Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cầu I Thăng Long.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.73 KB, 43 trang )

Tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm ở công ty cầu I Thăng Long.
I. Đặc điểm chung của công ty cầu I Thăng Long.
Tên gọi: Công ty cầu I Thăng Long
Tên giao dịch: Công ty cầu I Thăng Long
Địa chỉ: Xã Thịnh Liệt - Huyện Thanh Trì – Hà Nội
Điện thoại: 8612825
Ngày thành lập: 25/6/1983
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cầu I Thăng Long được thành lập từ ngày 25 tháng 6 năm 1983 trên
cơ sở hợp nhât giữa công ty đại tu cầu I của cục quản lý đường bộ và công ty
công trình 108 của xí nghiệp liên hiệp công trình 5.
Từ năm 1983 đến năm 1992, công ty trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây
dựng giao thông 2 ( nay là khu quản lý đường bộ 2).
Từ năm 1993 đến nay công ty là đơn vị thành viên của tổng công ty xây
dựng cầu Thăng Long. Hai mươi năm thành lập, công ty đã xây dựng mới, đại
tu, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng cho đất nước trên hàng trăm công trình các
loại như: cầu đường sắt, cầu đường bộ, cầu cảng biển, cảng sông… có qui mô
tầm cỡ vừa và nhỏ. Một số công trình cầu do công ty làm đã được cả nước biết
đến như: cầu Tràng Tiền ở Huế, cầu Sông Bạc ở Hà Giang, cầu Đông Hà ở
Quảng trị, cầu Đông Tiến ở Hoà Bình… Công ty hiện có những ngành kinh
doanh chính sau:
- Xây dựng công trình giao thông
- Xây dựng công trình dân dụng
- Xây dựng công trình công nghiệp
- Sản xuất vật liệu xây dựng
Với đội ngũ lao động trong công ty thường xuyên có việc làm, đời sống
không ngừng được cải thiện và nâng cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
luôn được tăng cường, đội ngũ lao động trưởng thành về nhíều mặt tạo đà cho
công ty vững bước tiến lên, hoạt động đúng hướng, đúng khuôn khổ của pháp
luật. Nội bộ công ty luôn đoàn kết cùng nhau xây dựng công ty nhanh chóng


trở thành một doanh nghiệp loại I theo quyết định 388/TTg của Thủ tướng
chính phủ.
Kể từ khi thành lập đến nay công ty cầu I Thăng Long là một trong những
đơn vị mạnh về xây dựng của nghành giao thông vận tải Việt Nam. Với hai
mươi năm phát triển, công ty đã khẳng định sự vươn lên và đứng vững ở mỗi
giai đoạn. Điều đó thể hiện khá rõ ở doanh thu năm sau cao hơn năm trước,
chất lượng công trình ngày càng đạt nhiều tiêu chuẩn cao.


Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua một số năm
Biểu 1 Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Nguồn vốn lưu động 50.394.000.000 47.383.000.000 56.659.000000
Doanh thu trước thuế 1.454.000.000 1.454.000.000 1.454.000.000
Tổng số tài sản có 44.296.000.000 50.763.000.000 74.390.000.000
Doanh thu sau thuế 42.842.000.000 47.846.000.000 70.848.000.000
Lợi nhuận trước thuế 1.638.000.000 1.208.000.000 1.000.000.000
Lợi nhuận sau thuế 1.228.000.000 906.000.000 750.000.000
Tổng số nợ phải trả 34.429.000.000 31.465.000.000 39.998.000000
Nợ phải trả trong kỳ 17.806.000.000 6.442.000.000 15.540.000.000
Nguồn vốn chủ sở hữu 15.964.000.000 16.218.000.000 16.660.000.000
Nguồn vốn kinh doanh 9.726.000.000 9.726.000.000 9.726.000.000
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty .
Qui trình sản xuất của công ty có đặc điểm: sản xuất liên tục, phức tạp, trải
qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và
thi công ở các địa bàn khác nhau, thời gian thi công dài, sản phẩm mang tính
chất đơn chiếc nên lực lượng lao động của công ty được tổ chức thành các đội
cầu, nhiều đội cầu hình thành nên một công trường. Tuỳ theo yêu cầu sản xuất
thi công trong từng thời kỳ mà số lượng các đội cầu, tổ chức sản xuất trong mỗi
đội cầu sẽ thay đổi phù hợp với yêu cầu cụ thể.

