Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 5 TUỔI HỨNG THÚ với KPKH 19 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.48 KB, 21 trang )

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi
trường xung quanh, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình hình thành
và nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh mà giáo dục thái độ ứng xử đúng
đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Thông qua môn học này hình thành
cho trẻ kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích tổng hợp khái quát. Khám phá khoa
học với trẻ mầm non là quá trình tham gia các hoạt động thăm dò, tìm hiểu
thế giới tự nhiên qua đó giúp trẻ được hoạt động và tự phục vụ bản thân.
Những công việc đó có thể sẽ là bài học trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học.
Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan
chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh,
tổng hợp…nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhạy bén, chính xác, những
biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn
hơn. Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm
non sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về chính là cơ sở khoa học sau này
của trẻ.
Chính vì những lí do trên, để tổ chức hoạt động khám phá khoa học đồng
thời giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động khám phá khoa học tôi luôn trăn trở
nghiên cứu một số thủ thuật nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động
khám phá khoa học một cách tốt nhất. Chính vì lí do trên mà bản thân tôi đầu
tư nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú tham gia
hoạt động khám phá khoa học”.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Trò chơi trong hoạt động khám phá khoa học đóng vai trò quan trọng,
trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, khơi dậy ở tính tò mò, tạo cho trẻ tính tò
mò, tạo cho trẻ khám phá về đặc điểm nổi bật và ích lợi sự việc hiện tượng
quen thuộc, một vài mối quan hệ đơn giản giữa sự vật với môi trường xung
quanh, cách chăm sóc bảo vệ chúng, đồng thời trau dồi óc quan sát, so sánh
1



nhận xét phán đoán của trẻ hình thành ở trẻ thái độ đúng đắn với sự vật hiện
tượng sự vật xung quanh trẻ.
3. Thực trạng của vấn đề.
3.1. Thuận lợi.
Năm học 2019 - 2020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4 – 5 tuổi.
Đa số các các cháu đã qua lớp bé, đã được làm quen với các hoạt động ở
trường mẫu giáo.
Việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh từ lâu đã được
đưa vào. Trong thực tế là giáo viên mầm non tôi rất quan tâm và đã biết cách
cho trẻ tham gia vào hoạt động khám phá đạt được một số hiệu quả nhất định.
Đó là trẻ hiểu biết một số sự vật hiện tượng xung quanh như biết tên gọi, đặc
điểm, ích lợi của sự vật hiện tượng. Thông qua đó hình thành cho trẻ một số
kỹ năng nhằm phát triển toàn diện trẻ.
3.2. Khó khăn.
Giáo viên còn lúng túng trong việc thuyết kế trò chơi và sử dung trò chơi
chưa linh hoạt, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ và điều kiện thực tiễn của
trường lớp, địa phương. Bên cạnh đó phụ huynh chủ yếu là làm nông nghiệp,
làm công nhân ngày qua ngày lo kinh tế, ít có thời gian quan tâm đến trẻ, mọi
hoạt động đều nhờ đến trường, ít có thời gian trò chuyện quan tâm đến con
trẻ.
Từ đó dẫn đến các kiến thức của trẻ nắm bắt chưa được chắc chắn, hay
quên, hay nhẫm lẫn với sự vật hiện tượng, kỹ năng của trẻ chưa được rèn
luyện tới hiệu quả giáo dục chưa cao. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta chưa
hình thành thói quen chủ động, thích tự trải nghiệm khám phá về thế giới
xung quanh.
3.3. Khảo sát thực trạng đầu năm học.
Tôi thực hiện khảo sát kỹ năng quan sát, tìm ra đặc điểm, khả năng so
sánh, phân loại trên 25 trẻ nhóm lớp tôi cho kết quả như sau:



Kỹ năng quan sát, tìm ra đặc điểm,
2

Kết quả


số

khả năng so sánh, phân loại.

