Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

DE TAI KHKT ATGT 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 30 trang )

Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
A.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, tai nạn giao thông đã trở thành vấn nạn, hàng ngày, hàng giờ đe dọa
sự sống của mỗi người dân, theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi ngày
Việt Nam có 62 người chết vì tai nạn giao thông (năm 2017), có nhiều nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng này, trong đó có một nguyên nhân vô cùng quan trọng là ý thức
tham gia giao thông của người dân còn kém, nhất là một bộ phận đông đảo thanh
niên, lứa tuổi còn muốn thể hiện mình, chưa phát triển hoàn thiện về nhân cách.
Năm 2016, TP Đà Nẵng ban hành Đề án Thực hiện chương trình “Thành phố 4
an” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, trong đó có An toàn giao thông,
để thực hiện được đề án trên thì mỗi người dân cần nâng cao ý thức chấp hành luật lệ
an toàn giao thông, nhất là đối với giới trẻ, người chủ tương lai của thành phố và đất
nước; nâng cao văn hóa giao thông cho giới trẻ Đà Nẵng là xây dựng nét đẹp văn
hóa cho người Đà Nẵng sau này.
Trường THPT Thái Phiên là một trường lớn của quận Thanh Khê, với gần 3000
học sinh, trường nằm trên đường Trần Cao Vân, một con đường hẹp nhưng mật độ
xe cộ lưu thông rất lớn, nhất là vào giờ tan tầm (khoảng 16h30 đến 18 h30 chiều),
khi các công sở, trường học xung quanh cùng tan một lúc, phụ huynh đến đón con
rất đông, kết hợp với xe cộ lưu thông quá lớn, nên ách tắc giao thông trước cổng
trường là điều thường xuyên xảy ra.
Ngoài ra, một bộ phận học sinh của trường ý thức tham gia giao thông chưa tốt,
vẫn còn tình trạng vượt đèn đỏ; phóng nhanh, vượt ẩu; tải ba, tải bốn; đi xe máy, xe
đạp điện không đội mũ bảo hiểm; đi xe phân khối lớn hơn mức cho phép đến gửi ở
nhà dân ngoài cổng trường,…tất cả điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông,
có thể gây tai nạn giao thông.
Để nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh, giữ cổng trường bình


yên, không ách tắc vào giờ tan tầm thì cần phải có các giải pháp trước mắt và lâu dài,
nhất là phải xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông cho học sinh. Chính vì vậy,
chúng tôi chọn đề tài “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”. Hy vọng, đề tài sẽ được hữu ích và được nhân rộng.
1

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
2. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường THPT Thái Phiên
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nhà trường
4. Mục đính nghiên cứu
- Học sinh biết được hiện trạng, các nguyên nhân gây tai nạn giao thông hiện
nay, nhất là nguyên nhân do lứa tuổi thanh niên gây ra.
- Hiểu được sự cần thiết phải chấp hành luật lệ, an toàn giao thông . Từ đó,
mỗi học sinh cần nâng cao văn hóa giao thông của chính mình.
- Đề xuất và đưa ra các biện pháp để tuyên truyền, giáo dục hiệu quả về nâng
cao ý thức khi tham gia giao thông của học sinh trường THPT Thái Phiên.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp, so sánh
- Phương pháp tổng kết thực tiễn.

B.

NỘI DUNG


1. Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới hiện nay
Thế kỷ 20 và đầu thế kỉ 21, đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các
loại phương tiện giao thông. Từ những phương tiện giao thông thô sơ, ngày nay thế

2

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
giới có hàng tỷ phương tiện giao thông các loại, từ xe đạp, xe gắn máy, ô tô cho tới
những chiếc máy bay hiện đại.

Tăng trưởng mạnh nhất là các loại phương tiện giao thông đường bộ, mỗi năm
thế

giới

lại sản

xuất thêm

hàng

triệu xe gắn máy, ô


đủ


mọi

chủng

loại. Trong khi đó,
kết

cấu hạ tầng giao
thông đường
bộ chưa đảm

về

bảo

quy mô và chất

lượng, đặc biệt ở các nước kém phát triển và đang phát triển. Ùn tắc giao thông
thường xuyên xảy ra ở các đô thị lớn; tai nạn giao thông đường bộ (TNGT) ngày
càng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng; tình trạng ô nhiễm môi trường do
khí thải và tiếng ồn của phương tiện giao thông xảy ra ở nhiều thành phố… không
chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tinh thần của
con người. Đặc biệt, TNGT đang là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu mà các quốc
gia trên thế giới đều phải đối mặt. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định “Tai
nạn giao thông đã trở thành một đại dịch của nhân loại”.
Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành khảo sát toàn diện tình hình TNGT trên thế
giới. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một bản báo cáo đầy đủ về bức tranh TNGT toàn
cầu. Đây là cơ sở để thực hiện Chương trình “Hành động thập kỷ an toàn giao thông
giai đoạn 2011 - 2020” của Tổ chức này. Kể từ khi chiếc ô tô đầu tiên ra đời năm
1769 cho đến nay, nền kinh tế thế giới phát triển không ngừng, nền khoa học kỹ

thuật cũng đạt được những thành tựu to lớn, đặc biệt là những công nghệ áp dụng
trong lĩnh vực giao thông được quan tâm, phát triển vượt bậc. Mặc dù vậy, số vụ
3