Mỗi đội cầu có đội trưởng giám sát, và quản lý thi công, cán bộ kỹ thuật chịu
trách nhiệm quản lý trực tiếp về kỹ thuật, cán bộ vật tư chịu trách nhiệm về
quản lý và cung cấp vật tư, kế toán viên chịu trách nhiệm thanh toán các khoản
chi phí phát sinh tại nơi thi công và gửi các chứng từ về phòng kế toán theo
từng khối lượng xây dựng hoàn thành.
Mỗi đội cầu được chia ra thành nhiều tổ, phụ trách tổ sản xuất là các tổ
trưởng. Ngoài ra trong mỗi đội cầu khi thi công còn có thêm đội cơ giới và đội
xây dựng là những đơn vị hỗ trợ đắc lực cho đội cầu và công trường. Trong đó
đội xây dựng với nhiệm vụ chuyên sản xuất vật liệu xây dựng nội bộ. Đội cơ
giới có nhiệm đảm bảo máy thi công cho đội cầu.
Có thể khái quát đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty theo mô hình sau:
Công ty
Công trường
Các đội cầu
Đội cơ giới
Văn phòng công ty
Đội xây dựng
3. Đặc điểm tổ chức quản lý.
Công cầu I Thăng Long là công ty xay dựng nên hoạt động sản xuất kinh
doanh chủ yếu là xây dựng mới, đại tu, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng cho đất
nước các công trình sau: cầu đường sắt, cầu đường bộ, cầu cảng biển, cảng sông
có tầm cỡ vừa và nhỏ.
Do đặc điểm của ngành xây dựng, của sản phẩm xây dựng có tính chất đơn
chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài… nên việc tổ chức sản xuất, tổ
chức quản lý có những đặc điểm riêng.Mô hình tổ chức của công ty được tổ
chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Đứng đầu là lãnh đạo công ty, tiếp
đến là phòng ban, các công trường, các đội cầu và người lao động.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.
Ban giám đốc
Phòng kế hoạch

Phòng kỹ thuật
Phòng tổ chức LĐHC
Phòng kế toán
Phòng vật tư thiết bị
Các công trường
Đội cầu
Đội xây dựng
Đội cơ giới
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức gọn nhẹ nhằm đảm bảo cho hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và quản lý tốt quá trình sản xuất.
Đi sâu vào chức năng hoạt động của từng phòng ban của công ty ta có thể
hiểu sâu hơn về nhiệm vụ và chức năng của từng phòng. Mỗi phòng ban chức
năng đều có trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên.
- Ban giám đốc:
Đứng đầu là giám đốc - người giữ vai trò quan trọng chung toàn công ty, là
đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, đại diện cho quyền lợi của toàn
bộ cán bộ, công nhân viên và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc: phụ trách về công nghệ sản xuất , kỹ thuật và chất lượng sản
phẩm.
- Phòng kế hoạch:
Với nhiệm vụ lập ké hoạch sản xuất , trình duyệt với tổng công ty theo quí
năm. Thực hiện việc giao khoán gọn công trình, hạng mục công trình cho các
đội và công trường.
Lập và điều chỉnh các dự toán, thanh quyết toán các công trình, cùng các
phòng ban có liên quan giải quyết các thủ tục ban đầu như giải quyết mặt bằng
thi công, đền bù…
Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị và kịp thời tham mưu
đưa ra các biện pháp hiệu quả trong công việc chỉ đạo bảo đảm cho toàn công
trình hoàn thành theo quí, năm.

- Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật sản xuất trong suốt quá trình sản xuất của
công ty. Đánh giá về mặt kỹ thuật của sản phẩm, kiểm tra chất lượng theo
những tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bàn giao.
Tiếp nhận hồ sươ thiết kế kỹ thuật các công trình, lập phương án tổ chức thi
công các công trình, lập định mức vạt tư thiết bị, máy móc thi công theo tiến độ
thi công các công trình. Giám sát các đơn vị thi công đúng tiến độ, đúng đồ án
thiết kế, đúng qui trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Phòng vật tư thiết bị
Với chức năng mua sắm và quản lý vật tư, quản lý sử dụng thiết bị máy
móc cho toàn bộ công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc phụ
trách vật tư thiết bị.
Căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch sản xuất của công ty, phòng vật tư thiết bị lập
kế hoạch mua sắm vật tư theo quí, năm một cách chính xác.
Trên cơ sở kế hoạch kế hoạch được giao phòng vật tư thiết bị lập kế hoạch
cung cấp vật tư chủ yếu cho toàn đơn vị trong toàn công ty một cách kịp thời và
đầy đủ. Ngoài ra phòng còn theo dõi , hướng dẫn các đơn vị áp dụng có hiệu
quả các định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu.
- Phòng tổ chức lao động hành chính
Với công tác tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý về nhân sự trong toàn công
ty.
Giải quyết việc thuyên chuyển, điều động cán bộ công nhân viên trong nội bộ
công ty cũng như ngoài công ty.
Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất được giao, phòng tổ chức lao động hành chính
lập kế hoạch lao động tiền lươg theo tháng, quí, năm cho toàn công ty. Phòng
còn điều phối lực lượng lao động trong toàn công ty để đảm bảo hoàn thành kế
hoạch chung.
- Phòng tài chính kế toán:
Là phòng nghiệp vụ vừa có chức năng quản lý vừa có chức năng đảm bảo hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do đó để đạt được mục đích tren phòng

tài chính kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng kế hoạch đảm bảo sử dụng có hiệu quả về tài chính hàng quí và cả
năm.
+ Mở đầy đủ hệ thống sổ sách kế toán, ghi chép hạch toán đúng, đủ theo chế
độ tài chính hiện hành. Đồng thời còn cung cấp số liệu hiện có và trực tiếp báo
cáo theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp về vốn và kết quả kinh doanh lên
cấp trên.
+ Quản lý chặt chẽ quĩ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đôn đốc thanh toán kịp
thời với các đơn vị và hộ kinh doanh, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng vốn
công ty.
Như vậy, công tác hạch toán quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và có ý nghĩa trực tiếp đến sự thành công
hay thất bại về kinh tế của công ty cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp
của mọi thành viên trong công ty.
Tóm lại mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt nhưng chúng
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dưới sự điều hành của ban giám đốc công ty
nhằm đạt lợi ích cao nhất cho công ty.
4. Đặc điểm qui trình công nghệ.
Qui trình công nghệ là căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí. Qui trình
công nghệ của công ty cầu I Thăng Long là qui trình phứ tạp kiểu liên tục, được
trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp và có thể thi công xen kẽ ở các địa
điểm khác nhau.
Thông thường qui trình công nghệ của các công trình như sau:
Giai đoạn khảo sát thiết kế, tập kết vật tư thiết bị
Giai đoạn chuẩn bị lán trại
Giai đoạn thi công mố
Giai đoạn thi công trụ và hoàn thiện
Mỗi giai đoạn đều có định mức tiêu hao nguyên vật liệu hao phí nhân công cụ
thể và nhìn chung là khác nhau.
Ví dụ: Qui trình thi công mố cầu

