Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giáo án chủ đề tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 14 trang )

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM

TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tuần 13, 14, 15. Tiết 26, 27, 28, 29
Ngày soạn: 15/11/2019
Ngày dạy: …………………

CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA THỨC ĂN (4 tiết)
Nội dung bài học:
1. Mô tả chủ đề
- Nội dung tiết 1: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
- Nội dung tiết 2: Tiêu hóa ở khoang miệng
- Nội dung tiết 3: Tiêu hóa ở dạ dày
- Nội dung tiết 4: Tiêu hóa ở ruột non
2. Mạch kiến thức
- Tiết 1: tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa.
+ Mô tả được các nhóm thức ăn và các hoạt động của quá trình tiêu
hóa.
+ Mô tả được các cơ quan trong hệ tiêu hóa.
- Tiết 2: tiêu hóa ở khoang miệng.
+ Mô tả các hoạt động tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng.
+ Mô tả hoạt động nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.
- Tiết 3: tiêu hóa ở dạ dày.
+ Mô tả cấu tạo dạ dày.
+ Mô tả các hoạt động tiêu hóa thức ăn ở dạ dày.
- Tiết 4: tiêu hóa ở ruột non.
+ Mô tả cấu tạo ruột non.
+ Mô tả các hoạt động tiêu hóa ở ruột non.


B. Tiến trình dạy học
I. Mục tiêu chủ đề:
1. Kiến thức:
- HS trình bày được các nhóm chất trong thức ăn, trình bày vai trò của các
cơ quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về hai mặt lí học và hóa học. Vai trò
của tiêu hóa đối với cơ thể người.
- Trình bày được sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học
và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra. Trình
bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng.Trình bày được các
hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.
- Trình bày được các hoạt động chủ yếu của quá trình tiêu hóa ở dạ dày.
Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động, tác dụng của các hoạt động.Trình bày
được sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học và sự biến đổi
hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
- Trình bày được quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột non gồm: các hoạt động,
các cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động, tác dụng và kết quả của hoạt động.
A.

1


TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM

TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Kỹ năng: Quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức. Tư duy tổng
hợp lôgic, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa, giữ gìn răng miệng.

4. Năng lực
4.1. Năng lực chung
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và
trao đổi kiến thức với nhau và với giáo viên.
- Năng lực tự học nghiên cứu các tài liệu và thông tin thu thập được.
4.2. Năng lực chuyên biệt
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa thông qua
kênh hình, kênh chữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc phát hiện và giải
thích tình huống phát sinh.
- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm và phân công công việc cho các
thành viên trong nhóm.
II. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Hình thức: Dạy học trên lớp.
Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch dạy học theo chủ đề.
- Bài giảng điện tử có các H24.3; H25.1,2,3; H27.1,2,3; H28.1,2,3 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Bảng phụ.
- Đồ dùng học tập.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập kiểm tra,
đánh giá.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu Vận dụng
Vận dụng cao

1. Tiêu hóa Nêu được các Phân
biệt Phân biệt được
và các cơ nhóm chất trong được
các các nhóm chất
quan tiêu thức ăn và các nhóm chất. không bị biến
hóa.
hoạt động chủ
đổi và biến đổi
yếu của quá trình
về mặt hóa học
tiêu hóa. Nêu
qua quá trình
được các cơ quan
tiêu hóa.
tiêu hóa.
2. Tiêu hóa Mô tả cấu tạo Phân
biệt Giải thích được Giải
thích
ở khoang khoang miệng và được
các vì sao biến đổi được câu thành
miệng.
các hoạt động hoạt động lí học ở khoang ngữ “Nhai kĩ
tiêu hóa diễn ra biến đổi lí miệng là quan no lâu” về mặt
trong
khoang học và hóa trọng?
sinh học.
miệng. Mô tả học

2



TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM

TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hoạt động nuốt
và đẩy thức ăn
qua thực quản.
3. Tiêu hóa Nêu được cấu tạo
ở dạ dày.
và các hoạt động
biến đổi thức ăn
ở dạ dày.

khoang
miệng.

