Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế biển tại Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.98 KB, 10 trang )

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển
kinh tế biển tại Quảng Ngãi
Nguyễn Lê Nguyên Dung

Khoa Tài chính- Ngân hàng, Trường Đại học Tài chính- Kế toán

Bài viết này phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) cho phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả cho thấy, so
với tổng lượng vốn FDI đầu tư cho tất cả các lĩnh vực của địa phương và
với vốn đầu tư cho kinh tế biển của các địa phương lân cận, dòng vốn FDI
đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn khiêm tốn. Trên
cơ sở tìm hiểu nguyên nhân, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng
cường thu hút FDI cho phát triển kinh tế biển đến địa phương này trong
tương lai. Các khuyến nghị tập trung vào việc đổi mới công tác xúc tiến đầu
tư, cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng công tác phát triển nguồn nhân
lực, ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư phù hợp với điều
kiện của Tỉnh Quảng Ngãi và đặc thù các ngành kinh tế biển.
Từ khóa: FDI, kinh tế biển, Quảng Ngãi
1. Mở đầu

đường bờ biển dài 130 km, thuộc 5 huyện,
với 25 xã bãi ngang ven biển, 3 xã đảo,
4 cửa biển và có vùng biển trải rộng hơn
11.000 km2. Biển, đảo có những tiềm năng

Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Có

Attracting foreign direct investment capital for marine economic development in Quang Ngai

Abstract: This article analyzes the situation of FDI attraction for the development of marine economy in Quang


Ngai province. Compared to the total amount of FDI capital invested in all local areas, with the investment
capital for the marine economy of neighboring localities, it shows that FDI inflows for marine economic
development in Quang Ngai is still modest. Based on understanding the causes, the author makes some
recommendations to increase the attraction of FDI for the development of marine economy to this locality
in the future. The recommendations focus on renovating investment promotion, improving the investment
environment, focusing on human resource development, and promulgating incentive policies to encourage
investment in accordance with the conditions of Quang Ngai province and characteristics of marine economic
sectors.
Keywords: FDI, marine economy, Quang Ngai
Dung Le Nguyen Nguyen
Email:
Banking and Finance Department, University of Finance and Acountancy
Ngày nhận: 18/12/2019

© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X

Ngày nhận bản sửa: 12/02/2020

71

Ngày duyệt đăng: 17/03/2020

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 214- Tháng 3. 2020


Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế biển tại Quảng Ngãi

to lớn, tạo ra nhiều cơ hội cho Quảng Ngãi

phát triển kinh tế biển, với hạ tầng giao
thông kết nối khu kinh tế Dung Quất với
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung như
cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi; Cảng hàng
không Chu Lai mở rộng… Bên cạnh đó,
khu kinh tế Dung Quất và các khu công
nghiệp VSIP có lợi thế về quỹ đất phát
triển công nghiệp tương đối rộng và cơ sở
hạ tầng đồng bộ cùng với các dịch vụ tiện
ích đi kèm, là nơi lý tưởng để các nhà đầu
tư có thể triển khai ngay các dự án (DA)
đầu tư trong lĩnh vực kinh tế biển. Thế
nhưng, doanh nghiệp (DN) có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quy mô lớn
vẫn chưa chọn Quảng Ngãi làm địa điểm
để đầu tư các dự án thuộc các ngành nghề
kinh tế biển như thủy sản, vận tải biển, du
lịch biển… Trên cơ sở tìm hiểu nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trên, bài viết đưa
ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường
thu hút nguồn vốn FDI đầu tư cho phát
triển kinh tế biển Quảng Ngãi trong thời
gian tới.
Theo IMF (1993), đầu tư trực tiếp nước
ngoài được định nghĩa là: “Đầu tư phản
ánh mục tiêu nhằm đạt được lợi ích lâu dài
của một tổ chức sở tại trong một nền kinh
tế (doanh nghiệp nước ngoài hay công ty
mẹ) ở một doanh nghiệp đặt ở một nền
kinh tế khác (doanh nghiệp FDI, doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)”. Mặc
khác, theo Business Dictionary (2007),
vốn đầu tư là số tiền đầu tư vào một hoạt
động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh
lời và tạo thu nhập cho nhà đầu tư trong
tương lai. Vốn đầu tư là toàn bộ tiền và tài
sản hợp pháp khác được bỏ ra để thực hiện
hoạt động đầu tư trong một khoản thời
gian nhất định theo hình thức đầu tư trực
tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam quy định: “Đầu
tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư

72

nước ngoài đưa vào nước vốn bằng tiền
mặt hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành
hoạt động đầu tư theo quy định của Luật
này”.
Như vậy, có thể hiểu, FDI cho phát triển
kinh tế biển là biểu hiện bằng tiền toàn
bộ tài sản và vốn bằng tiền mà nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư cho các ngành nghề có
liên quan như thủy sản, vận tải biển, du
lịch biển, dầu khí... tạo điều kiện cho phát
triển kinh tế biển.
2. Thu hút FDI cho phát triển kinh tế
biển ở tỉnh Quảng Ngãi
2.1. Các chính sách thu hút FDI cho
phát kinh tế biển

Với lợi thế đường bờ biển dài hơn 3.200
km, cùng với nhiều tài nguyên thiên nhiên
phong phú, Việt Nam có nhiều tiềm năng
về phát triển kinh tế biển. Để trở thành
quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển,
đồng thời phát huy hơn nữa các tiềm
năng của biển trong tương lai, Hội nghị
Trung ương 4 (khóa X) đã ban hành Nghị
quyết số 09-NQ/TW, ngày 09/02/2007
về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020”. Hay tại Hội nghị lần thứ 8 (khóa
XII) đã thông qua Nghị quyết 36/NQ-TW
về “Chiến lược phát triển bền vững kinh
tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045”. Triển khai thực hiện các
nhiệm vụ, giải pháp của các Nghị quyết
này và căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban
nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ngãi đã có
những chủ trương, chính sách thúc đẩy
phát triển kinh tế biển như xây dựng các
đề án phát triển kinh tế nói chung và kinh
tế biển nói riêng, các ngành nghề, các đặc
khu kinh tế có lợi thế về tài nguyên thiên
nhiên và cơ sở hạ tầng. Một số quyết định
được ban hành để xây dựng đề án phát

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 214- Tháng 3. 2020


NGUYỄN LÊ NGUYÊN DUNG


triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi như:
- Quyết định số 553/QĐ-UBND ngày
31/7/2017 về “Phê duyệt đề án phát triển
kinh tế biển, đảo tỉnh Quảng Ngãi đến
năm 2020”.
- Quyết định số 316/QĐ-UBND ngày
24/9/2015 về “Phê đuyệt đề án xây dựng
huyện đảo Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững
chắc về quốc phòng, an ninh đến năm
2020”.
Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thông
thoáng, khuyến khích cho các doanh
nghiệp và người dân bỏ vốn đầu tư phát
triển kinh tế xã hội nói chung và vào các
lĩnh vực kinh tế biển nói riêng, UBND
tỉnh Quảng Ngãi cũng đã ban hành các
quyết định bao gồm:
- Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày
27/9/2016 “Quy định về ưu đãi, hỗ trợ và
thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi” để
kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư thực hiện
đầu tư tại tỉnh, trong đó có các ngành nghề
kinh tế biển.
- Quyết định số 402/QĐ-UBND
ngày18/12/2015 về “Ban hành kế hoạch
phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 20162020” của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Quyết
định này cũng triển khai công tác xúc tiến
thu hút đầu tư, trong đó khuyến khích các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu

kinh tế, các cụm công nghiệp, dự án công
nghệ cao, công trình về hạ tầng kỹ thuật,
các dự án an sinh xã hội.
- Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày
05/7/2016 “về việc ban hành chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 35/
NQ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về
hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm
2020 của tỉnh Quảng Ngãi”.
- Quyết định số 1241/QĐ-UBND ngày
08/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi

về “phê duyệt chương trình khoa học và
công nghệ hỗ trợ đổi mới thiết bị, công
nghệ trong khu vực sản xuất, kinh doanh
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2016- 2020 và chương trình phát triển
tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2016- 2020”, nhằm hỗ trợ hoạt động của
các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư kinh doanh.
Nhìn chung, các Quyết định được ban
hành, nhằm thu hút các nguồn lực cho đầu
tư phát triển kinh tế của Tỉnh, đẩy mạnh
cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục chỉ
đạo các ngành, các cấp đồng hành tháo gỡ
các khó khăn, tạo môi trường đầu tư, kinh
doanh thuận lợi nhất để khai thác tốt nhất
nội lực và thu hút tối đa ngoại lực cho đầu
tư phát triển, xây dựng Quảng Ngãi trở

