Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Thực Nghiệm Nuôi Cá Lóc (Channa Sp) Trong Bể Lót Bạt Ở Huyện Tri Tôn Và Tịnh Biên Tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN TUẤN PHONG
MSSV:LT09227

THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ LÓC (Channa sp) TRONG BỂ
LÓT BẠT Ở HUYỆN TRI TÔN VÀ TỊNH BIÊN
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2011

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN TUẤN PHONG
MSSV:LT09227

THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ LÓC (Channa sp) TRONG BỂ
LÓT BẠT Ở HUYỆN TRI TÔN VÀ TỊNH BIÊN
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.Ts DƯƠNG NHỰT LONG
Ths. NGUYỄN THANH HIỆU

2011

2


LỜI CẢM TẠ
Trước hết xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy
Sản, Phòng Đào Tạo, Trường Đại Học Cần Thơ ñã tạo ñiều kiện cho tôi học
tập nghiên cứu trong thời gian qua.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn ñến PGs.Ts Dương Nhựt Long ñã tận tình
hướng dẫn, giúp ñỡ ñộng viên góp nhiều ý kiến quý báo trong suốt thời gian
học tập tại trường và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thanh Hiệu ñã nhiệt tình giúp ñỡ, góp
nhiều ý kiến trong suốt thời gian thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn chính quyền 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An
Giang tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài.
Cảm ơn tập thể lớp NTTS LT K35 ñã cùng tôi ñoàn kết gắn bó trong suốt thời
gian học tập qua.
Xin chân thành cảm ơn các hộ dân ñã tạo ñiều kiện và chia sẻ kinh nghiệm cho
tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài.
Xin bài tỏ lòng biết ơn ñến gia ñình, những người thân bạn bè tạo ñiều kiện
cho tôi hoàn thành chương chình học này.

3



TÓM TẮT
Thực nghiệm nuôi cá lóc (Channa sp) trong bể lót bạt ñược thực hiện nhằm
tận dụng diện tích nhỏ của các hộ nghèo ñể nuôi thủy sản, tạo thêm việc làm
cho nông hộ giúp nông hộ cải thiện thu nhập.
Cá lóc ñược nuôi trong bể lót bằng bạt nylon (5 x 3 x 1 m). Mực nước trong bể
ñược duy trì ở mức 0,7 m trong suốt quá trình nuôi. Thực nghiệm nuôi cá lóc
ñược thực hiện ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn mật ñộ cá thả là 100 con/m2,
ñược bố trí trong 10 bể có cùng kích thước 15m2. Cá lóc nuôi ñược cho ăn
bằng cá tạp, ốc bươu vàng. Cá ñược cho ăn từ 5 – 10% trọng lượng thân. Nước
trong bể nuôi ñược thay 2 – 3 ngày/lần, mỗi lần từ 30 – 60% lượng nước trong
bể tùy thuộc vào giai ñoạn tăng trưởng của cá. Các yếu tố môi trường nước
trong bể lót bạt nằm trong khoảng thích hợp cho cá sinh trưởng. Sau 4 tháng
nuôi, cá ñạt khối lượng từ 385,73 ± 48,70 ñến 560,67 ± 120,63 g/con. Cá tăng
trưởng 3,19 ± 1,45 ñến 4,65 ± 1,59 g/ngày. Tỷ lệ sống cá lóc ñạt 55,28 ± 18,99
ñến 71,48 ± 4,64. Năng suất trung bình cá ñạt 23,39 ± 9,39 ñến 40,19 ± 8,92
kg/m2.
Thực nghiệm nuôi cá lóc trong bể lót bạt ở huyện Tịnh Biên mang lại hiệu quả
cao về năng suất và tỷ lệ sống cao so với huyện Tri Tôn. Mô hình này thích
hợp cho các hộ nuôi có ít ñất sản xuất.

4


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 ............................................................................................................. 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.1 GIớI THIệU ............................................................................................... 1
1.2 MụC TIÊU CủA Đề TÀI................................................................................... 2

1.4 THờI GIAN VÀ ĐịA ĐIểM THựC HIệN Đề TÀI. ................................................. 2
PHẦN 2 ............................................................................................................. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 3
2.1 ĐặC ĐIểM SINH HọC ...................................................................................... 3
2.1.1 ĐặC ĐIểM PHÂN LOạI .................................................................................. 3
2.1.2 ĐặC ĐIểM PHÂN Bố ..................................................................................... 3
2.1.3 ĐặC ĐIểM HÌNH THÁI .................................................................................. 4
2.1.4 ĐặC ĐIểM SINH TRƯởNG ............................................................................. 4
2.1.5 ĐặC ĐIểM DINH DƯỡNG............................................................................... 4
2.1.6 ĐặC ĐIểM SINH SảN ..................................................................................... 5
2.2 MộT Số YếU Tố MÔI TRƯờNG ảNH HƯởNG TớI CÁ NUÔI ............................... 5
2.2.1 NHIệT Độ .................................................................................................... 5
2.2.2 PH .............................................................................................................. 6
2.2.3 HÀM LƯợNG OXY HOÀ TAN TRONG NƯớC .................................................. 6
2.2.4 HÀM LƯợNG ĐạM TổNG N-NH4 + ................................................................ 7
2.2.5 MộT Số BệNH THƯờNG GặP TRONG NUÔI CÁ LÓC ........................................ 7
2.3 PHƯƠNG PHÁP NUÔI CÁ LÓC ...................................................................... 8
2.3.1 NUÔI CÁ LÓC TRONG AO ĐấT ..................................................................... 8
2.3.2 NUÔI CÁ LÓC TRONG GIAI ĐặT TRONG AO ĐấT ........................................... 8
PHẦN 3 ........................................................................................................... 10
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 10
3.1 VậT LIệU NGHIÊN CứU................................................................................ 10
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU ...................................................................... 10