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
TNGT hàng năm trên toàn cầu vẫn không ngừng tăng lên. Hiện mỗi năm trên thế
giới có khoảng 1,24 triệu người chết và 50 triệu người bị thương do TNGT. Như vậy,
trung bình mỗi ngày khoảng 3.400 người chết vì TNGT trên đường bộ. Trong đó,
những người ở độ tuổi từ 15 đến 44 chiếm 59% và 77% số người chết là nam
giới (xem biểu đồ 1). Từ năm 2007 đến nay, 88 quốc gia có số người chết do
TNGT giảm nhưng 87 nước khác lại có xu hướng tăng, vì vậy về cơ bản tổng số
người chết vẫn không giảm.
Trong quá trình nghiên cứu đặc điểm phân bố TNGT trên phạm vi toàn cầu
dựa trên tiêu chí mức thu nhập, các nhà khoa học đã thấy rằng các nước có mức thu
nhập trung bình có tỉ lệ người chết do TNGT cao nhất (20,1 người chết/100.000
dân), thấp nhất là các nước có mức thu nhập cao (8,7 người chết/100.000 dân), trong
khi tỉ lệ người chết do TNGT trung bình trên thế giới hiện là 18 người chết/100.000
dân. Trên thực tế các nước có mức thu nhập trung bình có số lượng phương tiện giao
thông chiếm 52% tổng số toàn cầu, còn các nước có mức thu nhập cao chiếm 47%,
như vậy số lượng gần ngang nhau (xem biểu đồ 2). Điều đó cho thấy, số người chết
do TNGT không tỉ lệ với số lượng phương tiện mà do các nguyên nhân quan trọng
khác như: trình độ dân trí, hiểu biết luật giao thông, ý thức tham gia giao thông và
kết cấu hạ tầng giao thông.

4


Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
Qua
đúc kết kinh
nghiệm của
các nước tiên
tiến trên thế
giới, để cải
thiện

tình

hình trật tự
an toàn giao
thông,
biệt

đặc
nhằm

giảm số vụ
TNGT, ngoài
thực hiện các
chính

sách


pháp

luật,

các nước cần
đẩy

mạnh

công tác giáo dục, tuyên truyền luật giao thông đường bộ, nâng cao ý thức người
tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông - yếu tố nhận thức của con người
luôn được đặt lên hàng đầu.
2. Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam
Tình hình tai nạn giao thông những năm gần đây diễn biến hết sức phức tạp.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thì tình hình tai nạn
giao thông trong khoảng 5 năm gần đây như sau:
Bảng: Tình hình tai nạn giao thông trên cả nước từ 2014 đến 2019
Năm

Số vụ tai nạn

Số người chết
(người)

2014

25.669

9.091


Số người bị
thương
(người)
24.863

Trung bình số
người chết mỗi
ngày (người)
25
5

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
2015
2016
2017
2018
6 tháng đầu
năm 2019

22.827
21.589
20.280
18.736

8.727
8.685

8.279
8.248

21.069
19280
17.040
14.802

24
24
23
23

8385

3810

6358

21

(Nguồn: Úy ban ATGT quốc gia)
Theo bảng số liệu, tình hình tai nạn giao thông đã giảm ở cả 3 tiêu chí (số vụ
tai tạn, số người chết và số người bị thương) nhưng con số trên vẫn còn quá lớn, mỗi
ngày vẫn có khoảng hơn 20 người chết vì tai nạn giao thông (theo cách tính của Ủy
ban an toàn giao thông quốc gia), cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á
(18,5 người) và thế giới (20 người).
3. Hiện trạng tai nạn giao thông tại địa phương (TP Đà Nẵng)
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương với dân số trên 1 triệu người, quá
trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh. Theo đó, số lượng các phương tiện tham gia giao

thông tăng chóng mặt, mật độ tăng cao, nhất là xe máy và ô tô. Điều này đã làm cho
tình hình tai nạn giao thông ở thành phố Đà Nẵng diễn biến phức tạp, các điểm ùn
tắc giao thông không ngừng tăng.
Mặc dù so với cả nước, số vụ tai nạn, số người chết và bị thương của thành
phố Đà Nẵng thấp hơn nhưng với quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, trong khi
cơ sở hạ tầng đáp ứng chưa kịp thì nguy cơ mất an toàn giao thông đã, đang và sẽ đe
dọa đến cuộc sống bình yên của người dân thành phố.
Bảng: Tình hình tai nạn giao thông ở Đà Nẵng từ 2015 đến 2019

147
136
111
96

Số người chết
(người)
92
88
69
60

Số người bị thương
(người)
114
97
75
65

41


28

32

Năm

Số vụ tai nạn

2015
2016
2017
2018
6 tháng đầu
năm 2019

(Nguồn: Cục thống kê Đà Nẵng)
6

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
Theo bảng số liệu trên, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố đã
giảm ở cả 3 tiêu chí (số vụ tai tạn, số người chết và số người bị thương) nhưng tình
trạng ùn tắc giao thông cục bộ vào giờ cao điểm ở các nút giao trên địa bàn thành
phố ngày càng nghiêm trọng, với gần 5.000 nút giao thông, rất khó giải quyết bài
toán giao thông để khỏi ùn tắc. Điều này tạo ra nỗi lo đối với những người thường
xuyên phải di chuyển hằng ngày tại những tuyến đường có nút giao. Nếu tình trạng
này không được giải quyết, thì tương lai giao thông của Đà Nẵng cũng sẽ gặp khó

như các thành phố lớn khác.

