Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

đề cương giao tiếp sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.84 KB, 5 trang )

Câu 10:
- Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ những phương pháp, thủ thuật tiếp
nhận, phản ứng, hành động tương đối bền vững, ổn định của giáo viên và học
sinh trong quá trình tiếp xúc nhằm truyền đạt, lĩnh hội được tri thức khoa học,
vốn sống, kinh nghiệm kĩ năng kĩ xảo nghề nghiệp, góp phần xây dựng và phát
triển nhân cách toàn diện ở học sinh.
- Phong cách dân chủ:
+ Thực chất phong cách dân chủ là giáo viên coi trọng đặc điểm tâm lý cá
nhân, vốn kinh nghiệm, trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú và mức
độ nhận thức tích cực của học sinh. Giáo viên ý thức được điều đó và hành
động, ứng xử theo nội dung trên.
+ Biểu hiện: Lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của học sinh, tôn trọng nhân cách
của các em. Luôn luôn gần gũi thân mật với các em, có biện pháp kịp thời giải
quyết đúng đắn, chính xác những vướng mắc trong quan hệ học tập, sinh hoạt
của học sinh. Tạo ra niềm tin yêu, kính trọng ở các em đối với thầy cô giáo.
+ Ưu, nhược điểm: Tạo cho đối tượng giao tiếp tính tích cực, tự giác, độc lập,
sáng tạo và có ý thức trách nhiệm cao.
Tuy nhiên phong cách dân chủ ở đây không có nghĩa là nuông chiều, thả mặc
học sinh hoặc xóa bỏ danh giới thầy trò theo nghĩa cá mè một lứa mà là thể
hiện sự tôn trọng đối tượng giao tiếp, thể hiện rõ sự tôn sư trọng đạo ở học
sinh.
Ví dụ: Khi soạn giáo án, giáo viên đưa ra các bài toán phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh. Trong khi giảng Toán cho học sinh, giáo viên luôn mời
học sinh phát biểu cách làm của mình.
Câu 11:
Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ những phương pháp, thủ thuật tiếp
nhận, phản ứng, hành động tương đối bền vững, ổn định của giáo biên và học
sinh trong quá trình tiếp xúc nhằm truyền đạt, lĩnh hội tri thức khoa học, vốn
sống, kinh nghiệm kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, góp phần xây dựng và phát
triển nhân cách toàn diện ở học sinh.



Phong cách độc đoán
+ Thực chất: Là phong cách mà trong đó giáo biên khi ứng xử với học sinh
thường xem nhẹ, không tính đến đặc điểm tâm lí cá nhân của đối tượng giáo
tiếp. Vì vậy khi tiếp xúc với học sinh hay đưa ra những yêu cầu xa lạ, mang
tính chất áp đặt khiến cho các em khó thực hiện.
+ Biểu hiện: Đánh giá thường theo ý chủ quan của mình, hành động, ứng xử
đơn phương một chiều từ phía mình sang đối tượng giao tiếp mà ít khi lắng
nghe đối tượng nói.
+ Ưu nhược điểm: Phong cách độc đoán có tác dụng nhất định đối với công
việc cần phải hoang thành trong thời gian ngắn, có tính cấp bách. Phong cách
này phù hợp với tập thể mới hình thành và tập thể không có sự thống nhất.
Giáo viên có phong cách độc đoán thường trung thực, thẳng thắn, đôi khi vụng
về, thiếu tế nhị trong giao tiếp.
Ví dụ: Trong quá trình giảng bài Toán, giáo viên giảng từ một phía, không để ý
đến khả năng nhận thức, tiếp thu của học sinh, yêu cầu học sinh làm theo cách
của mình mà không để ý đến ý kiến khác.
Kết luận sư phạm:
- Trong quá trình dạy học cần tránh việc quá lạm dụng phong cách độc đoán,
bắt ép học sinh theo ý của giáo viên.
+ Về thái độ: Tôn trong ý kiến học sinh, quan tâm để ý đến khả năng nhận
thức, nhu cầu của học sinh
+ Về hành vi: Lắng nghe ý kiến từ học sinh, khích lệ học sinh phát biểu ý kiến.
Sử dụng linh hoạt, hiệu quả phong cách độc đoán trong quá trình xử lý tình
huống nảy sinh trong giờ học trên lớp.
Câu 12:
Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ những phương pháp, thủ thuật tiếp
nhận, phản ứng, hành động tương đối bền vững, ổn định của giáo viên và học
sinh trong quá trình tiếp xúc nhằm truyền đạt, lĩnh hội được tri thức khoa học,
vốn sinh, kinh nghiệm kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, góp phần xây dựng và phát

triển nhân cách toàn diện ở học sinh.


Phong cách tự do:
+ Thực chất: Phong cách tự do là phong cách mà trong đó thái độ, hành vi, cử
chỉ, điệu bộ, cách ứng xử của giáo viên đối với học sinh dễ dàng thay đổi trong
những hoàn cảnh tình huống giao tiếp khác nhau.
+ Biểu hiện:

- Dễ dàng thay đổi mục đích, nội dung, đối tượng giao tiếp.
- Giáo viên thường không làm chủ được cảm xúc của mình khi

giao tiếp.
+ Ưu nhược điểm: - Có tính mềm dẻo, linh hoạt, đôi khi có sự khéo léo đối xử
sư phạm. Do đó tạo ra cho đối tượng giao tiếp một cảm giác thoải mái nhất
định.
- Giáo viên có phong cách tự do lại để trong đối tượng giao
tiếp ấn tượng “xem thường” nhân cách.
Ví dụ: Trong lớp tiết Toán, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh phát biểu suy
nghĩ, cách làm của mình đồng thời hòa đồng với các em trong giờ nghỉ giao
lao.
Kết luận sư phạm:
- Trong quá trình giao tiếp cần quan tâm đến thái độ, hành vi, nhu cầu chính
đáng của học sinh.
- Có thái độ đúng mực trong quá trình giao tiếp, kiểm soát tốt cảm xúc của bản
thân.
- Cần kết hợp linh hoạt với các phong cách giao tiếp khác.
Câu 13:
Ấn tượng ban đầu là hình ảnh tâm lí tổng thể về diện mạo bên ngoài, cử chỉ
điệu bộ, phong cách và một số nét tính cách nhất định mà giáo viên, đối tượng

giao tiếp thu nhận được về học sinh, chủ thể giao tiếp, trong lần gặp gỡ đầu
tiên.
Ấn tượng ban đầu không chỉ được hình thành từ giây phút đầu tên mà được
hiểu là ấn tượng về đối tượng giao tiếp trong lần gặp gỡ đầu tiên.
Ấn tượng ban đầu được tạo nên bởi 3 thành phần:
- Thành phần cảm tính


- Thành phần logic
- Thành phần cảm xúc
Trong đó thành phần cảm tính chiếm ưu thế.
Để gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp trong giao tiếp sư phạm không chỉ cần chú ý
tới dáng vẻ bề ngoài mà còn cả những nét đpẹ trong cách ứng xử, thái độ, vẻ
đẹp tâm hồn. Cụ thể:
- Trang phục: gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp bới thân hình thể hiện sự tự trong,
trang điểm phải phù hợp với dáng vẻ của bản thân với đối tượng và hoàn cảnh
giao tiếp.
- Thái độ cởi mở, thân thiện, lịch sự và khiêm tốn, bình tĩnh, tự tin.
- Giọng nói vừa đủ, dễ nghe khiến học sinh dễ tiếp thu, không quá nhanh hoặc
quá chậm.
- Các nghi thức giao tiếp: Chào hỏi, bắt tay, xưng hô … phải đúng chuẩn mực
và phù hợp với vai trò xã hội và trong nghề nghiệp của mình.
- Mở đầu cuộc trò chuyện với phụ huynh và học sinh một cách tự nhiên. Hãy
khen ngợi họ bất cứ khi nào có thể nhưng tránh lạm dụng.
- Có sự hiểu biết nhất định về học sinh thông qua việc thu thập thông tin neeys
được chuẩn bị trước.
Ngoài ra, trong lần đầu gặp gỡ, giáo viên đúng giờ sẽ tạo ấn tượng tốt cho học
sinh.
Câu 16:
Kĩ năng lắng nghe là khả năng vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của giáo

việc vào việc quan sát và tập trung chú ý lắng nghe học sinh nói để hiểu nội
dung ngôn ngữ nói và những suy nghĩ của các em. Đồng thời giúp các em nhận
biết được rẳng họ đang được quan tâm và chia sẻ.
Kĩ năng lắng nghe có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp nói chung và giao tiếp
sư phạm nói riêng. Bởi vì nhờ có kỹ năng lắng nghe mà cả giáo viên và học
sinh tiếp nhận được nội dung giao tiếp và hiểu thông tin một cách chính xác để
tương tác với nhau có hiệu quả nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Có kĩ năng này thì giáo viên có thể nâng cao được khả năng nắm bắt thông tin,
đánh giá và giải quyết các tình huống giao tiếp sư phạm một cách đầy đỉ và


chính xác hơn. Từ đó tạo dựng được niềm tin và xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với phụ huynh … trên cơ sở
hiểu, cảm thông, chia sẻ. Kĩ năng lắng nghe giúp giáo viên thể hiện sự tôn
trọng với học sinh và phụ huynh … và tôn trọng chính mình. Chính điều nay có
tác dụng giáo dục, nhắc nhở cả học sinh và phụ huynh thể hiện sự lắng nghe trở
lại với thông tin của người giáo viên.
Ngược lại, nếu cả giáo viên và học sinh đều không lắng nghe nhau nói thì mối
quan hệ giữa họ sẽ đổ vỡ, cả hai bên đều không hiểu biết nhau, đương nhiên
giao tiếp với nhau sẽ không thành công.
Câu 18:
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng kiểm soát và làm chủ cảm xúc của
mình, biết điều kiển, điều chỉnh các cảm xúc cảu bản thân cho phù hợp với đối
tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp.
Biểu hiện:
- Biết tự kiềm chế, che dấu được tâm trạng khi cần thiết
- Có khả năng theo dõi được các biểu hiện và các mức độ cảm xúc của mình
trong quá trình giao tiếp sư phạm
- Bộc lộ cảm xúc cảu bản thân với phụ huynh, học sinh … bằng lời nói, hành
vi, cử chỉ … phù hợp

- Chế ngự và điều chỉnh các cảm xúc của bản thân một cách phù hợp
- Luôn chủ động trong quá trình giao tiếp sư phạm, không có các hiện tượng
vui buồn quá trớn
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc quan trọng vì:
- Giúp giáo viên kiểm soát được hành vi, lời nói … của mình, tránh nói hoặc
làm những việc gây tổn thương cho hs, ph … và cho chính mình
- Là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành, duy trì
hay ngắt quãng mối quan hệ giữa giáo viên với hs, ph …
- Giúp giáo viên không bị lôi cuốn một cách thụ động theo tình huống giao
tiếp, khi họ buộc phải đối mặt với nhiều áp lực của cuộc sống, của công việc
dạy học và giáo dục học sinh



×