Số lượng

Tỷ lệ %

Loại tốt
4
16
Loại khá
6
24
25
Loại trung bình
10
40
trẻ
Loại yếu
5
20
Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để

tiết dạy khám phá khoa học đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng dần khả năng
quan sát, so sánh và phân loại cho trẻ, làm phong phú biểu tượng về môi
trường xung quanh trong mỗi trẻ.
Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm
ra một số biện pháp sau:
4. Một số biện pháp, giải pháp thực hiện.
4.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị môi trường trong và ngoài lớp; đồ chơi,
nguyên vật liệu ở các góc.
4.1.1. Môi trường trong và ngoài lớp: Môi trường là yếu tố trực tiếp
tác động hằng ngày đến trẻ.
Môi trường trang trí lớp, môi trường học tập, môi trường vui chơi…có
vai trò quan trọng đến giáo dục trẻ.
Đối với việc trang trí môi trường lớp học tôi luôn quan tâm hàng đầu. Ở
mỗi chủ đề tôi luôn dành thời gian nghiên cứu thiết kế môi trường lớp học sao
cho phù hợp với chủ đề mà trẻ khám phá, tìm hiểu về các sự vật thông qua
hình ảnh trang trí đó.
Bên cạnh đầu tư trang trí phù hợp với chủ đề, bản thân cũng chú trọng
đến việc làm đồ dùng đồ chơi tự làm ở các góc và sắp xếp đồ dùng sao cho
thu hút trẻ, vừa tạo cho trẻ khám phá, trải nghiệm thông qua hoat động góc.
4.1.2. Đồ dùng đồ chơi.
Ngoài những đồ dùng đồ chơi nhà trường cấp thì bản thân tôi tự tìm tòi
những đồ dùng đồ chơi và tranh ảnh sinh động và phù hợp với chủ đề phục vụ
cho hoạt động dạy học. Để có những đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp mắt và sáng
tạo thân thiện và hấp dẫn tôi tận dụng những nguyên vật liệu phế thải làm
3


tranh ảnh, các con vật cây cảnh, hoa cỏ để làm đồ dùng dạy học và đồ dùng
trang trí ở các góc lớp phản ảnh chủ đề đang học.
Ví dụ ở góc xây dựng: Đang thực hiện chủ đề thực vật thì tôi chuẩn bị

một số loại hoa, cây ăn quả, rau….Để trẻ xây dựng vườn rau, vườn hoa, vườn
cây ăn quả theo ý thích của trẻ.
Ví dụ góc học tập: Cô chuẩn bị một số loại hoa, quả trang trí ở góc học
toán cho trẻ được thực hành trải nghiệm.
Ví dụ góc nghệ thuât: Cô chuẩn bị những nguyên vật liệu xé dán hoa,
vườn cây ăn quả.
Với những đồ dùng đồ chơi nhà trường đầu tư và bản thân tự làm đã sử
dụng khai thác rất hiệu quả vào trong các tiết dạy và hoạt động khác trong
ngày tôi cảm thấy trẻ rất hứng thú học.
4.2. Biện pháp 2: Sử dụng yếu tố trò chơi.
Đối với trẻ mầm non thì việc “Học mà chơi, chơi bằng học” sẽ giúp trẻ
tiếp thu những kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất. Sau thời gian trò
chuyện, đàm thoại với cô trẻ được hoạt động, được tham gia vào các trò chơi
hứng thú. Qua đó, trẻ không chỉ ngồi nghe cô nói và trả lời các câu hỏi của cô
mà trẻ còn có cơ hội để bộc lộ các hiểu biết của mình thông qua các trò chơi.
Ngoài ra trò chơi còn có tác dụng củng cố, bổ sung và phát triển thêm các tri
thức mà trẻ vừa lĩnh hội, tái tạo lại biểu tượng đã học thông qua những hoạt
động thực tiễn. Do đó trò chơi củng cố trong giờ hoạt động khám phá là rất
quan trọng. Trò chơi càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ
lĩnh hội càng sâu sắc và trẻ càng nhớ lâu bấy nhiêu.
Ví dụ 1: Khi cho trẻ làm quen với chủ đề động vật cô có thể tổ chức cho
trẻ chơi với các trò chơi sau đây:
* Trò chơi 1: “Bắt cá”
Chuẩn bị: Cá, bể nước nông, chậu cá
Cách chơi: Cho trẻ xuống bể bắt cá trong một thời gian là một bản nhạc,
bạn nào bắt được nhiều cá hơn thì bạn ấy chiến thắng.
Luật chơi: Thi xem ai bắt được nhiều cá hơn thì bạn ấy chiến thắng.
4



