Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công - 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.63 KB, 12 trang )

A – LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là một nguồn thu quan trọng cho nguồn ngân sách nhà nước, đảm bảo sự
hoạt động của Nhà nước. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có rất nhiều loại thuế
khác nhau được tính ở nhiều mặt khác nhau của xã hội, trong đó, thuế thu nhập cá
nhân là một phần không thể thiếu trong việc thu thuế.
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của tổ chức,
kinh doanh và cá nhân có thu nhập phát sinh từng lần hoặc trong khoảng thời gian
xác định từ một số nguồn nhất định. Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên thu
nhập của từng cá nhân sau khi giảm trừ hết các mức giảm trừ theo quy định của
pháp luật Thuế thu nhập cá nhân.
Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển, trước bối cảnh mở cửa nền
kinh tế hiện nay khoảng cách về thu nhập của người dân ngày càng nới rộng ra. Vi
thế, thuế thu nhập cá nhân là điều đáng quan tâm không chỉ đối với Nhà nước mà
còn đối với mỗi người dân. Qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung thi Luật thuế thu
nhập cá nhân 2014 về cơ bản đã đạt được những mục tiêu đề ra khi ban hành luật,
nhưng vẫn là một vấn đề nóng, tồn tại nhiều bất cập đang được toàn xã hội quan
tâm. Với mục đích tim hiều các quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và
sự phù hợp của các khoản giảm trừ gia cảnh với thực tiễn xã hội hiện nay, em chọn
đề tài: “Trình bày các quy định về Thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương,
tiền công và đánh giá sự phù hợp của các khoản giảm trừ gia cảnh với thực tiễn
xã hội hiện nay” làm bài tập cá nhân của minh. Trong quá trinh làm bài em không
thể nào tránh khỏi những thiếu xót, em kính mong quý thầy cô có thể cho em
những nhận xét để em có thể hoàn thiện bài làm của minh hơn. Em xin chân thành
cảm ơn.

1


B - NỘI DUNG
I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân



Thu nhập cá nhân là tất cả các khoản tiền hoặc vật có giá trị mà một cá nhân
có được. Thu nhập của một cá nhân bao gồm tiền lương và các nguồn thu nhập
khác.
Thuế thu nhập cá nhân là một khoản tiền mà người có thu nhập phải trích
nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.
Đối tượng nộp thuế bao gồm cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong
và ngoài lãnh thỗ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát
sinh trong lãnh thổ Việt Nam
2.

Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân:

Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu dựa trên mức thu nhập
của từng cá nhân. Tuy nhiên, thu nhập được tính để tính thuế thu nhập cá nhân là
mức thu nhập còn lại sau khi khấu trừ các chi phí, giảm trừ các nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật.
Thứ hai, đối tượng đánh thuế thu nhập cá nhân là toàn bộ các khoản thu
nhập của cá nhân thuộc diện đánh thuế, không phân biệt thu nhập đó có nguồn gốc
phát sinh trong nước hay nước ngoài. Bên cạnh đó, đối tượng thuộc diện nộp thuế
thu nhập cá nhân phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân là toàn bộ những người
có thu nhập bao gồm tất cả những người cư trú, công dân của nước Việt Nam và
những người nước ngoài không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có thu nhập
phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2


3. Các khoản thu nhập cá nhân


Tiền lương

3.1.

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2012, tiền lương là khoản tiền
mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo
thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ
cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được
thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Ở nước ta hiện nay, có thể
chia tiền lương thành hai nhóm:
-

Nhóm lương mang tính chất Nhà nước. Đây là khoản tiền mà các cán bộ
công chức viên chức và những người lao động trong các cơ quan Nhà
nước. Tiền lương của các đối tượng ở nhóm này được nhân theo hệ số
lương ứng với công việc, chức danh, chức vụ của họ với mức lương cơ
bản tháng do Nhà nước quy định

-

Nhóm lương mang tính chất tư. Đây là khoản tiền lương không mang tính
chất của Nhà nước, là các khoản tiền lương mà những người sử dụng lao
động tư nhân trả cho những người lao động. Mức lương của các đối
tượng trong nhóm này do người sử dụng tự do chi trả nhưng không được
thấp hơn mức lương cơ bản vùng do Nhà nước quy định.

3.2.

Các khoản thu nhập khác


3


Các khoản thu nhập khác của cá nhân là những nguồn thu không mang tính chất cố
định như lương, đó có thể là tiền công, tiền thưởng hay bất ki những nguồn thu nào
khác ngoài lương.