thành điểm đến tin cậy, hấp dẫn của các
nhà đầu tư.
Cùng với đó, Chính quyền Tỉnh cũng
đã tổ chức nhiều chương trình, hội nghị
để xúc tiến đầu tư, với nhiều đại diện bộ
ngành Trung ương, các tập đoàn kinh tế
trong và ngoài nước tham dự. Qua đó đã
tăng cường tổ chức quảng bá, giới thiệu và
tranh thủ sự hỗ trợ từ các bộ ngành Trung
ương, để bổ sung các cơ chế tạo sự thuận
lợi nhất nhằm thu hút các nhà đầu tư.
2.2. Thực trạng thu hút FDI cho phát
triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ngãi
Cùng với cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư,
cơ sở hạ tầng đồng bộ là lợi thế riêng, hấp
dẫn các nhà đầu tư quốc tế đến đầu tư tại
đây. Đó là hệ thống cảng biển nước sâucửa ngõ quan trọng cho xuất nhập khẩu
hàng hóa trong nước và quốc tế. Các bến
cảng chuyên dụng gắn với các nhà máy
công nghiệp nặng và các cảng tổng hợp đã
được khai thác, đáp ứng tàu có trọng tải từ

Số 214- Tháng 3. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

73


Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế biển tại Quảng Ngãi

50.000- 200.000 DWT. Đặc biệt khu kinh

tế Dung Quất, với quy mô diện tích ban
đầu 10.300 ha, là một trong 15 khu kinh
tế ven biển được Chính phủ quan tâm đầu
tư và được xem là “đầu tàu” trong thu hút
các nhà đầu tư đến với Quảng Ngãi. Thực
tế, trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư
nước ngoài đã chọn Quảng Ngãi làm địa
điểm để thực hiện các dự án đầu tư thuộc
nhiều ngành nghề khác nhau, lĩnh vực
khác nhau.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Xúc
tiến đầu tư tỉnh Quảng Ngãi, FDI đầu tư
vào tỉnh Quảng Ngãi lũy kế đến 30/9/2019
thực hiện ước đạt 39.587 tỷ đồng với 64
dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong đó, chiếm tỷ trọng nhiều nhất là các
dự án thuộc lĩnh vực sản xuất như sản xuất
linh kiện điện tử, mắt kính, sợ thép, bao bì,
bánh kẹo, giày da…với tổng số vốn đầu
tư của các dự án này là 19.292,9 tỷ đồng,
chiếm hơn 48% trong tổng số vốn đầu tư.
Dầu khí, kinh doanh bất động sản, chế

biến lâm sản, công nghiệp nặng là những
lĩnh vực tiếp theo thu hút nhiều FDI hiện
nay; chiếm tỷ trọng thấp hơn là các lĩnh
vực như chế biến thủy sản, dịch vụ vận tải
biển, dịch vụ hải quan, đóng gói sản phẩm,
dịch vụ chăm sóc sức khỏe...
FDI đầu tư cho kinh tế biển chủ yếu là

những dự án xây dựng nhà máy chế biến
thủy, hải sản, vận tải biển, dầu khí. Cụ thể,
nguồn vốn FDI cho các ngành nghề kinh
tế biển tính đến thời điểm tháng 9/2019
như sau:
+ Ngành thủy sản có 2 dự án với tổng vốn
562,46 tỷ đồng.
+ Ngành vận tải biển có 4 dự án với tổng
vốn 173,08 tỷ đồng.
+ Ngành khai thác tài nguyên biển (dầu khí)
có 1 dự án với tổng vốn 125,20 tỷ đồng.
3. Đánh giá hoạt động thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển
kinh tế biển tại Quảng Ngãi

Bảng 1. Tổng hợp các dự án FDI tỉnh Quảng Ngãi tính đến tháng 9/2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Lĩnh vực đầu tư

Vốn đầu tư

Chế biến thủy, hải sản

562,46

Sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ vận tải biển

173,08

Hệ thống kho ngầm chứa xăng, phân phối thiết bị dầu khí, tách hóa lỏng khí


7.275,00

Sản xuất, linh kiện điện tử, mắt kính, sợi thép, nệm, bao bì, bánh kẹo,giày, đồ nội
thất…
Kinh doanh bất động sản

19.292,90
2.345,20

Cung cấp dịch vụ xây dựng, cho thuê mặt bằng, giàn giáo, cung cấp sơn

79,40

Đầu tư khai thác quản lý KCN VSIP, cung cứng dịch vụ cho khu công nghiệp VSIP

4.984,00

Chế biến lâm sản

3.289,80

Sửa chữa bảo dưỡng và sx thiết bị công nghiệp, công nghiệp nặng

1.385,25

Dịch vụ hải quan, đóng gói sản phẩm, giao nhận hàng hóa…

197,42


Khu dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghĩ dưỡng…

2,40
Tổng

39.587,00

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến đầu tư- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi

74

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 214- Tháng 3. 2020


NGUYỄN LÊ NGUYÊN DUNG

Bảng 2. Kết quả huy động vốn FDI cho kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi tính đến tháng 9/2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Vốn
Vốn đầu tư
đầu tư
lũy kế đến
ban đầu tháng 9/2019

Công ty

Bên nước
ngoài

Ngành

nghề

1. Công ty TNHH HTV Gallant Dachan
Seafood

156,70

156,70

Đài Loan

Thủy sản

2. Công ty TNHH Flowserve Việt Nam

8,00

8,00

Singapore

Vận tải biển

3. Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm
297,64
Liwayway Quảng Ngãi
4. Công ty TNHH Vinstar Engineering
130,40
Services PTE.LTD
5. Công ty TNHH ARAMIS Development Việt

6,30
Nam
6. Công ty TNHH Kho ngầm chứa xăng dầu
59,20
Dầu khí Việt Nam
7. Công ty TNHH Kwang Jin Việt Nam

28,38
Tổng 686,62

405,76

Philippines Thủy sản

130,40

Singapore

6,30

Vận tải biển

Hồng Kong Vận tải biển

125,20

Hàn Quốc

Dầu khí


28,38

Hàn Quốc

Vận tải biển

860,74

Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi

3.1. Những đóng góp tích cực

hợp với tình hình thực tế, cùng với việc
tích cực tuyên truyền, tiếp thị và quảng
bá hình ảnh, môi trường và cơ hội đầu
tư. Mặc khác, các địa phương đã tổ chức,
tham gia các hội nghị, hội thảo xúc tiến,
vận động đầu tư, đồng thời tổ chức đào
tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.

Theo “Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2019”
của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung ương (CIEM), thì FDI đã có những
tác động tích cực, đóng góp vào sự phát
triển kinh tế của địa phương nói chung và
phát triển kinh tế biển nói riêng. Đặc biệt
là trong việc bổ sung nguồn vốn cho đầu
tư phát triển, góp phần duy trì nhịp độ tăng
3.2. Những hạn chế

trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu. Cụ
thể mức đóng góp của khu vực FDI trong
Bên cạnh những thành quả trong việc thu
GDP cả nước năm 2017 là 19,6%, mức
hút vốn FDI của Quảng Ngãi như trên, thì
đóng góp của doanh nghiệp FDI là 23,5%
việc thu hút vốn FDI cho phát triển kinh tế
tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nhờ
vào nguồn vốn FDI, người lao động
Hình 1. Cơ cấu FDI đầu tư theo ngành nghề kinh
được tăng thêm thu nhập, hơn nữa
tế biển Quảng Ngãi tính đến tháng 9/2020
lại từng bước nâng cao tay nghề,
đội ngũ cán bộ quản lý được nâng
cao về kiến thức, kinh nghiệm quản
lý… Đạt được kết quả trên là do cơ
chế chính sách thu hút FDI thông
thoáng, minh bạch, địa phương đã
kịp thời điều chỉnh, bổ sung và ban
Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư- Sở Kế hoạch và đầu tư
hành danh mục gọi vốn FDI phù
tỉnh Quảng Ngãi và tính toán của tác giả
Số 214- Tháng 3. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

75


Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế biển tại Quảng Ngãi

biển ở Quảng Ngãi hiện nay có những hạn

chế sau:
- Về tỷ trọng vốn: Quảng Ngãi có vị trí
chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, đồng thời sở hữu nhiều lợi
thế riêng biệt để phát triển kinh tế nói
chung và kinh tế biển nói riêng, thế nhưng,
lượng vốn FDI chảy vào khu vực này vẫn
còn khá thấp, chưa tương xứng với tiềm
năng của tỉnh nhà. Tỷ trọng vốn FDI đầu
tư cho phát triển kinh tế biển vẫn còn ít,
theo số liệu của Trung tâm Xúc tiến đầu tư
tỉnh Quảng Ngãi, tính đến tháng 9/2019,
toàn Tỉnh có 64 dự án với số vốn thực
hiện đạt 39.587 tỷ đồng, thì chỉ có 7 dự án
đầu tư vào kinh tế biển với các ngành thủy
sản, vận tải biển và dầu khí, tổng vốn đầu
tư 860,74 tỷ đồng, chỉ chiếm 2,1% so với
tổng lượng vốn FDI toàn tỉnh.
- Về quy mô vốn: Lĩnh vực kinh tế biển
của tỉnh Quảng Ngãi chưa thu hút được
nhiều dự án lớn về quy mô kinh tế, cũng
như các dự án FDI công nghệ cao. Trong
khi đó, ở những thành phố khác đã có
những dự án FDI cho sản xuất nông
nghiệp thông minh, nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao. Bên cạnh đó, theo Cục
Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư) thì Quảng Nam là một địa phương lân
cận, nhưng hiện đã thu hút được nhiều
dự án với quy mô lớn, điển hình là dự án

