Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xây dựng phương pháp đánh giá hiệu quả của chi phí cho công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.46 KB, 5 trang )

K t qu nghiên c u KHCN

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA
CHI PHÍ CHO CƠNG TÁC ATVSLĐ

TRONG DOANH NGHIỆP

ThS. Nguyễn Anh Thơ và CS
Bộ LĐTB&XH

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua, Việt
Nam đã đạt được những
thành tựu đáng khích lệ về
lónh vực ATVSLĐ. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây,
tình hình tai nạn lao động
(TNLĐ), bệnh nghề nghiệp
(BNN) vẫn rất đáng lo ngại.
Năm 2011, cả nước đã xảy ra
gần 6.000 vụ TNLĐ, làm
6.154 người bò nạn (tăng
16%), trong đó có 574 người
chết (giảm 4,5%). Thiệt hại về
vật chất hơn 300 tỷ đồng và
làm mất trên 660 nghìn ngày
công lao động. Cả nước hiện
có tới 26.700 người lao động
(NLĐ) bò mắc BNN được
hưởng BHXH.


Nhằm nâng cao hiệu quả
chi phí đầu tư cho công tác
ATVSLĐ, góp phần đảm bảo

96

gia tăng lợi nhuận phù hợp với
mục tiêu của các doanh
nghiệp, cần có các phương
pháp đánh giá về kinh tế để
doanh nghiệp nhận biết một
cách rõ ràng các lợi ích của
chi phí cho công tác ATVSLĐ
cả về mặt kinh tế và xã hội
cũng như giúp cho doanh
nghiệp đầu tư và vận hành
các biện pháp ATVSLĐ hiệu
quả hơn. Một trong các cách
thường dùng để đánh giá hiệu
quả đầu tư là đánh giá hiệu
quả chi phí, và phân tích chi
phí lợi ích là một phương pháp
rất hiệu quả để phân tích tác
động của từng chi phí, lợi ích
trong tổng thể một quá trình
kinh tế. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu cũng như áp dụng
phương pháp này cho công
tác ATVSLĐ trong doanh
nghiệp hiện nay rất hạn chế.


Đề tài “Xây dựng phương
pháp đánh giá hiệu quả của
chi phí cho công tác an toàn
vệ sinh lao động trong
doanh nghiệp” được thực
hiện nhằm bước đầu đề xuất
phương pháp đánh giá hiệu
quả chi phí sử dụng, phân tích
chi phí – lợi ích phục vụ cho
công tác quản lý ATVSLĐ
trong doanh nghiệp ở Việt
Nam.
II. CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ, CHI PHÍ
- Chi phí về ATVSLĐ: là
các hao phí về nguồn lực để
thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động.
Một số chi phí gián tiếp và
trực tiếp về TNLĐ và BNN ở
cấp doanh nghiệp khi không
thực hiện tốt công tác
ATVSLĐ, gồm:

Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1,2&3-2013


K t qu nghiên c u KHCN

+ Chi phí trực tiếp: Chi phí

ngừng trệ sản xuất do NLĐ
vắng mặt; Chi phí lương của
NLĐ và chi phí có thể tốn để
đào tạo lại cho công việc
khác; Chi phí sơ cứu, phục hồi
và y tế; Thay thế hoặc sửa
chữa thiết bò hư hỏng...
+ Chi phí gián tiếp: Thời
gian của ban quản lý cho
cuộc điều tra; Chi phí đào tạo
lại; Chi phí con người – mất
chất lượng cuộc sống và phúc
lợi nói chung; Danh tiếng của
doanh nghiệp và quan hệ
công chúng, khách hàng
giảm đi; Chi phí do huỷ hoại
môi trường (do sự cố hoá
chất...)...
- Hiệu quả công tác
ATVSLĐ
trong
doanh
nghiệp là kết quả của việc
thực hiện biện pháp an toàn vệ sinh lao động tại doanh
nghiệp.
III. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG
Ở VIỆT NAM
Tại nhiều nước, các
phương pháp đánh giá hiệu

quả của công tác ATVSLĐ đã
được nghiên cứu và áp dụng.
Cách đánh giá các hiệu quả
kinh tế ảnh hưởng đến việc ra
quyết đònh thay đổi tùy theo
các nước khác nhau. Các
phương tiện/phương pháp
đánh giá được sử dụng thường
được phát triển dưới sự hỗ trợ
của chính phủ hoặc được giúp
đỡ từ các quỹ bảo hiểm.
Cách tiếp cận để đánh giá
các chi phí và lợi ích thay đổi
khác nhau từ quốc gia này
sang quốc gia khác và thay