5


3.2.1 Bố TRÍ THựC NGHIệM ................................................................................ 10
3.2.2 PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI CÁC CHỉ TIÊU MÔI TRƯờNG: ............................. 13
3.2.3 PHƯƠNG PHÁP THU MẫU VÀ XÁC ĐịNH TốC Độ TĂNG TRƯởNG ................. 13

3.2.4 Tỷ Lệ SốNG VÀ NĂNG SUấT ....................................................................... 14
3.2.5 Hệ Số TIÊU TốN THứC ĂN (FEED CONVERSION RATIO – FCR) .................. 14
3.2.6 TÍNH HIệU QUả KINH Tế ............................................................................ 14
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THậP, TÍNH TOÁN VÀ Xử LÝ Số LIệU .......................... 14
PHẦN 4 ........................................................................................................... 15
KẾT QUẢ THẢO LUẬN .............................................................................. 15
4.1 MÔT Số YếU Tố MÔI TRƯờNG TRONG Bể NUÔI. .......................................... 15
4.1.1 PH ............................................................................................................ 15
4.1.2 OXYGEN .................................................................................................. 15
4.1.3 N-NH4 ..................................................................................................... 16
4.2 KHốI LƯợNG TRUNG BÌNH, TĂNG TRƯởNG Về KHốI LƯợNG, TĂNG TRƯởNG
ĐặT BIệT, CÁ LÓC NUÔI TRONG Bể LÓT BạT ................................................... 17
4.3 Tỷ Lệ SốNG, NĂNG SUấT VÀ Hệ Số TIÊU TốN THứC ĂN CÁ LÓC NUÔI TRONG
Bể LÓT BạC ....................................................................................................... 19
4.4 HIệU QUả KINH Tế MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC TRONG Bể LÓT BạT ................ 20
PHẦN 5 ........................................................................................................... 23
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................... 23
5.1 KếT LUậN .................................................................................................... 23
5.2 Đề XUấT ...................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 24
PHỤ LỤC A .................................................................................................... 26
PHỤ LỤC B .................................................................................................... 36
PHỤ LỤC C .................................................................................................... 42

6


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cá Lóc lai (Chana sp) 3

Hình 3.1: Hình dạng cấu trúc bể nuôi
10
Hình 3.2: Sàn cho cá ăn
12
Hình 3.2: Cấp nước bể nuôi
12
Hình 4.1: Biến ñộng nồng ñộ pH qua các ñợt thu mẫu 15
Hình 4.2: Biến ñộng hàm lượng oxy qua các ñợt thu mẫu
16
+
Hình 4.3: Biến ñộng hàm lượng N-NH4 qua các ñợt thu mẫu 17
Hình 4.1: Thu hoạch cá Lóc nuôi 21

7


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Bố trí thả cá Lóc trong bể lót bạt thuộc các nông hộ tại Tri Tôn
và Tịnh Biên tỉnh An Giang .......................................................................... 11
Bảng 4.1: Khối lượng trung bình của cá Lóc (g/con) qua các ngày thu mẫu
.......................................................................................................................... 17
Bảng 4.2: Tăng trưởng của cá Lóc qua các ngày tuổi ................................ 18
Bảng 4.3: Tỷ lệ sống, hệ số tiêu tốn thức ăn và năng suất của cá Lóc nuôi
trong bể lót bạt ............................................................................................... 19
Bảng 4.4: Hạch toán kinh tế của mô hình nuôi. .......................................... 20
Bảng 4.5: Hiệu quả của nuôi cá Lóc trong bể lót bạt (ngàn ñồng/bể 15m2)
.......................................................................................................................... 21

8



9


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Tại Festival Thủy sản Việt Nam lần thứ I vào ngày 24/10/2010 vừa ñược tổ
chức ở TP Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ñã ñánh giá cao ngành thủy
sản nói chung và ĐBSCL nói riêng. Thủy sản ñã trở thành một ngành kinh tế
quan trọng của ñất nước với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng bình quân
17%/năm. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam ñạt trên 4,2 tỉ
USD, trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thủy sản hàng ñầu thế giới. Trong
ñó, ĐBSCL có vị trí rất quan trọng ñối với sự nghiệp phát triển ngành thủy
sản, nơi hiện ñóng góp trên 50% sản lượng và trên 70% ( 3 tỉ USD) kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành, nhiều vấn ñề thách thức cũng
ñang ñược ñặt ra ñó là cần phải ñảm bảo sự phát triển ñồng bộ giữa kỹ thuật,
kinh tế - xã hội, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và quy hoạch quản lý
ñể có sự phát triển bền vững.
ĐBSCL có một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có thể nói ñây là
vùng ñất giàu tiềm năng ñể phát triển nghề nuôi thủy sản, diện tích nuôi thủy
sản không ngừng gia tăng. Khi nói ñến sự gia tăng sản lượng nuôi thủy sản
nước ngọt thì phải nói ñến sự gia tăng sản lượng cá da trơn (cá tra ba sa).
Ngoài việc nuôi các ñối tượng truyền thống như: cá trê, cá chép, cá mè vinh,
cá sặc rằn, cá rô ñồng, cá rô phi,… thì cá lóc là ñối tượng nuôi quan trọng
trong cơ cấu ñàn cá nuôi ñàn cá nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Ngày nay phong trào nuôi cá lóc ñang phát triển mạnh không ngừng ñổi mới,
mang lại hiệu quả kinh tế cao và từng bước nâng cao kinh nghiệm nuôi của

nhân dân. Nhiều tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như: An Giang, Cần Thơ,
Hậu Giang Đồng Tháp, Vĩnh Long…cũng ñã và ñang chú trọng phát triển
nghề nuôi cá lóc tăng về diện tích và ña dạng mô hình nuôi như: nuôi trong ao
ñất, nuôi trong vèo, nuôi lồng, và nuôi trong bể lót bạt,…
Nuôi cá lóc trong bể lót bạc thời gian gần ñây là mô hình mới có hiệu quả kinh
tế cao, là mô hình ñang ñược chú trọng. Áp dụng mô hình này người nuôi
quản lý tốt ñược nguồn nước nuôi, áp dụng tốt các biện pháp phòng và trị bệnh
có hiệu quả, vì thế mà khắc phục ñược những hạn chế những mô hình khác.
Đồng thời mô hình này không những tiết kiệm ñược diện tích nuôi, chi phí và
khâu quản lý chăm sóc mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tận dụng thời
gian nhàn rõi trong mùa lũ, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm

10


thu nhập, cải thiện ñời sống và tạo ñiều kiện cho dân nghèo vươn lên. Xuất
phát từ nhu cầu thực tế trên, ñề tài “ Thực nghiệm nuôi cá Lóc trong bể lót
bạt ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang ” ñược thực hiện.
1.2 Mục tiêu của ñề tài
Đánh giá hiệu quả kinh tế và lợi nhuận của mô hình nuôi qua ñó góp phần phát
triển mô hình nuôi cá Lóc trong bể lót bạt, góp phần nâng cao thu nhập cho
các hộ dân vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.
1.3 Nội dung thực hiện
Khảo sát một số yếu tố thủy lý hóa, môi trường nước nuôi
Khảo sát tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của cá Lóc trong bể lót bạt.
Phân tích hiệu quả lợi nhuận của mô hình nuôi.
1.4 Thời gian và ñịa ñiểm thực hiện ñề tài.
Thời gian: từ tháng 9/2010 ñến tháng 1/2011.
Địa ñiểm: huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang.


11


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc ñiểm sinh học
2.1.1 Đặc ñiểm phân loại
Theo Trương Thủ Khoa Và Trần Thị Thu Hương (1993), ở miền Nam Việt
Nam có 4 loài cá Lóc: Channa striata (cá lóc ñen), Channa micropeltes (cá
lóc bông), Channa lucius (cá dầy), và Channa gachua (cá chành dục).
Bốn loài cá này có nhiều ñặc ñiểm giống nhau như thân hình ống dài, vây ñuôi
tròn, trên thân có nhiều vạch sắc tố và có một số ñặc ñiểm riêng như cá Lóc
bông có hai sọc thẫm chạy từ ñầu tới ñuôi, loài cá Lóc ñen thì vây ñuôi và vây
hậu môn có các chấm màu ñen, trong khi cá chành dục mút vây lưng và vây
ñuôi có màu ñỏ (Mai Đình Yên, 1992).
Loài Channa striata, ñược phân loại như sau:
Lớp:Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Channidae
Giống: Channa
Loài: Channa sp

Hình 2.1: Cá Lóc lai (Chana sp)
2.1.2 Đặc ñiểm phân bố
Cá Lóc phân bố rộng từ Trung Quốc ñến Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái
Lan, Myanma, Ấn Độ, Philippines. Cá sống ở nước ngọt là chủ yếu nhưng
cũng có thể sống ở nhiều loại hình thủy vực khác nhau kể cả những vùng trũng
ngập nước lâu ngày. Chúng thích nơi nước tĩnh có mực nước từ 0,5-1m. Đặc
biệt, cá thích sống ven bờ nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh ñể rình và bắt mồi.
12



Ngoài ra, cá có thể sống ở nơi có hàm lượng oxy thấp nhờ có cơ quan hô hấp
phụ, pH thích hợp cho hoạt ñộng sống của cá Lóc là từ 6,5 – 7,5. Cá cũng có
thể sống ở vùng nước lợ (Trương Thủ Khoa Và Trần Thị Thu Hương, 1993).
2.1.3 Đặc ñiểm hình thái
Cá Lóc ñen có ñầu lớn, ñỉnh ñầu rất rộng, dẹp bằng, mõm ngắn, miệng to
hướng lên, rạch miệng xiên và kéo dài qua ñường thẳng ñứng kẻ tứ bờ sau của
mắt. Răng bén nhọn, cá không có râu, mắt lớn, lỗ mang lớn. Thân dài hình trụ,
tròn ở phần trước, dẹp bên ở phần sau. Vẩy lược lớn phủ khắp thân và ñầu.
Đường bên hoàn toàn gãy khúc ở khoảng vẩy 15 - 20 và thụt xuống hai hàng
vẩy, phần sau của ñường bên chạy liên tục khoảng giữa thân (Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Ở cá con sống phần lưng có màu xanh
ñen, nâu ñen ñến ñen và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có máu trắng sữa. Ở
hai bên thân có 10 - 14 sọc ñen lợt vắt xéo ngang thân, các sọc này nhạt dần và
mất hẳn ở cá trưởng thành. Vi lưng, vi hậu môn, vi ñuôi có các ñốm ñen vắt
ngang qua các tia vi.
2.1.4 Đặc ñiểm sinh trưởng
Sự sinh trưởng cá Lóc nói chung không ñồng ñều giữa các giai ñoạn, giai ñoạn
còn nhỏ cá Lóc tăng trưởng chủ yếu về chiều dài, cá càng lớn thì sự tăng trọng
lượng là chủ yếu. Tuy nhiên trong tự nhiên, sức lớn của cá không ñồng ñều,
phụ thuộc vào thức ăn sẵn có trong thủy vực, tỷ lệ sống của cá trong tự nhiên
khá thấp, trong ñiều kiện nuôi có thức ăn và chăm sóc tốt cá có thể lớn từ 0,5 –
0,8 kg/năm, ñạt tỷ lệ sống cao và ổn ñịnh (Phạm Văn Khánh, 2000),theo
Dương Nhựt Long (2003) thì nuôi cá Lóc trong ao ñất sau 6 tháng nuôi trọng
lương có thể từ 0.8-1kg/con, trong giai có thể từ 1.2-1.5 kg/con. Ở ñiểu kiện
thí nghiệm thì sự tăng trọng trung bình 0,104 g/ngày (cá giống); và ñạt 0,625
g/ngày sau 4 tháng tuổi. Trong ñiều kiện nuôi thương phẩm cá có sức lớn
trung bình 0,4 – 0,8 kg/con/năm (Phan Phương Loan, 2000).
2.1.5 Đặc ñiểm dinh dưỡng