Ùn
tắc giao
thông tại cầu
sông Hàn
4. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
Qua thống kê, phân tích tổng số các vụ TNGT xảy ra trong các năm gần đây, cho
thấy các lỗi vi phạm TTATGT chủ yếu dẫn đến TNGT là: đi không đúng làn đường,
phần đường quy định chiếm tỉ lệ cao (26%), chạy quá tốc độ (9%), chuyển hướng
không đúng quy định (9%), ngoài ra các lỗi không nhường đường, vượt xe, sử dụng
rượu bia chiếm tỉ lệ đáng kể.

7

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”

Tuyến đường thường xảy ra tai nạn giao thông chủ yếu vẫn là các tuyến quốc lộ
(35%) và nội thị (31%). Đây là các tuyến đường có mật độ dân cư đông đúc, người
và phương tiện tham gia giao thông đa dạng với mật độ cao, đặc điểm đường giao cắt
nhiều, phương tiện lưu thông hỗn hợp dễ xảy ra va chạm, khá phức tạp trong bảo
đảm trật tự an toàn giao thông.

Mô tô, xe máy là loại phương tiện chủ yếu trong các vụ tai nạn (gần 70%), trong
đó rất nhiều mô tô, xe máy cũ hoặc không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an
toàn. Hiện nay, số lượng mô tô, xe máy chiếm hơn 85% tổng số phương tiện giao

thông hiện đang hoạt động trong cả nước do nhiều ưu điểm như tính cơ động cao,
linh hoạt giá thành rẻ phù hợp điều kiện kinh tế của đa phần người dân.

8

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”

Gần 40% số vụ TNGT xảy ra vào khoảng thời gian từ 18h đến 24h, đây là khoảng
thời gian người điều khiển phương tiện bị tác động tâm lý muốn nhanh chóng trở về
với gia đình, sự mệt mỏi, căng thẳng sau một ngày làm việc, sự chênh lệch về nhiệt
độ, ánh sáng giữa ngày và đêm (đặc biệt đối với phương tiện vận tải hành khách,
hàng hóa…).

Bên cạnh các nguyên nhân trên, ý thức của một bộ phận người tham gia giao
thông bằng phương tiện mô tô, xe máy còn chưa cao, vẫn còn một bộ phận người
tham gia giao thông chưa tự giác chấp hành, còn thói quen tùy tiện khi tham gia giao
thông như: Không đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy; phóng nhanh, vượt ẩu,
chạy quá tốc độ quy định; sử dụng rượu, bia vượt quá nồng độ cồn cho phép khi
tham gia giao thông; đi không đúng phần đường, làn đường quy định; tham gia đua
xe trái phép; điều khiển xe khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe…
Tất cả các hành vi trên đều vi phạm pháp luật, gây mất trật tự, an toàn giao thông,
tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng cho
người điều khiển phương tiện và những người tham gia giao thông khác.
Trên thế giới hiện nay, những nước phát triển, có trình độ dân trí cao thì tai nạn
giao thông ít khi xảy ra, còn những nước nghèo, nước có thu nhập trung bình với
9


Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
trình độ dân trí thấp thì tai nạn giao thông lại trở nên phổ biến. Vì vậy, ý thức khi
tham gia giao thông, hay văn hóa giao thông là vấn đề cần đặt lên hàng đầu hiện nay.
5. Hậu quả thảm khốc của tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Bởi hậu
quả, tác hại của tai nạn giao thông là khôn lường. Nhiều gia đình mất đi người thân,
nhiều người trở nên tàn phế, kéo theo đó là những đau thương, mất mát, những khó
khăn về kinh tế cho gia đình và người thân của họ.

Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Hậu quả tai nạn giao thông vô cùng thảm khốc, thiệt hại to lớn về người và
của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc
sống kinh tế gia đình và xã hội. Những người vợ xót xa khi mất chồng, những đứa
con bơ vơ khi không còn cha mẹ ở trên đời để chăm sóc, dạy dỗ. Bên cạnh đó, xã hội
còn mất đi những bàn tay lao động, đất nước mất đi những người công dân có ích; đó
là những người bị chết vì tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông còn là gánh nặng cho xã hội vì chi phí cho khắc phục hậu
quả sau tai nạn giao thông là rất lớn
Tai nạn giao thông còn làm cho hình ảnh đất nước xấu đi rất nhiều trong mắt
bạn bè quốc tế.
Phát biểu trong Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông, Phó
Thủ tướng Trương Hòa Bình cho hay: “Tai nạn giao thông đang gây ra thiệt hại to
10

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên



Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
lớn về nhân mạng và tài sản, sự mất mát, đớn đau không thể bù đắp được, cướp đi
hạnh phúc của nhiều gia đình, dòng họ; ảnh hưởng đến tương lai và đe dọa sự phát
triển bền vững của giống nòi.”
Như vậy, hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó không chỉ tác
động và gây tổn thương về vật chất và tinh thần đến người bị tai nạn và gây ra gánh
nặng cho gia đình người thân của nạn nhân, đến toàn xã hội mà còn tác động lâu dài
đến giống nòi, tương lai của đất nước.
6. Ý thức chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông của thanh niên
6.1. Hiện trạng chung
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, tai nạn giao thông liên quan đến
thanh niên dưới 18 tuổi năm 2018 chiếm 6,46%, do người từ 18-27 tuổi chiếm
32,43%. Số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do lứa tuổi thanh niên gây ra thời
gian gần đây ngày một gia tăng. Đây là độ tuổi của những người còn ngồi trên ghế
nhà trường, có người đã là trụ cột của gia đình.

