5
Page 5


Vì những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu Tiếp nhận tiểu
thuyết SBC là Săn bắt chuột của Hồ Anh Thái qua văn hóa dân gian
với mong muốn góp phần nhỏ bé vào lĩnh vực nghiên cứu văn xuôi đương
đại, từ đó khẳng định vị trí của nhà văn Hồ Anh Thái trong nền văn học
hiện đại Việt Nam cũng như giá trị của tiểu thuyết SBC là Săn bắt chuột.

II.


LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Với lối viết thông minh, trẻ trung của một nhà văn có tầm văn hóa, các

tác phẩm của Hồ Anh Thái ngay từ đầu đã có sức hấp dẫn đặc biệt, chứng tỏ
khả năng thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo bạn đọc, của dư luận trong
và ngoài nước. Số lượng bài viết, công trình nghiên cứu về tác phẩm của Hồ
Anh Thái khá nhiều. Chỉ kể riêng các bài viết, lời giới thiệu của các nhà xuất
bản, của giới nghiên cứu, đồng nghiệp... theo thống kê chưa đầy đủ của
chúng tôi đã lên tới khoảng trên 100 bài. Thêm nữa, trong vòng khoảng 7, 8
năm trở lại đây, các tác phẩm của Hồ Anh Thái khi đã được công chúng thẩm
định, thực sự đã trở thành nguồn đề tài, đối tượng nghiên cứu của nhiều công
trình khoa học. Đến nay, đã có trên 20 luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt
nghiệp đại học nghiên cứu về sáng tác của nhà văn này.

Có rất nhiều bài viết, phê bình cũng như luận án, luận văn về nội dung
và nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến nay, đặc biệt là
các tiểu thuyết trào lộng của Hồ Anh Thái được giới nhà văn, nhà nghiên
cứu, các học giả hết sức quan tâm và chú ý. Trong dòng chảy văn học Việt
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 6
Page 6


Nam, chưa bao giờ thiếu vắng tiếng cười, tuy nhiên tùy từng tác giả, từng
giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử mà tiếng cười mỗi loại mỗi lúc mang một sắc
thái khác nhau, đặc trưng cho phong cách và đặc điểm sáng tác của mỗi nhà
văn.

Dưới đây chúng tôi xin phép nêu một số bài viết, bài nghiên cứu tiêu
biểu liên quan đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu.
Trong cuốn luận án tiến sĩ mang tên Yếu tố trào lộng trong tiểu thuyết
đương đại của tác giả Trần Thị Hạnh có viết như sau: “Là cây bút nhạy cảm
và sắc bén, Hồ Anh Thái nhanh chóng phát hiện ra sự bất ổn và phức tạp của
cuộc sống hiện nay, nơi mà đồng tiền đang làm biến dạng nhiều giá trị đạo
đức, văn hóa.
Trong bài nghiên cứu Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái, tác giả
Anh Chi khẳng định về đặc sắc trong ngôn từ của Hồ Anh Thái: “ngôn ngữ
văn chương của anh có cả sự trong sáng và ngọt ngào và lối mô tả sắc nét, có
khi câu văn thâm trầm, thương cảm sâu sa”.
“Ngôn ngữ văn chương đầy ắp lời hát tiếng nhại, khẩu ngữ, nó lái,
những câu vần điệu thời sự của một thời…” đó là nhận định của nhà xuất
bản trẻ dành cho SBC là Săn bắt chuột – tác phẩm xuất bản gần đây gây
nhiều sự chú ý, thu hút mạng mẽ đối với độc giả trong và ngoài nước cũng
như sự quan tâm của dư luận tứ phương. Khác với các học giả khác, tác giả
của nhận định trên lại tranh luận về cách sử dụng những thành ngữ trong tác
phẩm này. Liệu thứ ngôn ngữ đó có ảnh hưởng đến sự trong sáng của Tiếng
Việt hay không? Theo chúng tôi khi quyết định sử dụng ngôn ngữ đó thực ra
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 7
Page 7


Hồ Anh Thái đã muốn thể hiện rõ rang chủ ý nghệ thuật của anh, đó là cái
nhìn trào phúng, giễu nhại vè cuộc đời.
Trong Hồ Anh Thái và những nỗ lực cách tân tiểu thuyết , tác giả
Hoàng Thị Xuân có đánh giá về nghệ thuật ngôn từ : “ Hồ Anh Thái đang