Cá Lóc là loài cá dữ có lược mang dạng hình núm. Thực quản ngắn, vách dầy,
bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn. Dạ dầy to hình chữ Y. Đây là loài cá
ăn ñộng vật ñiển hình. Quan sát ống tiêu cá thấy cá chiếm 63,01%, tép
35,94%, ếch nhái 1,03% và 0,02% là bọ gạo, côn trùng và mùn bã hữu cơ
(Dương Nhựt Long, 2003).
Cá Lóc mới nở không sử dụng thức ăn ngoài mà nhờ khối noãn hoàng cung
cấp dinh dưỡng. Sau 3 - 4 ngày tiêu hết noãn hoàng cá bắt ñầu sử dụng thức ăn
bên ngoài, thức ăn lúc này của cá là luân trùng, Moina ñược xem là thức ăn tốt

13


nhất, ngoài ra chúng có thể ăn lòng ñỏ trứng hay thức ăn tổng hợp dạng
nhuyễn, ở giai ñoạn cá giống thì ăn trùn chỉ cá xay nhuyễn ñược xem là tốt
nhất, khi cơ thể có chiều dài 3 – 8 cm, chúng ñã có thể rượt bắt các loại tép và
cá có kích cỡ nhỏ hơn chúng. Khi cơ thể ñạt chiều dài trên 10 cm cá có tính ăn
như cá trưởng thành bao gồm cua nhỏ, tôm, tép, cá, nhỏ(Phạm văn Khánh,
2000).
Khả năng tiêu hóa thức ăn của cá Lóc phụ thuộc vào thành phần thức ăn. Nếu
thức ăn là trùn chỉ sau 8 giờ tiêu hóa ñược 35,42%, thức ăn là cá nục tiêu hóa
ñược 30,01% thức ăn, trong khi ñó thức ăn công nghiệp chỉ tiêu hóa ñược
18,22% sau 8 giờ (Phan Phương Loan, 2000). Từ ñó cho thấy khả năng tiêu
hóa của cá Lóc rất chậm nếu so với cá Trê phi (có khả năng tiêu hóa 25% thức
ăn trong 2 giờ).
2.1.6 Đặc ñiểm sinh sản
Ở nước ta cá Lóc thành thục sớm (8 - 12 tháng tuổi). Cá có thể sinh sản quanh
năm nhưng thường tập trung vào tháng 4 - 5 (âm lịch) hàng năm và ñẻ rộ sau
những cơn mưa lớn.
Sức sinh sản cùa cá Lóc tùy thuộc vào trọng lượng cá cái, cá có trong lượng từ
1 – 1,5kg ñẻ khoảng 15000 – 20000 trứng/tổ, và 5000 – 10000 trứng/tổ ñối với

cá từ 0,5 – 0,8kg (Nguyễn văn Kiểm, 2004).
Cá có hệ số thành thục là 0.5 - 1.5%. Khi ñến mùa sinh sản cá ñực và cái tự
ghép ñôi, cá ñực thường có kích cỡ nhỏ hơn cá cái cùng lứa. Cá thường chọn
nơi có cây cỏ thủy sinh ñể ñẻ trứng. Trứng cá lóc màu vàng ñậm có giọt dầu
nên nổi trên mặt nước. Sau khi ñẻ, cá bố mẹ sẽ cùng nhau canh giữ tổ và cá
con cho ñến khi chúng sống ñộc lập (Phạm Văn Khánh, 2000).
2.2 Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng tới cá nuôi
2.2.1 Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ của nước ao nuôi thay ñổi theo vị trí ñịa lý của thủy vực, theo mùa,
theo thời tiết và theo ngày ñêm. Nhiệt ñộ chính làm cho bể nuôi nóng lên chủ
yếu từ năng lượng mặt trời, ngoài ra cũng từ quá trình oxy hóa vật chất hữu
cơ trong bể nuôi có thể sinh ra nhiêt nhưng phần nhiệt này sinh ra không ñáng
kể. Trong thủy vực nhiệt ñộ thấp nhất vào buổi sáng lúc 2-5 giờ, cao nhất vào
buổi chiều 14-16 giờ; lúc 10 giờ nhiệt ñộ nước trong thủy vực gần ñạt tới
nhiệt ñộ trung bình ngày ñêm. Nhiệt ñộ giao ñộng ngày ñêm lớn hay nhỏ
thường phụ thuộc rất lớn vào tính chất của thủy vực, các thủy vực có diện tích
nhỏ, nông thì biên ñộ giao ñộng cao, thể hiện rất rõ cụ thể ở tầng mặt nhiệt ñộ
trên lệch ngày ñêm rất lớn có thể tới 100C, ở ñộ sâu 20 cm là 5oC còn ở nền