Nhận xét sau khi chơi: Sau khi trẻ bắt được cá cô hỏi bạn bắt được nhiều
cá bí quyết để bắt được cá và cho trẻ quan sát nhận xét con cá vừa bắt được.
Ví dụ 2: Khi cho trẻ làm quen với chủ đề thực vật cô có thể tổ chức co
trẻ chơi với các trò chơi sau đây:
Trò chơi 1: Tìm lá cho cây: Chuẩn bị: 3 - 4 rổ to đựng lá
Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 tổ hoặc 4 tổ mỗi tổ nhặt một số loại lá cây
rụng ở sân trường theo yêu cầu của cô trong một khoản thời gian nhất định.
Đội nào nhặt đúng yêu cầu của cô đội đó sẽ chiến thắng.
4.3. Biện pháp 3. Tạo hứng thú cho trẻ thông qua hoạt động khám
phá khoa học ở trên lớp.
Với mỗi hoạt động khám phá khoa học ở trên lớp tôi đều cho trẻ quan sát
kỹ, cho trẻ đưa ra nhiều ý kiến nhận xét để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc
điểm vật mẫu dù đó là với vật thật hay tranh ảnh, hình ảnh.
Ví dụ: Làm quen với con cua, trẻ đã tìm được đặc điểm của con cua có
hai càng to, tám chân … Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “Các con có biết con cua
nó đi như thế nào không”? Trẻ trả lời được là con cua bò ngang tôi dùng que
chỉ rõ cua có mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng.
Như vậy không những trẻ biết được cua có những đặc điểm gì mà trẻ còn
biết môi trường sống của chúng, cách vận động (Đi như thế nào?) các bộ phận
cơ thể ra sao. Nắm rõ đặc điểm trẻ quan sát dễ hơn, từ đó so sánh rất rõ ràng
và phân loại cũng rất tốt.
Trong tiết dạy khám phá khoa học tôi lồng ghép tích hợp các môn khác
như: Toán, âm nhạc, tạo hình,văn học…để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn,
hiểu vấn đề sâu và rộng hơn .
Ví dụ: Trong tiết dạy làm quen với động vật sống dưới nước .
Tôi cho trẻ thi “Đố vui” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội
bạn.
“Nhà hình xoắn nằm ở dước ao
Chỉ có một cửa ra vào mà thôi
Mang nhà đi khắp mọi nơi

5


Không đi đóng cửa nhỉ ngơi một mình ”.
(Con ốc)
“Con gì đầu bẹp .
Hai ngạnh hai bên
Râu ngắn vểnh lên
Mình trơn bóng nhỡn”.
(Con cá trê)
Như vậy trẻ được câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích thích tư duy, làm
phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc. Trong tiết dạy tôi cũng lồng ghép
toán sơ đẳng, khi làm quen với con cua, cô và trẻ cùng đếm số chân cua.
Tôi đem âm nhạc xen kẽ giữa các phần chuyển tiếp trong tiết dạy để tiết
dạy thêm hào hứng, sôi động.
Trong tiết dạy tôi cũng kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ
bằng cách gắn hoặc dán để hoàn thiện bức tranh.
Tôi thường tổ chức các trò chơi trong tiết học. Các trò chơi động, trò
chơi tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, tiết dạy vui tươi, trẻ thêm phần hoạt
bát nhanh nhẹn .
Với mỗi hình ảnh cho trẻ làm quen đều có từ tương ứng ở dưới để dễ
nhận biết được chữ cái mình đã học.
4.4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ.
Một trong những phương pháp quan trọng và không thể thiếu đối với
khám phá khoa học là quan sát, so sánh và phân loại. Với mỗi bài tuỳ thuộc
vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những cách vào bài khác nhau để gây
sự chú ý, tò mò của trẻ, có thể dùng câu đố, bài hát… Để trẻ nhận biết đối
tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình.
Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, trẻ được quan sát thật kỹ, trẻ biết
đưa ra ý kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu hỏi gợi mở của cô, cứ

mỗi lần làm quen như vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài. Trẻ không
những hiểu về vật đó mà còn có cách ứng xử, hành động với chúng.
6