thăm dò, thử nghiệm để biến ngôn ngữ tiểu thuyết thành một trò chơi của
ngôn từ, và ở một góc độ nào đó anh đã bước đầu thành công, bước đầu ghi
dấu ấn sáng tạo của mình ở sự thể nghiệm này”.
Trong nghiên cứu Cảm hứng giễu nhại trong tiểu thuyết của Hồ Anh
Thái, Nguyễn Bá Thạc đã khẳng định hiệu quả to lớn của ngôn ngữ trong
việc thể hiện cảm hứng giễu nhại của tác giả trong cái nhìn và về cuộc sống
con người: “ Tất cả đã tạo nên trong cuộc sống của anh một thứ ngôn ngữ
chưa đựng sự thông minh, hóm hỉnh, hài hước và cả sự đáo để, chua cay..”.
Nhà văn Ma Văn Kháng đã bày tỏ sự thích thú của mình khi đọc tác
phẩm của Hồ Anh Thái. Trong bài Cái mà văn chương ta còn thiếu đăng trên
tạp chí Sách và đời sống, 7-2003 Ma Văn Kháng viết:“Nghệ thuật thật sự
luôn làm nên cái bất ngờ. Truyện ngắn, tiểu thuyết Hồ Anh Thái, nhất là
những cái gần đây, thú vị trước hết ở chỗ đó; ở từng con chữ có đời sống là
lạ; ở mỗi tình tiết giàu sức khám phá, ở các mối liên tưởng lạ lùng và gần
gũi; ở tổng thể câu chuyện, nó mở ra một góc nhìn nhân sinh, nó cho ta thấy
đa tầng, những thực tại nhìn thấy và không nhìn thấy, những ấn tượng đặc
sắc thông qua chủ đề của nó ở chính cuộc đời này, hôm nay…,” [65, tr.298].
Bên cạnh đó, Ma Văn Kháng cũng bày tỏ sự e ngại của mình khi nói về chi
tiết trong tác phẩm của Hồ Anh Thái: “Có điều này thuộc về nghề nghiệp:
tốn chi tiết quá ! Ông Nguyễn Công Hoan nói: nên ăn dè ! truyện nào của
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 8
Page 8


Hồ Anh Thái cũng ăm ắp chi tiết, đọc vừa sướng vừa lo: phải mình khéo kiệt
sức mất ! Có lẽ đó là tâm lý của tuổi già ?” [65, tr.298].
Vân Long trong bài viết Một thành tựu đáng kể đăng trên báo sức khoẻ

và đời sống, 10-6-2007 nhận định Hồ Anh Thái là một trong số ít nhà văn
viết khoẻ và năm nào cũng có sách mới xuất bản. Từ cuốn tự sự 265 ngày
(NXB Hội nhà văn 2001)trở đi, nhà văn viết với một giọng văn hoàn toàn
khác thời kỳ đầu “Giễu nhại, châm biếm sắc sảo những thói tật trong xã hội.
Với thủ pháp sử dụng thành ngữ, khẩu ngữ đời thường, lối viết tràn câu, tràn
dòng, bỏ dấu…anh đang muốn thể hiện một xã hội đang sôi động đổi mới
nhưng vẫn đan xen những cái lố lăng bất cập…Phải dùng sự hài hước thông
minh để phê phán một cách hữu hiệu” [66, tr.483].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Diệp trong bài nghiên cứu Hồ Anh
Thái, người mê chơi cấu trúc đã đưa ra một đánh giá toàn diện về mặt nghệ
thuật trong sách tác Hồ Anh Thái: “Hồ Anh Thái đã có ý thức tạo một thế
giới vừa giống thực bằng những chi tiết ngỡ như nhặt được từ đời sống phồn
tạp vừa tạp nên một thế giưới ngập tràn biểu tượng… chiều sâu trong cái
nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái trước hết thể hiện ở chỗ anh biết vượt qua
những lối mòn tư duy coi văn học như là một tấm gương phản ánh hiện thực
một cách đơn giản ( điều mà Hồ Anh Thái gọi là hiện thực thô sơ) để nhìn
đời như nó vốn có)”.
“Cuốn sách ăm ắp sự sống. Và cùng với nó là sự uyên bác, thông hiểu,
và có được cả một khối lượng kiến văn, một cơ tầng văn hóa cơ bản và đầy
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 9
Page 9


đặn được biểu hiện một cách thoải mái và tự nhiên ở phía sau mỗi con chữ.
Thành ra viết mà không như viết, dồn nén mà thanh nhàn hóm hỉnh, căng
thẳng mà an nhiên đủng đỉnh, động chạm tới cùng cái thô bỉ mà không dung

tục suồng sã, bề ngoài chờn vờn mà thâm sâu ẩn ức, vẻ như bỡn cợt mà
nghiêm cẩn chua ca. Không có cuộc đời, không có một bản lĩnh văn hóa, tài
năng thiên biến và rung động sâu xa về cái đẹp, khó mà viết được như thế”Ma Văn Kháng trong Người Lao động đã nhận xét về tiểu thuyết đặc biệt này
như vậy.
Qua những tài liệu này, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình đi sâu
nghiên cứu về tiểu thuyết SBC là Săn bắt chuột của Hồ Anh Thái từ góc
nhìn dân gian bởi do tiểu thuyết này mới xuất bản lần đầu tiên năm 2012
nên trong các đề tài, bài viết nghiên cứu về Hồ Anh Thái hoặc phong cách
nghệ thuật của ông thì SBC là Săn bắt chuột thường chỉ đặt trong hệ thống
tác phẩm của nhà văn làm dẫn chứng. Thêm nữa, Hồ Anh Thái là cây bút
sáng tạo và luôn đổi mới, luôn thay đổi liên tục, càng các tác phẩm sau này
càng thấy rõ những điểm mới trong sáng tác. Xuất phát từ thực tế đó, việc
nghiên cứu Hồ Anh Thái từ góc nhìn văn hóa dân gian qua tiểu thuyết “SBC
là săn bắt chuột” của Hồ Anh Thái là một hướng nghiên cứu hợp lý, có ý
nghĩa khoa học và có giá trị thực tiễn. Từ công trình này tôi hy vọng đóng
góp một góc nhìn mới dưới góc độ văn hóa dân gian về Hồ Anh Thái qua
tiểu thuyết SBC là Săn bắt chuột, để từ đó độc giả có thể dễ dàng tiếp nhận
một hiện tượng văn chương mới mang tên Hồ Anh Thái. Cùng với đó cũng
đem đến hướng tiếp cận tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột từ góc độ văn hóa
dân gian để hiểu thêm giá trị nhân văn cao cả mà nó đem lại.
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 10
Page 10


NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Những ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến nhà văn Hồ Anh


III.

-

2.

Thái.
Hướng tiếp nhận tiểu thuyết SBC là Săn bắt chuột của Hồ Anh

Thái từ góc nhìn văn hóa dân gian.
Mục tiêu nghiên cứu
Từ đề tài này chúng tôi muốn đem lại một khía cạnh tiếp nhận mới

đối với tiểu thuyết, cũng như từ phương diện văn hóa dân gian diễn giải
một phần nội dung, ý nghĩa, thông điệp của tiểu thuyết SBC là Săn bắt
chuột. Ngoài ra chúng tôi cũng muốn cung cấp một số tư liệu, tìm hiểu
của mình về những ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến văn phong của
nhà văn Hồ Anh thái.
3.

Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

Hồ Anh Thái là một nhà văn đặc biệt, nổi lên như một hiện tượng, với
giọng văn trẻ trung, tươi mới, về đời sống thanh niên, sinh viên với những
cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống và ông có rất nhiều
tác phẩm hay, có giá trị thu hút dư luận và gây nhiều sự quan tâm trong
giới văn nghệ sĩ, đáng để nghiên cứu và tìm hiểu. Tuy nhiên trong bài báo
cáo khoa học này, này tôi xin phép được nghiên cứu về tiếp nhận tiểu
thuyết “SBC là săn bắt chuột” của Hồ Anh Thái từ góc nhìn dân gian. Cụ

thể:
-

Đối tượng nghiên cứu : tiếp nhận tiểu thuyết “SBC là săn bắt chuột”
của Hồ Anh Thái từ góc nhìn dân gian.

[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 11
Page 11


-

Phạm vị nghiên cứu : Tiểu thuyết “SBC là săn bắt chuột”.
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn đề tài này là bởi vì tiểu thuyết thuộc một

thể loại đặc biệt và hơn nữa những tiểu thuyết mang cảm hứng trào lộng
trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn được coi như là một dấu mốc đánh
dấu một chặng đường đổi mới đa dạng về bút pháp, góp phần định hình
phong cách văn xuôi của nhà văn Hồ Anh Thái. Tiểu thuyết “SBC là săn
bắt chuột” được xuất xuất bản lần đầu tiên năm 2012, gây thu hút rất
nhiều sự quan tâm của dư luận lẫn các nhà nghiên cứu , tuy nhiên trong
các đề tài, bài viết trước đó chưa đi sâu vào nghiên cứu cũng như chưa đề
cập tới hoặc có, nhưng ít và chỉ đặt nó trong hệ thống tác phẩm của Hồ
Anh Thái sử dụng làm dẫn chứng nên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
này nhằm đem đến một cái nhìn mới trong cách tiếp nhận tác phẩm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


IV.

Để thực hiện đề tài này, bài nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp
sau đây:
-

Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: Vân dụng các lý thuyết, quan
niệm trong thi pháp học để tìm hiểu, nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết Hồ

-

Anh Thái.
Phương pháp thống kê, miêu tả: Tôi sử dụng phương pháp thống kê,
miêu tả để thống kê và miêu tả các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái cũng như
các công trình nghiên cứu đánh giá, nhận xét, phê bình về bút pháp xây
dựng tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Trên cơ sở đó tôi sẽ có cái nhìn khách

-

quan, tổng thể hơn về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích: Trên cơ sở nắm vững đặc trưng, phân tích thể

[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 12
Page 12


loại tiểu thuyết từ năm 1986 đến nay, tôi có thể tìm ra và phân tích những

nét văn hóa dân gian đặc sắc xuất hiện trong tiểu thuyết SBC là Săn bắt
-

chuột của Hồ Anh Thái.
Phương pháp lịch sử: Trên quan điểm lịch sử cụ thể, tôi xem xét sự vận
động, tiếp thu và cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết từ năm 1986 đến
nay để từ đó tiếp cận và tìm ra con đường hoàn thiện nghệ thuật viết tiểu

-

thuyết của Hồ Anh Thái.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tôi sử dụng phương pháp này để so
sánh nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay với các tiểu
thuyết ở những thời kỳ trước. So sánh đối chiếu giữa tiểu thuyết SBC là
Săn bắt chuột của Hồ Anh Thái với một số văn hóa dân gian.Từ phương
pháp so sánh, đối chiếu này tôi sẽ tìm ra những ưu điểm cũng như những
nhược điểm trong bút pháp viết tiểu thuyết của nhà văn.
Trong quá trình nghiên cứ tôi tham khảo những ý kiến, nhận xét, phê

bình về nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn. Với tất cả những phương
pháp nói trên, tôi hy vọng sẽ có những phát hiện sâu và đưa ra một hướng
tiếp nhận mới qua văn hóa dân gian với tiểu thuyết SBC là Săn bắt chuột.

