Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.01 KB, 39 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ
NỘI.
I Khái quát về Công ty Cơ khí Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ khí Hà Nội
Công ty Cơ khí Hà Nội tên giao dịch là HAMECO
Địa chỉ: 74 Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà Nội
Tel : 8584416
Fax : 8583268
Trong những năm đầu giải phóng miền Bắc trước nhu cầu xây dựng đất
nước và do sự phát triển của xã hội, ngày 12/4/1958 sau 3 năm xây dựng Công
Ty Cơ khí Hà Nội đã chính thức được ra đời với tên gọi ban đàu là Nhà máy
Cơ khí trung quy mô. Sự ra đời của nhà máy là kết quả của sự hợp tác giúp đỡ
của Liên Xô và các nước Đông Âu đối với Việt Nam. Đây là nhà máy duy nhất
chế tạo máy công cụ. Trải qua 46 năm liên tục xây dựng và phấn đấu Công Ty
Cơ Khí Hà Nội đã và đang trên đà phát triển. Có thể tóm tắt quá trình phát
triển của công ty qua một số thời kỳ sau:
Từ ngày đầu thành lập với đội ngũ 200 công nhân trình độ trung cấp cơ khí,
với trang thiết bị sơ sài cho đến năm 1986 trải qua nhiều giai đoạn khó khăn
nhà máy đã lớn mạnh vượt bậc về mọi mặt. Năm 1960 nhà máy đổi tên thành
nhà máy Cơ khí Hà Nội. Từ sau năm 1975 nhà máy liên tục thực hiện các kế
hoạch 5 năm như kế hoạch 1975-1980, 1980- 1985. Hoạt động sản xuất diễn
ra hết sức sôi động. Số lượng công nhân của nhà máy có lúc lên tới 2800
người trong đó có hơn 300 kỹ sư. Sự cố gắng và lỗ lực của cán bộ, công nhân
viên nhà máy được ghi nhận bằng danh hiệu anh hùng do Nhà Nước phong vào
khoảng thời gian này. Đến năm 1980 nhà máy đổi tên thành Nhà Máy Công Cụ
Số 1. Từ năm 1986 hoà trong xu thế đổi mới của đất nước, nhà máy từng bước
chuyển đổi tổ chức lại sản xuất thực hiện chuyên môn hoá sản xuất kết hợp với
đa dạng hoá sản phẩm. Tuy nhiên do quá trình đổi mới chậm, thị trưòng tiêu
thụ sản phẩm giảm sút, nhà máy đứng trước nhiều khó khăn thách thức về giá
cả, chất lượng sản phẩm. Đứng trước những khó khăn của ngành cơ khí nói


chung và của nhà máy nói riêng, đội ngũ cán bộ và công nhân viên của nhà
máy đã không ngừng lỗ lực từng bước tổ chức lại sản xuất sắp xếp lại lao
động, cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 1995 nhà máy
đổi tên thành Công Ty Cơ Khí Hà Nội (HAMECO).
Trong khoảng thời gian từ năm 1995 trở lại đây Công Ty Cơ Khí Hà Nội đã
từng bước khắc phục những hạn chế và từng bước đi lên. Ngoài sản phẩm
truyền thống là máy công cụ và phụ tùng máy công cụ đã khẳng định được chỗ
đứng trên thị trường, công ty cũng tiến hành nghiên cứu chế tạo ra những thiết
bị của những ngành mà trước đây phải nhập ngoại như: bơm trợ lực BENLAI,
Bơm b186, Bơm đi số, trang bị cho một số ngành công nghiệp. Đến nay công
ty đã có một cơ sở vật chất kỹ thuật với trang bị hiện đại, nhiều bộ phận đã
được tự động hoá như: Máy tiện, phay… đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm
nhiều công nhân và thợ bậc cao có trình độ tay nghề 7/7. Uy tín về chất lượng
1
1
sản phẩm cũng như giá cả của công ty đã được các bạn hàng thừa nhận các sản
phẩm của công ty đã từng tham gia một số hội chợ triển lãm Quốc Tế:
Plavcoldic, Leizpzig, đã có quan hệ buôn bán, sản xuất với các nước Liên Xô
cũ, Ba Lan, Thái Lan, Nhật Bản.

