Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phân tích ý nghĩa của những tương phản trong cảnh Huấn Cao cho chữ ở nhà giam trong Chữ người tử tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.92 KB, 3 trang )

Đề  bài: Phân tích ý nghĩa của những tương phản trong cảnh Huấn Cao cho chữ  ở 
nhà giam trong Chữ người tử tù
Bài làm
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ ngôn từ, là một văn nhân tài tử. Trước cách mạng, tác phẩm 
"Vang bóng một thời" đã khẳng định bút pháp nghệ  thuật tài hoa, uyên bác, độc đáo của 
Nguyễn Tuân. Là một trong số 12 truyện ngắn của "Vang bóng một thời" (1940), truyện  
"Chữ  người tử tù" xứng đáng là một trang hoa, tờ  hoa đích thực đem lại hương sắc cho 
đời.
Truyện chỉ có 3 nhân vật: tử tù, quản ngục và thầy thơ lại, xoay quanh chuyện xin chữ và  
cho chữ. Qua đó, Nguyễn Tuân ca ngợi và khẳng định kẻ sĩ chân chính rất tài hoa, giàu khí  
phách hiên ngang, bất khuất, đến chết vẫn đề cao thiên lương.
Truyện "Chữ người tử tù" thể hiện lối viết tài hoa của Nguyễn Tuân. Tình tiết, sự kiện,  
cảm xúc dồn nén như  thắt lại lúc đầu để  tạo hứng thú nghệ  thuật cho đến phần cuối 
truyện khi cảnh cho chữ diễn ra "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Nguyễn Tuân  
đã sáng tạo nên những tương phản nghệ thuật đầy ý nghĩa thẩm mĩ trong đoạn tả  cảnh  
Huấn Cao cho chữ quản ngục trong nhà giam.
Chữ Huấn Cao "đẹp lắm, vuông lắm", là "một vật báu trên đời". Huân Cao không vì vàng  
bạc hay quyền thế mà "ép mình viết bao giờ". Nhất sinh ông mới viết 2 bộ tứ bình và một  
trung đường cho ba người bạn thân. Quản ngục, một kẻ  "biết đọc vỡ  nghĩa sách thánh 
hiền" ao ước một ngày kia có một câu đối do tay ông Huấn Cao viết để "treo ở nhà riêng 
mình". Lần gặp gỡ thứ nhất trong nhà giam, quản ngục đã bị Huấn Cao nặng lời gần như 
xua đuổi: "Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng tới quấy  
rầy ta". Thế mà cuối cùng cảnh cho chữ lại diễn ra. Huấn Cao đã "cảm cái tấm lòng biệt  
nhỡn liên tài" của quản ngục, ngạc nhiên về  "những sở  thích cao quý" của "kẻ  tiểu lại  
giữ  tù". Và ông đã xúc động nói: "Thiếu chút nữa, ta phụ  mất một tấm lòng trong thiên 
hạ".
Những tương phản trong cảnh cho chữ được thể hiện đầy ấn tượng. Kẻ xin chữ là ngục 
quan, người đang giữ  "phép nước". Người cho chữ  lại là một tử  tù sắp bước lên đoạn  
đầu đài. Kẻ làm nghề "nhem nhuốc" lại thích chơi chữ, một sở thích cao quý". Người "đi 



làm giặc" có tài "bẻ  khóa và vượt ngục" lại có tài viết chữ  rất nhanh và rất đẹp" lừng  
danh trong thiên hạ. Trong quan hệ xã hội, Huấn Cao quản ngục là đối địch, đứng về "hai 
trận tuyến" nhưng trên bình diện nghệ thuật, họ  lại là tri âm, tri kỷ. Một cuộc kỳ  ngộ  ít  
thấy trên đời.
"Thư  pháp" là một thứ  nghệ  thuật cao sang. Phải là văn nhãn tài hoa, tài tử  mới có chỗ 
đứng ở "thư pháp". "Thư pháp" vốn chỉ diễn ra ở đài các, viện sảnh, chốn thư phòng, nơi  
sang trọng, có bao giờ  diễn ra nơi chết chóc, tối tăm, bẩn thỉu? Về  thời gian, cảnh cho  
chữ không diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật mà lại diễn ra giữa đêm khuya "bí mật", lúc 
trại giam tỉnh Sơn "chí còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh", về  không gian, nơi Huấn 
Cao viết bức châm tặng quản ngục lại là phòng giam tử tù "một buồng tối chật hẹp, ẩm  
ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián". Tương phản với  
cái tối tăm, hôi thối ấy là "ánh sáng đỏ rực" của một bó đuốc tẩm dầu, là màu "trắng tinh" 
của tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ  căng phẳng trên mảnh ván, là "mùi thơm" của  
tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ  căng phẳng trên mảnh ván, là "mùi thơm"  ở  chậu  
mực bốc lên. Qua đó, ta thấy kẻ sĩ mọi thời dù trong bất kì cảnh ngộ éo le nào cũng vẫn 
hướng về ánh sáng và cái thanh quy để giữ lấy sự trong sáng, thanh cao của tâm hồn.
Thơ  lại gầy gò "run run" bưng chậu mực. Ngục quan "khúm núm" cất những đồng tiền 
kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Tử tù "cổ  đeo gông, chân vướng xiềng", lúc  
thì "tô đậm nét chữ", lúc thì "thay bút con, để  lạc khoản", rất ung dung tài hoa, viết nên 
những nét chữ "vuông vắn rõ ràng", một báu vật để lại cho đời. Hình ảnh tử tù "thở dài" 
đỡ  ngục quan đứng thẳng dậy, đĩnh đạc vá chân tình khuyên ngục quan "thay chỗ  ở đi", 
tìm về  quê nhà mà  ở  đã rồi hãy tính đến chuyện chơi chữ, để  giữ  lấy "thiên lương cho  
lành vững". Hình ảnh ngục quan vái tử tù một vái, nước mắt ứa ra, là điểm đỉnh của cảnh 
cho chữ. Những tương phản này mang một ý nghĩa thẩm mỹ  sâu sắc. Nghệ  sĩ có thể  bị 
hãm hại, nhưng cái đẹp do nghệ sĩ sáng tạo ra mãi mãi bất tử trong lòng người Huấn Cao  
cho đến chết vẫn bất khuất hiên ngang, vẫn nêu cao thiên lương.
Trong "lửa đóm cháy rừng rực", hình ảnh Huấn Cao, quản ngục và thầy thơ lại "nhìn bức 
châm rồi lại nhìn nhau", ta cảm thấy cái đẹp của nghệ  thuật, của thiên lương đang lung 
linh tỏa sáng tâm hồn họ! Phải chăng Huấn Cao đã viết bức châm này, câu đối này để 



tặng ngục quan trước khi bước ra pháp trường "Thập tải luân giao cầu cổ  kiếm. Nhất 
sinh đê thủ bái mai hoa"?
Truyện "Chữ người tử tù" được Nguyễn Tuân sáng tạo nên bằng bút pháp lãng mạn chủ 
nghĩa. Tác giả đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật tương phản, làm nổi bật sự đối  
lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và  
hoàn cảnh... Cảnh cho chữ là cảnh chói sáng nhất trong truyện "Chữ người tử tù". Ta cảm  
thấy được sống lại, được mục kích một cảnh tượng cổ kính, thiêng liêng về viết câu đối 
của ông cha đang diễn ra trước mắt mình. Hình  ảnh Huấn Cao lồng lộng và ngạo nghễ 
biết bao: "Phút cuối cùng chói lọi khối sao băng!''.
 



×