V.

ĐỔI MỚI TRONG NGHIÊN CỨU
Qua những tài liệu nghiên cứu trước đó về Hồ Anh Thái, chúng tôi
nhận thấy chưa có công trình đi sâu nghiên cứu về tiểu thuyết “SBC là
săn bắt chuột” của Hồ Anh Thái, bởi do tiểu thuyết này mới xuất bản lần
đầu tiên năm 2012 nên trong các đề tài, bài viết trước đó chưa đi sâu vào

nghiên cứu cũng như chưa đề cập tới hoặc có, nhưng ít và chỉ đặt nó trong

[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 13
Page 13


hệ thống tác phẩm của Hồ Anh Thái sử dụng làm dẫn chứng. Xuất phát từ
thực tế đó, việc nghiên cứu tiếp nhận tiểu thuyết “SBC là săn bắt
chuột” của Hồ Anh Thái từ góc nhìn văn hóa dân gian là một hướng
nghiên cứu hợp lý, có ý nghĩa khoa học và có giá trị thực tiễn. Từ công
trình này chúng tôi hy vọng góp một cái nhìn sâu để từ đó thấy được ý
nghĩa thẩm mỹ, đậm chất nhân văn trong tiểu thuyết “SBC là săn bắt
chuột” của nhà văn Hồ Anh Thái.

VI.
-

NHỮNG THIẾU SÓT VÀ HẠN CHẾ
Bài nghiên cứu còn nhiều hạn chế do tầm đón nhận của mỗi người là khác
nhau, đồng thời do hạn chế về kiến thức, tri thức nên bài nghiên cứu chỉ
đi trong một phạm vi hẹp.

PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG
I.
TIẾP NHẬN VĂN HỌC
1. Khái niệm
- Khái niệm từ từ điển thuật ngữ văn học : Tiếp nhận văn học là quá trình

chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ
cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm
nghệ thuật, tài nghệ của nhà văn … đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu,
-

ấn tượng, trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch.
Khái niệm từ sách giáo khoa lớp 12: Tiếp nhận văn học là quá trình người
đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới
nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn ngữ, lắng nghe tiếng nói của tác giả,
thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí
tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình,

[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 14
Page 14


người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của
từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật, dõi theo diễn biến của câu chuyện,
làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống
động, đầy sức cuốn hút. Như vậy, tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực
của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ
thuật theo tâm trí mình.
2. Tính chất tiếp nhận văn học
2.1
Tiếp nhận là giai đoạn cuối cùng của quá trình sáng tác
Nếu ví tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của nhà văn, nhà
văn phải thai nghén, mang nặng, đẻ đau thì hoàn thành văn bản tác phẩm

chỉ ứng với lúc đứa con được sinh ra, đứa con chào đời. Còn sự sống,
cuộc đời, số phận của nó như thế nào là chưa nói đến. Số phận đứa con sẽ
được định đoạt như thế nào là tùy thuộc vào nó và xã hội chung quanh. Số
phận của tác phẩm nghệ thuật như thế nào là tùy thuộc vào nó và người
tiếp nhận nó. Chỉ đến khi được người đọc tiếp nhận thì hoạt động sáng tạo
nghệ thuật mới hoàn tất. Một tác phẩm nghệ thuật được viết xong nhưng
nằm im trong ngăn kéo của nhà văn hoặc không được ai đoái hoài tới thì
chưa phải là tác phẩm nghệ thuật thực sự. Sơ đồ của quá trình sáng tác giao tiếp của văn chương như sau: Nhà văn - Tác phẩm - Bạn đọc.
Như vậy, có ba giai đoạn của quá trình sinh tồn sản phẩm văn
chương: Giai đoạn một là giai đoạn hình thành ý đồ sáng tác, giai đoạn
hai là giai đoạn sáng tác. Ðây là giai đoạn ý đồ sáng tác cộng với tài năng
sáng tạo được vật chất hóa trong chất liệu ngôn ngữ, thành tác phẩm. giai
đoạn ba là giai đoạn tiếp nhận của bạn đọc.

[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 15
Page 15


Ðây là giai đoạn văn bản tác phẩm thoát ly khỏi nhà văn để tồn tại
một cách độc lập trong xã hội, trong từng người đọc.
2.2.