đổi tùy theo bản chất của
phương pháp.
Lợi ích thông thường được
ước lượng là mức giảm chi phí
cho BNN, tai nạn. Sự giảm
bớt của chi phí chăm sóc sức
khỏe và chi phí cho sự phục
hồi cũng được ước tính. Nói
chung, kinh nghiệm trong các
ước lượng về tác động đến
chất lượng sản phẩm và năng
suất là rất ít.
Đánh giá chi phí và lợi ích
của công tác ATVSLĐ khó

khăn chủ yếu nằm ở việc
đánh giá các lợi ích về vấn đề
sức khỏe, bệnh nghề nghiệp.
Phương pháp thường được áp
dụng là “sẵn sàng chi trả”
(WTP) và “sẵn sàng chấp
nhận” (WTA).

Các nước có kinh nghiệm
lâu dài về đánh giá tác động
kinh tế củ a cô n g tá c
ATVSLĐ chỉ ra rằng, phương
pháp hầu như không thay đổi
trong tương lai gần trừ khi có
những nguồn số liệu mới
(xem bảng 1).
Hiện nay, ở Việt Nam, bình
quân chi phí cho công tác
ATVSLĐ của một doanh
nghiệp nhỏ và vừa tư nhân từ
9,93 triệu đến 17,89 triệu
đồng mỗi năm, chủ yếu là chi
cho mua sắm trang bò phương
tiện bảo vệ cá nhân và chăm
sóc sức khoẻ NLĐ. Kinh phí
dành cho công tác phòng
ngừa (các biện pháp kỹ thuật
an toàn, kỹ thuật vệ sinh,
phòng chống độc hại), đặc


Bảng 1: Công cụ ước lượng tác động kinh tế của công tác
ATVSLĐ trong DN tại một số nước.
Úc

Bỉ

Phần Lan

Pháp

Đã từng xuất
bản sách về
xây
dựng
phương pháp
xem xét các
chi phí lợi ích
của các biện
pháp OSH năm
1996

Một công cụ sử
dụng để tính
tác động của
biện pháp OSH

Các
doanh
nghiệp áp dụng
các công cụ

khác nhau

Không

phương pháp
thường xuyên
được sử dụng,
mặc dù một số
công cụ đánh
giá đã được
phát triển cho
DN vừa và nhỏ

Đức

Hy Lạp

Ý

Hà Lan

Các công cụ
phân tích chi
phí – lợi ích
của các biện
pháp OSH đã
được phát triển
và thử nghiệm

Các

doanh
nghiệp

phương pháp
riêng

Không có công
cụ chung

Mô hình mô
phỏng đánh giá
rủi ro của OSH
khi


không có sự cải
tiến

Giám sát chi
phí một cách
cơ bản

Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1,2&3-2013

97


K t qu nghiên c u KHCN

biệt kinh phí dành cho tuyên

truyền, huấn luyện nâng cao
nhận thức, kiến thức về
ATVSLĐ cho NLĐ chỉ chiếm
khoảng 3,32 – 3,47% tổng chi
phí cho công tác ATVSLĐ.
Cơ cấu chi phí cho công
tác bảo hộ lao động cho thấy
các cơ sở chưa chú ý nhiều
đến công tác phòng ngừa,
nâng cao nhận thức về
ATVSLĐ mà chỉ lo đến giải
quyết hậu quả.
IV. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Phương pháp đánh giá hiệu
quả chi phí công tác ATVSLĐ
cấp doanh nghiệp áp dụng
phân tích chi phí – lợi ích được
xây dựng gồm các bước:
1. Nhận dạng các vấn đề,
phương án giải quyết;

2. Nhận diện chi phí - lợi ích;
3. Đánh giá chi phí - lợi ích;
4. Đánh giá hiệu quả chi
phí công tác ATVSLĐ trong
doanh nghiệp.
Công thức tính hiệu quả
chi phí của công tác ATVSLĐ:

E=


C khҳc phөc
C
( )

