Đề bài: Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc, trong bài "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!...
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”. Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ trên
Bài làm
Tây Bấc mảnh đất xa xôi đã khiến cho rất nhiều thi sĩ phải hạ bút viết về nó. Có lẽ,
mảnh đất miền Bắc địa đầu Tổ quốc ấy có một sức hút kì lạ cho nên bài thơ “Tây Tiến”
của nhà thơ Quang Dũng và “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên đã ra đời. Cùng bộc lộ
nỗi nhớ về Tây Bắc nhưng mỗi nhà thơ lại có những cách thể hiện khác nhau. Chính sự
khác nhau ấy đã tạo nên sự độc đáo khác lạ giữa hai bài thơ.
Khởi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sự đất nước nhưng Tây
tiến đã được thể hiện theo một cách rất riêng qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng
cụ thể nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến và rộng hơn là nỗi nhớ Tây Bắc. Đặc
biệt là khổ thơ
“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sượng lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm khơi”
Khổ thơ nằm ở đầu bài thơ, là nỗi nhớ da diết, bâng khuâng khó tả:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”'
Văn thơ Việt Nam có không ít những câu hay nói về nỗi nhớ, nhưng nỗi nhớ “chơi vơi” thì
rất có thể Quang Dũng là người đầu tiên. Nỗi nhớ ấy như có dáng hình, bồng bềnh, bồng
bềnh trong không gian, trong thời gian, bâng khuâng, không dễ tả.
Người đọc như lạc vào chốn Tây Bắc hiểm trở và hùng tráng được dàn trải trong không
gian nhớ mênh mông. Rồi cứ thế, nỗi nhớ đồng đội dần dần lan tỏa, thấm đượm trong
từng câu thơ, khổ thơ. Có thể thấy, bài thơ được xây dựng trên cảm hứng thương nhớ
triền miên, với bao cảm giáo ào ạt xô tới:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm khơi”
Nỗi nhớ của Quang Dũng cứ thu hẹp dần, hẹp dần. Những địa danh miền Tây, Sài Khao,
Mường Lát và những địa danh khác có thật khác gợi lên cái âm u, mịt mù của miền đất lạ,
nơi ấy có đoàn quân mệt mỏi đang đi trong sương, lại vừa có vẻ lãng mạn, huyền thoại.
“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Câu thơ quả là độc đáo, “hoa về” mà không phải “hoa nở”, “đêm hơi” mà không phải là
“đêm sương”. Hoa hiện ra mờ mờ ảo ảo trong màn sương, câu thơ đẹp, lung linh, huyền
ảo. Đọc đến đây, cái mỏi của đoàn quân dường như tan biến hết. Quang Dũng đã viết về
nỗi nhớ rất đặc biệt đó là nỗi nhớ về mảnh đất Tây Bắc, nhớ về những địa danh cụ thể
nơi mà binh đoàn Tây Tiến đi qua.
Nếu nỗi nhớ Tây Bắc là nỗi nhớ về Sài Khao, Mường Lát, nhớ sông Mã..mà Quang Dũng
đã viết thì nỗi nhớ của Chế Lan Viên lại khác hoàn toàn. Đó là nỗi nhớ quê hương, nỗi
nhớ của một người con trai dành cho một người con gái. Chế Lan Viên đã nhớ Tây Bắc
như vậy:
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương”
Câu thơ như một chân lí. Những bản làng, những núi đèo ẩn hiện qua sương mờ và mây
phủ đã gợi lên trong lòng bạn đọc biết bao miền đất trong đời đã từng đi qua làm sống dậy
vô vàn kỷ niệm. Và chính những miền đất, những kỷ niệm ấy đã nuôi dưỡng, bồi đắp và
làm phong phú lòng yêu quê hương đất nước Việt Nam.
Nói đến tình yêu trong nỗi nhớ, câu thơ Chế Lan Viên lấp lánh, rực rỡ những sắc màu, bồi
hồi, xôn xao những xúc động. Chế Lan Viên đã diễn tả thật hóm hỉnh, độc đáo và sâu sắc
mối quan hệ khăng khít, sự gắn bó chặt chẽ giữa những kẻ đang yêu:
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
Tình yêu ở đây không chỉ giới hạn ở tình yêu đôi lứa của anh và em mà còn là sự kết tinh
của những tình cảm sâu nặng đối với quê hương, đất nước với mảnh đất miền Tây. Nhà
thơ đã khẳng định sức mạnh của tình yêu, chính tình quê hương ta đã hóa thành máu thịt
tâm hồn ta. “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. “Tình yêu làm đất lạ
hóa quê hương”. Những câu thơ cô đúc như một châm ngôn chứa đựng những phát hiện
sâu sẩc về quy luật của tình cảm này không xuất phát, không lấy điểm tựa từ trí tuệ sắc
sảo mà chủ yếu được Chế Lan Viên biến tạo trên cái nền của những xúc động của chính
tâm hồn mình, lắng nghe tiếng lòng của chính mình mà châm nghiệm ra một chân lí phổ
quát của đời sống tình cảm con người.
Hai đoạn thơ trên cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc, cùng bộc lộ tình yêu quê hương, đất
nước. Nhưng điều đặc biệt không nằm ở nỗi nhớ mà là trạng thái cảm xúc của từng tác
giả, là đối tượng mà hai tác giả nhớ đến. Hai đoạn thơ đã mở ra trước mắt người đọc một
mảnh đất Tây Bắc, một mảnh đất miền Tây xa xôi nhưng tình cảm giữa người với người
thì sâu nặng vô cùng.