Tiếp nhận văn học là một quá trình giao tiếp

Tiếp nhận văn học là một quá trình giao tiếp. Sự giao tiếp giữa tác
giả và người tiếp nhận là mối quan hệ giữa người nói và người nghe,
người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông. Bao

giờ gười viết cũng mong người đọc hiểu mình, cảm nhận những điểu
mình muốn gửi gắm, kí thác. Cao Bá Quát từng nói: ―Xưa nay , nỗi khổ
của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự
gặp gỡ‖. Gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều vô cùng khó khăn. Song dẫu
không có được sự hoàn toàn, tác giả và người đọc thường vẫn có được sự
tri âm nhất định ở một số khía cạnh nào đó, một số suy nghĩ nào đó.
Đọc Truyện Kiều, người không tán thành quan điểm ―Chữ tài chữ
mệnh khéo là ghét nhau của Nguyễn Du vẫn có thể chia sẻ với ông nỗi
đau nhân thế; người không bằng lòng với việc tác giả để cho Từ Hải ra
hàng vẫn có thể tâm đắc với những trang ngợi ca người anh hùng ―Chọc
trời khuấy nước mặc dầu – Dọc ngang nào biết trên đầu có ai…
2.3.

Tính khách quan của tiếp nhận văn học

Tiếp nhận văn chương là một hoạt động xã hội - lịch sử, mang tính
khách quan. Tác phẩm sau khi thoát ly khỏi nhà văn thì nó trở thành một
hiện tượng tinh thần, một khách thể tinh thần tồn tại một cách khách quan
đối với người đọc. Người đọc tiếp nhận nó là một kiểu phản ảnh, nhận
thức thế giới. Mà nhận thức nào cũng có phương diện chủ quan và
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 16
Page 16


phương diện khách quan của nó. Hơn nữa, một nhận thức đúng đắn là một
nhận thức tiếp cận được với bản chất và quy luật của đối tượng. Nội dung
của tác phẩm trước hết là do những thuộc tính nội tại của nó tạo nên, là

cái vốn có chứa đựng trong bản thân tác phẩm.
Có thể nói tác phẩm nghệ thuật gồm có hai phần, phần cứng và
phần mềm.
Phần cứng là văn bản, là sự khái quát đời sống, là một hệ thống ý
nghĩa, tiếp nhận phụ thuộc vào các tương quan đời sống xã hội, phụ thuộc
vào lòng người đọc. Phần cứng tạo ra cơ sở khách quan của tiếp nhận.
Trong phần cứng này, có nhiều phương diện để tạo ra tính khách quan cho
tiếp nhận văn chương. Thứ nhất là hiện thực đời sống được phản ảnh. Thứ
hai là chất liệu nghệ thuật xây dựng hình tượng phản ánh đời sống là trên
cơ sở ngôn ngữ toàn dân, thứ ba là sự định hướng nội tại của tác phẩm
vào việc tác động thẩm mĩ do nhà văn tạo nên. Nhà văn không giản đơn
chỉ làm cái truyền đạt những hiểu biết đời sống, những quan sát, những
phát hiện nghệ thuật của mình mà anh ta còn hướng tới việc thể hiện
những cái đó sao cho chúng gây ấn tượng nhiều nhất đến công chúng độc
giả. Ðây là thuộc tính tất yếu của tác phẩm ở cả nội dung và hình thức.
Phải thấy, Văn bản là một tổ chức có tính liên kết và mạch lạc. Văn
bản có đặc điểm thể loại. Từ ngữ và hình ảnh có những ý nghĩa do truyền
thống văn hóa dân tộc và thời đại quy định. Người đọc không thể bất chấp
các đặc trưng biểu đạt của văn bản, không thể tùy tiện cắt xén câu văn hay
áp đặt ý nghĩa. Như thế văn bản vẫn là phương thức tồn tại khách quan
của tác phẩm, quy định hoạt động tiếp nhận của người đọc. Sự tiếp nhận
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 17
Page 17


phải phù hợp với dữ liệu khách quan của văn bản mới thực sự có giá trị.
Do đó, cần khẳng định tính khách quan của tiếp nhận. Mọi người đọc đều

có thể phát huy sự tìm tòi, cảm nhận của mình, song sự cảm nhận đó phải
có cơ sở trong toàn bộ văn bản.
Chính cơ sở khách quan của việc tiếp nhận tác phẩm đã tạo ra ấn
tượng chung đồng nhất ở mọi người đọc. Phần cứng của tác phẩm tạo ra
phần nội dung tương đồng bất biến từ tác giả đến mọi người đọc. Rõ ràng
là, độc giả hay khán giả sau khi cùng xem xong một tác phẩm nghệ thuật
nào đó đều có một ấn tượng chung về một nhân vật nào đó. Trong dân
gian những nhân vật nghệ thuật sau đây đã đi vào cuộc sống có ấn tượng
tương đồng ở mọi người: Trương Phi, Tào Tháo; (Nóng như Trương Phi,
Ða nghi như Tào Tháo) Sở Khanh, Hoạn Thư (người nào lừa đảo phụ nữ
được gán cho hiệu Sở Khanh, người phụ nữ nào hay ghen và ghen một
cách cay độc thì được gán cho hiệu máu Hoạn Thư).
2.4.

