Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.07 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP  11
KỲ I ­ NĂM HỌC 2019 ­ 2020
A. TÓM TẮT NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN:
                  Bài 1:  CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Sản xuất của cải vật chất:
a. Thế nào là SX của cải vật chất 
b.Vai trò của sản xuất của cải vật chất:
­ SX của cải vật chất là cơ sở tồn tại  của xã hội
­ SX của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
a.Sức lao động
b.Đối tượng lao động
c.Tư liệu lao động
3. Phát triển kinh tế  và ý nghĩa của phát triển kinh tế  đối với cá nhân, gia  
đình và xã hội:
a. Phát triển kinh tế 
b.Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
                     Bài 2 :   HÀNG HÓA ­ TIỀN TỆ ­ THỊ TRƯỜNG
1. Hàng  hoá:
a. Hàng hoá là gì ?
b. Hai thuộc tính của hàng hóa: Giá trị sử dụng ,giá trị của hàng hóa :
2. Tiền tệ :
a Bản chất của tiền tệ :
b.Các chức năng của tiền tệ
­Thước do giá trị;   Phương tiện lưu thông ;  Phương tiện cất trữ ;
  Phương tiện thanh toán;  Tiền tệ thế giới
3. Thị trường
a. Thị trường là gì ?
b.Các chức năng cơ bản của thị trường
­ Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa
­ Chức năng thông tin:


­ Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:


Bài 3 :QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG  HH
1. Nội dung của quy luật giá trị
*ND : Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên  cơ sở thời gian lao động XH  
cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó
*Biểu hiện :
­ Trong sản xuất:
+ Đối với 1 hàng hóa 
+Đối với tổng hàng hóa 
­ Trong lưu thông hàng hoá
Quy   luật   này   yêu   cầu   việc   trao   đổi     hàng   hóa   phải   dựa   trên   nguyên   tắc 
TGLĐXHCT hay ngang giá
+ Đối với 1 hàng hóa 
+ Đối với tổng hàng hóa và trên toàn XH
2. Tác động của quy luật giá trị:
a.Điều tiết SX và lưu thông hàng hoá:
b. Kích thích lực lượng SX phát triển và năng suất LĐ tăng lên.
c. Phân hoá giàu nghèo giữa những người SX hàng hoá.
3.Vận dụng quy luật giá trị
a. Về phía Nhà nước
b. Về phía công dân
        
Bài 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ
1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
a. KN cạnh tranh 
b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
2.Mục đích của cạnh tranh
  là giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

­  Thể hiện:
+ Cạnh tranh các nguồn nguyên liệu, giành các nguồn lực SX khác
+ Giành ưu thế về khoa học ­ công nghệ
+Giành thị trường tiêu thụ, nơi đầu tư, đơn đặt hàng, các hợp đồng.
+ Giành  ưu thế  về  chất lượng và giá cả  hàng hoá, bảo hành, sửa chữa, phương  
thức thanh toán....
3. Tính hai mặt của cạnh tranh
a. Mặt tích cực
Cạnh tranh gắn với PL gọi là cạnh tranh lành mạnh


Vai trò là một động phát triển kinh tế . Biểu hiện :....
b. Mặt hạn chế:
Kìm hãm sự phát  triển kt (Cạnh tranh phi pháp­ cạnh tranh ko lành mạnh)
Bài 5: CUNG ­ CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ
1. Khái niệm cung ­ cầu 
2.Mối quan hệ cung­ cầu trong SX và lưu thông hàng hóa
* Nội dung của quan hệ cung  ­ cầu: 
­ Quan hệ cung ­ cầu thể hiện ở 3 nội dung 
Cung ­ cầu tác động lẫn nhau:
Cung ­ cầu ảnh hưởng đến giá cả
Giá cả ảnh hưởng đến cung ­ cầu:
3.Vận dụng quan hệ cung­ cầu
a. Đối với Nhà nước:
b. Đối với người SX ­ KD:
c. Đối với người tiêu dùng:
            Bài 6: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
1. Khái niệm CNH­HĐH;Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH­HĐH
a. Khái niệm  CNH­HĐH.
­ CNH­HĐH: Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động  kinh kế và 

quản lí KT­XH từ  sử  dụng sức LĐ thủ  công là chính sang sử  dụng một cách phổ 
biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện  
đại nhằm tạo ra năng suất LĐXH cao.
b.Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH­HĐH đất nước
* Tính tất yếu khách quan
*Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH­HĐH .
2.Nội dung cơ bản của CNH­HĐH ở nước ta
a.Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả
3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH­HĐH.
Bài 7: THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG 
CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
a. Khái niệm thành phần kinh tế, 
Là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu SX.
B,Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
b. Các thành phần kinh tế ở nước ta
­ Kinh tế Nhà nước:     K/n, Nd,Vai trò