14


ñáy là 20C (Trương Quốc Phú 2006). Nhiệt ñộ là yếu tố môi trường có ảnh
hưởng mạnh mẽ ñến các hoạt ñộng sống như: sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh
sản, hô hấp, tập tính sống. Khi nhiệt ñộ môi trường gia tăng, cá sẽ tăng cường
trao ñổi chất, tăng cường hô hấp, tuyến sinh dục chín nhanh, phôi phát triển
nhanh và gây nhiều dị hình. Mỗi loài cá có khả năng thích ứng với khoảng
nhiệt ñộ khác nhau. Đối với cá Lóc thì nhiệt ñộ thích hợp từ 23 – 320 C.
2.2.2 pH
pH là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng ñến ñời sống sinh vật

như: sinh trưởng, sinh trưởng, sinh sản. Khi pH trong môi trường cao thì hàm
lượng NH3 trong môi trường cũng tăng cao. Khi pH trong môi trường giảm,
nhiệt ñộ môi trường nuôi giảm nền ñáy có hàm lượng chất hữu cao sẽ sinh ra
nhiều khí H2S ñây là chất khí ñộc có hại cho cá. Vì vậy người nuôi hết sức
thận trọng trong việc quản lý pH trong bể nuôi cần giữ pH trong khoảng thích
hợp. Theo Trương Quốc Phú pH thích hợp cho nuôi thủy sản từ 6.5-9 thấp
hơn hay cao hơn ddeuf không có lợi cho cá tôm. Theo Dương Nhật Long
(2004) pH thích hợp cho ao nuôi cá Lóc từ 6-8. Theo Nguyễn Văn Kiểm và
Phạm Minh Thành (2009) khả năng thích ứng của cá ñối với giá trị pH khác
nhau tùy theo loài.
Tác dụng chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm ảnh hưởng ñến sự
thẩm thấu của màng tế bào, làm rối loạn quá trình trao ñổi muối – nước giữa
cơ thể và môi trường ngoài. Do ñó pH là yếu tố giới hạn phân bố của các loài
thủy sinh vật. pH có ảnh hưởng rất lớn ñến quá trình phát triển phôi, quá trình
dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá. Theo Trương Quốc Phú (2005) cá
sống trong môi trường có pH thấp hoặc quá cao sẽ chậm phát dục; nếu pH quá
thấp gây ñẻ ít và không ñẻ.
2.2.3 Hàm lượng oxy hoà tan trong nước
Oxy là một chất khí quan trọng ñối với ñời sống sinh vật ñặc biệt là ñối với
thủy sinh vật vì hệ số khuyếch tán của oxy trong nước nhỏ hơn rất nhiều so
với hệ số khuyếch tán của không khí. Oxy thấp nhất vào lúc sáng sớm (6 giờ)
và cao nhất vào lúc buổi chiều (14 giờ) (Trương Quốc Phú. 2006). Những ao
quá giàu dinh dưỡng, hàm lượng oxy vào lúc sáng sớm có thể giảm ñến 0 mg/l
và ñạt mức bão hoà 200% vào giữa trưa (Trương Quốc Phú, 2006). Nồng ñộ
oxy thích hợp cho nuôi cá từ 6 – 8 mg/l; oxy hoà tan có hàm lượng từ 1 – 5
mg/l cá sống nhưng phát triển chậm, từ 0,3 – 1 mg/l cá có thể chết nếu nhiệt
ñộ cao (Trương Quốc Phú. 2006). Đối với cá Lóc, cá có thể sống ở nơi có
hàm lượng oxy thấp nhờ có cơ quan hô hấp phụ.

15



2.2.4 Hàm lượng ñạm tổng N-NH4 +
Đạm trong nước là nguồn dinh dưỡng cho thực vật, là một trong những chất
dinh dưỡng quan trọng ñối với ñời sống thủy sinh vật. Trong các thủy vực,
ñạm ñược liên kết trong các protein. Nếu nồng ñộ ñạm trong thủy vực cao,
gây ảnh hưởng ñến ñộng vật thủy sinh.
Trong thủy vực NH3 là yếu tố môi trường quan trọng có ảnh hưởng lớn ñến tỉ
lệ sống, sinh trưởng của các loài thủy sinh vật. NH3 ở dạng hòa tan là một chất
khí cực ñộc. Nếu hàm lượng hàm lượng NH3 trong nước cao dẫn ñến quá trình
thảy NH3 qua mang bị cản chở. Nồng ñộ NH3 trong nước quyết ñịnh bởi tổng
nồng ñộ NH4+ và NH3 nhiệt ñộ và pH của môi trường. Hàm lượng NH3 gây ñộ
cho cá là 0.6-2 ppm (trích dẫn Tương Quốc Phú, 2006)
2.2.5 Một số bệnh thường gặp trong nuôi cá Lóc
Theo Từ Thanh Dung 2005 cá Lóc nuôi thường gặp một số bệnh ;
Bệnh do vi khuẩn; thường gặp là bệnh trắng da tác nhân gây bệnh là vi khuẩn
Flavobacterium columnare. Cá bị bệnh có triệu trứng kém ăn, cuối vây lưng
cá xuất hiện màu trắng và lan dần từ vây lưng ñến vây ñuôi, các vây thường bị
rách, khả năng hoạt ñộng của cá mất dần cá lờ ñờ trong nước có bất ñộng treo
lủng lẳng trong nước rồi từ từ chìm xuống ñáy bể rồi chết. Ngoài bệnh trắng
da còn có thêm bệnh xuất huyết hay ñóm ñỏ tác nhân gây bệnh là Aeromonas
hidrophila bệnh làm cơ thể cá xuất huyết dễ thấy nhất là ở gốc các vây, xoang
cơ thể có chất dịch màu vàng,hệ tiêu hóa xuất huyết gan thận nhũn ra. Đối với
hai bệnh này trị bằng kháng sinh kết hợp xử lý môi trường nuôi.
Bệnh do ký sinh trùng; thường gặp là bệnh ñỏ xoang miệng hay bệnh ñẹn lưỡi.
Bệnh này trị bằng cách dùng kháng sinh kết hợp xử lý môi trường.
Bệnh do nấm; thường gặp là nấm thủy mi tác nhân gây ra bệnh này là do 2
giống nấm Saproplegnia và Achlya thuộc họ Saprolegniaceae khi mới ký sinh
mắt thường không nhìn thấy ñược, cá thường có triệu trứng ngứa ngáy, da ñen
sẩm. Phòng ngừa bệnh này phải quản lý môi trường nuôi tốt, nước nuôi không

