Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN: Kinh nghiệm kiểm tra bài cũ môn tiếng Anh Bậc Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.15 KB, 20 trang )

PHÒNG GIÁO GIÁO DỤC­ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA
TRƯỜNG TH ĐINH TIÊN HOÀNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI

KIỂM TRA BÀI CŨ MÔN TIẾNG ANH 
BẬC TIỂU HỌC 
              Tên giáo viên: Đinh Thị Trung
              Đơn vị công tác: trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
     Trình độ đào tạo: Đại học 
     Môn đào tạo: sư phạm tiếng Anh


                                    
MỤC LỤC
PHẦN

NỘI DUNG

TRANG

I

PHẦN MỞ ĐẦU

3

1

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI



3

2

MỤC TIÊU,NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

3

3

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4

4

GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4

5

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4

II

NỘI DUNG


4

1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

4

2

THỰC TRẠNG

5­8

3

GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP

8­13

4

KẾT QUẢ 

13

III

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


14

1

KẾT LUẬN

2

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN

17

14­15


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Vì lợi ích mười  
năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, câu nói của Bác, 
cho tới bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. 
Đảng và Nhà nước ta ngày một trú trọng và đầu tư cho giáo dục, đặc biệt 

là môn tiếng Anh. 
Việc sử  dụng tiếng Anh càng trở  nên cấp bách trong thời kì công nghệ 
thông tin( CNTT), khi mà Internet là một cánh cửa mở ra tất cả những thông tin con 
người cần thì tiếng Anh chính là chìa khóa để mở cánh cửa đó.
Trong   những   năm   gần   đây,   Bộ   GD&ĐT   kết   hợp   với   Hội   đồng   Anh 
(Brishtish Council) đầu tư  đào tạo cho giáo viên tiếng Anh trên toàn quốc nhằm  
mục tiêu tới năm 2020 sẽ  có đủ  giáo viên đạt chuẩn giảng dạy và học sinh, đặc 
biệt là tất cả học sinh Tiểu học sẽ được học tiếng Anh 4 tiết/ 1 tuần.
Tuy vậy, việc học sẽ trở nên không hiệu quả  và thiếu động lực nếu như 
không có việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, trong đó việc kiểm  
tra bài cũ là hết sức quan trọng.
Trước kia, khi học sinh nghe giáo viên nói kiểm tra bài cũ là các em học  
sinh cảm thấy lo lắng và căng thẳng. Trong những năm gần đây, việc đổi mới 
phương pháp dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm cùng với phong trào 
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã phần nào làm thay đổi 
cách thức và hình thức kiểm tra bài cũ của giáo viên.
Môn tiếng Anh ở Bậc Tiểu học hiện nay vẫn còn là một môn học mới mẻ 
đối với các em học sinh. Vì vậy, để tạo hiệu quả cho việc học tiếng Anh cũng như 
tạo sự  yêu thích và hứng thú học tập cho các em, tránh gây áp lực cho học sinh  
trong quá trình kiểm tra bài cũ đòi hỏi người giáo viên phải có cách thức kiểm tra 
phù hợp. vì những lí do trên mà tôi đã chọn  “ Kinh nghiệm kiểm tra bài cũ môn 
tiếng Anh Bậc Tiểu học” làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề  tại là kiểm tra đánh giá được mức độ  học tập của học 
sinh nhưng không gây áp lực cho học sinh.


Phát huy được khả  năng sáng tạo và sự  năng động trong học tập của học 
sinh.
Làm cho học sinh yêu thích môn tiếng Anh, từ đó góp phần nâng cao chất 