­ Kinh tế tập thể:          K /n , Nd,Vai trò 
­ Kinh tế tư nhân:          K /n , Nd,Vai trò 
+ Kinh tế cá thể, tiểu thủ
+ Kinh tế tư bản tư nhân:
­ Kinh tế tư bản Nhà nước:    + K/n, Nd,Vai trò
­ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:    + K/nN, Nd , Vai trò
C.  Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền KT nhiều thành  
phần 
                                   Bài 8: CHỦ NGHĨA XàHỘI
1. Chủ nghĩa XH và những đặc trưng cơ bản của CNXH ở VN

a. CNXH là giai đoạn đầu của XH Cộng sản chủ nghĩa  ( đọc thêm )
b. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở VN
2.Quá độ lên CNXH ở nước ta
a.Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở VN
*VN quá độ lên CNXH mang tính tất yếu khách quan:
*Nước ta lựa chọn con đường lên CNXH bỏ qua TBCN là đúng đắn vì:....
                      
B. CÂU HỎI THAM KHẢO:
I. Tự luận:
Câu 1:Vì sao sự phát triển Kt phải đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng dân số và 
bảo vệ môi trường ?
Câu 2:Phân tích chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được chức năng nào của 
tiền tệ trong đời sống?
Câu 3: Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất  của quy luật giá trị 
trong các cơ sở sản xuất mà em biết được.
Câu 4: Trình bày mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh?
Câu 5: Phân tích nội dung quan hệ cung­ cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
Với tư cách là người tiêu dùng, để  có lợi em vận mối quan hệ  cung­ cầu như thế 
nào?
Câu 6 Tại sao  ở   ước ta CNH gán liền với H ĐH?. TRình bày tính tất yếu khách 
quan và tác dụng của CNH­ H ĐH?.Bản thân em có trách nhiệm như thế nào với sự 
nghiệp CNH­ HĐH đất nước?
Câu 7: Phân tích tính tất yếu khách quan của sứ  tồn tại nền kinh tế nhiều thành  
phần ở nước ta?.Theo em,sự tồn tại nền KTNTP vấn đề tìm kiếm việc làm sẽ như 
tế nào ?. 
Câu 8:Tại sao nói , nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan?


II. Trắc nghiệm
Câu 1:  Phát triển kinh tế có ý nghĩa 

 A. tạo điều kiện  cho cá nhân có việc làm,thu nhập
B. là cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc xã hội
C. phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
 D. thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn mi
Câu 2: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu 
tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?
A.Sản xuất của cải vật chất         B. Tác động     C.Hoạt động             D. Lao động
Câu 3:Giá trị của hàng hóa là 
A. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.
B. Lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.
C. Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.
D. Lao động của người sản xuất hàng hóa.
Câu 4: Tại sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử?
A. Vì hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.
B. Vì hàng hóa xuất hiện rất sớm trong lịc sử phát triển loài người.
C. Vì hàng hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.
D. Vì hàng hóa ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động thương 
mại của lịch sử loài người
Câu5. Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành. Bác mang rau vào khu vực nội thành 
bán vì giá cả cao hơn. Vậy việc làm của bác A chịu tác động nào của qui luật giá trị 
A. Điều tiết trong sx.                    B. Tỷ suất lợi nhuận cao của QLGT.  
  C.Tự phát từ QLGT                     D. Điều tiết trong lưu thông
Câu 6: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng 
yếu tố nào?
A. Thời gian tạo ra sản phẩm.
B. Thời gian trung bình của xã hội.
C. Thời gian cá biệt.
D. Tổng thời gian lao động.
Câu 7:Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào ?
A. Tốt.