khu nghĩ dưỡng Nam Hội An của Công ty
Genting VinaCapital Investment Pte.Ltd,
Singapore. Đây cũng là dự án lớn nhất của
vùng, cũng như của tỉnh Quảng Nam, tính
đến thời điểm hiện nay với tổng vốn đầu
tư lên đến 4 tỷ USD. Đà Nẵng cũng đã thu
hút được những dự án FDI thuộc lĩnh vực
du lịch biển với số vốn đầu tư lớn như dự
án mở rộng Khu du lịch Xuân Thiều, tổng
vốn đầu tư 100 triệu USD, với chủ đầu tư
dự án là Công ty CP Mikazuki (Nhật).

76

- Về đối tác đầu tư: Nhà đầu tư vào kinh tế
biển Quảng Ngãi chủ yếu đến từ các nước
Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kong, mà
chưa thu hút được các nhà đầu tư đến từ
Châu Âu, Châu Mỹ- những nhà đầu tư có
nguồn vốn lớn và công nghệ cao.
3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Những khó khăn trong việc thu hút vốn
đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng
Ngãi xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau,
trong đó một số nguyên nhân chính sau:
- Quảng Ngãi là tỉnh chịu ảnh hưởng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có
hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Lượng mưa ở
đây lớn, các con sông của vùng lại ngắn,
độ dốc cao nên khi mưa lớn dễ gây lũ lụt,

sạt lở. Mùa mưa bão hàng năm thường có
3 đến 4 cơn bão với cường độ mạnh đổ
bộ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc ổn
định đời sống và sản xuất của người dân,
doanh nghiệp trong tỉnh. Địa hình và khí
hậu tương đối khắc nghiệt của địa phương
làm không ít nhà đầu tư phải băn khoăn, e
ngại. Điều này càng gây trở ngại cho nhà
đầu tư khi mà kinh tế biển là một lĩnh vực
có nhiều rủi ro, chịu nhiều tác động của
thiên nhiên, nhất là các ngành nuôi trồng
thủy sản, vận tải biển…
- Nếu xét về kết cấu hạ tầng thì Quảng
Ngãi cũng tương đối khá như có cảng biển,
đường quốc lộ, đường sắt, đường dây điện
500 kv… nhưng cảng biển quy mô nhỏ,
đường sắt và đường bộ chất lượng còn
thấp, lưu thông còn nhiều khó khăn, đặc
biệt là hiện nay Quảng Ngãi chưa có sân
bay. Người dân trong tỉnh muốn di chuyển
bằng đường hàng không thì phải đến sân
bay Chu Lai (Quảng Nam) hoặc Đà Nẵng,
đây là một trong những bất lợi của Quảng
Ngãi hiện nay. Những yếu tố này làm cho

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 214- Tháng 3. 2020


NGUYỄN LÊ NGUYÊN DUNG


chi phí đầu tư khá cao, đặc biệt là chi phí
vận tải. Trong khi đó, điều quan trọng đối
với các chủ thể đầu tư FDI là về chi phí đầu
tư so với đầu tư ở trong nước của họ hoặc
đầu tư ở những khu vực khác.
- Điều kiện kinh tế- xã hội của Tỉnh có
những khó khăn nhất định, đó là đời sống
của người dân tuy đã được cải thiện nhiều
so với trước đây, nhưng nhìn chung, sức
mua vẫn còn thấp, thị trường nhỏ hẹp, phân
tán theo lãnh thổ. Các doanh nghiệp trên
địa bàn hầu hết quy mô còn nhỏ, công nghệ
lạc hậu nên các nhà đầu tư rất khó chọn cho
mình những đối tác tương xứng. Vì vậy,
nhà đầu tư nước ngoài thường có tâm lý
thích đầu tư ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ và kinh tế trọng điểm phía Nam. Cụ thể,
theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2019),
có khoảng 27,7% vốn FDI đăng ký tại vùng
đồng bằng Sông Hồng, 42,4% đăng ký tại
vùng Đông Nam Bộ.
- Phần lớn lao động tại địa phương hoặc
là chưa qua đào tạo, hoặc là đã được đào
tạo nhưng không đủ các kỹ năng cần thiết.
Vì vậy, khi triển khai các dự án FDI buộc
nhà đầu tư phải đào tạo lại. Nhất là trong
bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đang diễn ra sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực
và kinh tế biển cũng không thể loại trừ,
thì đòi hỏi người lao động phải được trang