40% số vụ tai nạn giao thông do thanh niên gây ra
Nhóm lỗi thường gặp khi tham gia giao thông của lứa tuổi này là là điều
khiển xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không giấy phép lái xe; vi phạm các quy định về
đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, tốc độ, nồng độ cồn; tụ tập dàn hàng ngang trên
đường, rú ga gây mất trật tự công cộng…
“Căn nguyên dẫn đến tình trạng gia tăng vi phạm Luật Giao thông trong thanh
thiếu niên một phần do chính ý thức của giới trẻ, phần còn lại có trách nhiệm từ sự
11

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên



Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
buông lỏng quản lý, uốn nắn của gia đình, nhà trường”. Trên thực tế, nhiều phụ
huynh không những không giáo dục, điều chỉnh kịp thời mà ngược lại còn có sự
dung túng, xuề xòa, thậm chí bênh vực hành vi của con em dẫn đến ý thức lệch lạc
trong giới trẻ. Công tác tuyên truyền, giáo dục về An toàn giao thông trong trường
học chưa đạt kết quả cao.

Cảnh sát giao thông kiểm tra tình trạng học sinh THPT điều khiển xe gắn máy đến trường.

Theo các chuyên gia, để nâng cao nhận thức về việc chấp hành quy định khi
tham gia giao thông cho thanh niên, thì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
giáo dục, vận động thanh, thiếu nhi chấp hành pháp luật ATGT phải thông qua các
hình thức khác nhau. Trong đó, việc tuyên truyền giáo dục trong nhà trường là rất
cần thiết.
6.2.Ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của học sinh trường THPT Thái
Phiên
Trường THPT Thái Phiên là một trường lớn với 2210 học sinh (năm học
2019-2020), trường nằm ở trung tâm quận Thanh Khê, trên con đường Trần Cao Vân
- đường hai chiều 10m5, xung quanh có nhiều công sở cũng như trường học, gần đó
500m lại có chốt đường tàu, mật độ lưu thông bình thường trên tuyến đường này đã
khá đông, nhưng lúc giờ tan tầm buổi chiều (khoảng 16h30 đến 18h30) thì lưu lượng
xe đi lại tăng đột biến, tắc nghẽn giao thông là điều thường xuyên xảy ra, gây nên
khung cảnh lộn xộn, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông là điều khó tránh khỏi.
Học sinh nhà trường từ trước đến nay chưa ghi nhận gây ra vụ tai nạn giao
thông nào, tuy nhiên thỉnh thoảng nhà trường có nhận được thông báo của công an
quận và công an giao thông thành phố về việc học sinh nhà trường vi phạm các lỗi
12


Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
khi tham gia giao thông như: vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, tải quá số người
quy định, đi xe máy vượt quá 50 phân khối, …
Để nâng cao nhận thức của học sinh khi tham gia giao thông, về phía nhà
trường đã yêu cầu mỗi học sinh phải kí giấy cam kết về An toàn giao thông có chữ kí
của học sinh và phụ huynh, yêu cầu mỗi giáo viên chủ nhiệm cần tăng cường lồng
ghép giáo dục An toàn giao thông trong tiết chủ nhiệm.Về phía Đoàn trường đã tổ
chức nhiều buổi ngoại khóa để tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông, tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông,…điều này đã tác động không nhỏ đến
nhận thức của học sinh, chính vì vậy học sinh của trường vi phạm an toàn giao thông
ngày càng giảm. Theo Ban giám hiệu, những năm gần đây nề nếp của học sinh nhà
trường đi lên cũng đồng nghĩa với vi phạm an toàn giao thông giảm hẳn, không có
thông báo lỗi vi phạm ATGT của học sinh do công an giao thông gửi về .
Tuy nhiên, việc nâng cao ý thức về an toàn giao thông cho học sinh là một quá
trình lâu dài, liên tục, nhất là phải hình thành được văn hóa khi tham gia giao thông
mới là giải pháp bền vững. Chính vì vậy, bước đầu chúng tôi đã tham gia nghiên cứu
vấn đề này, cụ thể chúng tôi đã tiến hành lấy phiếu điều tra, sau đó đi phân tích và rút
ra các giải pháp giáo dục an toàn giao thông hiệu quả nhất, khiến đông đảo các bạn
học sinh tham gia. Đây là phiếu điều tra:
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Về việc nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường THPT Thái Phiên)
Để nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường THPT Thái Phiên. Sau đây,
chúng tôi có một số câu hỏi, rất mong các bạn hợp tác và trả lời một cách chân thực nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên:……………………………………………..

Học sinh lớp:………………………………………….
II. PHẦN NỘI DUNG
Câu 1. Năm 2018, toàn quốc xảy ra hơn 18.700 vụ tai nạn giao thông, làm hơn 8.200 người chết và
khoảng 14.800 người bị thương. Riêng thành phố Đà Nẵng, xảy ra 96 vụ, làm chết 60 người, bị
thương 65 người.
Những con số trên khiến bạn cảm thấy thế nào?
A. Bình thường.