E=

C*
C

Trong đó:
E: hiệu quả chi phí công
tác ATVSLĐ trong DN;
C: chi phí công tác
ATVSLĐ trong DN;
C khắc phục: Chi phí khắc

phục các thiệt hại thuộc về
công tác ATVSLĐ của DN;
C(*): Chi phí cho TNLĐ và
BNN.
4.1. Nhận dạng các vấn đề,
phương án giải quyết
Khi phân tích về chi phí lợi
ích, ta không chỉ là đánh giá
phương án ưu tiên, mà còn tổ
chức thông tin, liệt kê những
thuận lợi và bất lợi, xác đònh các
giá trò kinh tế có liên quan. Nhận
dạng các vấn đề và phương án

khi đánh giá hiệu quả chi phí
công tác ATVSLĐ nhằm phân
biệt giữa các phương án, xác lập
một vò trí tương đối của các
phương án trên cơ sở mục đích
việc đánh giá và khoảng cách
giữa tình trạng hiện tại và tình
trạng mong muốn.

Bảng 2: Nội dung nhận diện các chi phí, lợi ích của công tác an toàn, vệ sinh lao động
Đầu vào

Hoạt động can
thiệp

Đầu ra

Kết quả
(Đònh lượng - Đònh tính)

- Tiền
- Nhiên,
nguyên vật
liệu
- Nhân lực
- Thiết bò
- Vật tư
- Cơ sở vật
chất


- Thay đổi nguyên
vật liệu
- Xây dựng nội
quy, quy đònh
- Đào tạo/huấn
luyện
- Bảo trì
- Đầu tư
- Xử lý môi trường
- Phương tiện bảo
vệ cá nhân
- Bảo hiểm cho
NLĐ
- Khám chữa bệnh
đònh kì

- Chất lượng sản
phẩm
- Số cán bộ được đào
tạo
- Số lao động được
huấn luyện
- Số thiết bò/nhà
xưởng được bảo trì
- Số thiết bò mua mới
- Số nhà xưởng được
xây mới
- Chất lượng môi
trường
- Sức khỏe của NLĐ


- Tăng lợi nhuận
- Số khách hàng tăng/sự tin tưởng của khách hàng tăng
- Đơn đặt hàng gia tăng
- Sức khỏe NLĐ tăng
- Giảm số lao động nghỉ ốm
- Giảm ngày nghỉ ốm/bệnh tật
- Giảm TNLĐ, BNN
- Chi phí sơ cứu, chi phí phục hồi và y tế giảm
- Năng suất tăng
- Tăng uy tín/thương hiệu
- Giảm chi phí quảng cáo
- Tuổi thọ nghề nghiệp của NLĐ tăng
- Giảm chi phí quản lý
- Mức độ trung thành của NLĐ tăng
- Chi phí bồi thường giảm
- Chi phí sửa chữa thiết bò, vật chất, nhà xưởng giảm

98

Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1,2&3-2013


K t qu nghiên c u KHCN

4.2. Nhận diện chi phí - lợi ích
Chi phí, lợi ích của công tác ATVSLĐ là Đầu vào và Kết quả trong một chuỗi: Đầu vào - Hoạt
động can thiệp - Đầu ra - Kết quả, được trình bày trong bảng 2.
Cách xác đònh chi phí, lợi ích:
- Tính các kết quả tăng thêm;

- Loại trừ các kết quả chìm;
- Loại trừ các chi phí chung;
- Tính đến tất cả các thay đổi về lợi ích và chi phí.
4.3. Đánh giá chi phí – lợi ích
Các chi phí cho công tác ATVSLĐ hầu như là các chi phí bằng tiền, do vậy, việc đánh giá chúng
được dựa vào giá trò đầu tư và doanh nghiệp có thể ước tính mà không gặp nhiều khó khăn.
Các lợi ích của doanh nghiệp và phương pháp đánh giá chúng được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3: Các lợi ích của doanh nghiệp và phương pháp đánh giá
Lợi ích doanh nghiệp (II)
Giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của TNLĐ và BNN

Phương pháp đánh giá
- Đánh giá ngẫu nhiên

Nguồn thông tin
Doanh nghiệp

- Chi phí thay thế
Giảm sự vắng mặt và thời gian chết trong quá trình lao động

- Thay đổi xuất lượng

Doanh nghiệp

Giảm chi phí quản lý

- Thay đổi chi phí

Doanh nghiệp


Tạo môi trường làm việc tốt hơn

- Đánh giá ngẫu nhiên

Doanh nghiệp
NLĐ

Sử dụng tài nguyên, tài sản tốt hơn

- Thay đổi đầu ra

Doanh nghiệp

Tạo hình ảnh tích cực hơn cho doanh nghiệp

- Đánh giá ngẫu nhiên

Doanh nghiệp

Vò trí của doanh nghiệp trong thò trường lao động tăng lên

- Đánh giá ngẫu nhiên

Doanh nghiệp

Giảm các thiệt hại về tài sản (Do MT SX, TNLĐ)