2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cơ Khí Hà Nội
a. Chức năng và nhiệm vụ của công Ty Cơ Khí Hà Nội
Công ty Cơ Khí Hà Nội là đơn vị sản xuất kinh doanh với sản phẩm truyền
thống là máy móc thiết bị cắt gọt kim loại như: Máy tiện, phay,bào, khoan, phụ
tùng máy công cụ. Ngoài ra Công ty còn đảm nhận tất cả các hợp đồng liên
quan đến chế tạo gia công cơ khí từ khâu khảo sát thiết kế đến chế tạo. Bởi vậy
để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Công Ty tổ chức thành nhiều bộ
phận sản xuất mỗi bộ phận có một chức năng riêng:
Xưởng đúc: Làm nhiệm vụ tạo phôi đúc theo yêu cầu.
Xưởng kết cấu thép: Làm nhiệm vụ gia công gò hàn tạo phôi cho xưởng

gia công.
Xưởng rèn và nhiệt luyện: Rèn phôi và tôi các sản phẩm.
Xưởng cơ khí chế tạo: Chuyên gia công các phụ tùng cơ khí.
Xưởng cơ khí lớn: Chuyên gia công các phụ tùng cơ khí chi tiết như máy
công cụ, máy công nghiệp.
Xưởng bánh răng: Chuyên cung cấp bánh răng, trục răng, màm cặp cho
các phân xưởng.
Xưởng dụng cụ: Chuyên gia công các chi tiết có độ gá, tham gia chế tạo
các sản phẩm phục vụ cho lắp máy.
Xưởng cơ khí chính xác: Gia công các chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao.
Xưởng thiết bị lắp đặt: Làm nhiệm vụ lắp ráp hoàn chỉnh các thiết bị tại
các công trình ở xa Công Ty.
b.Quy trình công nghệ sản phẩm của Công Ty Cơ khí Hà Nội
Đối với các sản phẩm trong kế hoạch của Công Ty.
Đó là các máy công cụ được phòng kinh doanh thương mại dự kiến hàng
năm. Phòng kinh doanh thương mại căn cứ vào nhu cầu thị trường để quyết
định nên sản xuất những loại máy nào cần đến trang bị phụ tùng đi kèm.
Các sản phẩm ngoài kế hoạch của Công Ty là các đơn đặt hàng của Công
Ty
Sau khi ký hợp đồng phòng kinh doanh thương mại sẽ chuyển toàn bộ
bản vẽ cho trung tâm kỹ thuật và điều hành sản xuất triển khai và tổ chức thực
hiện. Đối với các hợp đồng yêu cầu thiết kế bản vẽ, dụng cụ gá lắp thì căn cứ
vào yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm để dự trù chủng loại,số lượng,quy cách vật
tư cho từng loại hợp đồng, từng sản phẩm. Đồng thời trung tâm kỹ thuật và
điều hành hướng dẫn công nghệ và định mức từ tạo phôi, gia công cơ khí, lắp
ráp cho đến khi sản phẩm hoàn thành. Sau đó trung tâm phát lệnh sản xuất cho
các xưởng thực hiện. Trung tâm kỹ thuật và điều hành sản xuất thường xuyên
cho nhân viên theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình kế hoạch sản xuất cho từng
hợp đồng giải quyết mọi vướng mắc trong quá trính sản xuất nhằm giao hàng
đúng tiến độ.

2
2
Do sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm của công ty, trong khuôn khổ bài
này em chỉ nêu quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ. Sản phẩm máy
công cụ có kỹ thuật phức tạp được tạo thành do lắp ráp cơ học các chi tiết, các
bộ phận có yêu cầu kỹ thuật cao.
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình phức tạp kiểu song
song. Mỗi chi tiết máy công cụ được gia công theo một trình tự nhất định tuy
nhiên có thể khái quát trình tự sản xuất máy công nghệ như sau:
+ Các xưởng tạo phôi ( xưởng đúc, rèn, kết cấu thép ) sau khi nhận nguyên
vật liệu là các loại gang, thép, kim loại màu tiến hành tạo phôi thô của sản
phẩm, chi tiết máy, phụ tùng. Khi tạo phôi theo kế hoạch nhập kho bán thành
phẩm phôi do trung tâm kỹ thuật và tiến hành sản xuất quản lý. Các xưởng gia
công cơ khí sau khi nhận được phôi theo kế hoạch tiến hành gia công các chi
tiết. Tuỳ theo yêu cầu của quy trình công nghệ cũng như độ phức tạp của các
chi tiết mà có thể được chế tạo bằng một hoặc một số công nghệ phức tạp như:
Tiện, phay, bào… sau khi hoàn thành các chi tiết nhập kho bán thành phẩm chi
tiết. Tất cả các bước công nghệ được KCS kiểm tra chặt chẽ về mặt chất
lượng, sản phẩm hỏng được loại bỏ ngay trong bước công nghệ khi phát hiện
hỏng.
+ Xưởng lắp ráp: Là đơn vị nhận các chi tiết từ kho bán thành phẩm, chi tiết
máy lắp thành máy, lắp theo kế hoạch và lập kho thành phẩm.
Sơ đồ 5: Sơ đồ khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm máy công
cụ.