Phân
biệt
được
các
hoạt động
biến đổi lí
học và hóa
học ở dạ
dày.
4. Tiêu hóa Nêu được cấu tạo Kết quả của
ở ruột non. và các hoạt động biến đổi hóa

biến đổi thức ăn học ở ruột
ở ruột non.
non.

Giải thích được
vì sao biến đổi
lí học ở dạ dày
là quan trọng?

Giải thích được
vì sao biến đổi
hóa học ở ruột
non là quan
trọng?

Giải
thích
được vì sao
trong
khẩu
phần ăn phải
cung cấp đủ
các nhóm chất.

4. Hệ thống câu hỏi
a. Nhóm câu hỏi nhận biết
1. Trong thức ăn, chất không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa là

A. Protein
B. Vitamin

C. Gluxit
D. Lipit
2. Trong thức ăn, chất bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa là
A. Prôtêin
B. Vitamin
C. Nước
D. Muối khoáng
3. Quá trình tiêu hóa gồm mấy hoạt động ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
4. Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu?
A. Miệng
B. Thực quản
C. Lưỡi
D. Hầu
5. Trong khoang miệng, thành phần thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học là
A. gluxit
B. lipit
C. protein
D. vitamin
6. Trong khoang miệng có tuyến
A. vị
B. nước bọt.
C. tụy
D. gan.
7. Ở dạ dày, thành phần thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học là
A. gluxxit
B. lipit

C. protein
D. vitamin
8. Trong dạ dày có tuyến tiêu hóa nào ?
A. Tuyến vị.
B. Tuyến tụy.
C. Tuyến ruột.
D. Tuyến nước bọt.
9. Trong ruột non sẽ nhận được những loại dịch tiêu hóa nào?
A. Dịch tụy, dịch ruột.
B. Dịch tụy, dịch mật, dịch ruột.
C. Dịch ruột, dịch vị.
D. Dịch vị, dịch tụy, dịch ruột.

b. Nhóm câu hỏi thông hiểu
1. Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì 1
biến đổi thành
A. đường glucozơ. B. axitamin.
C. đường mantozơ
2. Sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi tinh bột (gluxit) là
A. đường đôi
B. đường đơn
C. axit amin
3. Sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi prôtêin là
A. đường đôi
B. đường đơn
C. axit amin

phần tinh bột chín
D. axit béo.
D. axit béo

D. axit béo
3


TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM

TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4. Sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi lipit là
A. đường đôi B. đường đơn
C. axit amin

D. axit béo và glixêrin.

c. Nhóm câu hỏi vận dụng
1. Vì sao biến đổi lí học ở khoang miệng và dạ dày là quan trọng?
2. Vì sao biến đổi hóa học ở ruột non là chủ yếu và quan trọng?
d. Nhóm câu hỏi vận dụng cao
1. Giải thích câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” về mặt sinh học.
2. Vì sao trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có đầy đủ các nhóm chất?
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức: (2 phút). Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (12 phút)
- Tiết 1: Không kiểm tra.
- Tiết 2: Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào? Nêu
đặc điểm của mỗi nhóm.
Hãy kể tên các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa?
- Tiết 3: Trong khoang miệng diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào? Những

hoạt động nào là biến đổi lí học hoặc hóa học? Giải thích.
- Tiết 4: Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào? Những hoạt động
nào là biến đổi lí học hoặc hóa học? Giải thích.
3. Bài mới:
A. Khởi động. (4 phút). Tình huống xuất phát
Chia lớp thành 2 nhóm. GV yêu cầu HS quan sát hình, điền tên các cơ
quan tiếu hóa vào các số thứ tự 1,2,3,4,5,6.
Nhóm nào xung phong hoàn thành được nhiều đáp án đúng sẽ thắng.

1

2

3

4
5

6
4


TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM

TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

GV nêu tiếp vấn đề: quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào trong các cơ
quan tiêu hóa. Chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề: tiêu hóa thức ăn.