B. Hoang mang.

C. Lo sợ.

D. Cực kì sợ hãi.

Câu 2. Theo bạn, nguyên nhân quan trọng nhất gây tai nạn giao thông là?
A. Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn kém.
B. Sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
13

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
C. Thiếu kiến thức và kĩ năng khi tham gia giao thông.
D. Sự phân bố không hợp lí của hệ thống biển báo.

Câu 3. TP Đà Nẵng đang xây dựng “thành phố 4 an”, theo bạn đó là
An toàn vệ sinh thực phẩm


An cư lập nghiệp

An sinh xã hội

An toàn lao động

An ninh trật tự

An toàn giao thông

Câu 4. Bạn đã từng chứng kiến một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nào chưa?
A. Đã từng chứng kiến

B. Chưa bao giờ.

Câu 5. Những vi phạm an toàn giao thông nào sau đây bạn đã từng mắc phải
Vượt đèn đỏ

Tải ba người trở lên

Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy

Phóng nhanh, vượt ẩu.

Đi ngược chiều, lấn làn đường.

Say sỉn khi đi xe máy

Dàn hàng ngang khi tham gia giao thông.


Bóp còi inh ỏi.

Đánh võng, lạng lách.

Dùng chân điều khiển xe.

Câu 6. Các lỗi vi phạm ATGT và mức phạt như sau Đúng hay Sai
Lỗi vi phạm
Mức phạt
Đúng ghi Đ, sai ghi S
Đi xe máy vượt đèn đỏ
300.000-400.000 đ
Không đội mũ bảo hiểm, hoặc không cài quai
100.000-200.000đ
đúng quy cách khi đi xe máy
Tải 3 người trở lên khi đi xe gắn máy
300.000-400.000đ
Đánh võng, lạng lách
5.000.000-7.000.000đ
Dùng chân hoặc thả tay khi điều khiển xe máy
5.000.000-7.000.000đ
Đi ngược chiều
300.000-400.000đ
Câu 7. Những việc làm nào sau đây bạn đã từng làm rất tốt khi tham gia giao thông?
Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện hoặc xe máy.
Dừng đèn đỏ
Đi đúng phần đường qui định
Quan sát kĩ khi chuyển hướng.
Không phóng nhanh vượt ẩu, không đánh võng, lạng lách.
Không tải quá số người qui định.

Câu 8. Theo bạn, có cần thiết phải tuân thủ quy định về trật tự, an toàn giao thông không ?
A. Có.

B. Không

Câu 9. Nếu bạn trả lời “Có” ở câu 8 thì Vì sao phải tuân thủ quy định về trật tự, an toàn giao
thông?
A. Để bảo vệ an toàn cho bản thân, thể hiện mình là người có văn hóa.
14

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
B. Để bảo vệ hạnh phúc cho gia đình, người thân.
C. Để góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10. Để nâng cao ý thức chấp hành ATGT, cách tuyên truyền về ATGT nào sau đây bạn thấy
đem lại hiệu quả nhất
Ngoại khóa của HS về ATGT.
Phóng to hình ảnh các vụ tai nạn giao thông trong khuôn viên trường.
Nói chuyện dưới cờ của cảnh sát giao thông.
Các cuộc thi tìm hiểu ATGT.
Thi vẽ tranh về ATGT.
Lồng ghép trong chương trình học
Ý kiến khác của bạn:
…...........................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………
Có văn hóa giao thông là sống vì cộng đồng, cảm ơn bạn đã tham gia trả lời câu hỏi!


Phân tích kết quả phiếu điều tra:
- Tổng số phiếu phát ra: 740 (chiếm 1/3 học sinh toàn trường) phiếu được phát
ngẫu nhiên ở các lớp, mỗi khối 6 lớp.
- Cụ thể các lớp được điều tra là: 12/1, 12/3, 12/7, 12/9, 12/14, 12/17, 11/3, 11/5,
11/4, 11/10, 11/16, 11/17, 10/2, 10/5, 10/10, 10/12, 10/15, 10/18.
- Số phiếu thu vào 740.
Câu 1. Năm 2018, toàn quốc xảy ra hơn 18.700 vụ tai nạn giao thông, làm hơn 8.200
người chết và khoảng 14.800 người bị thương. Riêng thành phố Đà Nẵng, xảy ra 96
vụ, làm chết 60 người, bị thương 65 người.
Những con số trên khiến bạn cảm thấy thế nào?
A. Bình thường.

B. Hoang mang.

C. Lo sợ.

D. Cực kì sợ hãi.

Có chọn đáp án A (chiếm %)
Có chọn đáp án B (chiếm %)
Có chọn đáp án C (chiếm %)
Có chọn đáp án D (chiếm %)
Kết luận: Phần lớn học sinh cảm thấy hoang mang, lo sợ về số người bị chết do
tai nạn giao thông.
15

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên



Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
Câu 2. Theo bạn, nguyên nhân quan trọng nhất gây tai nạn giao thông là?
A.
B.
C.
D.

Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn kém.
Sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Thiếu kiến thức và kĩ năng khi tham gia giao thông.
Sự phân bố không hợp lí của hệ thống biển báo.
Có chọn đáp án A (chiếm %)
Có chọn đáp án B (chiếm %)
Có chọn đáp án C (chiếm %)
Có chọn đáp án D (chiếm %)

Kết luận: Phần lớn học sinh chọn nguyên nhân gây tai nạn là do ý thức chấp hành
luật giao thông của người dân còn kém.
Câu 3. TP Đà Nẵng đang xây dựng “thành phố 4 an”, theo bạn đó là
An toàn vệ sinh thực phẩm

An cư lập nghiệp

An sinh xã hội

An toàn lao động

An ninh trật tự


An toàn giao thông
Có… học sinh chọn đúng (chiếm %)
Có…. học sinh chọn sai (chiếm %)

Kết luận: Phần lớn học sinh đã chọn đúng.
Câu 4. Bạn đã từng chứng kiến một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nào chưa?
A.Đã từng chứng kiến

B. Chưa bao giờ.
Có… chọn đáp án A (chiếm %)
Có…. chọn đáp án B (chiếm %)

Kết luận: 100% học sinh đã từng chứng kiến tai nạn giao thông.
Câu 5. Những vi phạm an toàn giao thông nào sau đây bạn đã từng mắc phải
Vượt đèn đỏ

Tải ba người trở lên

Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy

Phóng nhanh, vượt ẩu.

Đi ngược chiều, lấn làn đường.

Say sỉn khi đi xe máy

Dàn hàng ngang khi tham gia giao thông.

Bóp còi inh ỏi.


Đánh võng, lạng lách.

Dùng chân điều khiển xe.

Vượt đèn đỏ có …. lượt vi phạm.
16

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
Tải ba người trở lên có …. lượt vi phạm.
Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy có …. lượt vi phạm.
Phóng nhanh, vượt ẩu có …. lượt vi phạm.
Đi ngược chiều, lấn làn đường có …. lượt vi phạm.
Say sỉn khi đi xe máy có …. lượt vi phạm.
Dàn hàng ngang khi tham gia giao thông có …. lượt vi phạm.
Bóp còi inh ỏi có …. lượt vi phạm.
Đánh võng, lạng lách có …. lượt vi phạm.
Dùng chân điều khiển xe có …. lượt vi phạm.
Kết luận: 70% học sinh đã từng vi phạm các lỗi về an toàn giao thông, chủ yếu
là học sinh nam.
Câu 6. Các lỗi vi phạm ATGT và mức phạt như sau Đúng hay Sai
Lỗi vi phạm

Mức phạt

Đi xe máy vượt đèn đỏ
Không đội mũ bảo hiểm, hoặc không

cài quai đúng quy cách khi đi xe máy
Tải 3 người trở lên khi đi xe gắn máy
Đánh võng, lạng lách
Dùng chân hoặc thả tay khi điều khiển
xe máy
Đi ngược chiều

300.000-400.000 đ

Lỗi vi phạm
Đi xe máy vượt đèn đỏ
Không đội mũ bảo hiểm,
hoặc không cài quai đúng
quy cách khi đi xe máy
Tải 3 người trở lên khi đi
xe gắn máy

100.000-200.000đ
300.000-400.000đ
5.000.000-7.000.000đ
5.000.000-7.000.000đ
300.000-400.000đ

Mức phạt
300.000 - 400.000 đ
100.000 - 200.000đ
300.000 - 400.000đ

Đánh võng, lạng lách


5.000.000 - 7.000.000đ

Dùng chân hoặc thả tay
khi điều khiển xe máy

5.000.000 -7.000.000đ

Đi ngược chiều

Đúng ghi Đ,
sai ghi S

300.000 - 400.000đ

Phân tích đáp án
Có …lượt trả lời đúng
Có …lượt trả lời sai
Có …lượt trả lời đúng
Có …lượt trả lời sai
Có …lượt trả lời đúng
Có …lượt trả lời sai
Có …lượt trả lời đúng
Có …lượt trả lời sai
Có …lượt trả lời đúng
Có …lượt trả lời sai
Có …lượt trả lời đúng
Có …lượt trả lời sai
17

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên



Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
Kết luận: Phần lớn học sinh chưa biết mức phạt lỗi vi phạm ATGT
Câu 7. Những việc làm nào sau đây bạn đã từng làm rất tốt khi tham gia giao thông?
Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện hoặc xe máy.
Dừng đèn đỏ
Đi đúng phần đường qui định
Quan sát kĩ khi chuyển hướng.
Không phóng nhanh vượt ẩu, không đánh võng, lạng lách.
Không tải quá số người qui định.
Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện hoặc xe máy có….lượt chọn.
Dừng đèn đỏ có….lượt chọn.
Đi đúng phần đường qui định có….lượt chọn.
Quan sát kĩ khi chuyển hướng có….lượt chọn.
Không phóng nhanh vượt ẩu, không đánh võng, lạng lách có….lượt chọn.
Không tải quá số người qui định có….lượt chọn.
Kết luận: Phần lớn học sinh đã chấp hành tốt các qui định về ATGT, nhất là học sinh
nữ.
Câu 8. Theo bạn, có cần thiết phải tuân thủ quy định về trật tự, an toàn giao thông
không ?
A.Có.

B. Không.
Có ….học sinh trả lời có
Có…học sinh trả lời không.

Kết luận: Có ……% học sinh trả lời “có”.Như vậy, phần lớn học sinh thấy cần thiết
phải tuân thủ quy định về trật tự, an toàn giao thông.

