Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cảm nhận của em về nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.94 KB, 3 trang )

Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu
Bài làm
Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành viết vào mùa hè 1965 khi đến quân  Mỹ bắt đầu  
đổ  quân ào  ạt vào miền Nam nước ta. Câu chuyện trở  về  những năm 60 nói về  sự  kiện  
đồng khởi của nhân dân Tây Nguyên với chân lý "chúng nó cầm súng, ta phải cầm giáo 
mác". Việc nhắc lại sự kiện xảy ra trước 1965 có ý nghĩa cảnh tỉnh và vạch ra con đường 
duy nhất: phải cầm vũ khí để chống lại đội quân viễn chinh của Mỹ. Rừng xà nu là bản  
anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân  
Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh chống đế quốc Mỹ. 
Nhân vật tiêu biểu nhất trong tác phẩm là Tnú.
Đây là một nhân vật anh hùng, là người con vinh quang của làng Xô Man đã được Nguyễn  
Trung Thành khắc họa bằng những đường nét độc đáo giàu chất sử thi. Tính chất sử  thi 
được thể  hiện rõ nhất  ở  chỗ  cuộc đời ngỡ  như  có số  phận riêng nhưng thực ra Tnú lại 
đại diện cho số phận và con đường đi lên của dân tộc. Đời Tnú sống chết với cộng đồng, 
gắn bó với những sự  kiện có ý nghĩa nhất của cộng đồng. Anh là một cây xà nu trong  
muôn vàn những cây xà nu khác nằm dưới tầm đại bác của giặc. Không cây nào không bị 
thương vì thế mà số phận của cây xà nu ­ Tnú cũng phải chịu những thương tích do giặc  
gây ra. Làng Xô Man có bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân của tội ác quân thù. Làng  
Xô Man có bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân của tội ác quân thù: " Bà Nhan bị chặt  
đầu, anh Xút bị  bắn chết, cô bé Dít đã trở  thành bia cho bọn giặc nhắm bắn vui cười...  
Tnú cũng có số  phận như cộng đồng nhưng nghiệt ngã và cay đắng hơn, tiêu biểu hơn: 
Anh chứng kiến cảnh giặc dùng roi sắt quật cho vợ con mình chết, và chính mình khi lao 
vào cứu vợ  con cũng bị  giặc tẩm lửa xà nu vào mười đầu ngón tay... rồi Tnú cũng lên 
đường tham gia lực lượng cũng như  cộng đồng người Xô Man của anh nhất tề cầm vũ 
khí và xây dựng làng chiến đấu.
Nhân vật Tnú có những nét tính cách tiêu biểu sau:


Trước hết anh là một thanh niên gan góc, dũng cảm kiên cường có tính kỷ luật cao.
Lúc nhỏ anh đã vào rừng nuôi cán bộ  dù biết rằng bà Nhan, anh Xút đã bị bắt sát hại để 
cảnh cáo. Tnú đi liên lạc "thường xé rừng mà đi, lựa thác mạnh mà vượt", học chữ chậm  


thua Mai, Tnú đã lấy "đá đập vào đầu máu chảy ròng ròng". Bị  giặc bắt tra khảo anh đã 
quyết không khai, anh đã chỉ vào bụng mình ­ nói "Cộng sản ở đây". Ghê gớm nhất đó là  
khi giặc đốt mười đầu ngón tay, mình vẫn cắn răng không kêu van. Hành động xông ra  
cứu vợ con với hai bàn tay trắng phần nào cũng biểu hiện được sự gan góc bất chấp cái  
chết của Tnú.
Câu chuyện về Tnú được cụ Mết kể trong một đêm nhân sự kiện anh nhớ làng xin đơn vị 
về  nghỉ  phép trong một ngày, sáng mai Tnú đã lên đường, điều này chứng tỏ  anh chấp 
hành rất đúng kỷ  luật của đơn vị, tôn trọng kỷ  luật của làng, ý chí kiên cường đã chiến  
thắng được tình cảm yếu mềm của anh.
Tính cách thứ hai của Tnú đó là con người giàu ý chí biết vượt lên bi kịch cá nhân để sống  
đẹp.
Từ  nhỏ  Tnú đã đi nuôi cán bộ, vượt ngục về anh lại cùng cộng đồng mình mài giáo mác 
chuẩn bị cho cuộc chiến đấu dữ dội ác liệt hơn trong nay mai.
Không gì đau đớn hơn có người vợ hiền thục có đứa con bụ bẫm, thế mà Tnú lại chứng  
kiến những đòn roi man rợ  cùng với cái chết của vợ  con. Không những thế, Tnú còn là  
nạn nhân của bọn giặc man rợ. Mười ngón tay tàn tật nhưng anh đã tình nguyện đi bộ đội  
chủ lực để giết được nhiều giặc hơn.
Nét tính cách thứ  ba của Tnú là con người giàu tình nặng nghĩa. Anh gắn bó với cách 
mạng, hết lòng với anh Quyết, nghe theo lời anh Quyết năng học hành để làm cán bộ.
Đứa con vừa mới sinh, Tnú đã xé tấm chăn của mình làm địu. Dù không cứu được vợ con 
nhưng anh xông ra trong tuyệt vọng để giặc bắt là một biểu yêu thương vợ con hết mức.
Tnú mồ  côi cha mẹ lại mất vợ con cho nên buôn làng, cộng đồng đối với giờ  đây là tất  


cả. Được về  phép anh bồi hồi xao xuyến khi nghe một tiếng chày giã gạo khi nhận ra 
từng mặt người, từng sự thay đổi của quê hương.
Nói đến Tnú người ta thường nghĩ về chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa tay Tnú. Đó là bàn  
tay đã từng cầm đá đập vào đầu mình, bàn tay dắt Mai làm nương rẫy, bàn tay chỉ  vào  
bụng mình nói đó là cộng sản, bàn tay sau vượt ngục đã run run nắm lấy tay Mai  ở đầu  
con nước lớn của làng, bàn tay mài rìu, rựa, giáo mác... và rồi cũng bàn tay  ấy đã ngắt 

những trái vả. Hai cánh rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh đã ôm chặt lấy mẹ  con  
Mai lần cuối, rồi mười đầu ngón tay của Tnú bốc lửa. Bàn tay thương tật ấy đã tham gia 
trận đánh đã giết những thằng chỉ huy đồn giặc, bàn tay ấy lại cầm đèn pin soi rõ mặt xác 
quân thù (bởi Tnú luôn coi mỗi cái xác thù mà anh giết là một thằng Dục).
Rừng xà nu dạt dào âm hưởng sử thi, nó đã sáng tạo ra một nhân vật sử anh hùng. Cuộc  
đời bi tráng của Tnú chính là cuộc đời của dân tộc Việt Nam một thời điểm lịch sử trọng  
đại.



×