Qua các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời, dã ngoại … Khi
trẻ quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra trọn vẹn
đối tượng đó. Qua hoạt động cho trẻ quan sát cô đưa ra các câu hỏi đàm thoại
để cho trẻ so sánh và phân loại từ đó sẽ phát huy khả năng sáng tạo và tư duy
cho trẻ.
Ví dụ: Cô và trẻ quan sát bồn hoa của lớp có nhiều loại hoa khác nhau,
hướng trẻ nhận biết màu sắc cánh hoa. Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn.
Đưa hoa nên ngửi có mùi thơm. Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc
điểm của đối tượng nên trẻ so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh .
Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá
thế giới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo
vệ môi trường. Tôi cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của
mỗi người, về mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục bảo
vệ môi trường. Với trẻ mặc dù kiến thức rất đơn giản như tạo cho trẻ thói
quen vứt rác đúng nơi quy định, chăm sóc vườn rau bắt sâu cho rau và ý thức
bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
4.5. Biện pháp 5: Phối, kết hợp với với phụ huynh và cộng đồng.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của trẻ trong trường mầm non để có
sự giáo dục toàn bộ giữa gia đình và nhà trường. Gia đình, cộng đồng phối,
kết hợp với giáo viên và nhà trường để quan tâm đế chế độ ăn, chế độ sinh
hoạt của trẻ về việc dạy trẻ cách ứng sử đúng đắn, giáo dục lòng yêu thương
con người và sự vật xung quanh mình.
Giáo viên trao đổi với các bậc phụ huynh để phụ huynh giúp trẻ phát huy
tính sáng tạo, tư duy của trẻ trong việc khám khá sự vật hiện tượng xung
quanh ở mọi lúc mọi nơi.

Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới thực vật” Hôm nay tôi cho trẻ làm “Tìm
hiểu về sự nảy mầm của hạt”. Trẻ được tham gia trải nghiệm và thực hiện
công việc xong do thực nghiệm cần thời gian trẻ mới thu được kết quả và có
thể một số trẻ nghỉ, thông qua trao đổi với phụ huynh, phụ huynh sẽ nắm
được từ đó tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện việc gieo hạt ở nhà, khi được
7


cô thường xuyên hỏi thăm về sản phẩm thì trẻ tỏ ra rất hứng thú, khi chính trẻ
thực hiện và khám phá.
Nhận được kết quả giúp trẻ nhớ hơn, hiểu và kích thích trí ham học hỏi.
Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi mà nhà trường đã cấp cho lớp còn thiếu những
gì từ đó vận động các bậc phụ huynh cùng tham gia đóng góp thêm các loại
đồ dùng như có phụ huynh đã sưu tầm các loại tranh ảnh về các con vật hoa
quả, các bậc phụ huynh đã ủng hộ các cây cảnh, cây hoa và một số loại cây ăn
quả để trồng ở vườn trường và góc thiên nhiên, vì phần lớn là trẻ em nông
thôn nên đặc biệt các sẩn phẩm của nông nghiêp được phụ huynh ủng hộ rất
nhiệt tình.
5. Kết quả đạt được.
Sau cả một quá trình thực hiện các biện pháp trên từ tháng 9/2019 đến
nửa đầu tháng 02/2020, tôi thu lại được kết quả như sau:


Kỹ năng quan sát, tìm ra đặc điểm,

số

khả năng so sánh, phân loại.

Kết quả

Số lượng

Tỷ lệ %

Loại tốt
8
32
Loại khá
11
44
25
Loại trung bình
5
20
trẻ
Loại yếu
1
4
So sánh đối chứng khảo sát thực trạng trước và sau khi áp dụng “Một số
biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động khám phá khoa
học”.
Kỹ năng quan sát, tìm


ra đặc điểm,

số

khả năng so sánh,


Kết quả
Đầu năm
Số lượng

Cuối năm

Tỷ lệ
%

Số lượng

Tỷ lệ %

phân loại.
Loại tốt
4
16
8
32
Loại khá
6
24
11
44
25
Loại trung bình
10
40
5
20

trẻ
Loại yếu
5
20
1
4
Nhìn vào bảng khảo sát kết quả trước và sau khi áp dụng các biện pháp
trên, tôi thấy số trẻ đạt loại tốt và khá tăng lên rõ rệt, số trẻ trung bình và yếu
8