- Thay đổi đầu ra

Doanh nghiệp


Giảm chi phí tuyển, đào tạo nhân công mới

- Thay đổi chi phí

Doanh nghiệp

Giảm chi phí bồi thường cho người bò TNLĐ, BNN

- Thay đổi chi phí

Doanh nghiệp

Giảm chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật

- Thay đổi chi phí

Doanh nghiệp

Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

- Thay đổi xuất lượng

Doanh nghiệp

Cải thiện môi trường lao động

- Đánh giá ngẫu nhiên

Doanh nghiệp


Tăng ý thức chấp hành các quy đònh trong doanh nghiệp

- Đánh giá ngẫu nhiên

Doanh nghiệp

Sự gắn bó lâu dài hơn của NLĐ

- Đánh giá ngẫu nhiên

Doanh nghiệp
NLĐ

Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1,2&3-2013

99


K t qu nghiên c u KHCN

Ảnh minh họa,
Nguồn: Inmage Bank

V. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ
ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH
NGHIỆP VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
CÔNG TÁC ATVSLĐ ĐẾN
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP

Đề tài cũng đã thực hiện
các khảo sát và áp dụng thử
tại một số doanh nghiệp. Các
công ty được phỏng vấn là
các công ty có sự quan tâm
và có kinh nghiệm trong công
tác phòng ngừa TNLĐ, bao
gồm 10 doanh nghiệp hoạt
động trong lónh vực khai thác
mỏ và sản xuất xi măng lớn
của Việt Nam. Đây là những
doanh nghiệp có thời gian
hoạt động lâu năm, có thể
đánh giá tác động trong thời
gian dài.
Theo đánh giá của các
doanh nghiệp được nghiên
cứu, 70% số doanh nghiệp
đánh giá công tác an toàn - vệ
sinh lao động rất quan trọng
đối với các hoạt động của
doanh nghiệp và 30% đánh

100

giá là đặc biệt quan trọng.
Áp dụng phương pháp tính
hiệu quả chi phí cho công tác
ATVSLĐ, các doanh nghiệp
khảo sát đã tính toán kết quả

như sau:
- Có 9% số doanh nghiệp
có kết quả là lợi nhuận âm (từ
0 – 0,99);
- Có 56% số doanh nghiệp
có kết quả hiệu quả đầu tư từ
100% đến 199% (từ 1-1,99);
- Có 15 % doanh nghiệp có
kết quả hiệu quả đầu tư từ
200% đến 299% (từ 2-2,99);
- Có 6% doanh nghiệp có
kết quả hiệu quả đầu tư từ
300% đến 499% (từ 3-4,99);
- Có 5% doanh nghiệp có
kết quả hiệu quả đầu tư từ
500% đến 699% (từ 5-6,99)
và có 10% doanh nghiệp có
hiệu quả đầu tư trên 700%.
VI. KẾT LUẬN
Thúc đẩy các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh, đặc biệt

là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ thực hiện đầy đủ các quy
đònh pháp luật về ATVSLĐ,
mà việc thực hiện có hiệu quả
các hoạt động ATVSLĐ là rất
cần thiết và đáp ứng yêu cầu
thực tiễn của doanh nghiệp.
Nhóm thực hiện đề tài xin đưa

ra khuyến nghò áp dụng
phương pháp đánh giá hiệu
quả của chi phí cho công tác
ATVSLĐ như sau: khả năng
áp dụng cho các doanh
nghiệp ở mọi mức độ quản trò
khác nhau. Đối với những
doanh nghiệp quản trò tốt,
minh bạch về tài chính, việc
đánh giá hiệu quả tương đối
dễ dàng, còn với những doanh
nghiệp quản trò ở mức đơn
giản, là những doanh nghiệp
hoạch toán đầu vào, đầu ra
chưa rõ ràng đối với từng chi
phí sản xuất thì phương pháp
cho phép đánh giá các hiệu
quả chung qua các biện pháp
cải thiện, cùng sự hài lòng của
NLĐ và khách hàng.

Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1,2&3-2013



×