Tính chủ quan của tiếp nhận văn học

Trong tính giao tiếp giữa tác phẩm và độc giả, cần chú ý tính chất cá
thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Ở đây, năng lực, thị
hiếu, sở thích cá nhân đóng vai trò rất quan trọng; tùy theo lứa tuổi già
hay trẻ, trình độ học vấn cao hay thấp, kinh nghiệm nhiều hay ít mà có kết
quả tiếp nhận cụ thể, riêng biệt cho mỗi người. Thậm chí cùng một người,
lúc nhỏ đọc tác phẩm ấy đánh giá khác, sau lớn lên đánh giá khác, về già
lại đánh giá khác. Hơn thế, người đọc khi đến với tác phẩm văn học có
nhiều tâm trạng vui buồn khác nhau, có trình độ văn hóa khác nhau, có
thái độ định kiến hoặc vô tư, phóng khoáng khác nhau. Có bao nhiêu
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 18
Page 18



người đọc một tác phẩm thì có bấy nhiêu ―dị bản‖ về tác phẩm ấy trong
tâm hồn, xét về đậm nhạt, nông sâu, toàn diện hay phiến diện. Người thì
hứng thú với các chi tiết này, người lại kể lể say sưa với các chi tiết nọ, và
hình như ai cũng có cái lí của mình. Chẳng hạn, cùng đọc truyện Bà chúa
tuyết của An-đéc-xen, trẻ em và người lớn đều thích thú nhưng cách hiểu
của mỗi người lại không giống nhau. Vẫn là bài Thơ duyên của Xuân
Diệu nhưng khi buồn đọc khác, khi vui đọc khác, khi đang yêu đọc khác,

Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm
mĩ càng làm cho sự tiếp nhận văn học mang đậm nét cá nhân và chính sự
chủ động của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm.
Nhưng khẳng định tính chủ quan của tiếp nhận không có nghĩa là người
đọc hoàn toàn tự do muốn hiểu văn bản thế nào cũng được.
2.5.

Tính khuynh hướng xã hội của tiếp nhận văn học

Tiếp nhận văn chương tuy mang dấu ấn cá nhân sâu sắc nhưng chưa
bao giờ là hoạt động thoát ly khỏi điều kiện lịch sử xã hội. Hoạt động
nghệ thuật luôn luôn là hoạt động mang tính khuynh hướng xã hội mạnh
mẽ. Khuynh hướng xã hội, đời sống thực tế sẽ chi phối mạnh mẽ đến quá
trình tiếp nhận văn chương của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân đến với tác
phẩm không chỉ đem đến cho nó cái tôi mà còn cái ta nữa.
Họ cắt nghĩa tác phẩm trên cơ sở lập trường giai cấp, lợi ích xã hội.
Tiếp nhận Truyện Kiều, Nguyễn Khuyến suy ngẫm về xã hội đồng tiền trở
thành cán cân công lí mà Nguyễn Du lên án:
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038


Page 19
Page 19


Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Ðời trước làm quan cũng thế a?
Rõ ràng Nguyễn Khuyến đã nhìn Truyện Kiều từ điều kiện lịch sử
mà ông đang sống. Vịnh Kiều nhưng lên án xã hội đương thời. Ðời trước
làm quan cũng thế, cũng như đời nay. Ðó là tiền.

Sau khi nhà văn hoàn tất văn bản tác phẩm thì, tác phẩm nghệ thuật
bắt đầu trôi nỗi trong dòng đời và đón nhận số phận lịch sử của mình. Có
tác phẩm vừa mới ra đời, liền được người đọc vồ vập ấp iu, nhưng sau đó
bị lãng quên. Có tác phẩm, lúc mới ra đời thì bị hắt hủi, lãng quên nhưng
sau đó lại được nâng niu trân trọng. Có tác phẩm đời sống của nó êm ả
hoặc sáng chói lâu dài, có tác phẩm mờ mờ ảo ảo… Có tác phẩm cùng
trong một thời đại nhưng bạn đọc, người ghét, kẻ yêu, người khen, kẻ chê.
Lại có tác phẩm ý đồ nhà văn một đằng mà người đọc hiểu một nẻo.
Truyện Kiều ở ta là một thí dụ. Ngày nay chúng ta xem Truyện Kiều là
một kiệt tác văn chương dân tộc. Và thực sự Truyện Kiều đã làm nhiều
thế hệ mê mẫn. Trong đó, có vua Tự Ðức:
Mê gì mê thú tổ tôm
Mê ngựa Hậu bổ, mê nôm Thúy Kiều.
Nhưng không phải đã không có thời , có người sợ Truyện Kiều
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 20
Page 20



Làm trai chớ đọc Phan Trần
Làm gái chớ đọc Thúy Vân, Thúy Kiều.
Hiện tượng có những tác phẩm nào đấy mà số phận của nó sự thăng
trầm qua các thời đại thì không phải lúc thăng là do công chúng thời đại
đó thông minh còn lúc trầm là do công chúng thời đại đó dốt nát. Ðiều
chính yếu là do xu hướng tư tưởng thời đại tác động đến. Việc tiếp nhận
Thơ mới ở ta chẳng hạn. Khi phong trào Thơ mới ra đời, người đọc rầm
rộ đón nhận, nhất là thanh niên, nhưng sau đó, khi đất nước tiến hành
cuộc sống chiến chống Pháp, Mĩ thì Thơ mới đã trở nên cũ. Vì nó làm ủy
mị con người kiên cường xông pha lửa đạn. Ngày nay, đất nước hoà bình
xây dựng, người ta lại tiếp nhận Thơ mới như là nó vẫn mới. Ðúng như
Kharavchenko nói: Mỗi thời đại riêng thường thích hợp với những sắc
điệu khác nhau trong tác phẩm nghệ thuật với những phương diện khác
nhau của khái quát hình tượng của nó.