giảm đi nhiều. Với trẻ có tiến bộ rõ rệt trong từng tiết dạy. Trẻ có kỹ năng
quan sát, so sánh, phân loại tốt, hiểu biết rộng về tự nhiên cũng như về xã hội.
Trẻ tự tin khi nói lên ý kiến của mình.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
Bản thân cần phải tích cực tìm tòi học hỏi, nhận thức sâu sắc những nội
dung giáo dục và lựa chọn nội dung phù hợp đưa vào dạy trẻ lớp mình. Mạnh
dạn dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện thành công ý
tưởng của mình. Luôn tìm tòi, đầu tư thời gian nghiên cứu, sưu tầm thêm các
trò chơi áp dụng trong và ngoài tiết học, các thí nghiệm đơn giản nhưng thú
vị.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, giáo viên, phụ huynh và
cộng đồng trong công tác giáo dục và hình thành các kỹ năng trải nghiệm,
khám phá cho trẻ. Tổ chức nhiều hoạt động tạo mọi cơ hội để trẻ được khám
phá khoa học tích lũy kiến thức về môi trường xung quanh. Kết hợp chặt chẽ
với phụ huynh, tạo uy tín và tiềm năng đối với phụ huynh và đối với trẻ.

9



KẾT LUẬN
1. Kết luận
Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi
trường xung quanh, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình hình thành
và nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh mà giáo dục thái độ ứng xử đúng
đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ.
Qua những nội dung phương pháp mà tôi đưa ra đối với các môn học
khác nói chung và môn “khám phá khoa học” nói riêng, tôi thấy nhận thức
của trẻ trong giờ học đạt được hiệu quả cao hơn so với cách làm cũ.
Để hình thành kỹ năng và hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học
cho trẻ tốt thì người giáo viên phải có một quá trình sư phạm dài tác động vào
trẻ một cách toàn diện. Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế
giới xung quanh về tự nhiên và xã hội để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết cơ
bản về xung quanh mình.
2. Khuyến nghị.
Qua tìm tòi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy nội dung cho
trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh ở bậc học mầm non là rất
phù hợp và cần thiết. Vì vậy đề nghị các cấp lãnh đạo tiếp tục triển khai thực
hiện rộng rãi nội dung làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ ở các
trường mầm non. Mở lớp tập huấn chuyên môn về lĩnh vực phát triển nhận
cho giáo viên đến từng cơ sở.
Tuyên truyền nội dung giáo dục và một số biện pháp gây hứng thú cho
trẻ khám phá môi trường xunh quanh trên đài báo, ti vi nhằm nâng cao nhận
thức của phụ huynh.
Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cũng như kinh phí để tổ chức các
hoạt động tập thể có quy mô, chất lượng cao.
10


Cuối cùng tôi rất mong được sự quan tâm, bổ sung, góp ý của các cấp

lãnh đạo cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện.
2. “Hướng dẫn thực hiện chương trình” của vụ giáo dục mầm non.
3. “Tâm lý học mầm non”.
4. “Chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II” của vụ giáo dục Mầm
non.
5. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em : www.mam non.com .

11


PHỤ LỤC 2: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 1.
Lĩnh vực: Giáo dục phát triển nhận thức.
Đề tài: Một số động vật sống dưới nước
Chủ đề : Động vật.
Thời gian: 25 - 30 phút.
Đối tượng: 4 - 5 tuổi.
I. Mục đích.
1. Kiến thức
- Trẻ biết được tên gọi và đặc điểm của một số động vật sống dưới nước.
- Biết phân loại, so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển khả năng quan sát, so sánh một số
động vật dưới nước.
3. Thái độ
- Hứng thú trong giờ học, qua đó trẻ yêu quý và bảo vệ các con vật sống
dưới nước.

II. Chuẩn bị
- Giáo án
- Bài giảng trình chiếu
- Tranh lô tô các con vật tôm, cua, cá.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Ghi
chú

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài: Cá vàng bơi.

- Trẻ hát và trò chuyện
12


- Cô và lớp mình vừa hát bài hát gì?

cùng cô.

- Bài hát nói về điều gì?

- Cá vàng ạ.

- Hãy kể một số con vật sống dưới - Trẻ kể tự do.
nước?
- Chúng ta cùng xem phim và tìm hiểu - Trẻ đồng ý.

về nơi sinh sống của các con vật này
nhé.
2. Hoạt động 2: Trọng tâm
a. Quan sát hình ảnh cá chép
- Chúng mình nhìn thấy gì nào?

- Quan sát tranh.

- Ngoài cá vàng ra còn cá gì mà con - Trẻ nhận xét.
biết ?
- Cho trẻ quan sát hình ảnh cá chép

- Trẻ quan sát.