lượng dạy và học.
Chia sẻ  kinh nghiệm đồng thời ghi nhận những góp ý từ  đồng nghiệp 
nhằm đưa ra những kinh nghiệm tốt nhất để áp dụng trong dạy học tiếng Anh.
Nhiệm vụ của đề tài là đưa ra nhưng hình thức kiểm tra bài cũ phù hợp và 
hiệu quả đối với học sinh.
Nêu lên được những mặt mạnh, mặt yếu của đề tài.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối  tượng nghiên cứu của  đề  tài là các  em học  sinh khối 3 học theo  
chương trình SGK mới 4 tiết/ 1 tuần của trường TH. Đinh Tiên Hoàng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề  tài là các em học sinh khối 3 của trường TH 
Đinh Tiên Hoàng.
5. Phương pháp nghiên cứu
­ Phương pháp điều tra
­ Phương pháp tổng hợp
­ Phương pháp thống kê
­ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận
Mục tiêu của nhà nước ta theo Đề  án 1400 là “…đến năm 2020 đa số 
thanh niên Việt Nam tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, và Đại học có đủ  năng lực 
ngoại ngữ  sử  dụng độc lập, tự  tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi 
trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của 
người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. 
Để  đạt được mục tiêu lớn đó thì ngay từ  bậc Tiểu học học sinh phải được học 
tiếng Anh một cách bài bản và được đi đúng hướng.
Học tiếng nói chung và học tiếng Anh nói riêng đòi hỏi một quá trình lâu 
dài và bền bỉ. Việc tạo cho các em học sinh một nền tảng vững chắc với môn 
tiếng Anh cho các cấp học cao hơn là một trọng trách của các giáo viên tiếng Anh 



bậc Tiểu học, đòi hỏi mỗi giáo viên phải học hỏi, tìm tòi và sáng tạo rất nhiều để 
đáp ứng được mục tiêu đề  ra là sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học, các em  
học sinh có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp một cách đơn giản.
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp 
giảng dạy thì vấn đề  đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong  
quá trình giảng dạy và học tập. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm  
tra đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ  với nhau . Đổi mới kiểm tra  
đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu  
giáo dục đào tạo.
2. Thực trạng
a. Thuận lợi, khó khăn
+ Thuận lợi
Cùng với việc thực hiện Đề án dạy học 1400 của Bộ giáo dục và đào tạo, 
trường TH Đinh Tiên Hoàng được trang bị các trang thiết bị dạy học hiện đại như 
bảng thông minh. Đây là điều kiện tốt giúp giáo tôi thực hiện các thủ  thuật kiểm 
tra bài cũ đối với học sinh khi có các trang thiết bị hỗ trợ.
Phòng GD&ĐT Krông Ana rất quan tâm tới việc dạy và học bộ môn tiếng  
Anh. Phòng GD luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên phát huy được khả 
năng của mình.
Trong những năm gần đây, Sở GD&ĐT cũng như Phòng GD&ĐT rất quan  
tâm tới việc dạy và học tiếng Anh, đặc biệt là  ở  bậc Tiểu học. Giáo viên tiếng  
Anh được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ  cũng như  phương  
pháp giảng dạy từng bước tiếp cận với những phương pháp dạy học tiên tiến đáp 
ứng nhu cầu của thời đại. Nhờ việc được tham gia các lớp tập huấn về đó mà tôi  
học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
Ban lãnh đạo nhà trường cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy 
và học tiếng Anh. Nhà trường đã bố  trí phòng học tiếng Anh riêng, tạo điều kiện 
thuận lợi nhất cho giáo viên tiếng Anh dạy học. 
Đội ngũ giáo viên tiếng Anh trẻ, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Càng ngày càng có nhiều chương trình học bổ trợ cho môn tiếng Anh, các 
em học tập cả  trên lớp và  ở  phòng máy, học qua mạng Internet. Ngoài ra các em  
còn tham gia vào các cuộc  thi giải tiếng Anh qua mạng và giao lưu Olympic tiếng  
Anh tiểu học, phần nào đã giúp nâng cao chất lượng học sinh. Học sinh  được học 
môn tiếng Anh 4 tiết/ 1tuần giúp các em có nhiều thời gian thực hành trên lớp.
+  Khó khăn:


Qua thực dạy bộ môn tiếng Anh ở Tiểu học, tôi nhận thấy một thực trạng 
chung là hầu hết học sinh chưa nhận thấy tầm quan trọng khi h ọc môn tiếng Anh;  
vẫn còn lơ là xem nhẹ bộ môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học nên trong quá trình học,  
các em vẫn chưa tập trung cao độ để bài học có kết quả cao.
 