PX đúc
PX cơ khí chế tạo
Nguyên vật liệu
PX kết cấu thép
Kho BTP phôi

Kho bán thành phẩm chi tiết
PX rèn
Lắp ráp
PX cơ khí lớn
PX cơ khí chính xác
PX bánh răng
c. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công Ty Cơ Khí Hà Nội
3
3
Công Ty thực hiện quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng trên cơ sở thực
hiện quyền làm chủ của người lao động. Cơ cấu tổ chức của Công Ty như sau:
• Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc là phó giám đốc kinh
doanh và phó giám đốc kỹ thuật và 1 phó giám đốc nội chính.
Giám đốc là người phụ trách điều hành các công việc của công ty.
Phó giám đốc kinh doanh: Là người phụ trách về sản xuất kinh doanh của công
ty.
Phó giám đốc kỹ thuật: Là người phụ trách về mặt kỹ thuật của công ty.
Phó giám đốc nội chính: Là người phụ trách các vấn đề liên quan trong nội
bộ doanh nghiệp.
Ngoài việc uỷ quyền cho Phó giám đốc, Giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông
qua các trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng.
• Các phòng ban gồm:
+ Phòng kinh doanh thương mại: Phối hợp chặt chẽ với trung tâm kỹ thuật và
điều hành sản xuất, các đơn vị sản xuất, phục vụ sản xuất nhằm xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và thiết kế các đơn đặt hàng theo
yêu cầu của Giám đốc, Phó giám đốc.
+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Phụ trách các vấn đề liên quan đến xuất
nhập khẩu hàng hoá.
+ Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về mặt quản lý hạch toán
kinh tế, điều hoà phân phối, tổ chức sử dụng vốn vào nguồn vốn sản xuất kinh

doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, theo dõi hoạt động sản xuất
kinh doanh dưới hình thức vốn, tiền tệ cùng với việc tính toán phân phối kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phòng vật tư vận tải: Chịu trách nhiệm trong mua sắm bảo quản và cung ứng
vật tư kịp thời phục vụ sản xuất. Ngoài ra còn có bộ phận vận tải chuyên làm
công tác vận chuyển.
+ Phòng tổ chức nhân sự: Giám đốc trong công tác tổ chức, quản lý, sắp xếp
lao động hợp lý đề ra các quy chế về lao động tiền lương tổ chức nhân sự.
+ Phòng hành chính quản trị: Giúp Giám đốc trong ban quản lý hành chính,
soạn thảo công văn, lưu trữ văn bản, quản lý con dấu.
+ Trung tâm ứng dụng tự động hoá: Nghiên cứu công nghệ tự động hoá tại
các nước đang phát triển tìm giải pháp để ứng dụng vào sản xuất chế tạo ở
công ty nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm.
+ Trung tâm kỹ thuật và điều hành sản xuất: Có chức năng thiết kế và thiết
kế lại sản phẩmtheo yêu cầu của kế hoạch và hợp đồng kinh tế đáp ứng yêu
cầu của khách hàng, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹthuật của sản phẩm, xây
dựng định mức lao động, định mức tiêu hao vật tư.
+ Trung tâm quản lý và đo lường chất lượng: Làm nhiệm vụ quản lý giám sát
chặt chẽ chất lượng sản phẩm.

Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh Công Ty Cơ Khí Hà
Nội:
Giám đốc
Phòng KD thương mại
4
4
Phòng bảo vệ
Phòng y tế
Phòng tổ chức nhân sự
Phó GĐ nội chính

Phòng KD xuất NK
Phòng tài chính KT
Phòng vật tư vận tải
Phó GĐSX kinh doanh
Phòng hành chính QT
Văn phòng giám đốc
Xưởng kết cấu thép
Xưởng đúc
Xưởng rèn và nhiệt
Phó GĐ kỹ thuật
Trung tâm ứng dụng và tự động hoá
Trung tâm kỹ thuật ĐHSX
Trung tâm ql và ĐLCL
Trường CNKT
Phòng cơ điện
PX cơ khí
PX bánh răng
PXCK chế tạo
PXCK CX
PX dụng cụ
PX lắp ráp
PXTB lắp đặt
d. Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội
Bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của Công Ty Cơ Khí Hà Nội được tổ chức theo hình thức tập
trung. Toàn bộ công việc được thực hành tại phòng kế toán. Phòng kế toán của
công ty gồm 16 người.
Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng ( trưởng phòng kế toán): Phụ
trách toàn bộ công việc tại phòng kế toán.
+ Phó phòng kế toán: Trực tiếp làm dự án, thay trưởng phòng khi trưởng