B. Hình thành kiến thức mới.
Nội dung 1. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa (40 phút)
1. Mục tiêu:
- HS trình bày được các nhóm chất trong thức ăn, trình bày vai trò của các cơ
quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về hai mặt lí học và hóa học.
- Nêu được vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người.
- Nêu được các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
2. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
3. Dự kiến sản phẩm: Trong phần nội dung.
4. Kỹ thuật tổ chức: Giao nhiệm vụ, học sinh thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.

Hoạt động 1: Thức ăn và sự tiêu hóa (20 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin, quan sát sơ đồ H 24.1,2 và thảo luận nhóm
6 phút các nội dung sau:
- Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua qúa trình
tiêu hóa?
- Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua qúa trình tiêu
hóa?
- Qúa trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?
GV nêu câu hỏi tổng kết: Thế nào là qúa trình tiêu hóa?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm làm việc theo nhóm, ghi nội dung vào bảng phụ của nhóm. Sau
6 phút các nhóm treo bảng phụ lên bảng để nhận xét, so sánh và kết luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV lựa chọn một nhóm trình bày kết quả. Nhóm chọn ra đại diện lên bảng
trình bày lại những nội dung mà nhóm vừa thảo luận rút ra được. Các nhóm còn
lại bổ sung nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV xác định chuẩn kiến thức
Thức ăn và sự tiêu hóa:
- Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua qúa trình tiêu
hóa là: Vitamin, nước và muối khoáng.
- Các chất trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua qúa trình tiêu hóa là:
Gluxit, lipit, prôtêin và axit nuclêic.
- Qúa trình tiêu hóa gồm những hoạt động: ăn, đẩy các chất trong ống tiêu hóa,
tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.
* Qúa trình tiêu hóa là: qúa trình biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ
thể hấp thụ được và loại bỏ các chất thừa, chất thải.
Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hóa (20 phút)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
5


TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM

TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

GV yêu cầu HS quan sát H 24.3, thảo luận nhóm liệt kê các cơ quan tiêu hóa ở
H24.3 vào các cột tương ứng ở bảng 24 (phiếu học tập).
Các cơ quan trong ống tiêu hóa
Các tuyến tiêu hóa

GV mở rộng thêm phần kiến thức về ruột thừa.

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm làm việc theo nhóm, ghi nội dung vào phiếu học tập. Sau 5
phút các nhóm nộp lại phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV lựa chọn một nhóm trình bày kết quả. Nhóm chọn ra đại diện lên bảng
trình bày lại những nội dung mà nhóm vừa thảo luận rút ra được. Các nhóm còn
lại bổ sung nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức
Các cơ quan trong ống tiêu hóa
-

Các tuyến tiêu hóa

Miệng
Hầu
Thực quản
Dạ dày
Ruột (Ruột non, ruột già, ruột thẳng)
Hậu môn

-

Các tuyến nước bọt

-

Các tuyến vị
Tuyến ruột, tuyến gan và tuyến tụy

Nội dung 2: tiêu hóa ở khoang miệng (35 phút)

1. Mục tiêu:
- HS trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở khoang miệng, đổi thức ăn
về hai mặt lí học và hóa học ở khoang miệng.
- Xác định được biến đổi lí học trong khoang miệng là chủ yếu và quan trọng..
2. Phương pháp: thảo luận nhóm.
3. Dự kiến sản phẩm: Trong phiếu học tập.
4. Kỹ thuật tổ chức: Giao nhiệm vụ, học sinh thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.
Hoạt động 1: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở khoang miệng (21 phút)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát H 25.1 trên màn hình và tìm hiểu thông tin, cho biết:
trong khoang miệng diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào?

6


TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM

TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Răng cửa
Răng nanh
Răng hàm

Lưỡi

Tuyến nước bọt
Nơi tiết nước bọt


Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 8 phút hoàn thành bảng 25.