Một trong các thực trạng khó khăn chung nữa đó là mức độ  tiếp thu của 
các em còn hạn chế, đặc biệt là trường tôi hơn 50% các em là học sinh dân tộc  
thiểu số, gia đình khó khăn nên việc quan tâm tới việc học của con em mình còn rất 
hạn chế, gây khó khăn cho giáo viên trong việc tạo hứng thú cho các em trong việc 
học tiếng Anh.
Đặc thù một lớp học  ở  Việt Nam nói chung còn quá đông học sinh nên 
việc tập trung chú ý cũng như việc rèn luyện thực hành còn hạn chế.
Mức độ tiếp thu của học sinh trong một lớp có sự khác biệt nên cũng gây 
khó khăn trong việc tổ chức các hoạt dộng dạy học.
b. Thành công – hạn chế:
Khi vận dụng những kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh 
chú ý hơn trong tiết học, các em yêu thích học tiếng Anh, từ  đó chất lượng được  
nâng lên rõ rệt. Trong tiết học, học sinh không còn sợ  kiểm tra bài cũ mà hăng hái 
tham gia các hoạt động.
Tuy nhiên, đây chỉ là những kinh nghiệm của cá nhân nên nó cũng có những hạn  
chế nhất định, mang tính chủ quan của người viết. Vì vậy, mỗi giáo viên nên chọn  
lọc và áp dụng phù hợp vời hoàn cảnh và điều kiện của từng trường.

c. Mặt mạnh – mặt yếu:
Đề  tài thể  hiện rõ nét việc đổi mới phương pháp dạy học trong giảng  
dạy, phát huy có hiệu quả hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy 
tối đa sự sáng tạo, năng động của học sinh.
Đề tài rất phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh Tiểu học.
Các em ngày càng thích thú học hơn, từ  đó nâng cao chất lượng học bộ 
môn tiếng Anh.
Học sinh lớp 3 và lớp được học tiếng Anh 4 tiết/ 1 tuần, đây cũng là một 
mặt mạnh cho việc áp dụng đề  tài vì học sinh có nhiều thời gian để  tham gia các 
hoạt động học tập, được thực hành nhiều hơn.
Bên cạnh những mặt mạnh, còn có những hạn chế sau:


Một số  học sinh gia đình khó khăn, cha mẹ  không nhắc nhở  các em học 
tập ở nhà,đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.
Môi trường sử dụng tiếng Anh của các em còn hạn chế.
Số học sinh ở một lớp học khá đông nên cũng phần nào gây khó khăn cho  
việc dạy và học.
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:
yếu tố:

Có được thành công trong việc áp dụng đề tài là sự cộng hưởng của nhiều  

Sự  quan tâm, chỉ  đạo của Sở  GD&ĐT cũng như  của Phòng GD&ĐT về 
CSVC và trong thiết bị  dạy học cũng như  việc bồi dưỡng thường xuyên cho GV  
tiếng Anh.
Trường   luôn   nhận   được   sự   quan   tâm   của   các   cấp   lãnh   đạo,   của   địa  
phương và sự đồng tình của phụ huynh học sinh trong công việc.
Sự nhiệt tình của giáo viên và sự chăm chỉ, nỗ lực của học sinh.
Bên cạnh những mặt mạnh còn có những mặt yếu bởi những nguyên nhân 

sau:
Nhiều học sinh chưa có điều kiện tìm hiểu, học tập các kiến thức trên 
một số phương tiện truyền thông như mạng internet.
Đa số HS trong trường là dân tộc thiểu số nên các em chưa thật tập trung 
trong học tập.
Mức độ tiếp thu bài của học sinh khác nhau về trình độ  nên khó khăn cho 
giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động dạy học.
 Điều kiện, đời sống kinh tế  của nhân dân còn khó khăn nên một số  phụ 
huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
+ Phân tích về các yếu tố thuận lợi và những mặt mạnh:
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu làm việc và vấn đề quan hệ, giao lưu  
và hợp tác quốc tế  ngày càng cao nên việc dạy và học môn tiếng Anh ngày càng 
được coi trọng là một vấn đề tất yếu. Môn tiếng Anh được quan tâm ngay từ bậc  
học Tiểu học và có sự tham gia đồng bộ từ Bộ GD&ĐT cho tới Phòng GD&ĐT và 
cả trong nhà trường. Chính vì nhu cầu học tiếng Anh mà nhiều cuộc thi đã được tổ 
chức, giúp các em hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc học tiếng Anh cũng 
như nâng cao chất lượng học bộ môn này một cách đáng kể.