bị nhiễm bẩn nguồn nước cấp vào bể nuôi phải tốt, trước khi thả nuôi có thể
tắm cá qua dung dịch muối ăn 3% trong 20 phút.
Bệnh lở lét hay bệnh ghẻ; bệnh do nhiều tác nhân kết hợp gây ra như Virut, vi
khuẩn, nấm , một số kí sinh trùng, sán lá ñơn chủ, giáp xác. Đối với bệnh này
bằng cách dùng kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc tắm cá bằng kháng sinh hoặc
một số chất xử lý môi trường như KMnO4 hoặc CuSO4
Bệnh do giun sán kí sinh; thường gặp là bệnh giun ñầu móc ký sinh trong ruột.
Cá bị nhiễm bệnh có biểu hiện như cơ thể bị gầy yếu do chúng bị lấy chất dinh
16


dưỡng, khi giun sán phát triển với số lượng nhiều có thể gây hiện tượng tắt
ruột làm chết cá có thể trị bệnh này bằng cách dùng kháng sinh trộn vào thức
ăn.
2.3 Phương pháp nuôi cá Lóc
2.3.1 Nuôi cá Lóc trong ao ñất
Ao nuôi : Diện tích ao 500 – 1000m2 ñể dễ quản lý. Trong ao có thể thả bèo
tây hoặc bèo cái, rau muống làm nơi trú ẩn cho cá, dùng tre, nứa hay lưới cước
chắn giữ cá không nhảy ra ngoài ao, Ao sâu 1 - 1,5m, nguồn nước phong phú
và có chất lượng tốt.
Mật ñộ nuôi : Cần dựa vào nguồn thức ăn và chất lượng nước ñể quyết ñịnh,
nhìn chung thả 10 con/m2 ñối với cá 3 cm, sau ñó xem tình hình sinh trưởng
của cá, ñể tiến hành phân ñàn, dùng lưới ñánh bắt những con sinh trưởng quá
nhanh ñể tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé, mật ñộ cuối cùng là 3 - 5 con/m2,
nếu nguồn nước phong phú cũng có thể tăng thêm mật ñộ. Nếu thả cá cỡ 12 18 cm nuôi ñến cuối năm có thể ñạt 0,6 kg/con. Ngoài ra có thể nuôi ghép một
số cá khác như Rô phi, Mè,…ñể góp phần cải thiện chất lượng nước.
Cho ăn : Thức ăn sống và thức ăn chế biến cá ñều có thể ăn ñược. Thức ăn
sống gồm : cá tạp, tôm, cua, giun, ốc...
Khi cho ăn cá con cần khống chế lượng thức ăn. Nếu cho ăn thức ăn chế biến
phải luyện ngay từ nhỏ (cỡ 2 cm) tốt nhất nuôi trong ao xi măng có nước chảy.

Không ñược ñang luyện cho ăn thức ăn chế biến lại cho thức ăn sống.
Thức ăn chế biến thường dùng 70% cá tạp nghiền nát; bột ñậu tương hay bánh
khô dầu 25%, men tiêu hoá 5%, một ít vi lượng và chất kháng sinh, vitamin.
Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng và tối. Số lượng cho ăn 5 - 7% trọng lượng
thân. Mùa sinh trưởng nhanh cũng không cho ăn quá 10%.
Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình nuôi và hoạt
ñộng hàng ngày của cá, theo dõi sự biến ñộng chất lượng nước trong ao nuôi
ñể có biện pháp xử lý kịp thời.
Thu hoạch; trước khi thu hoạch có thể hạ mực nước ao xuống ñể dễ dàng trong
việc thu hoạch.
2.3.2 Nuôi cá Lóc trong giai ñặt trong ao ñất
Giai nuôi; diện tích giai nuôi tùy thuộc vào khả năng ñầu tư cũng như kinh
nghiệm của người nuôi có diện tích thích hợp thường một giai có diện tích từ
vài m2 ñến vài chục m2.

17


Mùa vụ nuôi thông thường từ tháng 5 – 9 nhưng tập trung nhiều nhất vào
tháng 7 - 8. Cỡ giống phải ñạt từ 20 – 30 g/con, mật ñộ tốt nhất là 60 – 90
con/m2.
Thức ăn phải ñảm bảo hàm lượng protein trên 20%, cá Lóc ngoài sử dụng thức
ăn tươi sống: cá tép, ếch nhái, có thể sử dụng tốt thức ăn công nghiệp, ñịnh kỳ
bổ sung Vitamin C. Khẩu phần ăn ñiều chình theo sức ăn của cá, thời ñiểm cá
còn nhỏ khầu phần có thề dao ñộng trong khoảng từ 10 – 12% trọng lượng ñàn
cá. Sau khi cá lớn khẩu phần ăn còn từ 5 – 8% là vừa (Dương Nhựt Long,
2003). Ban ñầu cá nhỏ cho ăn bằng cách xay nhuyễn cho tới khi cá lớn thức ăn
có thể cung cấp trực tiếp vào giai nuôi.
Chăm sóc và quản lý: Hoạt ñộng chăm sóc và quản lý cần ñược thực hiện
thường xuyên như: kiểm tra giai, theo dỏi hoạt ñộng của cá, vệ sinh lưới,... ñể

có biện pháp xử lý kịp thời
Thu hoạch: ñể ñạt kích cỡ thương phẩm cá Lóc nuôi ít nhất là 6 tháng, thường
7 -8 tháng. Trọng lượng cá có thể ñạt ñược từ 1,2 – 1,5 kg (Dương Nhựt Long,
2004).