-

HỒ ANH THÁI VÀ TIỂU THUYẾT SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT
1. Nhà văn Hồ Anh Thái
1.1.
Tiểu sử
Hồ Anh Thái sinh năm 1960 tại Hà Nội. Nguyên quán của ông ở Nghệ

-

An.
Ông theo học bậc đại học ngành Quan hệ Quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, ông


-

viết báo và làm ngoại giao ở nhiều nước.
Ông từng có mười năm ở cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội (2000 -

II.

2010) và năm năm tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (2005
- 2010). Ông từng nhận được nhiều giải thưởng văn chương lớn.

[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 21
Page 21


-

Hiện nay, ông là tiến sĩ ngành Văn hóa phương Đông, công tác tại Bộ

-

Ngoại giao Việt Nam.
1.2.
Sự nghiệp
Hồ Anh Thái bắt đầu viết từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Những
truyện ngắn ông viết được đăng trên các bài Văn nghê, Văn nghệ Quân
đội… Hồ Anh Thái đã để lại ấn tượng trên diễn đàn văn chương với bút
pháp mới mẻ, tươi mới, trẻ trung, hiện đại. Và ông được xem như một


-

hiện tượng văn chương của thế hệ các nhà văn thời hậu chiến sau 1975.
Ngay từ khi còn là sinh viên cho đến khi làm việc ở Bộ Ngoại giao rồi đi
làm nghĩa vụ quân sự, ông luôn sáng tác rất bền bỉ, cho ra đời những tác
phẩm ấn tượng như là Chàng trai ở bến đợi xe (1985), Người đàn bà trên
đảo, Vẫn chưa tới mùa đông (1986), Người và xe chạy dưới ánh trăng
(1987)… Qua những sáng tác của mình, Hồ Anh Thái đã khẳng định vị trí
trong đời sống văn chương đương đại Việt Nam. Những tác phẩm của Hồ

-

Anh Thái luôn đặt ra những vấn đề bức thiết của cuộc sống.
Năm 1988 Hồ Anh Thái sang nghiên cứu và làm việc ở Đại sứ quán Việt
Nam tại Ấn Độ và ông đã sống tại đất nước này sáu năm. Đây là một
bước quan trọng trên đường đời nhà văn. Ông đã dành rất nhiều tình yêu
cho đất nước Ấn Độ. Ông tìm hiểu, khám phá văn hóa, kiến trúc, tôn
giáo… của đất nước này. Ông thông thạo tiếng Hindi của Ấn Độ. Hồ Anh
Thái đã viết những truyện ngắn về Ấn Độ và được hoan nghênh trên thế
giới. Những tác phẩm đặc sắc như là Tiếng thở dài qua rừng kim tước,

-

Người Ấn, Người đứng một chân, …
Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ Văn hóa phương Đông, Hồ Anh Thái về làm
việc trong nước. Hồ Anh Thái tiếp tục viết về những hiện thực cuộc sống
ngổn ngang, xô bồ, nhiều vấn đề. Đó là những tác phẩm như: Cõi người

[Type text]

Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 22
Page 22


rung chuông tận thế, Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Sắp đặt và
-

diễn, Mười lẻ một đêm, SBC là săn bắt chuột …
Sự nghiệp sáng tác của Hồ Anh Thái có thể chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Những sáng tác mang cảm hứng trữ tình lãng mạn
+ Hồ Anh Thái sáng tác những tiểu thuyết từ khi còn là sinh viên.
Ông viết về những người sinh viên trẻ, năng động, đầy lịch lãm và tự
trọng, cùng với những tình cảm lãng mạn. Đó là những tác phẩm như
"Phía sau vòm trời" (1985), "Vẫn chưa tới mùa đông" (1986), "Người và
xe chạy dưới ánh trăng" (1987), “Trong sương hồng hiện ra" (1990),
"Người đàn bà trên đảo", truyện ngắn "Món tái dê", "Chàng trai ở bến đợi
xe"...
Giai đoạn 2: Những sáng tác về đất nước Ấn Độ
+ Như đã trình bày ở trên, quãng thời gian ở Ấn Độ của tác giả có
ảnh hưởng rất lớn đến ông. Ông dành tình yêu lớn cho đất nước Ấn Độ và
cũng viết không ít tác phẩm về đất nước này kể cả khi ông đã về Việt
Nam như Người đứng một chân (1995), Tiếng thở dài qua rừng kim tước
(1998), Người Ấn; Đức Phật, nàng Sivitri và tôi; Namaskar! Xin chào Ấn
Độ (2008), …
Giai đoạn 3: Những sáng tác mang tính trào lộng.
+ Hồ Anh Thái trở về nước làm việc. Đứng trước thực tại xô bồ với
nhiều kiểu sống, cách sống, thói quen kì quái, ông đã viết nên những tác
phẩm đi sâu vào khám phá bản chất con người, cuộc sống đương đại,

