Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nghị luận về ý kiến Làm một người chân thật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.66 KB, 2 trang )

Đề bài: Nghị luận về ý kiến "Làm một người chân thật"
Bài làm
Mỗi chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều mang những đức tính vốn dĩ của một nhân bản.  
Trong đó, không thể  không kể  đến đức tính chân thật. Cuộc sống, nên làm một người  
chân thật!
Thông thường, chúng ta định nghĩa “chân thật” bằng việc trung thực, không gian dối, sống  
thật thà. Chân thật còn là việc cảm nhận thấy trong tâm hồn không tơ  vướng hoài nghi, 
ghen ghét, có nào nói thế, không làm hại ai, không  ảnh hưởng tới ai. Biết “chân thật” là  
vậy đó, nhưng làm được một người chân thật ắt hẳn sẽ như thế nào?
Sự  chân thật là vô hình, nó mãi tồn tại trong xã hội, trong không khí, trong thời gian và  
không gian của chúng ta. Bằng cách vô tri, vô giác, con người không định nghĩa được hết  
“chân thật”. Nhưng “chân thật” đơn giản đâu đó trong lời nói, trong hành động, trong cử 
chỉ  cuộc sống quanh ta. Chân thật sẽ  không bao giờ  có dối trá, gian xảo, bịa  đặt, vu  
khống, sẽ không bao giờ có ganh ghét, u buồn, tang tóc. Làm một người chân thật sẽ mãi  
an vui, bình yên, hoan hỉ.
Trong xã hội công nghệ  thông tin, của công nghiệp hóa, hiện địa hóa ngày nay. Sự  chân 
thật  ở  mỗi con người dần mai một đi, dần bị  “chôn vùi” bởi danh lợi, quyền chức, tiền  
bạc. Vẫn vang vọng quẩn quanh đâu đó những việc lãnh đạo tham nhũng, tham ô, những 
vụ việc trốn thuế lên tới hàng ngàn tỉ đồng, những cơ sở vật chất kém chất lượng dẫn tới 
nhiều tai nạn thương tâm, những việc làm trái đạo đức, pháp luật…cũng chỉ  bởi mất đi 
sự  chân thật. Bên cạnh một số  thành phần thiếu ý thức kỉ  luật như  trên, cũng vẫn còn 
những con người giữ được nhân đức chân thật trong con người. Họ  chân thật trong học  
hành, trong năng lực bản thân, với sự  nghiệp… Dẫu có khó khăn tới đâu cũng đứng lên 
bằng chính đôi chân của mình và gặt hái thành công vang dội. Để  sống và tồn tại trong  
cuộc đời, con người ta phải luôn vật lộn với mọi thứ và về  chính bản thân của mình để 
giữ nguyên bản chất. Biết điều đó nhà thơ  Phùng Quán cũng đã từng nhớ  lại lời mẹ căn  
dặn khi xưa:
"Con ơi đức chân thật là
Thấy vui muốn cười cứ cười



Thấy buồn muốn khóc là khóc
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu… "
Chân thật là nhân đức mãi cần thiết trong mọi thời đại để  giữ  gìn sự ổn định, phồn vinh  
cho đất nước. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày nay hãy tỉnh thức trên mọi cảm dỗ để sống chân  
thật là chính con người mình. Cuộc đời này ngắn lắm! Nếu con người ta không chủ động  
với chính căn tính của mình là sự chân thật. Thì một ngày nào đó không xa, sự ích kỉ, đau  
khổ, bóc lột, ganh ghét… sẽ đè bẹp lên chúng ta. Nên làm một cười chân thật để nụ cười 
mãi rạng sáng trên môi!



×