Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dàn ý nghị luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.79 KB, 4 trang )

Đề bài: Dàn ý nghị luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1. Mở bài
Bàn về  mối quan hệ  giữa nội dung và hình thức, tục ngữ  có câu: Tốt gỗ  hơn tốt nước  
sơn.
2. Thân bài
­ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
+ Gỗ là chất liệu tạo nên đồ  vật, sơn chỉ để  quét lên mặt ngoài cho bền, đẹp; gỗ  là nội 
dung bên trong, sơn là hình thức bên ngoài.
+ Chất gỗ quyết định giá trị đồ vật, nội dung quan trọng hơn và quyết định hình thức.
­ Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:
+ Gỗ mà hỏng thì nước sơn còn bóng cũng không dùng được.
+ Con người cũng vậy. Phẩm chất đạo đức, trình độ  kiến thức, năng lực làm việc là 
quyết định. Hình thức là vẻ đẹp bên ngoài, dù lộng lẫy mà bản chất yếu kém thì cũng là 
người vô dụng.
­ Nhìn nhận, đánh giá sự vật, con người:
+ Nội dung quyết định hình thức. Phải nhìn vào bản chất bên trong hơn là sự hào nhoáng  
bên ngoài.
+ Tuy nhiên không nên xem nhẹ hình thức, hình thức góp phần tăng sức hấp dẫn của nội  
dung.
+ Chỉ lên án hình thức khi hình thức mâu thuẫn với nội dung.


3. Kết bài
Bài học sâu sắc về việc nhìn nhận, đánh giá giá trị một đồ vật, một con người.
Bài làm
 Từ xưa tới nay, tục ngữ vẫn luôn là hành trang, túi khôn của con người. Tục ngữ cho ta  
biết bao lời khuyên, biết bao kinh nghiệm quý giá. Một trong số vô vàn các câu tục ngữ là: 
“Tốt gỗ  hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ  này đã nói lên quan hệ giữa nội dung bên trong  
và hình thức bên ngoài, nội dung bao giờ cũng tốt hơn, có giá trị hơn hình thức, đồng thời 
khuyên chúng ta đừng quá coi trọng hình thức mà bỏ qua nội dung. Để hiểu rõ hơn, chúng  


ta sẽ cùng nhau giải thích câu tục ngữ này.
Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Nghệ sĩ 
dân gian đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể là gỗ và nước san. Giữa gỗ  và nước sơn có từ  so 
sánh “hơn” để  làm nổi bật ý nghĩa rằng: gỗ  bao giờ  cũng tốt hơn, bền hơn nước sơn.  
Cũng chính vì vậy mà khi đi mua tủ, mua bàn ghế bằng gỗ, người khôn ngoan không bao 
giờ  nhìn nước sơn đẹp hay xấu, nhìn hình thức bóng bẩy bề  ngoài mà họ  thường quan  
tâm đến loại gỗ  làm ra vật đó, gỗ lim, gỗ  trắc hay loại gỗ gì? Bởi vì: nước sơn tuy đẹp  
thật nhưng theo năm tháng sẽ  dần dần phai nhạt đi, mờ  đi, còn gỗ  thì vẫn bền lâu. Từ 
việc “gỗ” và “nước sơn”, ta suy nghĩ đến con người. Con người cũng cần ở cái nết, phẩm  
chất chứ con người không phải chỉ cần có cái đẹp bên ngoài. Ông cha ta từng nói “cái nết  
đánh chết cái đẹp” mà. Khi chọn vợ, chọn chồng cho con, cha mẹ ít khi cho rằng: người  
vợ, người chồng của con phải thật đẹp, mà họ  thường để  ý xem người đó phẩm chất,  
nhân cách thế nào? Bởi vì, con người ta làm sao mà trẻ  đẹp mãi được, con người sẽ dần 
già đi, sắc đẹp sẽ  dần tàn phai, ai mà giữ  mãi được tuổi thanh xuân của mình. Tuy sắc  
đẹp của con người tàn phai, nhưng phẩm chất, nhân cách của con người vẫn còn đó, 
không bị mất đi.
Chúng ta đã hiểu được câu tục ngữ nhưng vì sao ta lại nói như vậy? Vì đầy là lời khuyên 
của ông cha ta, nó đã tồn tại rất nhiều năm, được mọi người chấp nhận, làm theo, và nó  
đã được truyền từ  đời này sang đời khác. Hơn nữa, ta hiểu được vì thực tế  hàng ngày 