phòng đi vắng.
+ Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ cấp phát tiền và cân đối quỹ.
+ Kế toán tiền mặt: Có nhiệm vụ theo dõi quản lý thu chi tiền mặt và theo dõi
tạm ứng. Lập bảng kê số 1, nhật ký chứng từ số 1.
+ Kế toán tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ tính phần lãi phải trả ngân hàng.
Lập bảng kê số 2, nhật ký chứng từ số 2.
+ Kế toán bán hàng, công nợ: Có nhiệm vụ mở sổ theo dõi công nợ phụ trách
phần thuế GTGT đầu ra.
5
5
+ Kế toán tiêu thụ: Theo dõi kho thành phẩm, lập bảng kê số 10, nhật ký
chứng từ số 8, tính giá thành toàn bộ và lập bảng lỗ lãi.
+ Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định
trong công ty hàng tháng, lập bảng tính khấu hao cơ bản.
+ Kế toán tiền lương theo dõi quỹ lương: Làm nhiệm vụ tính lương theo thời
gian, theo sản phẩm và tính các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT,
KPCĐ.
+ Kế toán vật liệu theo dõi tình hình xuất nhập khẩu vật liệu hàng tháng, tra
giá vật liệu cho từng phiếu xuất vật tư để chuyển kế toán tập hợp chi phí tính
giá thành, tập hợp số liệu theo các đối tưọng sử dụng.
+ Kế toán công cụ dụng cụ lao động: Theo dõi tình hình biến động công cụ
dụng cụ tập hợp số liệu theo dõi đối tưọng sử dụng.
+ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào các chứng
từ gốc và số liệu của các bộ phận chuyển sang lập bảng kê số 4. xác định và
tình giá thành đối với các sản phẩm đã hoàn thành nhập kho thành phẩm thanh
toán lương cho từng xưởng.
+ Kế toán tổng hợp: Lập bảng cân đối tài khoản và nhật ký chứng từ số 7, lập
báo cáo sản xuất cuối quý.
Ngoài 16 kế toán tại phòng kế toán thì tại mỗi xưởng có 1 kế toán tiền lương
phụ trách thanh toán lương và các khoản phụ cấp cho từng nhân viên phân

xưởng.
Sơ đồ: Bộ máy kế toán Công Ty Cơ Khí Hà Nội
Thủ qỹ
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư
Kế toán công cụ dụng cụ
Kế toán TSCĐ
Kế toán tiền mặt
Kế toán TGNH
Kế toán tiêu thụ
Kế toán BH và công nợ
Kế toán tiền lương
Kế toán chi phí giá thành
Phó phòng kế toán
Nhân viên kế toán phân xưởng
6
6
Hình thức kế toán áp dụng tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội.
Công Ty Cơ Khí Hà Nội áp dụng hình thức Nhật Ký Chứng Từ
Theo hình thức Nhật ký chứng từ có 4 loại sổ kế toán sau:
Nhật ký chứng từ: Gồm 10 nhật ký chứng từ, những nhật ký chứng từ này
được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản giống nhau có quan hệ đối
ứng mật thiết liên quan với nhau. Theo yêu cầu quản lý hết tháng phải khoá sổ
nhật ký chứng từ cũ và mở cho tháng sau.
Sổ cái: Mở cho từng tài khoản tổng hợp, mỗi tờ sổ dùng cho từng tài khoản và
dùng cho cả năm.
Sổ, thẻ kế toán chi tiết:
Bảng phân bổ: Các chứng từ gốc tập trung vào bảng phân bổ cuối tháng
chuyển vào bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan.

Công ty áp dụng hình thức hạch toán hàng tháng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên
Kỳ kế toán: Hàng tháng.
Đơn vị tiền tệ áp dụng: VNĐ
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12
hàng năm.
7
7
Sơ đồ: Hình thức tổ chức kế toán của Công Ty Cơ Khí Hà Nội.
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
Bảng kê
Đối chiếu kiểm tra
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi chú
II. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội
1. Tình hình thực tế công tác tập hợp chi phí sản xuất tại Công Ty
Cơ Khí Hà Nội
a. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
Do đặc điểm của Công Ty Cơ Khí Hà Nội là một doanh nghiệp thuộc ngành
cơ khí chế tạo đối tưọng phục vụ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau nên danh
mục các mặt hàng sản xuất tại công ty lên tới con số vài trăm. Với những yêu
cầu khác nhau về công tác quản lý. Bởi vạy cho nên để có thể thực hiện tốt