Câu 9. Nếu bạn trả lời “Có” ở câu 8 thì Vì sao phải tuân thủ quy định về trật tự, an
toàn giao thông?
A. Để bảo vệ an toàn cho bản thân, thể hiện mình là người có văn hóa.
B. Để bảo vệ hạnh phúc cho gia đình, người thân.
C. Để góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp.
D. Tất cả các ý trên.
18

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
Có…. học sinh chọn đáp án A (chiếm………%)
Có …. học sinh chọn đáp án B (chiếm…… %)
Có …. học sinh chọn đáp án C (chiếm…… %)
Có …. học sinh chọn đáp án D (chiếm…… %)
Kết luận: Phần lớn học sinh chọn đáp án D (tức tất cả các đáp án trên). Điều này cho
thấy, học sinh đã nhận thức được hậu quả do tai nạn giao thông gây ra.
Câu 10. Để nâng cao ý thức chấp hành ATGT, cách tuyên truyền về ATGT nào sau
đây bạn thấy đem lại hiệu quả nhất
Ngoại khóa của HS về ATGT.
Phóng to hình ảnh các vụ tai nạn giao thông trong khuôn viên trường.
Nói chuyện dưới cờ của cảnh sát giao thông.
Các cuộc thi tìm hiểu ATGT.
Thi vẽ tranh về ATGT.
Lồng ghép trong chương trình học
Ý kiến khác của bạn:
…....................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………

Ngoại khóa của HS về ATGT có ….lượt chọn.
Phóng to hình ảnh các vụ tai nạn giao thông trong khuôn viên trường có …..lượt
chọn.
Nói chuyện dưới cờ của cảnh sát giao thông có ….lượt chọn.
Các cuộc thi tìm hiểu ATGT có ….lượt chọn.
Thi vẽ tranh về ATGT có ….lượt chọn.
Lồng ghép trong chương trình học có ….lượt chọn.
Ghi nhận các ý kiến của các bạn học sinh.
1.
2..
3.

19

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
Kết luận: Những hình thức tuyên truyền được các bạn học sinh chọn nhiều nhất là
Ngoại khóa của học sinh về ATGT, nói chuyện dưới cờ của công an hay cảnh sát
giao thông, phóng to các hình ảnh tai nạn giao thông trong khuôn viên trường, thi vẽ
tranh về ATGT. Học sinh ít chọn tham gia các cuộc thi tìm hiểu về ATGT và lồng
ghép trong chương trình học (điều này có nghĩa là các hình thức tuyên truyền này
không gây hứng thú nhiều cho học sinh), cần phải xem xét, cải tiến lại sao cho phù
hợp.
Các ý kiến đề xuất của các bạn học sinh rất đáng được ghi nhận.
7. Đề xuất các biện pháp, hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức khi
tham gia giao thông của học sinh trường THPT Thái Phiên
Trên cơ sở phân tích kết quả phiếu điều tra trên, trên cơ sở phát huy các hình thức

tuyên truyền trước đó, chúng tôi có đề xuất thêm các biện pháp và hình thức tuyên
truyền, mô hình mới nhằm nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh,
bước đầu hình thành văn hóa giao thông cho học sinh toàn trường, giữ cho cổng
trường THPT Thái Phiên luôn an toàn, không tắc nghẽn, nhất là vào giờ tan tầm.
7.1. Ngoại khóa của học sinh về ATGT
Đây là một trong những chủ đề ngoại khóa (chào cờ tự quản) do học sinh các
lớp 11 lên kế hoạch thực hiện vào thứ 2 hàng tuần (nội dung có sự kiểm duyệt của
GVCN)

20

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
1.1.
1.1.
1.1.
1.1.
1.1.
1.1.
1.1.
1.1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.

1.7.

Hình thức và nội dung các buổi ngoại khóa nên đổi mới, nhà trường và GVCN
nên khuyến khích các lớp tự sáng tạo các hình thức thể hiện sao cho độc đáo và có
tính vui nhộn (hài kịch được dàn dựng theo hình thức sân khấu hóa), xen giữa là các
tiết mục văn nghệ sôi động và tổ chức các trò chơi hay trả lời câu hỏi có quà để thu
hút học sinh tham gia.
7.2. Đưa các hình ảnh về ATGT đặt trong khuôn viên trường, hành lang và
trong lớp học
Đưa các hình ảnh tai nạn giao thông nghiêm trọng phóng to, đặt trong khuôn viên
trường, ở những vị trí học sinh dễ quan sát hoặc đặt các hình ảnh, tranh cổ động,
tranh ảnh về nét đẹp văn hóa giao thông ở các hành lang lớp học, trong lớp học. Tất
cả điều này sẽ phần nào nhắc nhở, cảnh tỉnh học sinh cần chấp hành tốt luật lệ an
21

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”
toàn giao thông. Đồng thời cũng góp phần hình thành nét văn hóa khi tham gia giao
thông cho học sinh.
7.3. Nói chuyện dưới cờ của
cảnh sát giao thông
Các chú cảnh sát giao thông
đối thoại trực tiếp với học sinh về
ATGT, nhất là các chú cảnh sát vui
nhộn, nói
chuyện
gây cười

đã
làm
học sinh
rất thích
thú, hào hứng nên sự tiếp thu của học sinh về ATGT đến một cách tự nhiên, đây là
một hình thức tuyên truyền nên khuyến khích, nhân rộng.

