Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

giáo trình Tin hoc ky thuat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.8 MB, 206 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

TIN HỌC KỸ THUẬT
Biên soạn:
ThS. Phạm Hùng Kim Khánh


Tin học kỹ thuật
Ấn bản 2019


MỤC LỤC

I

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................. I
HƯỚNG DẪN ......................................................................................................................... IV
CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................... VI
BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB ..................................................................................................... 1
1.1 GIỚI THIỆU ........................................................................................................................ 1
1.2 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN ..................................................................................................... 4
1.2.1 Các phép toán và toán tử.............................................................................................. 4
1.2.2 Khai báo biến ............................................................................................................... 5
1.2.3 Các lệnh thường dùng .................................................................................................. 5
1.2.4 Lưu biến vào file và lấy nội dung biến từ file ............................................................... 5
1.2.5 Ma trận ......................................................................................................................... 6
1.2.6 Đa thức ....................................................................................................................... 12
1.2.7 Lập trình trong MatLab .............................................................................................. 13


1.2.8 Các file và hàm ........................................................................................................... 16
1.3 ĐỒ HOẠ ............................................................................................................................ 22
1.3.1 Các lệnh vẽ ................................................................................................................. 22
1.3.2 Tạo hình vẽ ................................................................................................................. 22
1.3.3 Kiểu đường vẽ ............................................................................................................. 22
1.3.4 Vẽ với hai trục y.......................................................................................................... 24
1.3.5 Vẽ đường cong 3D ...................................................................................................... 24
1.3.6 Vẽ nhiều trục toạ độ ................................................................................................... 25
1.3.7 Đặt các thông số cho trục ........................................................................................... 26
1.3.8 Giới hạn của trục và chia vạch trên trục ................................................................... 27
1.3.9 Ghi nhãn lên các trục toạ độ ...................................................................................... 27
1.3.10 Đồ hoạ đặc biệt: ....................................................................................................... 31
1.3.11 Đồ hoạ 3D ................................................................................................................ 36
TÓM TẮT................................................................................................................................ 38
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................................. 38
BÀI 2: GIAO DIỆN ĐỒ HỌA -GUI (GRAPHIC USER INTERFACE) ............................. 41
2.1 Tạo GUI ............................................................................................................................. 41
2.2 Các đối tượng đồ hoạ......................................................................................................... 43
2.3 Tạo menu ........................................................................................................................... 45
2.4 Viết mã lệnh trong file .m.................................................................................................. 46
2.5 Ví dụ tạo GUI .................................................................................................................... 47
TÓM TẮT................................................................................................................................ 51
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................................. 51
BÀI 3: SYMBOLIC ................................................................................................................... 54
3.1 Đạo hàm và vi phân ........................................................................................................... 55
3.2 Tích phân ........................................................................................................................... 56


II


MỤC LỤC

3.3 Hàm ngược ........................................................................................................................ 57
3.4 Vẽ đồ thị ............................................................................................................................ 57
3.5 Định dạng biểu thức .......................................................................................................... 59
3.6 Giải phương trình và hệ phương trình ............................................................................... 60
3.7 Tìm giới hạn ...................................................................................................................... 64
TÓM TẮT................................................................................................................................ 65
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................................. 66
BÀI 4: SIMULINK .................................................................................................................... 67
4.1 Cơ sở về Simulink ............................................................................................................. 69
4.1.1 Các khối ...................................................................................................................... 69
4.1.2 Các thư viện khối ........................................................................................................ 73
4.1.3 Các đường .................................................................................................................. 73
4.1.4 Ghi chú ....................................................................................................................... 74
4.1.5 Làm việc với các loại dữ liệu...................................................................................... 74
4.1.6 Làm việc với tín hiệu phức ......................................................................................... 75
4.1.7 Tạo hệ thống con ........................................................................................................ 76
4.2 Mô hình hoá ....................................................................................................................... 77
4.2.1 Mô hình hoá một phương trình................................................................................... 77
4.2.2 Mô hình hoá hệ phương trình tuyến tính .................................................................... 79
4.2.3 Giải phương trình bậc cao: ........................................................................................ 79
4.2.4 Mô hình hoá hệ thống liên tục đơn giản..................................................................... 80
4.2.5 Mô hình hoá hệ phương trình vi phân bậc cao .......................................................... 81
4.2.6 Mô hình hoá hệ có điều kiện đầu khác không ............................................................ 82
4.2.7 Mô hình hóa hệ cho bởi sơ đồ khối ............................................................................ 84
4.2.8 Mô hình hoá hệ phi tuyến ........................................................................................... 84
4.2.9 Ví dụ ............................................................................................................................ 87
TÓM TẮT................................................................................................................................ 90
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................................. 90