8
8
công tác quản lý và hạch toán chi phí thì Công Ty Cơ Khí Hà Nội thực hiện
phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế bao gồm những yếu tố sau:
+ Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại
đối tưọng lao động là nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nguyên liệu, phụ
tùng thay thế.
Tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội chi phí nguyên vật liệu chính gồm các loại thép
tròn Φ45, thép TC3, thép lục lăng, thép lò xo, thép ống, gang, đồng, nhôm,
kim loại màu….
Chi phí về vật liệu phụ: Bao gồm các loại như dây điện, vôi cát, bìa cát tông,
băng dính, ống cao su, sơn….
Nhiên liệu: Than, gỗ, dầu, xăng
Chi phí phụ tùng thay thế: Chỉ có tại bộ phận vận tải dùng để sửa chữa bảo
dưỡng máy.
+ Yếu tố chi phí nhân công: Gồm tiền lương phải trả cho người lao động và
các khoản trích theo lương như: BHYT, BHXH, KPCĐ.
Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp bao gồm: Tiền lương chính trả theo
sản phẩm của công nhân sản xuất chính, tiền thanh toán thừa giờ, tiền bồi
dưỡng độc hại… phải trả cho công nhân.
Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ là các khoản trích theo tỷ lệ quy định về các
yếu tố này.
+ Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm toàn bộ số tiền trích khấu
hao của tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của công ty.
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các chi phí mua ngoài, thuê ngoài
phục vụ cho sản xuất như chi phí về điện, nước, chi phí thuê ngoài sửa chữa tài
sản cố định.
+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh tất cả các khoản chi phíkhác ngoài
các yếu tố trên như: Chi phí tiếp khách…
b. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Việc xác định đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên
quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất ở công ty. Vì
vậy phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ
và yêu cầu công tác quản lý của nghiệp để xác định sao cho hợp lý và khoa học
nhất.
Công Ty Cơ Khí Hà Nội là một công ty có quy mô sản xuất kinh doanh
tương đối lớn với 10 phân xưởng trực tiếp sản xuất,mỗi phân xưởng có chức
năng nhiệm vụ riêng biệt,với quy trình công nghệ kiểu phức tạp, kiểu song
song việc tổ chức sản xuất được tiến hành ở các phân xưởng sản xuất. Vì vậy
căn cứ vào những đặc điểm kế toán, kế toán xác định đối tưọng kế toán tập
hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất chi tiết theo từng sản phẩm.
c. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu nói chung là những đối tưọng lao động thể hiện dưới dạng lao
động vật hoá, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, giá trị
chuyển dịch một lần toàn bộ vào giá trị sản phẩm.
Với đặc điểm là một công ty cơ khí có cơ cấu sản phẩm đa dạng cả về số
lượng đặc tính kỹ thuật nên nguyên vật liệu ở công ty rất phong phú. Căn cứ
9
9
vào vai trò tác dụng của nguyên vật liệu để phân chia nguyên vật liệu của công
ty thành các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành
thực thể sản phẩm tại công ty, chi phí nguyên vật liệu chính thường chiếm
khoảng 60% trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuỳ theo từng phân
xưởng mà nguyên vật liệu được coi là chính cũng có sự khác nhau. Nhưng nói
chung nguyên vật liệu chính gồm các loại chủ yếu sau:
Các loại thép: Thép ống, thép lục lăng,thép tấm, thép lá…
Các kim loại màu: Đồng đỏ, đồng thau,nhôm,thiêc.
Ngoài ra tại công ty Cơ Khí Hà Nội còn có các phân xưởng tạo phôi chuyên

tạo phôi thô cung cấp cho các phân xưởng khác da công, lắp ráp. Các phôi này
được coi là nguyên vật liệu chính của các xưởng tiếp nhận và được gọi là bán
thành phẩm.
+ Vật liệu phụ: Gồm có dây điện sơn, vôi cát, hoá chất,thùng phi.
+ Nhiên liệu: Gồm có các loại xăng, than, cốc, dầu.
+ Chi phí về công cụ dụng cụ : Cũng được coi là một yếu tố chi phí cấu
thành nên chi phí nguyên vật liệu. Đó là những công cụ dụng cụ dùng để chế
tạo các sản phẩm mà công ty đã xác định mức tiêu hao công cụ dụng cụ ( mũi
khoan nối dài).
Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp bình quân gia
quyền cố định cả kỳ như sau:
Đơn giá bình quân
=
Giá trị tồn đk
+
Giá trị nhập trong kỳ
Số lượng tồn đk
+
Số lượng nhập trong kỳ
Giá thực tế vật liệu = Đơn giá bình quân * Số lượng vật liệu
xuất dùng vật liệu xuất dùng xuất kkhấu hao
• Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621-
CPNVLTT. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất.
• Kết cấu tài khoản 621:
Bên nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất sản
phẩm.
Bên có: Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
Kết chuyển CPNVLTT để tính giá thành sản phẩm.
TK 621 không có số dư cuối kỳ.