Học sinh rất thích thú khi chú CSGT tuyên truyền vui nhộn
7.4. Thay đổi hình thức các cuộc thi tìm hiểu ATGT
Các cuộc thi tìm hiểu về ATGT nếu tổ chức qua mạng internet hay trả lời bằng
giấy ít thu hút học sinh tham gia, nếu tham gia chỉ là hình thức nên hiệu quả không
cao. Chính vì vậy, nên thay đổi hình thức các cuộc thi, thay vì tổ chức qua mạng
internet hay trả lời theo kiểu bài văn thì nên tổ chức thi thuyết trình về ATGT hoặc
trả lời trực tiếp tại chỗ trong các buổi chào cờ (trường liên kết với các đơn vị tài trợ
tổ chức), hay hướng dẫn các cách tham gia giao thông an toàn,…
22

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”

Hướng dẫn học sinh lái xe an toàn
Những câu hỏi trong các cuộc thi có thể xoáy vào các tình huống góp phần
dần hình thành văn hóa giao thông cho học sinh như:
Em sẽ làm gì nếu đang đi trên đường mà gặp một vụ tai nạn giao thông?
Em sẽ làm gì nếu gặp một cụ già, trẻ nhỏ hoặc người khuyết tật muốn sang
đường mà xe cộ quá đông?
Em sẽ góp phần làm gì để đoạn đường nơi mình ở an toàn, không có tai nạn

giao thông?
Em sẽ làm gì nếu đang đi đường mà gặp xe cứu thương, trong khi xe cộ lưu
thông quá đông?
Em hiểu thế nào về câu “Nhanh một phút, chậm một đời”
7.5. Thi vẽ tranh về ATGT và tuần hành tuyên truyền ATGT
Thi vẽ tranh luôn được học sinh tham gia nhiệt tình, thi vẽ tranh cổ động về
ATGT cũng được học sinh hưởng ứng sôi nổi, nên kết hợp thi vẽ tranh với thuyết
trình tranh về ATGT, tuần hành về ATGT.
Nhà trường nên lựa chọn các tranh ảnh do học sinh vẽ để treo trong khuôn
viên trường, hành lang hoặc lớp học để tuyên truyền giáo dục về ATGT.

23

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”

Cuộc thi vẽ tranh và tuần hành của học sinh với chủ đề ATGT
7.6. Phát thanh tuyên truyền ATGT trong trường
Mỗi tháng, Đoàn thanh niên nên có 1 chủ đề để thanh niên tham gia, trong đó
có chủ đề về ATGT, giao cho các lớp 15 phút ra chơi giữa giờ, đọc các bản tin giao
thông do lớp tự biên tập, khuyến khích các hình thức sáng tạo riêng, chọn giọng đọc
hay, nội dung thể hiện hấp dẫn để tuyên truyền. Đây là hình thức mới nên được
khuyến khích, nhân rộng.

Bản
tin ATGT đọc trong giờ ra chơi


7.7. Kết hợp với phụ huynh để giáo dục ATGT cho học sinh, kí cam kết ATGT
Giáo dục học sinh là sự kết hợp hài hòa giữa nhà trường, gia đình và xã hội,
trong đó giáo dục từ trong gia đình có vai trò rất quan trọng, bố mẹ luôn là tấm
gương để con cái noi theo, nếu bố mẹ luôn chấp hành tốt luật lệ giao thông thì con
cái sẽ chấp hành tốt, còn nếu bố mẹ chở con cái mà không đội mũ bảo hiểm, vượt
đèn đỏ,… thì con cái sẽ học theo những thói xấu đó.
24

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Đề tài KHKT “Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh trường
THPT Thái Phiên”

Tuyên truyền ATGT đến phụ huynh
Chính vì vậy, trong các cuộc họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền
đến phụ huynh về ý thức khi tham gia giao thông và vai trò làm gương, vai trò giáo
dục của cha mẹ thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến tốt các bạn học sinh, hình thành văn
hóa giao thông từ trong gia đình.
Đồng thời qua buổi họp phụ huynh, kí cam kết thực hiện tốt ATGT giữa học
sinh, phụ huynh và nhà trường, để phụ huynh thấy trách nhiệm giáo dục ATGT trong
mỗi gia đình.
7.8. Thành lập các đội thanh niên tình nguyện phân luồng giao thông ở trước
cổng trường
Để cổng trường không có ách tắc giao thông thì trường nên phần luồng giao
thông ngay tại trường. Ví dụ: học sinh gửi xe trong trường thì đi cổng chính, đối với
các bạn học sinh không gửi xe thì: khối 10 đi cổng chính, khối 11 và 12 đi cổng phụ.
Thành lập mô hình “cổng trường ATGT” theo 5 bước
Bước 1. Nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên thành lập đội tình nguyện ATGT
(mỗi lớp có ít nhất 6 tình nguyện viên).

Bước 2. Các học sinh trong đội tình nguyện được huấn luyện về phân luồng giao
thông (mời công an giao thông quận về huấn luyện).
Bước 3. Mỗi lớp đảm nhận điều phối giao thông 1 tuần. Lớp nào đến lượt mình thì
cử các bạn trong đội tình nguyện (6 bạn) phân luồng giao thông, các bạn làm nhiệm
vụ mặc đồng phục là áo xanh tình nguyện, có trang bị dùi cui bằng gỗ và còi (do
Đoàn trường phát).
Bước 4: Trước khi đánh trống tan trường, cử các bạn tình nguyện viên hướng dẫn
phụ huynh đậu đỗ xe đúng quy định.
25

Lớp 12/17 - Trường THPT Thái Phiên


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×