BÀI 5: CÁC TOOLBOX HỖ TRỢ .......................................................................................... 93
5.1 Communication ................................................................................................................. 93
5.1.1 Hàm ............................................................................................................................ 93
5.1.2 Simulink .................................................................................................................... 111
5.1.3 Ví dụ .......................................................................................................................... 122
5.2 Simscape Multibody ........................................................................................................ 130
5.2.1 Bodies ....................................................................................................................... 130
5.2.2 Joints......................................................................................................................... 137
5.2.3 Constraints & Drivers .............................................................................................. 147
5.2.4 Sensors & Actuators ................................................................................................. 151
5.2.5 Force & Elements ..................................................................................................... 157
5.2.6 Ví dụ .......................................................................................................................... 158
5.3 Control System ................................................................................................................ 168
5.3.1 Mô hình hệ thống ...................................................................................................... 169
5.3.2 Phân tích hệ thống .................................................................................................... 173
5.3.3 PID Tuning ............................................................................................................... 178


MỤC LỤC

III

5.3.4 Thiết kế hệ thống điều khiển dùng Control System Designer .................................. 190
TÓM TẮT.............................................................................................................................. 195
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 196


IV

HƯỚNG DẪN


HƯỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
Tin học kỹ thuật là một trong những môn học cơ sở cho sinh viên ngành Kỹ thuật.
Môn học giới thiệu về MatLab, thiết kế giao diện và các công cụ hỗ trợ.

NỘI DUNG MÔN HỌC


Bài 1. Cơ sở về MatLab.



Bài 2. GUI.



Bài 3. Simulink.



Bài 4. Symbolic.



Bài 5. Các toolbox hỗ trợ.

KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ
Môn học Tin học kỹ thuật đòi hỏi sinh viên có nền tảng về Tin học cơ bản.


YÊU CẦU MÔN HỌC
Người học phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài tập đầy đủ ở nhà.

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và làm
đầy đủ bài tập; đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài học.
Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc nội
dung bài học. Kết thúc mỗi ý của bài học, người đọc trả lời câu hỏi ôn tập và kết thúc
toàn bộ bài học, người đọc làm các bài tập.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Môn học được đánh giá gồm:


HƯỚNG DẪN



Điểm quá trình: 50%. Hình thức và nội dung do giảng viên quyết định, phù hợp với
quy chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập.



V

Điểm thi: 50%. Hình thức bài thi thực hành trong 90 phút.


VI


CÁC TỪ VIẾT TẮT

CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADS-B - Automatic Dependent Surveillance-Broadcast
AM – Amplitude Modulation: điều biên
AWGN – Additive White Gaussian Noise: nhiễu trắng Gaussian cộng
BER – Bit error rate: tỷ số lỗi bit
BPSK – Binary Phase Shift Keying: điều chế pha nhị phân
CPFSK – Continuous Phase Frequency Shift Keying: FSK pha liên tục
CPM – Continuous Phase Modulation: điều chế pha liên tục
CRC – Cyclic Redundancy Check: kiểm tra độ dư vòng
DBPSK – Differential BPSK: BPSK vi phân
FM – Frequency Modulation: điều tần
FSK - Frequency Shift Keying
GMSK – Gaussian Minimum-Shift Keying
IMC – Internal Model Control: điều khiển mô hình nội
LQG – Linear Quadratic Gaussian: Gauss tuyến tính bậc hai
LTE – Long Term Evolution
MIMO – Multiple Input Multiple Output
OFDM - Orthogonal Frequency-Division Multiplexing: ghép kênh phân chia theo tần số
trực giao
OQPSK – Offset QPSK
OVSF - Orthogonal Variable Spreading Factor: hệ số trải biến trực giao
PAM - Pulse Amplitude Modulation: điều biên xung
PID - Proportional Integral Derivative: vi tích phân tỷ lệ
PM – Phase Modulation: điều pha
QAM – Quadrature Amplitude Modulation: điều chế biên độ vuông góc


CÁC TỪ VIẾT TẮT


QPSK - Quadature Phase Shift Keying: điều chế pha cầu phương
SER – Symbol error rate: tỷ số lỗi symbol
.