Biến đổi thức ăn Các hoạt
ở khoang miệng tham gia

động

Các thành phần
Tác dụng của hoạt
tham gia hoạt
động
động

Biến đổi lí học
Biến đổi hóa học
Từ các nội dung trên, cho biết: Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm
giác ngọt là vì sao?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Mỗi HS làm việc độc lập, quan sát hình và nghiên cứu thông tin, nêu được:
trong khoang miệng diễn ra các hoạt động: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, hoạt
động của enzim trong nước bọt, tạo viên thức ăn.
HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 25.
HS tiếp tục làm việc cá nhân, nêu được: Vì 1 phần tinh bột chín trong cơm đã
chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi thành đường mantôzơ tác
động lên các gai vị giác gây cảm giác ngọt.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
1 HS kể tên các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng.

Các nhóm treo bảng phụ. Đại diện HS nhận xét cho nội dung của nhóm
bạn. Các nhóm còn lại bổ sung nếu cần.
7


TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM

TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1 HS tiếp tục trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức
Biến đổi thức
Các
hoạt Các thành phần Tác dụng của hoạt
ăn ở khoang
động tham gia tham gia hoạt động động
miệng
- Tiết nước bọt

- Các tuyến nước - Làm ướt, mềm
bọt
thức ăn.
- Nhai
- Răng
- Nát thức ăn
Biến đổi lí học - Đảo trộn thức - Răng, lưỡi, cơ - Thức ăn thấm đều
ăn

môi, cơ má
nước bọt
- Tạo viên thức - Răng, lưỡi, cơ - Dễ nuốt
ăn
môi, cơ má
Hoạt động của
Biến đổi 1 phần tinh
Biến đổi hóa enzim amilaza
Tuyến nước bọt
bột chín thành
học
trong
nước
đường mantôzơ
bọt.
Hoạt động 2: Qúa trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản (14 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát H 25.3 hoạt động cá nhân, trả lời các câu hỏi
sau:

- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng
gì?
- Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày được tạo ra nhờ hoạt
động của cơ quan nào?
- Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học
không? Tại sao?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình và thông tin, nêu được:
8



TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM

TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy thức
ăn qua thực quản.
- Được tạo ra nhờ hoạt động của cơ thực quản.
- Thức ăn không được biến đổi về cả 2 mặt vì thời gian thức ăn qua thực
quản rất ngắn.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện HS lần lượt trả lời. Các HS nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến
thức.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức
Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản
- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy thức
ăn qua thực quản.
- Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày được tạo ra nhờ sự co
dãn của các cơ thực quản
- Thức ăn qua thực quản không được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học.
Nội dung 3: Tiêu hóa ở dạ dày (35 phút)
1. Mục tiêu:
- HS trình bày được cấu tạo dạ dày phù hợp với chức năng tiêu hóa. Các hoạt
động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày, biến đổi thức ăn về hai mặt lí học và hóa học ở dạ dày.
- Xác định được biến đổi lí học ở dạ dày là chủ yếu và quan trọng..
2. Phương pháp: thảo luận nhóm.
3. Dự kiến sản phẩm: Trong phiếu học tập.

4. Kỹ thuật tổ chức: Giao nhiệm vụ, học sinh thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.
Hoạt động 1: Cấu tạo dạ dày (13 phút)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tự tìm hiểu thông tin mục I, quan sát H27.1 trên màn hình
và thảo luận nhóm 2 HS trong 3 phút hoàn thành các nội dung sau:

9


TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM

TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Nêu các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày?
- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các
hoạt động tiêu hóa nào?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tìm hiểu thông tin, quan sát hình và thảo luận nhóm để nêu được:
- Đặc điểm cấu tạo: Thành dạ dày có 4 lớp cơ bản: màng bọc ngoài, lớp
cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
- Dự đoán: Tiết dịch vị, co bóp, hoạt động của enzim.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện 1 nhóm báo cáo nội dung thảo luận của nhóm. Đại diện HS nhận
xét cho nội dung của nhóm bạn. Các nhóm còn lại bổ sung nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức
Cấu tạo dạ dày