- Trẻ nhận xét về con cá chép
- Đầu – mình, đuôi cá chép có đặc điểm - Trẻ nêu.
gì ?
=> Cá chép có 3 phần: Đầu, mình, đuôi

- Trẻ ghi nhớ.

Đầu có mắt, mồm, râu và mang, cá dùng
mang để thoẻ, thân cá có vẩy dùng để
bơi và có nhiều vẩy, đuôi cá ngắn dùng
để lái
- Cá sinh sản như thế nào ?

- Cá đẻ trứng.

- Thịt cá có chất dinh dưỡng gì ?


- Chất đạm.

- Cá chép sống ở môi trường nào ?

- Nước ngọt.

- Ngoài cá chép còn cá gì mà con biết ?

- Cá rô phi, cá chim,…

=> Cá chép sống ở nước ngọt, cá đẻ - Trẻ ghi nhớ.
trứng, ngaòi cá chép ra còn có rất nhiều
loại cá như cá, cá trê, và cá các loại cá
nước mặn như cá ngừ, cá thu, cá chim.
13


Thịt cá có chứa nhiều chất đạm, và cá
được chế biến thành nhièu món ăn rất
ngon như cá nướng, canh cá, và cá sốt cà
chua nữa đấy. Các con ạ! Cá có rất nhiều
xương, khi ăn nếu không cẩn thận sẽ bị
hóc xương vì vậy khi ăn cá phải gỡ hết
xuơng rồi mới được ăn.
b. Quan sát hình ảnh con tôm.
Cô đọc câu đố :

Chân gần râu
Râu gần mắt

Lưng còn co quắp
Mà bơi rất tài?

(Là con gì?)

- Con tôm ạ.

- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh con tôm.

- Trẻ quan sát tranh.

- Trẻ đọc từ dưới tranh.

- Trẻ đọc 2 lần.

- Trẻ nhận xét đặc điểm của con tôm.

- Trẻ nhận xét.

- Có mấy phần? Các phần có những bộ
phận gì?
=> Tôm có 3 phần: Đầu, thân và đuôi.

- Trẻ ghi nhớ.

Đầu tôm có mắt, râu, càng, râu, thân tôm
hơi cong và có rất nhiều chân còn đây là
đuôi tôm ngắn.
- Tôm sinh sản như thế nào ?


- Tôm đẻ trứng.

- Tôm chứa chất dinh dưỡng gì ?

- Chất đạm và canxi.

- Tôm được chế biến thành món ăn gì ?

- Trẻ kể.

- Tôm sống ở môi trường nào ?

- Dưới nước.

- Có những loại tôm gì mà các con biết ? - Trẻ kể.
=> Tôm đẻ trứng, có nhiều loại tôm như - Trẻ ghi nhớ.
tôm hùm, tôm rảo, tôm đồng và tôm
14


sú… Thịt tôm có chứa nhiều chất dạm
và can xi, tôm được chế biến thành
nhiều món ăn ngon như tôm nấu canh,
tôm hấp hay tôm xào thập cẩm.
* So sánh : Cá + Tôm.
- Khác nhau: Cá có vẩy, có vây, có - Trẻ so sánh sự giống
mang. Tôm có càng, có vỏ mỏng, có và khác nhau của cá +
nhiều chân.

tôm.


- Giống nhau: Đều là động vật sống dưới
nước, được chế biến thành nhiều món ăn
ngon và cả 2 con vật này được chế biến
thành nhiều chất đạm và đều đẻ trứng.
c. Quan sát hình ảnh con ốc.
- Nhìn xem, nhìn xem.

- Xem gì, xem gì.

- Cho trẻ tranh “Con ốc”
- Đọc từ dưới tranh

- Trẻ đọc 2 lần.

- Trẻ nhận xét về tranh
- Con ốc có gì đặc biệt?

- Trẻ trả lời.

=> Con ốc là động vật thân mềm, vỏ - Trẻ ghi nhớ.
cứng, thân nằm trong vỏ, 1 đầu nhọn
còn đầu kia phình to, có nắp miệng, đặc
biệt là nó bò bằng miệng, khi bò nó mở
nắp miệng ra, nổi trên mặt nước.
- Ốc đẻ trứng hay đẻ con ?

- Đẻ trứng.

- Ốc có chất dinh dưỡng gì ?


- Chất ca xi.

