Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.97 KB, 3 trang )

Đề bài: Anh chị có suy nghĩ gì về câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến
Bài làm
Con người bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì cũng có những tật xấu rất phổ  biến. 
Những tật xấu  ấy dễ  hiện hữu trong con người ta nếu như ta buông thả  không nghiêm 
khắc với bản thân. Có một tật xấu ban đầu chỉ  là người khách qua đường sau đó thành  
người bạn của bạn và sau đó là trở thành tri kỉ. Bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì cũng  
có những tật xấu rất phổ biến mà chúng ta không hay để ý tới. Những tật xấu ấy rất dễ 
hiện hữu trong chúng ta nếu như  chúng ta sống buông thả  không nghiêm khắc với bản  
thân mình. Và có một danh ngôn đã nói rằng tật xấu ban đầu nó giống như  một người  
khách qua đường và lâu dần nó sẽ trở thành tri kỉ. Những tật xấu đó nó được nhà văn diễn  
đạt qua nhiều câu chuyện trong đó tiêu biểu nhất là truyện ngụ  ngôn về  ngọn nến. Qua  
câu chuyện đó chúng ta rút ra được những bài học bổ ích trong cuộc sống. 
Câu chuyện kể  về  một ngọn nến sáng lung linh khi bị  mất điện bất chợt. Cây nến lấy  
làm vui mừng khi mọi người trầm trồ khen ngợi rằng “may quá nếu không có cây nến thì 
chúng ta sẽ  không thấy gì mất”. Thế  rồi nến chảy ra và tắt dần nến thầm nghĩ lại sao  
bản thân lại bị  thiệt thòi như  vậy, sau đó thì nến mượn một cơn gió nhẹ  làm tắt phụt 
ngọn lửa đó đi thế nhưng lúc đó mọi người lại đi tìm cây đèn dầu thay thế và rồi cây nến 
đó bị vứt ở trong ngăn kéo nó nằm im ngày qua ngày mà không ai nhớ tới nó nữa. Và cũng  
từ đó nến cũng hiểu ra rằng hạnh phúc nhất trong cuộc đời nó là được tỏa sáng cho dù là  
một ánh lửa nhỏ. Bởi vì chính nó là ngọn nến mang lại nguồn ánh sáng cho mọi người  
chúng ta có thể  thấy được câu chuyện muốn gửi gắm mà muốn nói tới thói quen tri kỷ 
của con người. 
Đó là những thói ích kỉ dễ thấy trong cuộc sống, vì sao nó gọi là thói xấu đều có nguyên  
nhân của nó cả. Bởi vì sau những việc làm ấy thì người ta sẽ đánh giá mình là con người  
như thế nào. Đó có thể nói là chỉ mang lại tác hại cứ không mang lại điều tốt đẹp, đôi khi  
cái lợi trước mắt lại là cái hại về  sau này. Như  câu chuyện ngọn nến kia, nên ích kỉ  sợ 
mình thiệt mà quyết định tắt đi thì ngay sau việc làm ấy không ai còn nhớ đến sự của cây  


nến trong ngăn kéo nữa. Còn chúng ta một khi đã ích kỉ thì không ai còn muốn nhìn thấy ta  
họ sẽ xa lánh và những người ích kỉ  sẽ  bị lãng quên. Ích kỉ  sẽ  làm cho mọi người không  


còn muốn giao tiếp quan hệ với bạn nữa. 
Hay đơn giản là trong cuộc sống hàng ngày ích kỉ được biểu hiện khá rõ ràng. Cùng một  
làng xóm với nhau nhưng lại chỉ lo cho mình. Rác rưởi ở nhà mình thì lại mang sang cổng 
nhà hàng xóm để đốt họ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân họ sự đốt rác ở nhà họ thì đen  
sân chứ không quan tâm đốt ở nhà người ta thì thế nào. Hay có một câu chuyện khác đó là  
cùng chung một cổng ra vào thế nhưng không giữ  vệ sinh chung nhà thì bày nhà thì dọn.  
Nhưng nhà bày ra chẳng bao giờ hết có khi quét được cái cổng thì lại phần nhà nào nhà đó  
quét. 
Điều đầu tiên khi ta được nghe câu chuyện chúng ta rút ra được bài học gì từ ngọn nến và  
suy rộng ra từ thói ích kỉ đó là gì. Ích kỉ là một thói xấu của con người mà biểu hiện đó là 
chỉ biết nghĩ ngợi của tập thể, đôi khi vì sự ích kỉ đó mà còn làm hại đến người khác nữa. 
Thói ích kỉ vô cùng xấu cho nên hãy cẩn thận nếu như mắc phải sẽ làm ảnh hưởng tới 
con người, đó còn là phạm trù đạo đức của con người mà đã là đạo đức thì phải rèn luyện  
trong cuộc sống. 
Hiểu đúng nghĩa ẩn của câu chuyện ngụ ngôn ngọn nến ban đầu cũng thấy vui sướng vì  
được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra nó thấy mình thiệt thòi vì vậy mà đã tìm 
cách tắt phụt đi. Đó là thói ích kỉ của con người sợ mình thiệt hơn người khác nên lo nghĩ  
cho bản thân mình. 
Truyện mang nhiều ý nghĩa sâu xa giống như cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng 
hạnh phúc của nó là được tỏa sáng cho mọi người dù sau đó có tan chảy đi mọi người cần 
nhận thức đúng về vị trí vai trò của mình trong cộng đồng gia đình và xã hội. Dù ở  vị  trí  
nào con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ  khả  năng của mình để  trở  thành người  
sống có ích cho mọi người, có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài phí. 
Qua đó muốn nói đến biểu hiện của tính ích kỉ. Con người chúng ta muốn mình là trung 
tâm của mọi việc thích được mọi người chú ý thế  nhưng động chạm đến quyền lợi thì  


lại chỉ  nghĩ đến bản thân mình. Chúng ta thường muốn người khác trầm trồ  khen ngợi  
mình. Con người trên đời này ai mà không tự ý thức được cái tôi của mình để  cái tôi của 
mình nâng lên để tự khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt 

giữa khát vọng tỏa sáng với tham vọng đánh bóng bản thân, ý thức khẳng định bản thân  
khác hẳn với sự ích kỉ  cá nhân chủ  nghĩa. Mà đúng nhưng điều kiện là cái lợi đó không  
ảnh hưởng đến người khác không làm hại đến ai. Khi đã mắc sai lầm thì chúng ta vẫn có  
thể  sửa sai vì không ai đánh kẻ  chạy lại cả. Điều cơ  bản  ở  đây là hãy biết rèn luyện 
phẩm chất của mình để được mọi người yêu mến. 
Qua câu chuyện ta cũng thấy được nến đã nhận ra bài học cuối đời mình thì chúng ta cũng 
nên rút ra bài học cho mình. Nếu hạnh phúc của nến là được cháy sáng thì hạnh phúc của  
chúng ta khi mọi người hạnh phúc. Hãy cho đi mà không tính toán hãy nghiêm khắc với  
bản thân để không vướng phải thói xấu này cái gì có lợi mà đúng thì mình làm. Mối quan  
hệ giữa cho và nhận rất tinh tế “giọt nước muốn không cạn thì phải hòa vào biển cả” khi 
sống cống hiến  tự con người sẽ nhận lại được rất nhiều hạnh phúc và biết ơn và kính  
trọng. 
 



×