VII



BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB

1

BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB
Sau khi học xong bài này, người học có thể:


Lập trình cơ bản trên MatLab



Hiểu các lệnh cơ bản, cách xây dựng và thực hiện hàm trên MatLab



Biết cách vẽ các đồ thị cơ bản 2D và 3D.

1.1 GIỚI THIỆU
MATLAB (Matrix laboratory) là phần mềm dùng để giải các bài toán kỹ thuật,
đặc biệt là các bài toán liên quan đến ma trận. MATLAB cung cấp các toolboxes,

tức các hàm mở rộng môi trường MATLAB để giải quyết các vấn đề đặc biệt như
xử lý tín hiệu số, hệ thống điều khiển, mạng neuron, fuzzy logic, mô phỏng v.v.
Để khởi động MATLAB ta nhấn đúp vào icon của nó trên màn hình.

Cửa sổ biểu tượng của chương trình MatLab:

Hình 1.1 – Cửa sổ khởi động của MatLab


2

BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB



Cửa sổ làm việc của MatLab:

Thư mục hiện hành

Cửa sổ lệnh
Các file có trong thư
mục hiện hành

Hình 1.2 – Cửa sổ làm việc của MatLab


Cửa sổ lệnh Command window:

Là cửa sổ giao tiếp chính của Matlab, là nơi nhập giá trị các biến, hiển thị giá
trị, tính toán giá trị của biểu thức, thực thi các hàm có sẵn trong thư viện (builtin function), hoặc các hàm do người dùng lập trình ra trong m-files. Các lệnh được

nhập sau dấu nhắc ‘>> ‘và thực thi lệnh bằng phím Enter.
Gõ các lệnh sau:
A = pi/2;
B = sin(A)
B=1


Cửa sổ Workspace:

Là cửa sổ thể hiện tên các biến bạn sử dụng cùng với kích thước vùng nhớ (số
bytes), kiểu dữ liệu (lớp), các biến được giải phóng sau mỗi lần tắt chương trình.
Cửa sổ Workspace cho phép thay đổi giá trị của biến bằng cách nhấn phím chuột
phải lên các biến và chọn Edit.
Để mở chương trình soạn thảo trong MatLab, gõ lệnh:


BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB

3

edit
Cửa sổ Editor sẽ hiện ra:

Hình 1.3 – Cửa sổ Editor
Sau đó nhập vào đoạn chương trình sau:
% Chuong trinh trong M-file
x= 0:pi/6:2*pi;
y=sin(x);
plot(x,y);
Lưu chương trình với tên file plot_sin.m. Thực thi chương trình trên trong cửa

sổ Command window bằng dòng lệnh sau
plot_sin


Cửa sổ Editor:

Là cửa sổ dùng để soạn thảo chương trình ứng dụng, được khởi động bằng
lệnh edit trong Command Window. Chương trình soạn thảo trong cửa sổ edit có
2 dạng:
+ Dạng Script file : tập hợp các câu lệnh viết dưới dạng liệt kê, không có biến
dữ liệu vào và biến ra.
+ Dạng function: có biến dữ liệu vào và biến ra.


4

BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB

1.2 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.2.1 Các phép toán và toán tử
Các phép toán:
+ , - , * , / , \ (chia trái) , ^ (mũ) , '(chuyển vị hay số phức liên hiệp).
Các toán tử quan hệ :
< , <= , > , >= , == , ~=
Các toán tử logic :
& , | (or) , ~ (not)
Các hằng:
pi

3.14159265


i

số ảo

j

tương tự i

eps
realmin

sai số 2-52
số thực nhỏ nhất 2-1022

realmax số thực lớn nhất 21023
inf

vô cùng lớn

NaN

Not a number

Ví dụ 1.1: Đoạn chương trình giải phương trình bậc 2:
a= 1;
b=-2;
c=1;
delta= b^2- 4*a*c; %Tinh delta
x1=(-b + sqrt(delta))/(2*a)

x2=(-b - sqrt(delta))/(2*a)
Chú ý :
+ Các lệnh kết thúc bằng dấu chấm phẩy, Matlab sẽ không thể hiện kết quả
trên màn hình.


BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB

5

+ Các chú thích được đặt phía sau dấu %.
+ Trong quá trình nhập nếu các phần tử trên một hàng dài quá ta có thể xuống
dòng bằng toán tử ba chấm (. . .)

1.2.2 Khai báo biến
- Phân biệt chữ hoa và chữ thường.
- Không cần phải khai báo kiểu biến.
- Tên biến phải bắt đầu bằng ký tự và không được có khoảng trắng.
- Không đặt tên trùng với các tên đặc biệt của MatLab.
- Để khai báo biến toàn cục (sử dụng được trong tất cả chương trình con), phải
dùng thêm từ khoá global phía trước.

1.2.3 Các lệnh thường dùng
help tên_hàm % tham khảo help của hàm
lookfor ‘chuỗi’ %Tìm kiếm
clc % Xoá màn hình
clear tên_biến % Xoá biến
clear all %Xoá tất cả các biến
clf %Xoá figure
save % Lưu biến vào file

load % Lấy nội dung của biến từ file
who % liệt kê các biến trong bộ nhớ
whos % liệt kê chi tiết các biến trong bộ nhớ
which
what

1.2.4 Lưu biến vào file và lấy nội dung biến từ file
Dùng lệnh save để lưu nội dung các biến trong MatLab vào file.


6

BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB

% Lưu tất cả các biến vào file test.mat:
save test.mat
% Lưu 2 biến p, q vào file, trong đó tên file là 1 biến:
savefile = 'test.mat';
p = rand(1, 10);
q = ones(10);
save(savefile, 'p', 'q');
% Lưu biến dạng cấu trúc:
s1.a = 12.7;
s1.b = {'abc', [4 5; 6 7]};
s1.c = 'Hello!';
save('test.mat', '-struct', 's1');
Khi dùng lệnh save, tất cả các biến trong file cũ sẽ bị mất. Để giữ lại dữ liệu
cũ, ta dùng thêm thông số -append.
p = rand(1, 10);
q = ones(10);

save('test.mat', 'p'); % Lưu biến p
save('test.mat', 'q'); % Lưu biến q → p bị xóa
save('test.mat', 'p',’-append’); % Lưu biến p và không xóa q
Dùng lệnh load để lấy nội dung các biến đã lưu vào file.
load('test.mat'); % Lấy tất cả các biến đã lưu
load('test.mat', 'p'); % Lấy biến p trong file test.mat

1.2.5 Ma trận
1.2.5.1 Nhập ma trận
Ma trận là một mảng có m hàng và n cột. Trường hợp ma trận chỉ có một phần
tử (ma trận 1x1) ta có một số. Ma trận chỉ có một cột hay một hàng được gọi là
một vector. Ta có thể nhập ma trận vào MATLAB bằng nhiều cách:
• Nhập một danh sách các phần tử từ bàn phím
• Nạp ma trận từ file


BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB

7

• Tạo ma trận nhờ các hàm có sẵn trong MATLAB
• Tạo ma trận nhờ hàm tự tạo
Khi nhập ma trận từ bàn phím ta phải tuân theo các quy định sau:
• Ngăn cách các phần tử của ma trận bằng dấu “,” hay khoảng trắng.
• Dùng dấu “;” để kết thúc một hàng
• Bao các phần tử của ma trận bằng cặp dấu ngoặc vuông [ ]
Ví dụ 1.2: Nhập ma trận:
A = [16 3 2 13; 5 10 11 8;9 6 7 12;4 15 14 1];
Thực hiện lệnh:
sum(A)

ans = 34 34 34 34
Khi ta không chỉ biến chứa kết quả thì MATLAB dùng biến mặc định là ans, viết
tắt của answer.
Muốn lấy tổng của các hàng ta cần chuyển vị ma trận bằng dùng lệnh:
A’
ans =
16 5 9 4
3 10 6 15
2 11 7 14
13 8 12 1

1.2.5.2 Chỉ số
Phần tử ở hàng i cột j của ma trận có ký hiệu là A(i,j). Tuy nhiên, ta cũng có
thể tham chiếu tới phần tử của mảng nhờ một chỉ số, ví dụ A(k). Trong trường
hợp này, ma trận được xem là một cột dài tạo từ các cột của ma trận ban đầu.
Như vậy viết A(8) có nghĩa là tham chiếu phần tử A(4, 2) (nếu ma trận có 4
hàng). Lưu ý rằng các chỉ số của ma trận thường bắt đầu từ 1.