Khoan cọc nhồi
Đào hố móng
Lắp dựng đào ván khuôn cốt thép
Đổ bê tông
Đắp mặt bằng thi công
Hoàn chỉnh mố
5. Đặc diểm tổ chức công tác kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chứ sản xuất, tổ chức quản lý cũng như để phù hợp
với yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán và căn cứ vào đặc điểm qui
trình công nghệ, công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung.
Hầu hết công việc kế toán được thực hiện trong phòng kế toán. Công ty cầu I
Thăng Long không có tổ chức bộ máy kế toán riêng ở từng công trường mà chỉ
có kế toán viên làm nhiệm vụ thanh quyết toán và gửi các chứng từ về phòng kế
toán của công ty.
Ngoài ra phòng kế toán công ty còn nhận được phiếu xuất kho, nhập kho,
bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng theo dõi khối lượng hoàn thành
và các chứng từ thanh toán khác do cán bộ quản lý ở từng công trình gửi về.
Các chứng từ nói trên được cán bộ phòng kế toán kiểm tra tính chính xác, tiến
hành phân loại và ghi sổ kế toán tổng hợp. Trên cơ sở đó kế toán lập các báo
cáo tài chính và phân tích các hoạt động kinh tế để giúp lãnh đạo công ty trong
việc điều hành hoạt động của công ty.
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư
Kế toán tiền lương, BHXH
Kế toán thanh toán
Thủ quĩ
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán tài sản cố định, kế toán tổng hợp
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cũng như yêu cầu về
trình độ quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thông qua sơ đồ sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty cầu I Thăng Long
Phòng kế toán của công ty gồm 9 người:
- Kế toán trưởng: là người giúp việc cho giám đốc về công tác chuyên môn của
bộ phận kế toán, kiểm tra tình hình hạch toán, tình hình tổ chức cũng như việc
huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Ngoài ra kế toán trưởng còn có trách
nhiệm lập báo cáo quyết toán.
- Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư và thiết
bị.Căn cứ vào các phiếu nhập xuất kho gửi về, kế toán vật tư tiến hành kiểm tra
tính thích hợp của các chứng từ, sau đó vào sổ chi tiết vật liệu cho từng công
trình. Cuối quí, căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu đã lập, kế toán lập bảng phân bổ
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ toàn công ty.
- Kế toán tiền lương và BHXH: hàng tháng căn cứ vào bảng tổng hợp thanh
toán lương do phòng lao động tiền lương lập, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí
tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng đối tượng sử dụng lao động.
Cuối quí, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
- Kế toán thanh toán: phản ánh mọi khoản thanh toán chi phí của khối lượng
quản lý, thanh toán lương, bảo hiểm khi phòng lao động tiền lương xác định số
liệu. Các khoản mục thanh toán với bên A, thanh toán với nhà cung cấp, kế toán
phản ánh đầy đủ và chính xác. Việc thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kế toán
phải giám sát chặt chẽ, các sổ tài khoản liên quan cũng phải được cập nhập
thường xuyên. Định kỳ kế toán lập bảng chi tiết để báo cáo.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: thường xuyên
kiểm tra, đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi
phí đối với các chi phí trực tiếp, chi phí chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, có
thể đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiét kiệm chi phí sản xuất. Định
kỳ lập báo cáo sản xuất kinh doanh theo tiến độ và thời hạn, tổ chức kiểm kê,
đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm.
- Thủ quĩ: thủ quĩ tại công ty có nhiệm vụ giữ tiền mặt và căn cứ vào phiếu thu,
phiếu chi kèm theo các chứng từ gốc có chữ ký đầy đủ để nhập hoặc xuất tiền
và vào sổ quĩ kịp thời.

- Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp có nhiệm
vụ lập sổ cái các tài khoản. Đồng thời căn cứ vào số dư trên các tài khoản trên
sổ cái kế toán lập bảng tổng hợp đối chiếu số phát sinh, bảng cân đối kế toán.
Vào kỳ quyết toán kế toán tổng hợp phải tiến hành lập báo cáo kết quả sản xuất
kinh doanh cũng như thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền
tệ.
Ở công ty cầu I Thăng Long, kế toán tổng hợp kiêm luôn chức năng và
nhiệm vụ vụ của kế toán TSCĐ. Có trach nhiệm theo dõi tình hình tăng, giảm ,
hiện có của TSCĐ trên 3 mặt: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
Hàng quí căn cứ vào nguyên giá TSCĐ hiện có và tỷ lệ khấu hao tính theo
phương pháp đường thẳng, kế toán tính số khấu hao và phân bổ cho các đối
tượng sử dụng.
Nhìn chung bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ, kiểm tra sử lý thông tin kịp
thời, chặt chẽ. Hiện nay công ty đang áp dụng kế toán thủ công, chưa áp dụng
kế toán máy.
Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng hiện nay là hình thức kế toán
chứng từ ghi sổ.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho mà công ty đang áp dụng là phương pháp
kê khai thường xuyên.

Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ ở
Công ty cầu I Thăng Long
Chứng từ gốc (bảng kê)
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ quĩ
Sổ đăng ký CTGS
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết số phát
1 1
1
2 3
4 3
5
6
2
7 7

Chú thích: Ghi hằng ngày
Ghi cuối quí
Kiểm ta, đối chiếu
1. Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê kế toán lập chứng từ
ghi sổ, sau đó được dùng để ghi các sổ, thẻ chi tiết. Đối với các chứng từ
thu chi tiền mặt được ghi vào sổ quĩ.
2. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ
cái
3. Căn cứ vào sổ thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh.
4. Đối chiếu số liệu gữa bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh và sổ cái
5. Sau khi đối chiếu số khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp
chi tiết số phát sinh được dùng để lập bảng cân đối số phát sinh.
6. Đối chiếu số liệu gữa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và cân đối số phát sinh.
7. Từ bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh, kế
toán lập báo cáo tài chính.
II. Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm ở công ty cầu I Thăng Long.
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản
xuất.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt

quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây dựng.
Ở công ty cầu I Thăng Long, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công
trình, hạng mục công trình. Việc lựa chọn như trên xuất phát từ đặc thù hoạt
động của đơn vị. Trước hết, loại hình sản phẩm của công ty mang tính chất đơn
chiếc. Mỗi công trình gắn với một hợp đồng riêng biệt và có giá trị dự toán
riêng. Hơn nữa, đối tượng tính giá thành ở công ty cũng được xác định là từng
công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ. Vì vậy các khoản
chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm xây dựng được tập hợp trực tiếp
cho từng công trình sau đó kết chuyển sang tài khoản tính giá thành để xác định
giá thành của từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao trong
kỳ.
Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn
thành bàn giao đều được mở riêng một sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất
phát sinh chi công trình, hạng mục công trình đó. Mỗi công trình đều được theo
dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí, đó là;
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
Cuối quí, dựa trên sổ chi tiết chi phí của tất cả các công trình, hạng mục công
trình kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong quí. Căn cứ vào bảng tổng
hợp chi phí sản xuất trong quí, kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành và
lập báo cáo chi phí sản xuất, giá thành mỗi quí.
Đối với những chi phí liên quan trực tiếp đến từng công trình, hạng mục công
trình thì tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Những
chi phí không tập hợp trực tiếp được cho từng công trình, hạng mục công trình
thì phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Việc quản lý chặt chẽ và quản lý chính xác, đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính, quản lý giá
thành tại công ty. Chi phí nguyên vật liệu trực tiệp là khoản mục chi phí chiếm
tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây dựng bởi vì nguyên vật liệu là yếu tố
cấu thành thực thể vật chất của công trình, đặc biệt trong điều kiện trình độ sản
xuất của ngành xây dựng nước ta còn thấp, mức tiêu hao nguyên vật liệu còn
cao.
Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính: xi măng, sắt thép, cát vàng, cát đen, đá hỗn hợp,
đá 1x2, đá 4x6. tôn 6 ly, tôn 8 ly, sỏi…
- Vật liệu phụ: que hàn 4 ly, que hàn 2 ly, thép từ 1 đến 5 ly, đinh các loại,
phụ gia tăng dẻo, phụ gia tăng đông cứng, bu lông…
- Nhiên liệu: xăng A92, A83, dầu DP14, mỡ IC, đất đèn,ô xy…
- Phụ tùng thay thế: zoăng, phớt, bugi, vòng bi, mayơ, phớt, chắn dầu, bu
lông tích kê, cút nước…
Công ty hạch toán thẳng vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp những chi phí
công cụ dụng cụ xuất dung phân bổ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ: quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ hàn, chổi đánh rỉ…
Đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn: gỗ cốt pha, cọc ván thép,
khung vây, dây dùi Φ50, những thiết bị đặc chủng như xe lao, lắp dần công ty
tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 621- chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp. TK621 được sử dụng đúng theo chế độ kế toán qui
định.
TK621 được kế toán mở sổ chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình
đang thi công.
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và đặc điểm của sản phẩm xây
dựng đó là địa điểm phát sinh chi phí nhiều nơi khác nhau. Để thuận tiện cho
việc xây dựng công trình ở xa, tránh việc vận chuyển tốn kém nên công ty cho
xây dựng kho tạm tại địa điểm công trình đang thi công. Việc nhập xuất vật tư
chỉ diễn ra ở đó. Đối với những loại vật liệu không mua được ở nơi thi công,