Giảm trừ gia cảnh

3.3.

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập trước khi chịu thuế để tính thuế
đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá
nhân cư trú.
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thu nhập cá nhân 2014, miễn trừ gia cảnh bao
gồm
-

Đối với cá nhân nộp thuế, mức giảm trừ là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu

-

đồng/năm).
Đối với những người phụ thuộc, mức giảm là 3,6 triệu đồng/ tháng.
Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi
dưỡng, bao gồm: Con chưa thành niên, con bị tàn tật, không có khả năng
lao động, các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt
quá mức quy định. Bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề, vợ hoặc chồng không có khả
năng lao động, những người khác không nơi nương tựa mà người nộp

thuế trực tiếp nuôi dưỡng.

II - QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI
VỚI TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
Mỗi cá nhân cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và các cá nhân không cư trú trên
lãnh thổ Việt Nam những có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải có
4


nghĩa vụ nộp thuế dựa trên thu nhập của minh. Đây vừa là nghĩa vụ của công dân
cũng là nghĩa vụ của những người có phát sinh thu nhập trên lãnh thổ Việt Nam.
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở nước ta hiện nay có quy định rõ các khoản
thu nhập phải chịu thuế, trong đó có thu nhập từ tiền lương và tiền công.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về Thuế thu
nhập cá nhân bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương
tiền công; Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản như trợ cấp, phụ cấp theo quy
định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng – an ninh; phụ
cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu
tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp
luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp
một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động,
trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo
quy định của Bộ luật Lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khóa
phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của
Chính phủ. Dựa vào quy định về tiền lương, tiền công chịu thuế thu nhập cá nhân
đã nêu, ta có thể đưa ra phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân thông qua tiền
lương, tiền công một cách phù hợp.
1.


Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.

Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên 2 căn cứ bao gồm:
-

Thu nhập tính thuế trong ki tính thuế.
Thuế suất.

5


Theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, đối tượng phải chịu thuế
thu nhập cá nhân được chia thành hai loại: cá nhân cư trú trên lãnh thổ Việt Nam
và cá nhân không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
1.1.

Cá nhân cư trú

Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhân 2014, đối
với cá nhân cư trú thi ki tính thuế sẽ tính theo năm. Căn cứ tính thuế đối với thu
nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thu nhập tính thuế
được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng
tổng số thu nhập mà đối tượng nộp thuế nhận được trong ki tính thuế. Thời điểm
xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân
trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được
thu nhập. Thu nhập chịu thuế là thu nhập sau khi trừ các khoản sau:
- Các khoản đóng góp bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề
phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện (Chính phủ quy định mức
tối đa được trừ đối với khoản đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện này).

- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyết học.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần được quy đinh tại Khoản 2 Điều 22
Luật Thuế thu nhập cá nhân 2014. Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu
nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công sau khi đã
trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng
góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

6


Cách tính thuế: Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng
số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu lũy tiến
từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác định bằng thu
nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
1.2.

Đối với cá nhân không cư trú

Đối với cá nhân không cứ trú trên lãnh thổ nước Việt Nam thi ki tính thuế
được tính theo từng lần phát sinh thu nhập. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26
Luật Thuế thu nhập cá nhân 2014, thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền
công nhân với thuế suất 20%. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng
số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc
tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập tiền lương, tiền công
là thời điểm tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả thu nhập cho cá nhân không cư trú
hoặc thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập từ tổ chức, cá nhân ở

nước ngoài.
III – ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ GIA CẢNH
VỚI THỰC TIỄN XÃ HỘI HIỆN NAY
1.

Đánh giá sự phù hợp với các khoản giảm trừ gia cảnh
Giảm trừ gia cảnh là một chế định tiến bộ và phù hợp với thực tế. Được quy

định trong Luật Thuế thu nhập cá nhân 2014 và các Luật thuế cũng như văn bản
dưới luật về thuế thu nhập cá nhân, giảm trừ gia cảnh đã và đang làm rất tốt hiệu
quả của nó, đem lại sự công bằng cho người dân và xã hội. Các khoản được tính là
giảm trừ gia cảnh bao gồm khoản tiền 9 triệu đồng/ tháng đối với người phải nộp
thuế và 3,6 triệu đồng đối với những người phụ thuộc người nộp thuế. Sau khi trừ
7