18


PHẦN 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cá Lóc lai (Channa sp)
- Nguồn cá giống: Cá giống ñược mua tại Tri Tôn
- Nguồn nước: Nguồn nước sử dụng ñược lấy từ sông ở tỉnh An Giang.
- Dụng cụ kiểm tra môi trường: Test pH, test NH4+, test Oxy.
- Bể thực nghiệm: 10 bể diện tích 15 m2 (3 m x 5 m x 1 m)
- Dụng cụ cân mẫu: cân ñiện tử, cân ñồng hồ 1kg.
- Các dụng cụ phụ trợ khác: Máy bơm, ống PVC, ống nhựa, xô, cân, vợt,
thau...
- Thuốc, hóa chất: Vitamin C, men tiêu hóa, thuốc tím (KMnO4), BKC, …
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Bố trí thực nghiệm
Thực nghiệm nuôi cá Lóc thương phẩm trong bể lót bạt ñược bố trí thực hiện
nuôi trong 10 bể lót bạt có cùng kích cỡ (15 m2), mật ñộ thả nuôi giống nhau
(100 con/m2). Thời gian nuôi thực nghiệm 04 tháng.
Cá ñược nuôi trong 5 bể huyện Tri Tôn và 5 bể huyện Tịnh Biên

19



Hình 3.1: Hình dạng cấu trúc bể nuôi

Bảng 3.1: Bố trí thả cá lóc trong bể lót bạt thuộc các nông hộ tại Tri Tôn
và Tịnh Biên tỉnh An Giang
STT

Địa chỉ

Họ và tên chủ hộ

1

Phan Nhật Thanh

Xã Cô Tô huyện Tri Tôn

2

Huỳnh Thanh Long

Xã Cô Tô huyện Tri Tôn

3

Mai Thanh Long

Xã Cô Tô huyện Tri Tôn

4


Nguyễn Văn Cường

Xã Cô Tô huyện Tri Tôn

5

Võ Văn Kiểm

Xã Cô Tô huyện Tri Tôn

6

Phan Quốc Khánh

Xã Vĩnh Trung huyện Tịnh Biên

7

Nguyễn Thị Kim Dung

Xã Vĩnh Trung huyện Tịnh Biên

8

Trần Văn Lợi

Xã Văn Giáo huyện Tịnh Biên

9


Đỗ Rô Bi

Xã Văn Giáo huyện Tịnh Biên

10

Trần Văn Xế

Xã Thới Sơn huyện Tịnh Biên

Bể bố trí bể nuôi có hình chữ nhật với kích thước 3m x 5m x 1m, khung làm
bằng cây hay tre với 14 trụ cây chắc chắn, xung quanh ñược phủ mê bồ và lót
bạt chất lượng tốt nhằm có thể sử dụng 2 vụ nuôi / năm, ñáy bể nghiên về
cống thoát, trên bể có che lưới không cho cá thoát ra ngoài khi thay nước.
Cá giống dùng bố bể nuôi là cá khỏe mạnh, kích cỡ ñồng ñều, không dị hình,
dị tật và không mang mầm bệnh, cá có khối lượng từ 1,2-1,5g/con ( trung bình
650 con/ kg).
● Chăm sóc và quản lý bể nuôi
Phương pháp chăm sóc và quản lý cá Lóc trong các bể nuôi là hoàn toàn giống
nhau.

20


♦ Quản lý thức ăn
Thức ăn cung cấp cho cá là cá tạp nước ngọt hay cá tạp biển, ốc bưu vàng…
Trước khi cho cá ăn thức ăn ñược rửa sạch ñể hạn chế mầm bệnh cho cá. Lúc
cá còn nhỏ ( 1 tháng ñầu ) cá tạp và ốc làm thức ăn ñược xay nhuyễn. Khẩu
phần cho cá ăn 10% trọng lượng thân và cho cá ăn 4 lần / ngày. Từ tháng
thứ 2, thức ăn ñược cắt nhỏ và cho cá ăn 7% trọng lượng thân. Từ tháng thứ 3,

ốc, cá tạp thì ñược cắt khúc ñể cho cá ăn và khẩu phần ăn là 3 – 5% trọng
lượng thân. Từ tháng thứ 2, cho cá ăn 2 lần / ngày vào buổi sáng và chiều vào
tháng cuối chu kỳ nuôi có thể cho cá ăn 1 lần / ngày. Thức ăn cho cá ñược ñặt
trên sàn, mỗi bể ñặt 2 sàn. Lượng thức ăn cung cấp cho cá nuôi sẽ ñược ñiều
chỉnh số lượng cho phù hợp với sự tăng trưởng của cá.
♦ Quản lý nước
Trong giai ñoạn còn nhỏ cần cần cho ăn một cách hợp lý ñể tránh ảnh hưởng
ñến môi trường.Thay nước trong bể ñịnh kỳ 3 ngày / lần ở 2 tháng ñầu, mỗi
lần thay 30% lượng nước trong bể và ñịnh kỳ 2 ngày / lần từ tháng thứ 3, mỗi
lần thay khoảng 60% lượng nước trong bể. Từ tháng thứ 4, thay nước mỗi
ngày từ 60 – 80%. Trong quá trình nuôi các chất mùn bả tích tụ dưới nền ñáy
cần thường xuyên dùng ống siphon rút bớt các chất bẩn tích tụ ở ñáy bể ñể tạo
môi trường thuận lợi cho sự phát triển cá lóc trong bể lót bạc.