Môn tiếng Anh được đầu tư trước hết là nguồn giáo viên( tất cả các giáo  
viên tiếng Anh đều được cử đi học nâng cao kiến thức cũng như phương pháp dạy 
học). Đây là bước đầu tiên cho việc thực hiện Đề án của Bộ GD&ĐT.
Bên cạnh việc đầu tư  về  con người, việc giảng dạy môn tiếng Anh còn 
được đầu tư  lớn về  cơ  sở  vật chất và trang thiết bị, đồ  dùng dạy học, tạo điều  
kiện thuận lợi nhất cho giáo viên tiếng Anh trong công tác giảng dạy. Đơn cử như 
đầu năm học 2013­ 2014, Phòng GD&ĐT Krông Ana đã cấp cho các trường Tiểu 
học tranh ảnh tự làm để phục vụ cho việc dạy sách tiếng Anh lớp 3 và lớp 4. Đây  
là một việc chứng tỏ  sự  quan tâm sâu sắc của Phòng GD đối với chất lượng dạy  
và học bộ môn tiếng Anh.

+ Phân tích về những khó khăn, hạn chế:
Tỉ lệ hơn 50% là dân tộc thiểu số tại trường TH Đinh Tiên Hoàng là một 
vấn đề khó khăn lớn cho việc dạy ngôn ngữ, đặc biệt là môn tiếng Anh. Các em đa 
số  sinh ra trong gia đình khó khăn nên việc học không được quan tâm đúng mức.  
Các em ngồi học không tập trung chú ý nên mức độ tiếp thu bài hạn chế.
Vì mức độ  tiếp thu của học sinh trong một lớp có sự  khác biệt rõ rệt nên 
khi tổ chức một số các hoạt động dạy học phù hợp với học sinh giỏi nhưng tôi lại 
có rất ít thời gian để kèm học sinh yếu.
3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Những giải pháp và biện pháp được đưa ra trong đề  tài nhằm mục đích 
trước hết là tạo cho các em học sinh càng ngày càng yêu thích học môn tiếng Anh, 
các em thấy được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh từ đó có một cách học  
tiếng Anh một cách khoa học và hiệu quả.
Xóa dần khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, tạo môi trường học tập 
thân thiện, vui vẻ.
Phát huy được tính sáng tạo của học sinh, tạo sự tự tin trong giao tiếp và 
sử dụng tiếng Anh cho học sinh.
Sau khi học xong chương trình tiểu học, các em học sinh có thể tự tin giao  
tiếp bằng tiếng Anh với những câu, những cấu trúc đơn giản, biết cách giao tiếp  
và thái độ giao tiếp đúng đắn, hiểu phần nào về văn hóa một số nước trên thế giới.
Bên cạnh mục tiêu đối với học trò, đề tài cũng nhằm mục tiêu chia sẻ  và 
học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, những người có chuyên môn đóng góp ý 


kiến, vì mục tiêu chung là đưa chất lượng dạy và học tiếng Anh của huyện Krông 
Ana ngày một đi lên.
b.Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b1. Sử dụng trò chơi trong việc kiểm tra bài cũ
Khi chọn trò chơi thì giáo viên cần xem xét kĩ trò chơi nào phù hợp với nội 

dung bài học, phải đảm bảo thông qua trò chơi này giúp cho học sinh củng cố được  
kiến thức đã học là gì? Giáo viên có thể áp dụng các trò chơi này để kiểm tra nhanh  
mức độ hiểu từ ngay sau dạy từ hoặc có thể đưa vào đầu hoặc sau mỗi bài học tùy  
thuộc vào nội dung của mỗi bài. Vì vậy giáo viên sử  dụng đúng lúc sẽ  mang lại  
hiệu quả cao. Sau đây là một số trò chơi mà tôi thường áp dụng trong các tiết học.
a. Word ­ practising 
b. Network
c. Jumbled words
d. Matching
e. Guessing words:
f. Rub out and remember
g. Chain game
a. W
   ord – practicing
 
