Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phân tích bài thơ Sóng để làm nổi bật rõ quan điểm về tình yêu của Xuân Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.17 KB, 4 trang )

Đề bài: Phân tích bài thơ  Sóng để  làm nổi bật rõ quan điểm về  tình yêu của Xuân 
Quỳnh
Bài làm
Sóng là bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh. Bài thơ được trích trong tập thơ Hoa dọc  
chiến hào (1968). Bài thơ này được in lại trong Tuyển tập thơ Việt Nam năm 1945 ­ 1985  
của NXB Giáo dục 1985. Bài thơ đã bộc lộ một tâm hồn đắm say tha thiết và hồn nhiên,  
trong sáng, chung thủy và cao vời trong tình yêu của Xuân Quỳnh. Hay nói một cách khác, 
bài thơ đã bộc lộ khá rõ quan điểm về tình yêu của Xuân Quỳnh.
"Sóng" là một hình tượng đẹp của thiên nhiên. Các thi nhân thường mượn hình tượng  
sóng để  biểu đạt những sắc thái tình cảm của mình. Sóng có khi gợi lên một nỗi buồn 
mênh mang bất tận, "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp" ­ Huy Cận, có khi nó vừa gợi  
lên niềm vui, vừa gợi lên nỗi buồn "Ta nghe ý sóng từ thơ bé ­ Một nửa tràn vui, nửa quặn 
đau" ­ Huy Cận, có khi sóng là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu ào ạt của người con trai:
Anh xin làm sóng biếc
Hôn bãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt
(Biển ­ Xuân Diệu)


Có khi sóng là nhân vật trung gian, ngàn cách giữa hai kẻ yêu nhau: "Sắp gặp em rồi sóng  
lại đẩy xa thêm" ­ Chế  Lan Viên. Còn sóng trong bài thơ  này của Xuân Quỳnh là hình 
tượng biểu hiện cho một tình yêu nồng nàn, dào dạt, thiết tha, cao vời, bền bỉ  và vĩnh 
hằng. Sóng và em trong bài thơ  có mối quan hệ  mật thiết với nhau. Sóng chính là biểu 
tượng tình yêu của em ­ người con gái đang yêu nồng nàn, say đắm.
Hai đối cực của sóng và cũng là hai hai đối cực của tình yêu: Xuân Quỳnh trong bài thơ 
Sóng đã mượn hình tượng sóng, chính là một hình tượng  ẩn dụ  để  nói lên tính chất của  


tình yêu. Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh đã đưa ra hai tính chất đối lập của sóng:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Thật vậy, những khi biển động, sóng trào lên một cách dữ dội, biển lặng thì sóng lại dịu  
êm và lặng lẽ. Hai tính chất đối lập này của sóng cũng chính là hai tính chất đối lập của  
tình yêu. Tình yêu cũng như  sóng, có lúc khát khao cháy bỏng, mãnh liệt, ào  ạt nhưng có  
lúc lại dịu êm, lặng lẽ, mơ  màng đi vào chiều sâu của sự  trân trọng, lòng nhớ  thương 
mong đợi.
Ta nhận thấy  ở đây tâm hồn đang yêu của nhà thơ  đã tự  nhận thức về những biến động  
khác thường của lòng mình và khát khao vượt ra khỏi những cái tầm thường nhỏ  bé của 
tình yêu để tìm đến những niềm bao la, vô tận, vĩnh cửu giữa cuộc đời như  con sóng kia  
từ những dòng sông chật chội, giới hạn bởi đôi bờ tìm về với biển cả mênh mông:
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Xuân Quỳnh nói nhiều đến nỗi nhớ của người con gái trước hình tượng sóng:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em


Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên.
Nỗi nhớ  của nhà thơ  được khơi đi từ  những cái cao cả, lớn lao mà không hề  tủn mủn, 
tầm thường, nhỏ nhặt chút nào. Nhà thơ như muốn đi tìm căn nguyên của tình yêu, tìm ta  
nơi khởi đầu của sóng: "Từ nơi nào sóng lên" để tìm ra nơi khởi đầu của tình yêu, nhưng 
quy luật của sóng là quy luật của tự  nhiên nên có thể  giải thích được, còn đi tìm căn  
nguyên của tình yêu và tìm câu giải đáp cho thật thỏa đáng thì thật là vô cùng khó khăn bởi 
tình yêu thuộc phạm trù tình cảm, mà chiều sâu lòng người và chiều sâu trái tim của mỗi  
con người làm sao hiểu hết được. Vì thế, trong tình yêu thì muôn đời có những câu hỏi mà  
ta không bao giờ ta trả lời được: "Vì sao ta yêu nhau?", "Khi nào ta yêu nhau?" cho nên nhà  
thơ cảm thấy lo lắng, thảng thốt:

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?
"Em cũng không biết nữa", câu thơ  vừa chứa đựng một sự  ngây thơ, bối rối, vừa chứa  
đựng đôi chút bất lực của nhà thơ  trước câu hỏi: "Khi nào ta yêu nhau?". Câu hỏi mà 
muôn đời các thế  hệ  thi nhân vẫn chưa trả  lời được. Ngay cả  Xuân Diệu, một nhà thơ 
được mệnh danh là nhà thơ của tình yêu cũng đành bất lực:
Con nào cũng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Đó chính là một niềm tin mãnh liệt vào một tình yêu chân chính, đích thực của Xuân  
Quỳnh. Thật vậy, một tình yêu chân chính, đích thực, cao cả sẽ giúp con người vượt qua  
bao sóng gió của cuộc đời để đưa "thuyền yêu" cập bến bờ hạnh phúc, yêu thương. Và nó  


như là một chân lý hiển nhiên:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Và cũng chính là từ sự khái quát ấy, niềm tin mãnh liệt ấy mà tình yêu ở đây không mang  
màu sắc vị kỉ, tầm thường, nhỏ hẹp mà thật lớn lao và cao thượng. Cái niềm hạnh phúc  
riêng của nhà thơ như hòa chung vào cái niềm hạnh phúc của cuộc đời rộng lớn, cái riêng  
tồn tại trong cái chung bao la, rộng lớn ấy nên trở thành vĩnh cửu:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Sóng là một trong những bài thơ  tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh. Bài thơ  đã bộc lộ  một  
tình yêu tha thiết, trong sáng, thủy chung, cao thượng với bao nỗi nhớ thương, niềm khao  

khát, sự tin yêu đầy hi vọng và khát khao. Đó cũng chính là lòng yêu đời, yêu cuộc sống và 
là niềm tin vào những gì tốt đẹp của cuộc đời, sở dĩ có được một tình yêu như vậy là vì 
lúc này Xuân Quỳnh chưa gặp những nỗi đau, niềm bất hạnh trong tình yêu như sau này.
 



×