Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nghị luận xã hội về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.3 KB, 2 trang )

Đề bài: Nghị luận xã hội về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa
Bài mẫu:
Trong bức tranh vô cùng phong phú, phức tạp của cuộc sống, mỗi con người lại xác lập  
cho bản thân những lí tưởng, mục đích sống khác nhau. Có người chỉ muốn sống an yên  
trong chiếc vỏ bọc của sự bình an, êm ấm; có người lại sẵn sàng hi sinh bản thân để đóng  
góp cho cuộc đời. Bàn về vấn đề này, có người nêu ra quan điểm: "Cống hiến hết mình, 
hưởng thụ  tối đa". Ý kiến trên đã khái quát nhận định về  việc "cống hiến" và "hưởng  
thụ" trong cuộc sống của con người.
"Cống hiến" là một trong những biểu hiện của lối sống "Mình vì mọi người", thể  hiện 
qua việc con người biết cho đi, biết đóng góp sức lực, trí tuệ, tài năng của bản thân để 
phục vụ lợi ích chung. "Hết mình" là từ ngữ diễn tả sự tận tâm, tận lực vì một mục tiêu  
nào đó. Còn "hưởng thụ" là hành động thể  hiện việc sử  dụng, tận hưởng những gì mà 
bản thân đã đạt được. "Tối  đa" miêu tả  giới hạn  ở  mức  cao nhất và không thể  đạt  
ngưỡng cao hơn. Như vậy, câu nói "Cống hiến hết mình, hưởng thụ  tối đa" đã thể  hiện 
quan điểm về  lối sống cống hiến, đóng góp trong mối quan hệ  với sự  tận hưởng và 
hưởng thụ.
"Cống hiến hết mình" là lối sống tích cực đối với mọi thời đại. Khi đem tài năng, sức lực,  
trí tuệ của bản thân để nỗ lực vì quyền lợi và sự phát triển chung, con người sẽ phát huy  
hết những tiềm lực, giá trị của bản thân. Đồng thời, khẳng định ý nghĩa tồn tại và giá trị 
đích thực của mình. Trong thời đại kháng chiến chống lại kẻ  thù xâm lược, có biết bao 
người đã ngã xuống để  bảo vệ  chủ quyền, độc lập dân tộc. Họ  đã cống hiến tuổi xuân,  
tuổi đời: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" (Trích "Tây Tiến" ­ Quang Dũng) và hy  
sinh xương máu thực hiện lí tưởng cao đẹp. Còn trong thời đại ngày nay, có biết bao con  
người lao động, làm việc trong thầm lặng vì sự phát triển của đất nước. Họ không ngừng  
nỗ lực, cố gắng để góp sức mình vào sự nghiệp chung. Đó là những con người quên đi lợi  
ích cá nhân, quên đi cái "tôi" riêng và chỉ  nghĩ đến cái "ta" chung theo lẽ  sống "Mình vì 
mọi người".


"Hưởng thụ  tối đa" là lối sống vừa mang ý nghĩa tích cực vừa mang ý nghĩa tiêu cực.  
Quan điểm này chỉ mang ý nghĩa tích cực nếu con người tận hưởng, thu về những thành 


quả  đạt được trong khuôn khổ  và gắn bó, tỉ  lệ  thuận, hài hòa với sự  cống hiến. Bởi khi  
lao động, làm việc hết mình, chúng ta hoàn toàn có quyền tận hưởng những điều xứng  
đáng để giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn và hình thành động lực để tiếp tục nỗ lực  
cống hiến. Tuy nhiên, khi tuyệt đối hóa tâm lí hưởng thụ, con người sẽ dễ dàng sa vào lối  
sống ăn chơi sa đọa, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân và dần quên đi những lí tưởng cao 
đẹp của việc "cho đi", của lối sống cống hiến.
Như  vậy, con người cần biết xác lập cho mình những lí tưởng sống cao đẹp của việc  
"cho đi" để  có thể  "cống hiến hết mình" tâm ­ tài ­ sức vì sự  phát triển chung của cộng  
đồng. Đồng thời, tận hưởng thành quả một cách cân đối, hài hòa và có chừng mực để duy 
trì những lẽ sống, hành động có ích và tránh xa sự cám dỗ của lối sống ăn chơi sa đọa.
Quan điểm "Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa" đã thể hiện những bài học sâu sắc về 
lối sống cống hiến, nhắc nhở con người cần biết cân bằng giữa việc "cho đi" và "nhận 
lại". Là những thanh niên đang ngồi trên ghế  nhà trường, chúng ta cần nỗ  lực, cố  gắng 
học tập thật tốt để  đóng góp sức trẻ, nhiệt huyết, đam mê, tài năng vào công cuộc xây 
dựng, gìn giữ và phát triển dân tộc.
 



×