  (Rèn từ) 
Với trò chơi này, học sinh có dịp “lục tung” tất cả các từ  trong đầu mình, 
tránh quên từ lại có thể học thêm từ mới trong số các từ mà người bạn chơi tạo 
ra.
­ Giáo viên chuẩn bị: Giáo viên có thể suy nghĩ và tìm những từ có các chữ 
cái có thể  thành lập được các từ  khác mà nằm trong nội dung học sinh đã học  
hoặc để kiểm tra vốn từ của học sinh.
­ Tiến hành trò chơi: ít nhất có hai người chơi, có thể  chia lớp thành hai 
nhóm, ai tạo được nhiều từ hơn từ những chữ cái đó sẽ thắng cuộc
Ví dụ: yesterday. 
Dùng các con chữ tạo lên từ đó, cụ thể ở đây là: y, e, s, t, e, r, d, a, y để tạo  
ra những từ  khác. Trong ví dụ  trên ta có thể  tạo được các từ  như: yes, trader, 
start, year, steady – state,…..Khuyến khích khả năng tổ hợp.
b. Network: Nhằm kiểm tra và ôn lại từ vựng theo từng chủ đề đã học.
­ Giáo viên chuẩn bị: Viết mạng từ lên bảng.



­ Tiến hành trò chơi:  Giáo viên lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn 1 đại 
diện cho mỗi lượt ghi yêu cầu các em ghi lên bảng, mỗi em chỉ  được ghi 2 từ,  
em này về thì mới đến lượt em khác, qui định về thời gian, nhóm nào hoàn thành  
nhanh, đúng được nhiều từ thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Ví dụ 1:  Unit 11. My family
Mother
 
Grandfather

family
father

sister
 
                                   brother
c. Jumbled words: Mục đích giúp học sinh viết lại từ đã học.
­ Giáo viên chuẩn bị: Viết bảng phụ   ở  nhà, trên bảng phụ  ghi 5 hoặc 
nhiều từ mà giáo viên cho là thích hợp.
­ Tiến hành trò chơi: Giáo viên lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em, lần lượt  
gọi từng cặp thành viên của 2 nhóm lên sắp xếp lại trật tự đúng, nhóm nào hoàn  
thành nhanh, đúng sẽ thắng cuộc.
Ví dụ: Unit 7. Places in my school
pcmtoeru moor    ­> computer room
rcalssoom   ­> classroom
oomumscir            ­> musicroom
d. Matching: 
Mục đích giúp học sinh ghép các từ tiếng Anh với tiếng Việt, câu hỏi với  
câu trả lời, nối 2 nửa câu với nhau hoặc tranh ảnh với cụm từ tương ứng,…

­ Tiến hành trò chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em, lần 
lượt gọi từng thành viên của 2 nhóm lên sắp xếp, nhóm nào hoàn thành nhanh,  
đúng sẽ  thắng cuộc (khi thành viên đầu tiên hoàn thành xong chạy về  đập tay  
vào người tiếp theo mới lên thực hiện). Nhóm nào kết thúc trước và chính xác thì  
nhóm đó sẽ thắng cuộc.


Ví dụ  1: Học sinh lên bảng nối tranh với từ  thích hợp. Sau đó, dựa vào 
tranh tôi sẽ hỏi học sinh về cấu trúc lien quan.

Ví dụ 2: Tôi yêu cầu học sinh lên bảng nối từ với câu thích hợp.
Match the names of people in column A with relevant information in column B.
A

B
a. where we learn to sing songs.

1. musicroom
2.Artroom
3. computerroom

b.   we   learn   to   use   computers   in   this 
room.
c.   we   learn   to   draw   pictures   in   this 
room.

e. Slap the board
Tôi gọi hai học sinh lên chơi trò chơi để kiểm tra từ mới hai học sinh đó. 
Tôi chiếu từ  lên bảng, đọc tên từng từ  có trên bảng. Nhiệm vụ  của học sinh là 
phải đập trúng từ đó nhanh và chính xác nhất.



