Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp gồm những gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.12 KB, 5 trang )

MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
GỒM NHỮNG GÌ?
Quản trị  trị  tài chính là việc tạo lập, phân phối, sử  dụng và luân chuyển dòng tiền tệ  bên 
trong của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn bao gồm công tác đo lường mối quan hệ giữa  
sinh lời và rủi ro sao cho đem lại lợi nhuận tốt nhất cho công ty.  Do vậy, có thể  nói việc 
quản trị  tài chính mang vai trò then chốt và ý nghĩa quan trọng quyết định sự  sống còn của 
doanh nghiệp.
Vậy mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp gồm những gì?
Mục tiêu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp
Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu và nắm vai trò quan trọng nhất trong các  
mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp. Cụ thể ở mục tiêu này các nhà quản trị hướng 
đến việc tối đa hóa giá trị mà doanh nghiệp sở hữu. Đôi khi việc này cũng có thể hiểu là tối 
đa hóa giá trị cổ phần của doanh nghiệp.
Nhờ  vậy giúp nâng cao được số tài sản mà doanh nghiệp sở  hữu cũng như  góp phần không 
nhỏ vào việc giúp doanh nghiệp tạo một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. 
 
 


Ngoài ra trong quá trình xây dựng chiến lược hướng đến mục tiêu cuối cùng thì nhà quản trị 
cần phải phân biệt được giữa mục tiêu đối đa hóa giá trị và tối đa hóa lợi nhuận. Bởi lẽ trên  
thực tế  tổ  chức ghi nhận có lợi tức nhưng lại không có tiền để  phục vụ  hoạt động kinh  
doanh.
Cụ thể trong trường hợp trên sổ sách doanh nghiệp đang sinh lời do bán được hàng nhưng họ 
mới chỉ nhận được tiền cọc.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận không phản ánh đúng giá trị  là do chi 
phí khấu hao sẽ xuất hiện. Do đó người làm quản trị  tài chính cần phải phân biệt rõ được  
giữa hai thuật ngữ này để tránh việc nhầm lẫn không đáng có. Không chỉ vậy, điều này còn 
giúp đánh giá được chính xác lợi ích thực tế mà doanh nghiệp nhận về để  có các phương án  
thích hợp.



Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
Có thể nói bất cứ một doanh nghiệp nào tham gia kinh doanh cũng đều hướng tới mục tiêu  
lợi nhuận. Trong mục tiêu này các doanh nghiệp cần phải tìm cách kết hợp giữa giá cả  và  
sản lượng hàng hóa bán ra để tối đa hóa lợi nhuận.  Ngoài ra khi nhìn vào phần giá trị chênh 
lệch này thì doanh nghiệp có thể phán đoán được mình có đi đúng hướng hay không.
Chính bởi vậy, nó được xem là một phần quan trọng trong đích đến của quản trị  tài chính  
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhà quản trị cũng cần lưu ý rằng lợi nhuận không phải là thước đo hoàn hảo để 
xác định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ như phân tích ở trên thì nó không thể 
phản ánh đầy đủ  mức thu vào, mức giá trị  cũng như  khối lượng tài sản thực tế  mà doanh  
nghiệp đạt được.
Ngoài ra, lợi nhuận cũng không thể hiện được chính xác nguồn tiền mà doanh nghiệp thu vào  
được.
Do đó, các nhà quản trị hiện nay thông thường vẫn dựa vào các giá trị lợi nhuận dựa trên vốn  
cổ phần để đánh giá mức độ kinh doanh hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp.


Một số mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp khác
Chính bởi việc quản trị  tài chính liên quan rất lớn đến quá trình của doanh nghiệp nên bên 
cạnh hai mục tiêu hàng đầu trên thì nhà quản trị  cũng cần phải đảm bảo được các yếu tố 
sau:
Quản trị  tài chính cần đảm bảo được nguồn vốn để  cung cấp cho hoạt động kinh 
doanh của tổ chức doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên và liên tục.
Nhà quản trị  cần đảm bảo mục tiêu sử  dụng nguồn vốn một cách tối  ưu nhất. Song  
song với nó thì họ cũng cần tối thiểu hóa chi phí cho doanh nghiệp.
Mục tiêu đảm bảo an toàn đầu tư. Cụ thể là các dự án đầu tư phải có tính an toàn và 
đồng thời cũng cần có khả năng tạo ra lợi nhuận và giá trị cho doanh nghiệp.
Mục tiêu đảm bảo đầy đủ  các lợi ích cho cổ  đông, cho người lao động và đóng góp  
chúng vào lợi ích xã hội.

Quản trị của tài chính doanh nghiệp là một trong những phần không thể thiếu nếu công ty, tổ 
chức muốn hoạt động tốt để nâng cao giá trị  của mình lên. Tuy nhiên muốn thực hiện được 


điều này thì yếu tố  quan trọng nhất và các nhà quản trị  phải xác định rõ được mục tiêu để 
thiết lập các chiến lược cũng như chiến thuật kinh doanh phù hợp. 



×