8

BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB

1.2.5.3 Toán tử “:”
Toán tử “:” là một toán tử quan trọng của MATLAB. Nó xuất hiện ở nhiều dạng
khác nhau. Biểu thức 1:10 là một vector hàng chứa 10 số nguyên từ 1 đến 10.
1:10
ans = 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
100:‐7:50 %tạo dãy số từ 100 đến 51, cách đều nhau 7
ans = 100 93 86 79 72 65 58 51

0: pi/4: pi %tạo một dãy số từ 0 đến , cách đều nhau /4
ans = 0 0.7854 1.5708 2.3562 3.1416
Các biểu thức chỉ số có thể tham chiếu tới một phần của ma trận. A(1:k,j) xác
định k phần tử đầu tiên của cột j. Ngoài ra toán tử “:” tham chiếu tới tất cả các
phần tử của một hàng hay một cột.
A(:,3)
ans =
2
11
7
14
A(3, :)
ans =
9 6 7 12
B = A(:, [1 3 2 4]) %tạo ma trận B từ ma trận A bằng cách đổi thứ
tự các cột từ [1 2 3 4] thành [1 3 2 4]
B=
16 2 3 13
5 11 10 8
9 7 6 12


BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB

9

4 14 15 1

1.2.5.4 Tạo ma trận bằng hàm có sẵn
MATLAB cung cấp một số hàm để tạo các ma trận cơ bản:



linspace: tạo một vector có giá trị cách đều nhau.

a = linspace(1,5,15) % Tạo vector a từ 1 – 5, có 15 phần tử
a =1.0000 1.2857 1.5714 1.8571 2.1429 2.4286 2.7143 3.0000 3.2857 3.5714
3.8571 4.1429 4.4286 4.7143 5.0000


zeros: tạo ra ma trận mà các phần tử đều là 0.

z = zeros(2, 4)
z=
0000
0000


ones tạo ra ma trận mà các phần tử đều là 1.

x = ones(2, 3)
x=
111
111
y = 5*ones(2, 2)
y=
55
55


rand tạo ra ma trận mà các phần tử ngẫu nhiên phân bố đều.


d = rand(4, 4)
d=
0.9501 0.8913 0.8214 0.9218
0.2311 0.7621 0.4447 0.7382


10

BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB

0.6068 0.4565 0.6154 0.1763
0.4860 0.0185 0.7919 0.4057


randn tạo ra ma trận mà các phần tử ngẫu nhiên phân bố chuẩn.

e = randn(3, 3)
e=
-0.4326 0.2877 1.1892
-1.6656 -1.1465 -0.0376
0.1253 1.1909 0.3273


magic(n) tạo ra ma trận cấp n gồm các số nguyên từ 1 đến n2 với tổng
các hàng bằng tổng các cột và bằng tổng các đường chéo (n  3).



pascal(n) tạo ra tam giác Pascal.


pascal(4)
ans =
1111
1234
1 3 6 10
1 4 10 20


eye(n) tạo ma trận đơn vị

eye(3)
ans =
100
010
001


eye(m,n) tạo ma trận đơn vị mở rộng

eye(3,4)
ans =


BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB

11

1000
0100

0010

1.2.5.5 Nối ma trận
Ta có thể nối các ma trận có sẵn thành một ma trận mới.
Ví dụ 1.3:
a = ones(3, 3);
b = 5*ones(3, 3);
c = [a+2; b]
c=
333
333
333
555
555
555

1.2.5.6 Xoá hàng và cột
Ta có thể xoá hàng và cột từ ma trận bằng dùng dấu [].
b =[5 5 5;5 5 5;5 5 5];
b(:, 2) = [] ; %xoá cột thứ 2
b=
55
55
55
b(1:2:5) = []; % xoá các phần tử bắt đầu từ 1 đến 5 và cách 2
(1,3,5) rồi sắp xếp lại ma trận.