- Ốc chế biến thành những món ăn gì ?

- Trẻ kể.

- Ngoài loại ốc này ra còn có ốc nào nữa - Trẻ nêu.
?
=> Ốc là con vật đẻ trứng, ốc sống ở - Trẻ ghi nhớ.
15


dưới nước, trong bùn, có nhiều loại ốc
như ốc sên, ốc bươu vàng, ốc bươu vàng
là loại ốc có hại vì phá hoại mùa màng,
ốc hương, và ốc cũng được chế biến
thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn
như ốc xào, ốc luộc, ốc hấp lá gừng…
d. Quan sát hình ảnh con cua.
- Cô làm động tác con cua bò bằng 2 bàn - Trẻ làm cùng cô
tay
- Cả lớp cùng làm.
- Quan sát tranh con cua.
- Trẻ nhận xét đặc điểm của con cua.

- Trẻ nhận xét

- Có mấy cẳng, mấy càng, bò như thế
nào?

=> Con cua có 8 cẳng, 2 càng, vỏ cứng,
bò ngang
- Cua sống ở đâu ?

- Sống dưới nước.

- Cua sinh sản như thế nào ?

- Cua đẻ con.

- Có có chất dinh dưỡng gì ? Được chế
biến thành những món ăn gì ?

- Canh riêu, cua rang..

- Ngoài ra còn có loại cua nào ?

- Cua biển, con cáy.

=> Cua là con vật đẻ con, cua sống ở - Trẻ ghi nhớ.
dưới bùn, trong hang đất, dưới nước,
ngoài loại cua này ra còn có cua biển và
con cáy hình dáng cũng gần giống con
cua nữa đấy, thịt cua có chứa nhiều chất
can xi đấy, và cua được chế biến thành
nhiều món ăn ngon như cua rang me,
canh riêu cua, cháo cua..
16



* So sánh : Ốc và cua
- Khác nhau: Ốc đẻ trứng, cua đẻ con.

- Trẻ so sánh

Ốc có nắp miệng, cua có 8
cẳng và 2 càng.
- Giống nhau: Cả 2 con vật đều có vỏ - Trẻ ghi nhớ.
cứng, sống dưới nưới và đều có chất
canxi.
* Giáo dục:
- Muốn các con vật này lớn nhanh và - Trẻ nêu.
không bị huỷ hoại thì cc phải làm gì ?
=> Muốn các con vật lớn nhanh thì các - Trẻ ghi nhớ.
con phải biết bảo vệ các con vật như thả
thức ăn cho chúng ăn, hay để các con vật
không bị huỷ hoại thì đầu tiên các con
phải bảo vệ nguồn nước sạch, không vứt
rác xuống nước làm ô nhiễm nguồn
nước
* Hình ảnh có người đánh bắt cá
ngoài biển tràn lan.
- Các con nhìn thấy những gì trong - Trẻ nêu.
tranh?
- Con có thể đoán xem điều gì đã xảy ra - Trẻ nêu.
với nguồn tài nguyên của biển cả?
+ Biển là nhà của các con vật, sinh vật
sống dưới nước, nếu biển bị ô nhiễm thì
sự sống của của các con vật sẽ bị đe dọa, - Phải bảo vệ
và nếu đánh bắt nhiều thì nguồn tài

nguyên biển sẽ dần cạn kiệt, vậy chúng
ta phải làm gì?
17


- Cô khái quát lại: Trong biển có nhiều - Trẻ ghi nhớ.
loại động vật quý hiếm và đang có nguy
cơ tuyệt chủng. Vì vậy mọi người phải
có ý thức bảo vệ biển, có ý thức đánh
bắt các tài nguyên biển một cách hợp lý,
không vứt rác bừa bãi để bảo vệ môi
trường sống cho các con vật.
* TC 1: Thi giơ đúng con vật
- Cô cho trẻ giơ lô tô

- Trẻ chơi.