bị tốt các kỹ năng công nghệ thông tin,
internet… để có thể điều khiển được máy
móc, thiết bị, và vận hành sản xuất.
- Trong thời gian qua, chính sách mà Tỉnh
ban hành khá cụ thể, có chính sách riêng
cho khu kinh tế Dung Quất, có chính sách
cho các khu công nghiệp của Tỉnh. Công
tác quản lý có kinh nghiệm hơn, năng
động hơn. Tuy vậy, Tỉnh vẫn chưa thật sự
hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài do chính
sách thu hút FDI chưa tạo được nét riêng,

chưa có chọn lọc dự án phù hợp để khai
thác được lợi thế của địa phương như có
cảng biển, có nhà máy lọc dầu Dung Quất,
có nhiều tiềm năng kinh tế biển… Các cơ
quan hữu quan cần bám vào chiến lược,
quy hoạch chung của Trung ương và của
Tỉnh, đặc biệt là dựa vào Đề án phát triển
kinh tế biển của Tỉnh để định hướng cho
nhà đầu tư quyết định đầu tư phù hợp với
mục tiêu đề ra.
- Các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư còn
phức tạp, chồng chéo, nằm rải rác ở nhiều
văn bản pháp luật khác nhau. Các thủ tục
để được nhận ưu đãi chưa minh bạch, vẫn
còn cơ chế xin cho, một số chính sách ưu
đãi được ban hành nhưng không có quy
định về điều kiện và thủ tục để được hưởng
ưu đãi. Điều này dẫn đến tình trạng doanh

nghiệp khó khăn trong việc xin xác nhận
đối tượng hưởng ưu đãi. Hơn nữa, các
chính sách ưu đãi hiện nay được áp dụng
cho toàn bộ các tỉnh thành, chưa dựa trên
lợi thế cạnh tranh, đặc thù của mỗi địa
phương. Hoặc chưa có ưu đãi cho nhà đầu
tư khi đầu tư vào lĩnh vực kinh tế biển, một
lĩnh vực chịu nhiều rủi ro. Điều này gây bất
lợi cho Quảng Ngãi, một tỉnh có nhiều tiềm
năng phát triển kinh tế nói chung và kinh
tế biển nói riêng nhưng lại gặp những khó
khăn nhất định như về cơ sở hạ tầng, nguồn
nhân lực, về thị trường…
4. Một số khuyến nghị nhằm tăng
cường thu hút FDI cho phát triển kinh
tế biển Quảng Ngãi
Trên cơ sở thực trạng và những nguyên
nhân nêu trên, tác giả đưa ra một số
khuyến nghị nhằm góp phần thu hút vốn
đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh
Quảng Ngãi như sau:
Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư: Trong

Số 214- Tháng 3. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

77


Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế biển tại Quảng Ngãi


những năm qua, cùng với tăng cường tổ
chức quảng bá, giới thiệu và tranh thủ sự
hỗ trợ từ các bộ ngành trung ương; tỉnh
Quảng Ngãi đã rà soát để sửa đổi, bổ sung
cơ chế nhằm thu hút và tạo sự thuận lợi
nhất cho các nhà đầu tư. Để nắm bắt tình
hình và kịp thời tháo gỡ vướng mắc và
khó khăn cho các nhà đầu tư, tỉnh cũng đã
tổ chức buổi cà phê với doanh nhân 1 lần/
tháng; định kỳ ít nhất 2 lần/năm để gặp
gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, quảng bá
hình ảnh và thế mạnh của địa phương tạo
sức hút và cơ hội đầu tư. Nhờ vào triển
khai tích cực các biện pháp thu hút đầu tư
nói trên mà FDI vào Quảng Ngãi có nhiều
khả quan. Thế nhưng, tỷ trọng các dự án
FDI thuộc lĩnh vực kinh tế biển như chế
biến thủy sản, sửa chữa tàu thuyền vẫn
còn tương đối thấp, các ngành nghề khác
như sản xuất linh kiện điện tử, kinh doanh
bất động sản… lại chiếm tỷ lệ cao hơn.
Lý do là các chương trình được tổ chức
để thu hút FDI vào các dự án ở tất cả các
ngành nghề, chưa có điểm khác biệt nhằm
khuyến khích các dự án FDI vào các lĩnh
vực thủy sản, vận tải biển… trong khi
Quảng Ngãi là địa phương có nhiều lợi
thế và tiềm năng để phát các ngành nghề
này nhiều hơn cả. Vì vậy, đổi mới công
tác xúc tiến đầu tư là một trong những yếu