12


BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB

1.2.5.7 Các lệnh xử lý ma trận
Cộng : X = A + B
Trừ : X = A - B
Nhân : X = A*B
X = A.*B nhân các phần tử tương ứng với nhau, yêu cầu 2 ma trận A và B phải
có cùng kích thước.
Chia : X = A/B lúc đó X = A * inv(B)
X = A\B lúc đó X = inv(A) * B
X=A./B chia các phần tử tương ứng với nhau, 2 ma trận A và B có cùng kích
thước.
Luỹ thừa : X = A^2
X = A.^2
Nghịch đảo: X = inv(A)
Định thức: d = det(A)

1.2.6 Đa thức
Các đa thức trong Matlab được mô tả bằng các vector hàng với các phần tử
của vector chính là các hệ số của đa thức, xếp theo thứ tự số mũ giảm dần. Ví
dụ, đa thức m = s4-s3+4s2-5s-1 được biểu diễn là:
m=[1 -1 4 -5 -1]
Để xác định giá trị của đa thức, ta dùng lệnh polyval. Ví dụ, xác định giá trị
của đa thức tại điểm s=2:
polyval(m,2)
Để xác định nghiệm của đa thức, ta dùng lệnh roots. Ví dụ:
roots(m)


BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB


13

1.2.7 Lập trình trong MatLab
1.2.7.1 Các phát biểu điều kiện if, else, elseif:
Cú pháp của if:
if <biểu thức điều kiện>

end
Nếu <biểu thức điều kiện> cho kết quả đúng thì phần lệnh trong thân của if
được thực hiện. Các phát biểu else và elseif cũng tương tự.
Ví dụ 1.4:Ta xét chương trình đoán tuổi như sau:
disp(‘Xin chao! Han hanh duoc lam quen’); %Xuất chuỗi ra màn hình
x = fix(30*rand);
disp(‘Tuoi toi trong khoang 0 ‐ 30’);
g = input(‘Xin nhap tuoi cua ban: ‘);
if g < x
disp(‘Ban tre hon toi’);
elseif g > x
disp(‘Ban lon hon toi’);
else
disp(‘Ban bang tuoi toi’);
end

1.2.7.2 Switch
Cú pháp của switch như sau:
switch <biểu thức>
case n1
<lệnh 1>



14

BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB

case n2
<lệnh 2>
. . . . . . . . . . . . . . .
case nn
<lệnh n>
Otherwise
<lệnh n+1>
end

1.2.7.3 While
Vòng lặp while dùng khi không biết trước số lần lặp. Cú pháp như sau:
while <biểu thức>

end
Ví dụ 1.5: Xét chương trình in ra chuoi “Xin chao” lên mà hình với số lần nhập
từ bàn phím như sau:
disp(ʹxin chaoʹ);
g = input(ʹNhap so lan in: ʹ);
i = 0;
while i~=g
disp([ʹXin chaoʹ i]);
i = i+1
end

1.2.7.4 For

Vòng lặp for dùng khi biết trước số lần lặp. Cú pháp như sau:
for <chỉ số>=<giá trị đầu>:<mức tăng>:<giá trị cuối>
Ví dụ 1.6: Xây dựng chương trình đoán số:


BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MATLAB

x = fix(100*rand);
n = 7;
t = 1;
for k = 1:1:7
num = int2str(n); % Chuyển từ số nguyên thành string
disp([ʹBan co quyen du doan ʹ num ʹ lanʹ]);
disp(ʹSo can doan nam trong khoang 0 ‐ 100ʹ);
g = input(ʹNhap so ma ban doan: ʹ);
if g < x
disp(ʹBan doan nho honʹ);
elseif g>x
disp(ʹSo ban doan lon honʹ);
else
disp(ʹBan da doan dung.Xin chuc mungʹ);
t = 0;
break;
end
n = n‐1;
end
if t > 0
disp(ʹBan khong doan ra roiʹ);
numx = int2str(x);
disp([ʹDo la so: ʹ numx]);

end

15


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×