Hình 3.2: Cấp nước bể nuôi
♦ Phòng và trị bệnh
Hàng ngày theo dõi khả năng bắt mồi, hoạt ñộng bơi lội của cá ñể ñiều chỉnh
lượng thức ăn cho phù hợp tránh tình trạng dư hoặc thừa thức ăn cũng như
phát hiện bệnh sớm ñể có biện pháp xử lý kịp thời. Thức ăn cung cấp cho cá
phải ñảm bảo vệ sinh, không bị thối. Định kỳ bổ sung Vitamin C vào thức ăn

21


cho cá 2lần/ngày, bổ sung men tiêu hoá vào thức ăn mổi ngày vào buổi chiều
ñể nâng cao sức ñề kháng và giúp cá tiêu hóa tốt hơn.
3.2.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu môi trường:
Các chỉ tiêu môi trường ñược kiểm tra ñịnh kỳ 15 ngày / lần.

pH

Độ pH của nước ñược ño bằng test, mẫu nước ñược lấy ngẫu nhiên trong bể ở
ñộ sâu 0,5m, test nhanh tại chỗ và ghi nhận kết quả.
Oxy
Oxy hòa tan trong nước ñược ño bằng test, mẫu nước ñược lấy ngẫu nhiên
trong bể ở ñộ sâu 0,5m, test nhanh tại chỗ và ghi nhận kết quả.
NH4+
Hàm lượng tổng ñạm (N-NH4+) cũng ñược ño bằng test, mẫu nước ñược lấy
ngẫu nhiên trong bể ở ñộ sâu 0,5m, test nhanh tại chỗ và ghi nhận kết quả.
3.2.3 Phương pháp thu mẫu và xác ñịnh tốc ñộ tăng trưởng
Trước khi bố trí thực nghiệm, tiến hành cân mẫu cá ñể xác ñịnh khối lượng
ban ñầu. Trong thời gian thực nghiệm, ñịnh kỳ thu mẫu cá 15 ngày/lần ñể
ñánh giá tốc ñộ tăng trưởng của cá, mỗi nghiệm thức cân 30 con.
• Tốc ñộ tăng trưởng trọng lượng theo ngày (Daily Weight Gain)
DWG ( g / ngày ) =

W1 − W0
∆t

• Tốc ñộ tăng trưởng ñặc biệt theo ngày (Specific Growth Rate)
SGR(% / ngày ) =

LnW1 − LnW0
∆t

Trong ñó:
W1 : trọng lượng cuối (g)
W0: trọng lượng ban ñầu (g)
∆t : thời gian giữa 2 lần cân (ngày)
3.2.4 Tỷ lệ sống và năng suất
Tỷ lệ sống


22


Xác ñịnh số lượng cá thể lúc ban ñầu và số lượng cá thể thu hoạch ñược. Sau
ñó tính toán tỷ lệ sống bằng công thức:
Số cá còn sống tại thời ñiểm thu hoạch
TLS (%) =

Tổng số cá thả ban ñầu

x 100

Năng suất nuôi
Năng suất nuôi (kg/m2) = Tổng khối lượng cá thu hoạch / Diện tích nuôi
3.2.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (Feed Conversion Ratio – FCR)
FCR = Thức ăn sử dụng / Trọng lượng cá gia tăng
3.2.6 Tính hiệu quả kinh tế
Lợi nhuận ( ngàn ñồng/bể ) = tổng thu nhập – tổng chi phí
Tổng thu = sản lượng cá (kg) x giá cá (VNĐ)
Tổng chi
- Con giống
- Thức ăn
- Công thuê mướn lao ñộng
- Năng lượng (ñiện, nhiên liệu)
- Thuốc và hóa chất
- Khấu hao dụng cụ và thiết bị sử dụng
- Các khoản chi khác
Tỷ suất lợi nhuận (%) = lợi nhuận / tổng chi phí *100
3.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu

- Số liệu về môi trường, trọng lượng cá ñược thu thập trực tiếp thông qua cân,
ño. lập sổ ghi chép hàng ngày.
- Sử dụng phần mềm Excel, SPSS, dùng bản ANOVA ñể so sánh sự khác biệt
trung bình giữa hai thực nghiệm

23


PHẦN 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Môt số yếu tố môi trường
4.1.1 pH
Kết quả khảo sát nồng ñộ pH ở 2 thực nghiệm dao ñộng từ 6,9 – 7,3 nằm trong
khoảng thích hợp cho cá Lóc phát triển. Cá lóc có khả năng chịu ñựng tốt
trong môi trường kiềm vá acid (Pillay,1990). Theo Nguyễn Văn Kiểm và
Phạm Minh Thành (2009) khả năng thích ứng của cá ñối với giá tri ñộ pH
khác nhau tùy theo loài, pH có giá trị từ 7 – 8 thích hợp với các loài cá nuôi.
Theo Trương Quốc Phú (2006) pH là một trong những nhân tố môi trường có
24


ảnh hưởng lớn một cách trực tiếp và gián tiếp ñối với ñời sống thủy sinh vật
như sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và tỉ lệ sống, pH thích hợp cho ñời sống
thủy sinh vật là 6,5 – 9.
So với kết quả của Tăng Tấn Lực (2010) pH dao ñộng từ 7,35 – 7,6 thì kết quả
này thấp hơn ñạt từ 6,9 – 7,3. Kết quả này tương tụ như kết quả Trương Minh
Đoàn (2010) pH dao ñộng từ 6,8 – 7,4 .
pH
7.4
7.3

7.2
7.1
TN1

7

TN2

6.9
6.8

Đợt Thu

6.7
1

2

3

4

5

6

7

8


Hình 4.1: Biến ñộng nồng ñộ pH qua các ñợt thu mẫu
4.1.2 Oxygen
Thực nghiệm nuôi cá lóc trong bể lót bạc do ñây là mô hình nuôi nước tĩnh kết
hợp với chế ñộ thay nước thường xuyên (3lần/tuần) vì vậy việc cung cấp oxy
trong bể nuôi từ quá trình quang hợp của các loài thực vật thủy sinh thi hầu
như không ñáng kể. 0xy cung cấp cho bể nuôi chủ yếu thông qua quá trình
thay nước oxy ñược khếch tán từ không khí.
Hàm lượng oxy hòa tan qua các ñợt thu mẫu biến ñộng không lớn dao ñộng từ
2,6 – 3,8 mg/l, giữa hai thực nghiệm không có sự biến ñộng lớn do bể nuôi
ñược ñịnh kỳ thay nước. So với kết quả khảo sát của Trương Minh Đoàn
(2010) hàm lượng oxy hòa tan dao ñộng 2 – 3 mg/l thì kết quả khảo sát này
không có sự khác biệt lớn.

25


×