tố góp phần thu hút FDI cho phát triển
kinh tế biển. Để làm được điều đó Tỉnh
cần tăng cường giới thiệu, quảng bá hình
ảnh, tiềm năng phát triển kinh tế biển của
địa phương, giới thiệu lợi thế nổi trội của
Quảng Ngãi so với các địa phương khác,
chú trọng vào các ngành nghề thuộc lĩnh
vực kinh tế biển như thủy sản, vận tải
biển, du lịch biển… Bên cạnh đó, cần thiết
lập các dự án ưu tiên thu hút vốn FDI, đặc
biệt là các dự án thuộc các ngành nghề
kinh tế biển để lựa chọn các đối tác đầu tư
một cách khoa học, chính xác, đúng năng
lực, sở trường của nhà đầu tư. Đồng thời,

78

Chính quyền địa phương cần xác định đối
tượng cần vận động xúc tiến đầu tư căn cứ
vào tiềm năng nguồn lực, mục tiêu, định
hướng phát triển KT- XH nói chung, đề án
phát triển kinh tế biển của Quảng Ngãi nói
riêng. Lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm lực
về vốn, công nghệ, bởi nếu như lựa chọn
đối tác không đúng với thực lực về tài
chính, chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ
và địa vị pháp lý của họ thì sẽ dẫn đến
tình trạng bán, chuyển nhượng dự án hoặc
xây dựng dở dang, tiến độ dự án kéo dài
gây lãng phí tiền và ảnh hưởng đến tăng

trưởng kinh tế của địa phương.
Cải thiện môi trường đầu tư bao gồm
hoàn thiện cơ sở hạ tầng và thủ tục hành
chính: Cần phát huy và tận dụng mọi
nguồn lực sẵn có của địa phương. Xây
dựng mới đi đôi với nâng cấp, cải tạo toàn
bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng
trong và ngoài các khu kinh tế, cụm công
nghiệp, cơ sở hạ tầng dẫn dắt vào các khu
du lịch biển. Nâng cấp các công trình cảng
biển, xây dựng sân bay, đảm bảo hệ thống
đường bộ, đường sắt thông suốt, gắn kết
giữa Quảng Ngãi với các địa phương khác
trong khu vực và cả nước. Phát triển các
khu kinh tế, cụm công nghiệp làm trung
tâm thu hút đầu tư nước ngoài.
Thực hiện quản lý vốn đầu tư theo nguyên
tắc một cửa, tránh gây phiền hà, làm nhà
đầu tư phải “gõ cửa” từng ngành khi làm
những thủ tục đầu tư hoặc liên hệ giải
quyết công việc.
Chú trọng công tác phát triển nguồn
nhân lực phục vụ trực tiếp cho các
ngành nghề kinh tế biển, nhằm thu hút
đầu tư, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao trên cả hai phương diện nhân
lực lãnh đạo, quản lý điều hành và nhân
lực lao động, chuyên môn kỹ thuật. Trang

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 214- Tháng 3. 2020



NGUYỄN LÊ NGUYÊN DUNG

bị cho người lao động những kỹ năng đáp
ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp
4.0 như kỹ năng tin học, ngoại ngữ và có
khả năng thích ứng với môi trường làm
việc của các công ty, tập đoàn nước ngoài.
Chính quyền địa phương cần có sự hỗ
trợ, có kế hoạch đào tạo một cách thường
xuyên, liên tục, đặt biệt chú trọng cán bộ
trực tiếp tham gia, dẫn dắt các dự án FDI.
Người lao động trong các lĩnh vực kinh tế
biển cần được trang bị kiến thức chuyên
môn, có tay nghề cao, am hiểu chuyên sâu
về lĩnh vực hoạt động. Có như vậy, mới tạo
sự an tâm và tạo nên sức thuyết phục đối
với nhà đầu tư nước ngoài khi chọn đầu tư
vào lĩnh vực kinh tế biển của địa phương.
Ban hành và thực hiện các chính sách
ưu đãi khuyến khích đầu tư phù hợp với
điều kiện của Tỉnh và phù hợp với đặc
thù các ngành kinh tế biển. Mặc dù Luật
Đầu tư và hệ thống chính sách khuyến
khích đầu tư qua nhiều lần sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện và khắc phục được phần
nào các hạn chế, vướng mắc, tạo điều
kiện thuận lợi, minh bạch, bình đẳng cho
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Song