công ty sẽ điều chuyển vật liệu từ kho chính của công ty tới nơi công trình đang
thi công (thông thường mọi vật liệu đều có ở nơi công trình đang thi công).
Qui trình xuất kho và hạch toán vật tư như sau
Đầu tiên phòng kế hoạch, kỹ thuật, vật tư căn cứ vào các dự toán và phương
án thi công của công trình mà công ty đã đấu thầu được, cùng với tiến độ thi
công của các công trình để lập kế hoạch cung cấp vật tư cũng như việc giao
nhiệm vụ sản xuất thi công, phòng kỹ thuật tính toán lượng vật tư cần phục vụ
thi công, cán bộ vật tư được điều xuống các công trình có nhiệm vụ chuyển yêu
cầu cung cấp vật tư sang phòng kế toán và xin tạm ứng tiền để mua vật tư. Sau
khi hoàn thành các thủ tục xem xét xác nhận của cán bộ kỹ thuật, kế toán trưởng
và giám đốc, thủ quĩ viết phiếu chi cho tạm ứng tiền.
Nợ TK141
Có TK111
Sau khi nhận tiền, cán bộ phòng vật tư đó cùng chủ nhiệm công trình tiến hành
mua vật tư theo tiến độ thi công.
Tại công ty cầu I Thăng Long, việc nhập và xuất kho vật liệu đều diễn ra tại
kho tạm nơi công trình đang thi công. Cán bộ vật tư tiến hành làm thủ tục nhập
kho cho vật liệu mua về và làm thủ tục xuất kho khi xuất vật liệu cho thi công.
Đối với các loại vật liệu như: cát, đá, sỏi… đều được tập kết tại kho tạm mà
không tiến hành tập kết tại chân công trình để xuất thẳng cho thi công. Khi xuất
kho vật liệu cán bộ vật tư tiến hành viết phiếu xuất kho có sự xác nhận của thủ
kho. Phiếu xuất kho được chia làm 3 liên, một liên thủ kho giữ để theo dõi, một
liên được cán bộ vật tư giữ, một liên được tập hợp lại để cuối mỗi tháng gửi về
phong kế toán tại công ty.
Kế toán nguyên vật liệu theo dõi tình hình nhập xuất vật tư theo phương pháp
ghi thẻ song song. Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng được tính theo phương
pháp nhập trước xuất trước.
Cuối tháng căn cứ vào các phiếu nhập, xuất vật tư từ công trường gửi về kế
toán vật liệu tiến hành phân loại phiếu nhập, phiếu xuất, sau đó tổng hợp vật
liệu xuất dùng trực tiếp cho các công trình để ghi vào “Sổ chi tiết vật tư xuất

dùng trực tiếp cho các công trình” (Biểu 2). Cuối mỗi quí, kế toán vật liệu lập
“Bảng tổng hợp vật tư xuất dùng trực tiếp” (Biểu 3).
Đối với chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho máy thi công và cho sản xuất
chung cũng được phân loại để ghi vào “Sổ chi tiết vật tư xuất dùng cho máy thi
công” (Biểu 4), “Sổ chi tiết xuất dùng cho sản xuất chung” (Biểu 6). Và cuối
mỗi quí, kế toán vật liệu cũng lập “Bảng tổng hợp vật tư xuất dùng cho máy thi
công” (Biểu 5), “Bảng tổng hợp vật tư xuất dùng cho sản xuất chung” (Biểu 7).

×