diễn ra trước mắt ta. Cạnh nhà tôi có một chị tên là Phương, chị  rất xinh đẹp, nhà giàu, 
lúc nào cũng ăn mặc sang trọng, vòng vàng, nhẫn vàng, hoa tai vàng, nhưng chị chẳng biết 
làm gì cả, suốt ngày chỉ mắng chị Lan, làm thuê trong nhà. Có hôm chị Lan về quê, mẹ chị 
đi vắng, bố chị bảo chị nấu cơm, nhưng khi về thì nồi cơm điện không ấn nút cắm điện,  
nên gạo hoàn gạo, thịt kho cháy, rau thì sống sượng chẳng ăn được gì. Bố  chị  lại phải 
đưa chị đi ăn ngoài hàng. Cả xóm tôi đều cười chê chị. Chị thi đại học ba, bôn năm nay mà 
chẳng năm nào đỗ cả. Thử hỏi, người như chị rời bố mẹ thì làm ăn được gì, sắc đẹp đâu  
có làm ra cơm, gạo, thức ăn, làm ra tiền cho chị? Muốn có kiến thức thì phải học, phải lao  
động. Ngược lại với chị Phương, chị Vân là con nhà nông dân chân lấm tay bùn, nhà chị 

chẳng giàu có gì lại có tới ba chị  em gái; chị  là cả  phải vừa giúp bố  mẹ  làm việc đồng  
áng, vừa nội trợ, vừa trông em, vừa học, thế mà năm nào chị cũng đạt học sinh xuất sắc, 
chị đã giành được bao nhiêu giải của quận, của thành phố trong suốt 12 năm học. Chị lại 
rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, đảm đang và hiếu thảo, nên được mọi người yêu mến, chị thi  
một lúc đỗ  cả  ba trường đại học, mẹ  tôi thường bảo tôi học tập chị. Đó là những tấm 
gương rất rõ để tôi hiểu được câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” này. Người nào nết  
na, đảm đang, ngoan ngoãn luôn được mọi người yêu quý, kính trọng dù họ xấu hay đẹp.  
Đó, nội dung bên trong bao giờ cũng có giá trị hơn, quan trọng hơn là hình thức bề ngoài. 
Hiểu như vậy, tôi và các bạn, chúng ta phải làm gì nào? Chúng ta phải chăm chỉ học tập  
để  trở thành con ngoan, trò giỏi. Ngoài việc học ta phải tham gia các hoạt động thể thao  
cho cơ thể khỏe mạnh, ta phải giúp đỡ  bố  mẹ mọi công việc nhà như nấu cơm, rửa bát,  
rửa  ấm chén, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Ta phải tu dưỡng đạo đức tốt, chứ  đừng bỏ  ra  
quá nhiều thời gian để  ngắm vuốt trước gương, trang điểm son phấn. Câu tục ngữ  “tốt  
gỗ hơn tốt nước sơn” ngày nay vẫn đúng, nhưng  ở  năm 2003 này, khi đời sống vật chất 
đầy đủ  và sinh hoạt tinh thần phong phú, con người càng cần tu dưỡng đạo đức, tuy để 
khỏi bị  gọi là lạc hậu, hiệu quả  giao tiếp trong cuộc sống cao hơn thì mọi người. cũng 
cần chọn cho mình quần áo đẹp, lịch sự, hợp với bản thân.
Như  vậy, câu tục ngữ  của ông cha ta ngày nay vẫn đúng là “tốt gỗ  hơn tốt nước sơn”.  
Dân tộc ta hiện nay đã có điều kiện để  làm cho hình thức cuộc sống bên ngoài đẹp lên,  
song chúng ta cũng không nên nhầm lẫn, không lóa mắt vì hình thức. Ta vẫn coi trọng nội 


dung bên trong – phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người. Các bạn hãy phấn đấu để  đạt  
mục tiêu thế nhé!
 



×