- Cô nói tên con vật nào trẻ giơ thật
nhanh con vật đó và phát âm
- Cô nói đặc điểm con vật nào trẻ giơ
thật nhanh con vật đó
* TC 2: Khoanh tròn các con vật sống
dưới nước
- Cách chơi: Cô chia cả lớp thành 4 đội, - Trẻ chú ý nghe.
khi tiếng nhạc cất lên thì bạn đầu tiên
chạy lên theo đường dich dắc khoanh
tròn con vật sống dưới nước, sau đó
chạy thật nhanh về cuối hàng đứng, bạn
thứ 2 lại tiếp tục lên khoanh tròn, cứ như
vậy cho đến bạn cuối hàng, và thời gian

được tính trong vòng 1 bản nhạc
- Luật chơi : Mỗi bạn lên chỉ được
khoanh tròn 1 con vật
- Trẻ chơi xong cô kiểm tra kết quả của - Trẻ chơi theo đội thi
4 đội

đua nhau.

3. Hoạt động 3: Kết thúc: Cô và trẻ
cùng tham quan bể cá của trường.
18


GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 2.
Lĩnh vực: Giáo dục phát triển nhận thức.
Đề tài: Cây xanh và môi trường sống.
Chủ đề: Thực vật.
Thời gian: 25 - 30 phút.
Đối tượng: 4 - 5 tuổi.
I . Mục đích.
1. Kiến thức.
- Giúp trẻ biết được quá trình phát triển của cây từ hạt. Trẻ biết các yếu
tố cần thiết cho sự phát triển của cây: đất, nước, ánh sáng, không khí...
2. Kỹ năng.
- Hình thành kỹ năng quan sát, bảo vệ cây trồng.
3. Thái độ.
- Yêu quý biết bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị.
- Video cây nảy mầm.
- Tranh quá trình phát triển của cây. Lô tô về cách chăm sóc cây.

- Một số đồ dùng có liên quan.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
a. Hoạt động 1: Mở đầu, gây hứng

Hoạt động của trẻ

thú.
- Cho trẻ xem một đoạn phim về sự - Trẻ xem video.
phát triển của cây từ hạt: Hạt nảy mầm
-> cây non -> cây trưởng thành -> cây
ra hoa -> cây tạo quả.
- Trẻ vừa xem gì?

- Trẻ nêu.
19

Ghi chú


b. Hoạt động 2: Trọng tâm
* Hãy xếp cho đúng
- Các con vừa xem phim về quá trình - Trẻ lắng nghe.
phát triển của cây.
- Cô chia lớp thành 4 nhóm, ngồi vòng - Trẻ thi đua nhau theo
tròn, mỗi nhóm được nhận một bộ nhóm.
tranh về các giai đoạn phát triển của
cây (5 tranh) trong thời gian một bản
nhạc các đội sẽ xếp lần lượt theo đúng
thứ tự phát triển của cây.

- Cô cho trẻ xếp và cùng nhận kết quả

- Trẻ lắng nghe.

* Cây cần gì để sống và phát triển
- Theo các con cây sống được và lớn - Trẻ nêu theo ý hiểu.
lên cần những điều kiện nào?
- Cho trẻ đem 2 chậu cây cùng làm thí - Trẻ cùng cô lấy.
nghiệm từ 1 tuần trước đó.
- Ai có thể nhắc lại chúng ta đã để cho - Trẻ nêu ý kiến.
2 chậu cây này như thế nào trong 1
tuần qua?
- Hãy đoán xem cây trong túi nilông sẽ - Trẻ đoán.
như thế nào?
- Cùng trẻ kiểm tra và nhận xét

- Nhận xét cùng cô.

- Với cây ở góc thiên nhiên con đã làm
gì? Còn cây trong buồng?

- Trẻ trả lời.

- Từ thí nghiệm cho cô biết cây cần gì - Trẻ nêu.
để lớn lên và phát triển? (nước, không
khí, ánh sáng...)
- Cô khắc sâu và giáo dục: Cây cần - Trẻ ghi nhớ.
nước, không khí, ánh sáng, sự chăm
20



sóc của con người
* Trò chơi: Hãy phân biệt đúng - sai
- Cách chơi: chia lớp thành 3 đội, từng - Trẻ lắng nghe.
thành viên trong mỗi đội vượt chướng
ngại vật lên lấy các bức tranh có hình
ảnh đúng - sai trong chăm sóc bảo vệ
cây.
- Luật chơi: thời gian là 1 bài hát, đội - Trẻ lắng nghe.
nào phân loại được nhiều hơn đội đó sẽ
chiến thắng.
- Cho trẻ chơi 1 - 2 lần.

- Chơi theo đội.

c. Hoạt động 3: Kết thúc
- Nhạc: Em yêu cây xanh.

21



×