Thành dạ dày có 4 lớp cơ bản: Lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới
niêm mạc và lớp niêm mạc.
- Lớp cơ rất dày và khỏe. Gồm 3 lớp: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
- Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
Hoạt động 2: tìm hiểu các hoạt động tiêu hóa ở dạ dày (22 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tự tìm hiểu thông tin, quan sát trên màn hình H27.2,3 và
thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 27. So sánh với phần dự đoán ở mục I.
Biến đổi thức ăn Các hoạt động Các thành phần Tác dụng của hoạt
ở dạ dày
tham gia
tham gia hoạt động động
Biến đổi lí học
Biến đổi hóa học
Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào?
- Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào?
- Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng
prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tìm hiểu thông tin, quan sát hình và thảo luận nhóm để hoàn thành
bảng 27.
HS làm việc độc lập, nêu được:
- Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ dạ dày phối hợp
với cơ vòng môn vị.
- Gluxit tiếp tục được tiêu hóa ở giai đoạn đầu. Lipit không được tiêu hóa.
- Vì các chất nhày ở cổ tuyến vị tiết ra phủ lên bề mặt lớp niêm mạc ngăn
cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
10



TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM

TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Các nhóm treo bảng phụ. Đại diện HS nhận xét cho nội dung của nhóm
bạn. Các nhóm còn lại bổ sung nếu cần.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi. Các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức
Biến đổi thức Các hoạt động Các thành phần Tác dụng của hoạt
ăn ở dạ dày
tham gia
tham gia hoạt động động
Biến đổi lí học

- Tiết dịch vị
- Co bóp

- Tuyến vị
- Các lớp cơ dạ dày

Biến đổi hóa Hoạt động của
Tuyến vị
học
enzim pepsin


- Hòa loãng thức ăn
- Đảo trộn thức ăn
thấm đều dịch vị
Phân cắt Protein
chuỗi dài thành
chuỗi ngắn

Nội dung 4: Tiêu hóa ở ruột non (40 phút)
1. Mục tiêu:
- HS trình bày được cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa. Các hoạt
động tiêu hóa diễn ra ở ruột non, biến đổi thức ăn về hai mặt lí học và hóa học ở
ruột non.
- Xác định được biến đổi hóa học ở ruột non là chủ yếu và quan trọng..
2. Phương pháp: thảo luận nhóm.
3. Dự kiến sản phẩm: Trong phiếu học tập.
4. Kỹ thuật tổ chức: Giao nhiệm vụ, học sinh thảo luận nhóm và báo cáo sản
phẩm.
Hoạt động 1: Cấu tạo của ruột non (15 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tự tìm hiểu thông tin mục I, quan sát trên màn hình
H28.1,2 và thảo luận nhóm 2 HS trong 5 phút, hoàn thành các nội dung sau:

11


TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM

TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


- Mô tả cấu tạo của ruột non?
- Đoạn đầu của ruột non (tá tràng) nhận những loại dịch tiêu hóa nào?
- Lớp niêm mạc ruột non có cấu tạo như thế nào và có tác dụng gì?
- Dự đoán xem ở ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tìm hiểu thông tin, quan sát hình và thảo luận nhóm 5 phút để nêu
được:
- Đặc điểm cấu tạo: cũng gồm 4 lớp như dạ dày nhưng thành mỏng hơn.
- Đoạn đầu của ruột non nhận dịch tụy và dịch mật.
- Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch ruột và các tế bào tiết chất nhày
- Dự đoán: hoạt động tiết dịch, co bóp và hoạt động của enzim.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện 1 nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi. Các HS còn lại nhận xét,
bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức
Ruột non
Cấu tạo: có 4 lớp như dạ dày nhưng thành mỏng hơn. Riêng lớp cơ chỉ có
cơ dọc và cơ vòng.
- Tá tràng nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào.
- Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch ruột và các tế bào tiết chất nhày.
Hoạt động 2: Các hoạt động tiêu hóa ở ruột non (25 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV Yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát H28.3 trên màn hình và
thảo luận nhóm các nội dung sau:
12


TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM


TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học ữa không? Nếu
có thì biểu hiện như thế nào?
- Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất
nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?
- Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình và thảo luận nhóm 8 phút để nêu
được:
- Thức ăn xuống tới ruột non vẫn còn chịu sự biến đổi lí học. Biểu hiện:
Thức ăn được hòa loãng, trộn đều dịch tiêu hóa và sự co bóp của các cơ thành
ruột non.
- Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất:
Gluxit, lipit, prôtêin. Biểu hiện:
Gluxit biến đổi thành đường đơn
Prôtêin biến đổi thành axit amin
Lipit biến đổi thành axit béo và glixêrin
- Vai trò của lớp cơ: Co bóp tạo lực đẩy thức ăn xuống các đoạn tiếp theo,
trộn cho thức ăn thấm đều dịch.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện 1 nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi. Các HS còn lại nhận xét,
bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức
Tiêu hóa ở ruột non
Ở ruột non diễn ra các hoạt động tiêu hóa:

- Biến đổi lí học:
+ Thức ăn được thấm đẫm dịch tiêu hóa
+ Sự co bóp phối hợp của các cơ thành ruột non tạo lực đẩy thức ăn xuống
các đoạn tiếp theo.
- Biến đổi hóa học:
+ Tinh bột amilaza đường đôi mantaza đường đơn
+ Prôtêin

pepsin

peptit

tripsin

axit amin

+ Lipit
dịch mật Các giọt lipit nhỏ lipaza axit béo và glixêrin
C. Luyện tập. Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm trình chiếu (8 phút)
1. Trong thức ăn, chất không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa là
A. Protein
B. Vitamin
C. Gluxit
D. Lipit
2. Trong thức ăn, chất bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa là
A. Prôtêin
B. Vitamin
C. Nước
D. Muối khoáng
3. Quá trình tiêu hóa gồm mấy hoạt động ?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
4. Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu?
A. Miệng
B. Thực quản
C. Lưỡi
D. Hầu
13


TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM

TỔ: HÓA – SINH

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5. Trong khoang miệng, thành phần thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học là
A. gluxit
B. lipit
C. protein
D. vitamin
6. Trong khoang miệng có tuyến
A. vị
B. nước bọt.
C. tụy
D. gan.
7. Ở dạ dày, thành phần thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học là
A. gluxxit

B. lipit
C. protein
D. vitamin
8. Trong dạ dày có tuyến tiêu hóa nào ?
A. Tuyến vị.
B. Tuyến tụy.
C. Tuyến ruột.
D. Tuyến nước bọt.
9. Trong ruột non sẽ nhận được những loại dịch tiêu hóa nào?
A. Dịch tụy, dịch ruột.
B. Dịch tụy, dịch mật, dịch ruột.
C. Dịch ruột, dịch vị.
D. Dịch vị, dịch tụy, dịch ruột.
10. Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì 1 phần tinh bột chín
biến đổi thành
A. đường glucozơ. B. axitamin.
C. đường mantozơ D. axit béo.
11. Sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi tinh bột (gluxit) là
A. đường đôi
B. đường đơn
C. axit amin
D. axit béo
12. Sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi prôtêin là
A. đường đôi
B. đường đơn
C. axit amin
D. axit béo
13. Sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi lipit là
A. đường đôi B. đường đơn
C. axit amin

D. axit béo và glixêrin.

E. Tìm tòi, mở rộng. Kiểm tra bằng giải các bài tập vận dụng suy luận. (3
phút). Học sinh lên bảng giải.
1. Vì sao biến đổi lí học ở khoang miệng và dạ dày là quan trọng?
2. Vì sao biến đổi hóa học ở ruột non là chủ yếu và quan trọng?
3. Giải thích câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” về mặt sinh học.
4. Vì sao trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có đầy đủ các nhóm chất?
4. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Tiếp tục giải các bài tập chưa hoàn thành (nếu có).
- Học bài theo các câu hỏi cuối mỗi chủ đề.
- Xem trước bài 25, trả lời các nội dung thảo luận của mục I

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×