• Trình tự kế toán tập hợp CPNVLTT
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức vật tư do bộ phận kỹ
thuật lập trình, trung tâm điều hành và quản lý sản xuất viết lệnh sản xuất. Các
10
10
phân xưởng sản xuất theo lệnh này sẽ nhận vật tư về phục vụ sản xuất thông
qua: “ Phiếu cấp vật tư” ( Biểu số 1 )
Biểu số 1: Phiếu cấp vật tư
HA ME CO Phiếu xuất vật tư Mã số BM 0907
Số 614/090709
Ngày 04/02/2006
Người lĩnh vật tư: Trương Thanh Hải ĐVL: Xưởng máy công cụ
Tên vật tư Tôn TC 3 Ngày cấp 04/02/2006
Ký hiệu quy cách B 01004 Cấp tại kho Vật liệu
Đơn vị tính Kg SL thực cấp Tại kho 10.000
Số lượng duyệt 10.000 Tại đơn vị
Người duyệt:
(ghi tên)
Kho còn nợ Còn nợ kho
Hạch toán
vào
Sản phẩm Máy tiện
T18A
Người nhập(ghi tên)
Hoá đơn Người xuất(ghi tên)
Lần cấp thứ TCKT
Số lượng vượt định mức Đơn giá 4.500
Lý do Thành tiền 4.500.000
Người xác nhận
(ghi tên)

Kế toán(ghi tên)
Phiếu cấp vật tư do trung tâm điều hành và quản lý sản xuất lập, phó giám đốc
phụ trách sản xuất ký duyệt, trên phiếu ghi rõ xuất dùng cho chi tiết sản phẩm.
Tại kho khi giao vật tư thủ kho ghi rõ số liệu thực cấp vào phiếu cấp vật tư,
định kỳ 10 ngày kế toán vật tư xuống kho, ký thẻ kho và nhận phiếu cấp vật tư
một lần vào cuối tháng kế toán tiến hành đối chiếu, kiểm tra số tồn cuối kỳ, sau
đó kế toán vật tư tính đơn giá vật tư xuất kho, giá thực tế vật tư xuất kho và ghi
đầy đủ vào phiếu cấp vật tư.
Trên cơ sở các phiếu cấp vật tư nhận được kế toán tiến hành tập hợp và phân
loại phiếu cấp vật tư theo từng phân xưởng và sau đó lập: Bảng phân bổ chi
tiết nguyên vật liệu cho từng phân xưởng ( Biểu số 2)
Biểu số 2: Bảng phân bổ chi tiết nguyên vật liệu
Xưởng máy công cụ
Tháng: 02/2006 (Bảng trích)
TK 152 TK 331 Tổng cộng
TK 152.1 TK 152.2 TK 152.3 Tổng TK 152
1.TK
621
Máy
tiện
T14L
317.237 210.638 200.675 728.550 78.963 807.513
11
11
Máy
T18A
51.253.427 4.442.965 170.693 55.867.085 12.560.000 68.427.085
Cộng
TK 621
114.781.761 14.705.603 767.091 130.254.455 21.954.013 152.208.468

2.TK
627.2
862.029 9.945.816 10.807.845 10.807.845
Tổng
cộng
115.643.790 24.651.419 767.091 141.062.300 21.954.013 232.250.911
Từ bảng kê trên kế toán lập bảng kê số 4 theo định khoản
Nợ Tk 621: 152.208.468
Có TK 152: 130.254.455
Có TK 331: 21.954.013
Bảng này là căn cứ để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu cho toàn doanh
nghiệp. Vật liệu xuất dùng liên quan trực tiếp đến sản xuất nào thì tập hợp chi
phí ngay trong sản phẩm đó, vật liệu xuất dùng cho quản lý phân xưởng thì tập
hợp vào tài khoản 627.
Cuối tháng căn cứ vào các số liệu về chi phí đã tập hợp và phân bổ chi tiết
vật tư kế toán tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu cho từng doanh
nghiệp( Biểu số 3).
Biểu số 3: Bảng phân bổ nguyên vật liệu toàn công ty
Tháng 04 năm 2006
TK 152 TK 331 TK 153 Tổng cộng
TK 152.1 TK 152.2 TK 152.3 Tổng TK 152
1.TK
621
964.285.485 84.976.306 58.790.370 1.108.052.161 1.213.652.0
00
1.735.846 2.323.440.007
PX
bánh
răng
114.781.761 14.705.603 767.091 130.254.455 21.954.013 927.135 153.135.603