B. Xấu.
C. Trung bình.
D. Đặc biệt.
Câu 8: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi:


A. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.
B. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.
Câu 9: Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là gì?
A. Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
B. Công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất.
C. Công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần.
D.Công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán.
Câu 10: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?
A. Giá trị trao đổi.
B. Giá trị số lượng, chất lượng.
C. Lao động xã hội của người sản xuất.  D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Câu 11: Để sản xuất ra một cái áo , thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 
2 giờ, anh C là 3 giờ,. Trên thị trường xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2  
giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị?
A. Anh A.
B. Anh B. 
C. Anh C.  
D. Anh A, B.
Câu 12: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?
A. Quy luật cung cầu.
B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật giá trị.

D. Quy luật kinh tế.
Câu 13: Cạnh tranh là gì?
A. Là sự giành giật, lấn chiếm của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh 
doanh hàng hoá
B. Là sự giành lấy điều kiện thuận lợi của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và 
kinh doanh hàng hoá
C. Là sự đấu tranh, giành giật của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh 
hàng hoá
D. Là sự ganh đua, đấu tranh của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh 
hàng hoá
Câu 14: Những yếu tố cơ bản nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?
A. Giá cả, thu nhập
B. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán
C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu    D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong 
tục tập quán.
Câu 15: Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?
A. Giá cả B. Nguồn lực
C. Năng suất lao động D. Chi phí sản xuất
Câu 16: Một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta là:
A. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí
B. Phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật


C. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin
D. Phát triển mạnh mẽ LLSX
Câu 17: Trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta tồn tại nền k.tế nhiều TP là vì:
A. Để giải quyết việc làm cho người lao động.
B. Khai thác mọi tiềm năng sẵn có của đất nước
C. Kinh tế NN và k.tế tập thể còn yếu
D. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu

Câu 18: Kinh tế nhà nước có vai trò như thế nào?
A.Cần thiết
B. Chủ đạo
C. Then chốt
D. Quan trọng
Câu 19: Thành phần kinh tế tư nhân có cơ cấu như thế nào?
A.Kinh tế các thể tiểu chủ, kinh tế tư nhân
B. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân
C. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản
D. Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể
Câu 20: Lực lượng nòng cốt của kinh tế tập thể là gì?
A.Doanh nghiệp nhà nước
B. Công ty nhà nước
C. Tài sản thuộc sở hữu tập thể
D. Hợp tác xã
Câu 21: Kinh tế nhà nước dựa trên hình thức sở hữu nào?
A.Nhà nước
B. Tư nhân
C. Tập thể
D. Hỗn hợp
Câu 22: Kinh tế tập thể dựa trên hình thức sở hữu nào?
A.Nhà nước
B. Tư nhân
C. Tập thể
D. Hỗn hợp
Câu 23: Kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu nào?
A.Nhà nước
B. Tư nhân
C. Tập thể
D. Hỗn hợp

Câu 24: Kinh tế tư bản nhà nước  dựa trên hình thức sở hữu nào?
A.Nhà nước
B. Tư nhân
C. Tập thể
D. Hỗn hợp
Câu 25: Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội là do đâu?
A. Xuất phát từ ý định chủ quan của con người. B. Là một yếu tố khách quan.
C. Do tình hình thế giới tác động.
D. Do mơ ước của toàn dân.
Câu 26: Hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam là gì?
A. Quá độ trực tiếp.
B. Quá độ gián tiếp. 
C. Thông qua  một giai đoạn trung gian.
D. Theo quy luật khách quan.
Câu 27: Đặc điểm nổi bật và bao trùm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở 
nước ta là 
A.xã hội dân giàu,nước mạnh,dân chủ ,công bằng ,văn minh.
B.Sự tồn tại đan xen và đấu tranh lẫn nhau giữa các yếu tố  của xã hội mới và tàn 
dư của xã hội cũ.
C.các dân tộc trong K /n , Nd,Vai trò nước bình đẳng đoàn kết.
D.có nền kinh tế phát triển cao.


Câu 28:Nội dung cơ bản nào dưới đây là dặc trưng về chính trị của chủ nghĩa xã 
hội ở nước ta?
A.xã hội dân giàu,nước mạnh,dân chủ ,công bằng ,văn minh.
B.Do nhân dân làm chủ
C.các dân tộc trong nước bình đẳng đoàn kết.
D.có nền kinh tế phát triển cao.
 




×