B2. Chatting(nói chuyện)
Thay vì gọi học sinh lên bảng, đứng trả  lời các câu hỏi của giáo viên, tôi  
đưa ra câu hỏi dạng đối thoại hỏi học sinh. Học sinh không lên bảng mà ở dưới  
lớp trả lời giống như đang trong tiết học.
Sử  dụng cách này, học sinh sẽ  không có cảm giác mình đang bị  kiểm tra 
bài cũ, từ đó sẽ không gây áp lực cho học sinh.
Ví dụ:

Giáo viên: What are you doing, Nam?
Học sinh: I’m reading a book.
Bằng cách này tôi kiểm tra được khả năng sử dụng cấu trúc ngữ pháp của  
học sinh.
Bên cạnh việc đối thoại giữa giáo viên và học sinh, tôi còn có thể cho học 
sinh nói chuyện với nhau.
Ví dụ:


S1: What’s your name?
S2: My name’s Oanh.
Bằng cách này tôi có thể kiểm tra được cả  hai học sinh mà không gây áp 
lực cho học sinh nào.
Ngoài ra tôi có thể chiếu tranh lên bảng, yêu cầu học sinh nhìn tranh và trả 
lời câu hỏi.
Ví dụ: để  kiểm tra mẫu câu từ  vựng về các phòng trong nhà và cách dung mẫu 
câu This is………………. 
Giáo viên: What’s this?
Học sinh: This is a bedroom.
B3. Role playing(đóng vai)

Tôi chiếu bài hội thoại lên bảng, gọi hai học sinh lên đóng vai, đọc lại bài  
hội thoại, sau đó cho học sinh hỏi câu hỏi liên quan đến nội dung bài hội thoại.
Ví dụ:


Một học sinh sẽ đóng vai Linda, một học sinh đóng vai Peter đọc lại đoạn 
hội thoại trên. Sau khi đã nghe các em học sinh đọc bài, tôi đưa ra câu hỏi lien 
quan để kiểm tra khả năng sử dụng mẫu câu của các em.
Giáo viên hỏi: What time do you go to school?
Học sinh trả lời: I go to school at six thirty a.m.
Áp dụng cách kiểm tra này, tôi có thể  kiểm tra được kĩ năng đọc và kĩ  
năng nói của học sinh.
c.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
+ Về cơ sở vật chất: trường tôi rất thuận lợi là có phòng tiếng Anh riêng, có  
bảng tương tác, có các phần mềm hỗ trợ, sách điện tử có sẵn file nghe và tranh  
ảnh nên việc dạy học và thiết kế trò chơi rất thuận tiện. Tuy nhiên, đối với các  
trường chưa có điều kiện thì cần phải có sự  chuẩn bị  tranh  ảnh, bảng phụ  và 
một số đồ dùng cần thiết.
+ Về GV: chuẩn bị bài chu đáo, thiết kế bài dạy phát huy được khả năng sáng  
tạo của HS cũng như tạo hứng thú cho HS trong quá trình học.
d.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ  chặt chẽ với nhau. Các bước thực  
hiện đều có quan hệ  chặt chẽ, nếu GV không làm tốt một bước nào đó sẽ  ảnh 
hưởng tới các bước tiếp theo. Bên cạnh đó các yếu tố  về CSVC, HS, GV cũng 
có mối liên hệ chặt chẽ, giúp GV có thể thiết kế bài dạy cho phù hợp với hoàn 
cảnh và đối tượng HS.
e.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Thực hiện có hiệu quả  đề  tài mang lại một giá trị  khoa học to lớn, làm 
tiền đề  cho các giai đoạn tiếp theo của việc dạy và học tiếng Anh trong nhà  
trường nói riêng và cũng là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các giáo viên tiếng 

Anh nói chung.
HS hứng thú học tiếng Anh hơn góp phần to lớn trong việc khích lệ  các 
em tham gia các cuộc thi giải tiếng Anh trên internet cũng như  tự  tin hơn trong 
giao tiếp bằng tiếng Anh với cô giáo cũng như bạn bè.
Kết quả  của HS khi tham gia giải tiếng Anh trên internet cấp huyện 
năm học 2013­ 2014.
Tổng   số   HS  Đạt
tham gia

Giải ba

Giải KK

Công nhận


22

17

2

2

13

Kết quả kiểm tra bài cũ khi đã áp dụng sang kiến
Khối

Tổng   số  Giỏi

HS

Khá

Trung bình Yếu

3

69

20

15

30

4

4.   Kết quả 
Từ kết quả khảo nghiệm có thể dễ dàng nhận thấy chất lượng học tiếng  
Anh đại trà của trường tôi được cải thiện rõ rệt, môn tiếng Anh trở  thành một 
môn học yêu thích của rất nhiều HS trong trường khi được hỏi về  sở  thích về 
môn học ở trường.
Học sinh không còn lo lắng khi cô giáo kiểm tra bài cũ mà rất hang hái 
tham gia các hoạt động.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Dân gian có câu:    “ Một cây làm chẳng nên non
                                       Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” 
để  nói đến sự  thành công của một việc nào đó cần có sự  đồng sức, đồng lòng 