PX rèn 540.940.121 60.303.699 71.192.080 672.435.900 962.700.000 321.786 1.635.457.686
…. … …. …. …. …. …. ….
2.TK
627.2
8.514.754 9.723.654 65.395.472 83.633.880 7.359.043 672.957 91.665.80
PX
bánh
răng
862.029 957.235 10.807.845 12.627.109 1.234.789 13.861.898
PX rèn 436.211 6.953.095 3.640.684 11.029.990 975.368 573.974 12.579.332
…. …. …. …. …. …. ….
3.TK
641
5.300.790 56.011.822 937.250 62.249.862 521.730 62.771.592
4.TK
642
630.785 736.979 1.367.764 1.367.764
5.TK
241.3
12.127.900 521.723 12.649.623 12.649.623
Tổng
cộng
990.859.714 151.970.484 125.123.092 1.267.953.290 1.221.532.7
73
2.408.803 2.491.894.866
12
12
Bảng này cho toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu theo từng phân xưởng.Số
lượng của bảng này là cơ sở của kế toán lên bảng kê số 4 cho từng phân xưởng
cũng như cho từng doanh nghiệp.

Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu ( Biểu số 3) kế toán ghi vào bảng
kê số 4 của từng phân xưởng theo định khoản sau:
Nợ TK 621: 130.254.455
Có TK 152: 130.254.455
( Số liệu phân xưởng bánh răng tháng 04 năm 2006)
Trong trường hợp vật tư mua ngoài dùng ngay cho sản xuất mà không qua
nhập kho thì căn cứ vào các nhật ký chứng từ số 1;2;5 kế toán tiến hành vào
bảng kê số 4 của từng xưởng theo định khoản sau:
Nợ TK 621:
Có TK 331:
Có TK 111
Ngoài ra ở công ty bên cạnh nguồn vật tư do mua ngoài thì công ty có
nguồn tự chế. Tại công ty Cơ Khí Hà Nội có 3 phân xưởng chuyên làm nhiệm
vụ tạo phôi, có nghĩa là chế tạo hoàn chỉnh một số chi tiết máy móc và chuyển
đến các xưởng gia công lắp ráp, các chi tiết này được gọi là bán thành phẩm và
trở thành nguyên vật liệu chính của các xưởng này.
Các bán thành phẩm được theo dõi trên một tài khoản riêng gọi là tài khoản
154.
Khi các xưỏng có nhu cầu về phôi bán thành phẩm thì trung tâm điều hành
và quản lý sản xuất tiến hành nhập phiếu xuất kho bán thành phẩm trên đó ghi
rõ đối tưọng sử dụng là phân xưởng nào và chi tiết cho từng sản phẩm. Cuối
tháng kế toán tiến hành lập bảng kê xuất kho bán thành phẩm căn cứ vào các
phiếu xuất kho bán thành phẩm theo mẫu sau (Biểu số 4)

13
13
Biểu số 4: Bảng kê xuất kho Bán thành phẩm Đúc toàn Công Ty.
Tháng 01 năm 2006
Ghi nợ TK 621-BTP, ghi có TK 154- BTP
stt Sản phẩm Mác kim

loại
Trọng lượng
(kg)
Đơngiá
(đ/kg)
Thành tiền
I Phân xưởng
cơ khí chính
xác
6.659.665.680
1 Máy T735A Gang 735.690 7.752 57.030.668.880
2 Máy T18A Gang 123.400 7.752 956.596.800
II Phân xưởng
chế tạo
527.073 7.752 4.085.869.896
III Phân xưởng
bánh răng
17.954 7.752 139.179.408
…… …… …… …… …… ……
Tổng cộng 1.404.117 10.884.714.984
Ngày…..Tháng 01năm 2006
Người lập biểu
Hồ Vân Anh
Bảng kê xuất kho bán thành phẩm được dùng để lên bảng kê số 4 của từng
phân xưởng trên cơ sở đó lập bảng kê số 4 của toàn doanh nghiệp và lập
NKCT số 7.
Kế toán ghi vào bảng kê số 4 của từng phân xưởng căn cứ vào bảng kê
xuất kho bán thành phẩm theo định khoản sau:
Nợ TK 621- BTP: 6.659.665.680
Có TK 154-BTP: 6.659.665.680