trong thực tế ở vùng này, địa phương kia
lại có các điều kiện khác nhau nên hiệu
quả đầu tư cũng khác nhau. Cũng như

vậy, các lĩnh vực, ngành nghề, quy mô
khác nhau thì hiệu quả đầu tư cũng khác
nhau. Xuất phát từ đặc điểm khó khăn của
Quảng Ngãi như điều kiện thời tiết khắc
nghiệt, thị trường còn nhiều hạn chế, cơ
sở hạ tầng còn nhiều yếu kém và từ những
đặc thù của lĩnh vực kinh tế biển như
rủi ro cao, chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên
nhiên, cần có những ưu đãi riêng, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp, các chủ thể làm
kinh tế biển sản xuất kinh doanh, có như
vậy nhà đầu tư nước ngoài mới an tâm
đầu tư vào lĩnh vực kinh tế biển của địa
phương.
Tỉnh nên đưa các dự án FDI trong lĩnh
vực kinh tế biển vào diện đặc biệt khuyến
khích đầu tư và áp dụng biện pháp ưu đãi
đầu tư qua các hình thức như miễn, giảm
thuế thu nhập DN, thuế xuất nhập khẩu;
miễn, giảm tiền thuê đất và các hình thức
ưu đãi tài chính khác như hỗ trợ vay vốn
tín dụng ngân hàng cho dự án FDI. Có
chính sách hỗ trợ các DN FDI khi bị tổn
thất vì thiên tai, dịch bệnh, bị rủi ro về
biến động giá thị trường thủy- hải sản. Hỗ
trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm

tăng năng lực phòng chống thiên tai, hạn
chế rủi ro dịch bệnh, biến động giá thủy
sản… ■

Tài liệu tham khảo
1. CIEM, Bộ kế hoạch và Đầu Tư (2019), “Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2019”.
2. Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2016), “Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 11 tháng đầu năm
2016”.
3. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2016), Báo cáo đầu tư “Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung- thực
trạng và một số giải pháp thu hút FDI”.
4. Đỗ Văn Tính (2013), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung”, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế số 424, tháng 9/2013.
5. Đinh Trọng Thắng, Trần Tiến Dũng (2019), “Thực trạng chính sách ưu đãi thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay”,
Tạp chí Tài chính, số tháng 5/2019.
6. Lê Quỳnh Như (2019), “Chính sách thu hút FDI thế hệ mới và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Tạp chí Tài
chính, số tháng 3/2019.
7. Lê Thị Thanh Thúy (2013), “Công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ngãi”,
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, số 6 (26) năm 2013.
8. Nguyễn Thị Thoa, Trần Thị Thái (2016), “Tác động của FDI đến kinh tế, xã hội và môi trường thành phố Đà

Số 214- Tháng 3. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

79


Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế biển tại Quảng Ngãi

Nẵng”, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, số 2 (40)- 2016.
9. Ngô Trần Tuất (2017), “Xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và giải pháp để thu hút vào vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung”, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, số 2 (46)- 2017.

10.Nguyễn Xuân Thiên (2015), “Tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm trung bộ để thu hút nguồn vốn FDI cho
phát triển ngành Du lịch”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số tháng 7 năm 2015.
11.Nguyễn Thị Thu Hằng (2019), “Giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới”, Tạp chí Kinh tế và Dự
báo, số tháng 3/2019.
12.Phạm Thiên Hoàng (2019), “Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam”, Tạp
chí Tài chính, số tháng 5/ 2019.
13.Tổng cục thống Kê, Niên giám thống kê Việt Nam năm 2019.
14.Website: , fia.mpi.gov.vn.

tiếp theo trang 43

kiện cho nhân viên kế toán được học tập,
cập nhật và nâng cao kiến kiến thức.
- Ban Giám đốc và Ban Quản lý DN cần
nâng cao nhận thức và tích cực tham gia
vào quá trình thực hiện IR.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng về hệ thống thông
tin trong VIDMC, đặc biệt là máy móc
thiết bị và nền tảng công nghệ thông tin,
triển khai các phần mềm quản lý trong
toàn DN.
- Nhà nước xây dựng hệ thống văn bản
pháp lý về lập, trình bày và công bố IR
đối với SOE và các hướng dẫn cụ thể kèm
theo.
- Nghiên cứu triển khai quy định về kiểm
toán và xây dựng quy trình và phương
pháp kiểm toán đối với IR. ■

80


Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 214- Tháng 3. 2020



×