mang tính giễu nhại, hài hước, châm biếm sâu cay với những tác phẩm

[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 23
Page 23


như "Cõi người rung chuông tận thế" (2002), "Mười lẻ một đêm" (2006),
"SBC là săn bắt chuột" (2011), "Dấu về gió xóa" (2012), "Những đứa con
rải rác trên đường" (2014)… Mỗi tác phẩm là một bối cảnh, không gian
khác nhau với các vấn đề khác nhau.
Tiểu thuyết SBC là Săn bắt chuột
2.1.
Hoàn cảnh sáng tác
SBC là Săn bắt chuột được xuất bản vào năm 2011.
Tác phẩm là tiếng cười trào lộng, giễu cợt, hài hước nhưng sâu cay. Bối

2.
-

cảnh của tác phẩm chính là hiện thực cuộc sống đương đại, tác giả đã
nhìn thẳng vào đó, nhìn ra những thói đời xấu xa, đê hèn hiện hữu trong
cuộc sống.
2.2.

Nhan đề

“SBC” vốn là một cách gọi mang ý nghĩa tích cực là săn bắt cướp.

Những năm 80 của thế kỉ trước đã có bộ phim Săn bắt cướp. Săn bắt cướp
vốn là hành động của những người dũng cảm, vì cuộc sống tốt đẹp của
con người nhưng ở trong tác phẩm này, SBC lại được dịch là săn bắt
chuột. Nhan đề đã thể hiện nội dung của tác phẩm. Ở chương Ai ngại
chiến trận đừng đọc chương này có viết: “Lực lượng SBC. Không phải
săn bắt cướp. SBC là săn bắt chuột. Một lực lượng chuyên nghiệp hẳn
hoi…”. Cuộc truy bắt loài chuột tưởng như không có gì khó khăn nhưng
trong lại cần một lực lượng chuyên nghiệp, sự chuẩn bị kĩ lưỡng về vũ khí
công cụ thiết yếu, cả ba con chó đặc nhiệm, chuyên trinh sát và tấn công
chuột cùng những kế hoạch cụ thể. Loài chuột như một thế lực hùng
mạnh, đối đầu với con người. Tác giả xây dựng nên cuộc săn bắt chuột
đầy tính hư ảo ấy để thể hiện ra mặt trái của xã hội loài người. Qua tác
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 24
Page 24


phẩm, nhà văn muốn lật mặt tất cả những hạng người điển hình tưởng như
góp công xây dựng xã hội nhưng thật ra đang làm đảo lộn những giá trị,
nền tảng đạo đức xã hội. Sự giễu nhại ngay từ nhan đề của tác phẩm. Tác
giả như muốn châm chọc những dũng sĩ SBC. Và đúng như vậy, cảm
hứng giễu nhại trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt toàn tác phẩm.
Cách đặt tên tác phẩm như sự “nghịch ngợm với chữ nghĩa” của tác giả,
tạo nên sức hút, gây ra sự tò mò, hấp dẫn đối với độc giả.
2.3.

Chương
Mở đầu

bằng một
trận lụt
Ai quá lứa
lỡ thì đừng
đọc
chương
này
Ai sợ
chuột đừng
đọc
chương
này

Tóm tắt tiểu thuyết

Nội dung
Tác phẩm được mở đầu bằng khung cảnh của trận lụt lịch sử ở Hà
Nội bằng một bài hát chế trên mạng.
Tác giả viết về những cô gái quá lứa lỡ thì của câu lạc bộ câu lạc bộ
nữ quyền, thực chất là câu lạc bộ của những cô gái quá lứa lỡ thì.
Nàng gặp Chàng trong lúc mắc kẹt ở văn phòng vì nước lụt. Rồi họ
yêu nhau.

Chàng là người rất nhạy cảm với mùi chuột. Ngôi nhà của Chàng là
tụ điểm của chuột. Và Chàng luôn gặp những hiện tượng lạ trong
ngôi nhà của mình. Khi Chàng quyết định ra đi nhưng lại gặp chuyện
mất trọng lượng. Nàng bắt được Chuột Quang và biết câu chuyện về
lời nguyền của Chuột Trùm.
Chàng từng du hí ở vùng biên và đối mặt với Chuột Trùm. Và câu
Ai báo chí chuyện về Chuột Trùm được hiện ra. Chuột Trùm cư trú ở bãi rác

thơ văn
bệnh viện, sau này là khách sạn của Đại Gia. Khi Đại Gia cho xây
đừng đọc khách sạn đã phá vỡ cái hang chuột, giết chết rất nhiều chuột, trong
chương
đó có vợ và con gái của Chuột Trùm. Đêm hôm ấy, Chuột Trùm quyết
này
đinh đụng độ với Đại Gia để trả thù thì cô Báo, anh Nhà Thơ Lửa và
Chàng đều đã nhìn thấy Chuột Trùm, và họ bị mất trọng lượng.
Ai giàu xổi Cuộc đời Đại Gia rất nhiều uẩn khúc, nhất là với đàn bà. Đại Gia từng
[Type text]
Nguyễn Thị Thúy Hà – AK67- 675601038

Page 25
Page 25


×