Cuối tháng căn cứ vào bảng kê số 4 của từng phân xưởng kế toán tiến
hành lập bảng kê số 4 của toàn doanh nghiệp và NKCT số 7. Trên cơ sở đó vào
sổ cái của TK 621 theo mẫu sau ( Biểu số 19).
Đối với chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả khoản phải trả công nhân trực tiếp
sản xuất như lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp khác nếu có và các
khoản trích nộp cho các quỹ BHYT, BHXH, KPCĐ theo một quy định nhất
định.
Tại công Ty Cơ Khí Hà Nội việc tính và trả lương được thực hiện tuỳ theo
đặc điểm, tính chất công việc. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại các
phân xưởng, hình thức trả lương là theo sản phẩm cuối cùng. Theo hình thức
này quỹ lương được lập trên cơ sở đơn giá tiền lương trên một giờ công sản
xuất và tổng số giờ công thực tế sản xuất.
Tiền lương sản phẩm = Đơn giá tiền lương * Tổng số giờ công
của công nhân sản xuất một giờ công sản xuất thực tế sản xuất
Trong đó:
Tổng giờ công = Định mức giờ công * Số chi tiết thực tế
14
14
thực tế sản xuất một chi tiết nhập kho
Định mức giờ công để sản xuất một chi tiết được xác định dựa trên cơ sở yêu
cầu kết cấu của sản phẩm do trung tâm kỹ thuật và điều hành sản xuất vạch ra
cho từng bước công nghệ của từng sản phẩm, chi tiết.
Tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội tiền lương thanh toán cho các đơn vị sản xuất
toàn công ty là 2500đ/ 1giờ sản phẩm. Trong đó phần trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất là 2000đ/ 1 giờ sản phẩm, phần còn lại là dành cho quản lý phân
xưởng phục vụ sản xuất.
Tiền lương nghỉ phép, nghỉ lễ tết được thanh toán dựa trên số ngày thực
nghỉ và được tính bằng = lương cơ bản một ngày * số ngày thực nghỉ.
Tiền phụ cấp bồi dưỡng độc hại được thanh toán theo chế độ quy định với

ngành là 5% đến 7% trên số giờ sản xuất thực tế làm việc trong điều kiện độc
hại.
Ngoài ra hàng tháng căn cứ vào tình hình thi đua sản xuất thì hội đồng thi
đua xét hệ số lương cho toàn đơn vị. Tiền lương hệ số tính theo công thức sau:
Tiền lương hệ số = Tổng quỹ lương thanh toán * hệ số lương.
Việc tính BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp là thực
hiện theo chế độ quy định. Hiện nay tại công ty: BHXH hàng kỳ được trích lập
một tỷ lệ là 20% trên tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất, trong đó tính
giá thành 15% còn 5% trừ vào thu nhập của người lao động; BHYT 3% trên
lương cơ bản của công nhân sản xuất, tính vào giá thành 2% còn 1% trừ vào
thu nhập của công nhân viên; KPCĐ trích 2% trên tiền lương thực tế phải trả
cho công nhân sản xuất và tính vào giá thành.
• Tài khoản sử dụng
Tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội kế toán sử dụng TK 622 để tập hợp CPNCTT.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng.
• Kết cấu TK 622:
Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ
* Trình tự kế toán tập hợp CPNCTT
Cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào phiếu nhập kho chi tiết bán thành phẩm,
phiếu nhập kho thành phẩm, phiếu theo dõi giờ công theo từng sản phẩm và
phiếu giờ công nợ đã được duyệt toàn bộ theo từng giai đoạn công nghệ. Kế
toán sẽ tiến hành lập bảng thanh toán lương từng phân xưởng.
Trên cơ sở số liệu thanh toán lương và số liệu tính các khoản trích lập các
quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán lương tiến hành lập bảng phân bổ lương
cho từng phân xưởng theo đối tưọng sử dụng: Bảng phân bổ quỹ lương ( Biểu
số 5).
Biểu số 5: Bảng phân bổ quỹ lương
phân xưởng lắp ráp

Tháng 04 năm 2006
Tài khoản Đối tượng sử
dụng
Giờ thực tế TK 334 TK 338 Tổng cộng
TK 622 Chi phí sản
xuất chung
235.276 7.359.687 234.700 7.594.387
15
15

×