của nhiều người, sự   ủng hộ, đầu tư, hợp tác của nhiều thành viên. Trong việc 
dạy và học tiếng Anh cũng vậy, để đạt được thành công cần có sự kết hợp của 
cấp trên, nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Tôi rất mong sự 
kết hợp giữa các nhân tố  này luôn bền chặt và có hiệu quả nhằm mục tiêu đưa 
chất lượng HS học tiếng Anh ngày một nâng cao.
Vấn đề cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ ở đây là trong công tác giảng dạy cần 
luôn thực hiện tốt các nguyên tắc:
+ Chuẩn bị bài dạy chu đáo trước giờ lên lớp.
+ Phân bố thời gian của tiết dạy phù hợp.
+ Chủ động trong giờ dạy.
+ Có tầm quan sát học sinh trong lớp tốt.
+ Khuyến khích học sinh trong quá trình học.
+ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà sau mỗi tiết học.


Trên đây là một số  phương pháp cũng như  những suy nghĩ của tôi trong quá 
trình dạy nghe tiếng Anh  ở bậc tiểu học. Tôi xin mạnh dạn nêu ra đây để  góp 
phần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh trong trường  tiểu học. Rất mong  
quý đồng nghiệp bổ  sung thêm để  cho đề  tài này ngày càng phong phú và hiệu  
quả hơn.
Về  bản thân, tôi xin được chân thành cảm  ơn với những sự góp ý nhiệt tình 
và sẽ không ngừng học hỏi tìm tòi thêm các phương  pháp mới để  có nhiều kết  
quả dạy tốt hơn nữa.
2. Ý kiến đề xuất:
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này tôi xin đề xuất một vài ý kiến nhằm góp 
phần nâng cao chất lượng  dạy và học tiếng Anh cho HS tiểu học nói chung và 
việc góp phần giúp  cho các em học sinh nghe tốt tiếng Anh nói riêng như sau:
­   Sở   GD   nên   thường   xuyên   tổ   chức   các   lớp   tập   huấn   về   việc   tiếp   cận 
phương pháp dạy học mới cho giáo viên tiếng Anh.
     ­ Phòng giáo dục nên thư ờng xuyên tổ chức  hội thảo chuyên môn theo từng  

cụm trường cho giáo viên tiếng Anh trên toàn huyện để  chúng tôi có điều kiện  
trao đổi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó,  
cần đầu tư trang thiết bị, phòng học cho bộ môn tiếng Anh trong toàn huyện, tạo  
điều kiện thuận lợi cho việc dạy học môn tiếng Anh.
     ­ Ban lãnh đạo nhà trường cần quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa cho giáo 
viên tiếng Anh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. 
        Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình dạy  
học của mình và cũng  đã đạt được những thành công nhất định. Tôi mạnh dạn 
nêu ra để hội đồng khoa học xem xét, bổ sung, góp ý kiến để tôi có thêm những 
kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đây là kinh nghiệm chủ  quan của cá nhân tôi nên sẽ  không tránh khỏi 
những hạn chế. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý của đồng nghiệp. 
Krông Ana, ngày 16 tháng 12 năm 2014
          NGƯỜI VIẾT

                                                                                       Đinh Thị Trung
TÀI LIỆU THAM KHẢO


STT

Tài liệu tham khảo

Tên tác giả

1

Quyết định 1400/QĐ­TTG


Thủ tướng chính phủ

2

English Teaching Methodology

British Council

3

Tài liệu tập huấn GV tiếng Anh TH

British Council


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xếp   loại:   .   .   .   .   .   .   .   .   .   .   .   .  
TM.HĐKH TRƯỜNG
 


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xếp loại: . . . . . . . . . . . .


PHÒNG GIÁO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN  KRÔNG ANA
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

KIỂM TRA BÀI CŨ MÔN TIẾNG ANH 
BẬC TIỂU HỌC

Họ và tên GV: Đinh Thị Trung
Đơn vị công tác: Trường TH Đinh Tiên Hoàng
Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm Tiếng Anh

Krông Ana, tháng 12 năm 2014



×