phần giảm trừ gia cảnh vào thu nhập của cá nhân, nếu thu nhập của người phải
đóng thuế vẫn còn thi mới phải đóng thuế.
Tuy nhiên, hiện nay kinh tế nước ta ngày càng phát triển và thị trường biến
động rất nhiều. Do đó, mức giảm trừ gia cảnh được quy định trong pháp luật về
thuế thu nhập cá nhân đã không còn phù hợp nữa.
Thứ nhất, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tổng các năm nay kề từ năm
2013 lúc Thuế thu nhập cá nhân được sửa đổi có hiệu lực liên tục tăng, đã vượt
mức 20%1 và trong năm 2019 đều tăng với mức tháng sau tăng so với tháng trước
từ đầu năm đến nay trong khi mức giảm trừ gia cảnh vẫn không thay đổi. Vấn đề
đặt ra ở đây là phải đưa ra một con số về mức giảm trừ gia cảnh sao cho người nộp
thuế đảm bảo chi trả được những nhu cầu tối thiểu nhất như ăn ở, đi lại, nuôi con ...
rồi mới phải nộp thuế. Còn mức đó là bao nhiêu, cần tính toán dựa trên các thông
số, chỉ số giá, mức sống tối thiểu.
Thứ hai, việc quy định về các mức giảm trừ gia cảnh thành hai phần theo em

là không hợp lý. Trên thực tế, ngoài hai phần được giảm trừ gia cảnh theo quy
định thi người nộp thuế còn phải chịu rất nhiều chi phí khác mà theo quy định giảm
trừ đối với người nộp thuế 9 triệu đồng/ tháng là chưa phù hợp. Ví dụ, người phải
nộp thuế trong trường hợp sử dụng dịch vụ y tế vượt quá mức 9 triệu đồng/ tháng
thi phần này chưa được nhắc đến, bên cạnh đó, còn rất nhiều khoản phải chi trên
thực tế và quan điểm của em ở mức 9 triệu đồng/ tháng là chưa phù hợp.
2.

Nguyên nhân

Như đã trinh bày ở trên, mức giảm đối với giảm trừ gia cảnh có hiệu lực từ năm
2013, đến nay, sau 6 năm với tinh hinh kinh tế biến động, các chỉ số giá tiêu dùng
1 />
8


đều tăng qua hằng năm nhưng mức thu nhập của từng cá nhân không tăng bao
nhiều.
3.

Ý kiến cá nhân

Thứ nhất, đối với mức giảm trừ gia cảnh cần được tăng lên cho phù hợp với
thực tế, các cơ quan ban ngành cần nghiên cứu sao cho phù hợp, một mặt không
làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt so với sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng,
một mặt hạn chế sự ảnh hưởng của việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đối với
việc thu ngân sách nhà nước.
Thứ hai, cần quy định một số mục giảm trừ đặc biệt, em nghĩ cần thêm phần
trong trường hợp xuất hiện các chi phí bất thường như chi phí chữa bệnh, dịch vụ y
tế, dịch vụ xã hội,…


PHẦN KẾT LUẬN
Cơ sở để tính thuế thu nhập cá nhân dựa trên tiền lương, tiền công và các
khoản thu nhập như tiền lương, tiền công và thu nhập để tính thuế là thu nhập sau
khi đã trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh là một cách tính thuế thu nhập cá nhân hợ
lý. Việc quy định giảm trừ gia cảnh có ý nghĩa rất lớn đối với những người dân.
Bên cạnh những thành tựu đạt được như tạo điều kiện thuận lợi trong việc đóng
thuế, áp dụng khoản giảm trừ gia cảnh theo quy định của Luật Thuế TNCN 2014
về cơ bản sẽ giảm được mức thuế phải đóng. Tuy nhiên nó vẫn còn bộc lộ hạn chế,
đó là mức giảm trừ gia cảnh trong xã hội phát triển ngày này đã trở nên quá lạc
hậu, gây khó khăn không nhỏ đối với “túi tiền” của người dân. Trong thời gian
không lâu sắp tới, mong rằng các nhà làm luật sẽ có những giải pháp thiết thực để
sửa đổi, bổ sung về thuế TNCN nói chung và khoản giảm trừ gia cảnh nói riêng.

9


Mang lại sự cân bằng trong tinh hinh thực tế ngày nay, vừa đảm bào quyền lợi cho
nhân dân cũng như tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thuế TNCN 2014, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, 2014.
2. Bộ luật lao động 2012, Nxb Chị trị quốc gia, 2012.
3. Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Trường đại học luật Hà Nội, Nxb Công an
nhân dân, 2013.
4. />5. />6. />
11



MỤC LỤC

12



×