Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.91 KB, 34 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ GIANG
2.1 Khái quát về Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Sáu năm sau ngày Ngân hàng Quốc gia của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa được thành lập, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập
Ngân hàng kiến thiết Việt Nam vào ngày 26/4/1957 ( nay là Ngân hàng Đầu
tư & Phát triển Việt Nam), một thành viên của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Trong suốt 45 năm qua Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã trải qua
nhiều tên gọi và hoạt động với nhiều mơ hình:
- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (26/4/1957 đến 26/4/1981)
- Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam (26/4/1981 đến
14/11/1990)
- Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam ( từ 14/11/1990 đến nay)
Dù với tên gọi nào, hoạt động với mơ hình nào Ngân hàng Đầu tư &
Phát triển Việt Nam vẫn luôn là một trong các ngân hàng thương mại quốc
doanh lớn nhất của Việt Nam - ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực phục vụ đầu
tư và phát triển, có chức năng huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, trong
và ngoài nước để đầu tư, phát triển thực hiện mọi hoạt động kinh doanh đa
năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm
ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển các nguồn vốn của
Chính phủ, các tổ chức kinh tế xã hội, đoàn thể, cá nhân trong nước. Phương
châm hoạt động của ngân hàng là: “Hiệu quả kinh doanh của bạn hàng là mục
tiêu hoạt động của ngân hàng”.

1

1



Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Cùng với sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư & Phát
triển Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang cũng
được hình thành và phát triển.
- Từ năm 1957 đến năm 1976, chi nhánh Ngân hang Đầu tư & Phát
triển Hà Giang có tên gọi là phòng đại diện ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà
Giang.
- Đến năm 1976 khi hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang sát nhập thành
tỉnh Hà Tun thì phịng đại diện Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Giang cũng
được sát nhập với phòng đại diện Ngân hàng kiến thiết tỉnh Tuyên Quang và
được gọi là Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Tuyên.
- Năm 1991 khi tỉnh Hà Tuyên được tách thành hai tỉnh Hà Giang và
Tuyên Quang, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang được thành lập theo
quyết định số 135/QĐ/NHNN ngày 30/8/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động Ngân hàng Đầu từ & Phát
triển Hà Giang luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và chức năng
được giao. Nhất là từ năm 1995 khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn đầu
tư xây dựng cơ bản sang Cục đầu tư phát triển, Ngân hàng Đầu tư & Phát
triển thực hiện chức năng nhiệm vụ kinh doanh như các ngân hàng thương
mại khác. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang đã không ngừng mở rộng
thị phần, tăng cường hoạt động huy động vốn, mở rộng tín dụng, nâng cao
trình độ đội ngũ cán bộ cơng nhân viên, áp dụng marketing trong hoạt động
của mình, đổi mới cơng nghệ ngân hàng trên địa bàn, tạo lịng tin trong khách
hàng, tăng thu nhập cho ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên địa
bàn trong điều kiện là ngân hàng chuyển hẳn sang kinh doanh muộn hơn so
với các ngân hàng trên địa bàn.


2

2


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
2.1.2.1 Chức năng
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang là một ngân hàng
hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng, thơng qua hoạt
động này ngân hàng tăng cường tích lũy vốn để mở rộng đầu tư cùng các đơn
vị kinh tế thuộc mọi thành phần, tích lũy sản xuất lưu thơng hàng hóa, tạo
cơng ăn việc làm, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Đồng thời ngân hàng cịn có nhiệm vụ làm tham mưu cho cấp ủy,
chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội, mở rộng sản xuất, kinh doanh nhiều ngành nghề phù hợp. Mặt khác
chi nhánh cịn thực hiện tiếp nhận và triển khai có hiều quả các nguồn vốn tài
trợ của cộng đồng quốc tế để tạo thêm cơng ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo,
hỗ trợ, đào tạo, cho vay, giúp người hồi hương ổn định cuộc sống.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Thực hiện việc thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân trong và ngoài
nước.
Huy động vốn nhàn rỗi của các tổ chức cá nhân trong địa bàn tỉnh Hà
Giang.
Thực hiện cho vay, bảo lãnh tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ
đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trong địa bàn tỉnh Hà Giang nhằm phục
vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang

Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang
không ngừng mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng cán bộ công nhân viên
chức. Đến nay, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang đã có gần 70 cán bộ
3

3


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

công nhân viên. Trong đó trình độ đại học, cao đẳng là khoảng 70%, đây là
yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển về nghiệp vụ kinh doanh
ngân hàng. Với đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có năng lực, phẩm chất đạo
đức tốt, có tinh thần học hỏi tìm tịi, sáng tạo, cùng với sự lãnh đạo, điều hành
đúng đắn của Ban lãnh đạo, vì thế hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & Phát
triển Hà Giang ngày càng tăng trưởng và phát triển, chiếm lĩnh được ưu thế
trên thị trường để góp phần tăng trưởng kinh tế tại địa phương cũng như nền
kinh tế đất nước.
Để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động có
hiệu quả, phân định trách nhiệm rõ ràng, bộ máy hoạt động của ngân hàng
được tổ chức theo mơ hình sau:
* Giám đốc: người đứng đầu, trực tiếp quyết định về mọi hoạt động
của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang, đồng thời phụ trách công tác tổ
chức cán bộ, điều hành trực tiếp phịng tài chính kế tốn và phịng quản lý
khách hàng.
* Phó giám đốc 1 phụ trách phòng nguồn vốn kinh doanh, kho quản lý
nguồn vốn và bàn kế tốn điểm giao dịch
* Phó giám đốc 2 phụ trách phịng tín dụng, phịng giao dịch và phòng
quản lý dự án đầu tư lớn


4

4


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Giám đốc
Phó giám đốc 2

Phó giám đốc 1

Phòng

NVKD quản
Kho

Phòng TCKT

5

Bàn kế toán điểm giao dịch
lý NV

Phòng quan lý dự án lớn

Phòng tín dụng

Phòng TCHC-CTCB


Phòng thẩm định

5

Phòng giao dịch

Phòng quản lý khách hàng


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

* Phịng Tài chính – kế toán:
- Tổ chức việc hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi,
quản lý tài sản của ngân hàng.
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với tồn bộ hoạt động tài chính, kế
tốn của ngân hàng; thực hiện kiểm soát lưu trữ các loại chứng từ sổ sách kế
toán.
- Đề xuất tham mưu với Giám đốc về hướng dẫn chế độ kế toán, việc
quản lý tài sản, trích lập và sử dụng các quỹ.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu kế tốn, báo
cáo tài chính.
* Phịng Tổ chúc hành chính – cơng tác cán bộ
- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao
động; theo dõi việc thực hiện nội quy lao động; tổ chức theo dõi kế hoạch đào
tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực của ngân hàng.
- Tham mưu với Giám đốc về kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của
ngân hàng; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ.
- Quản lý hồ sơ cán bộ và lập báo cáo về công tác cán bộ.
- Thư ký Hội đồng khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tuyển
dụng, Hội đồng nâng lương của ngân hàng.

- Thực hiện công tác hậu cần, công tác an ninh của ngân hàng; trực tiếp
mua sắm, bảo quản tài sản của ngân hàng.
- Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chính, văn phịng theo đúng
quy định.
- Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề về công tác tổ chức
cán bộ.
- Chịu trách nhiệm vệ sinh môi trường trong phạm vi cơ quan.
* Phòng Thẩm định quản lý dự án

6

6


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

- Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định đối với các dự án
vay trung và dài hạn, khoản vay ngắn hạn theo yêu cầu của Giám đốc ngân
hàng.
- Phối hợp với phịng Tín dụng trong việc đánh giá tài sản đảm bảo.
- Đầu mối tham mưu, đề xuất Giám đốc ngân hàng về chính sách tín
dụng, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng, chính sách quản lý rủi ro và công
tác thẩm định.
- Chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và lưu trữ thông tin về kinh tế, kỹ
thuật, thị trường để phục vụ cho công tác thẩm định và quản lý tín dụng.
- Xác định hạn mức tín dụng, giới hạn tín dụng đối với khách hàng; thực
hiện đánh giá xếp loại khách hàng và phân loại nợ.
- Tham gia đóng góp ý kiến về các khoản vay, tài trợ thương mại và bảo
lãnh.
- Giám sát việc thực hiện hạn mức và chính sách tín dụng của phịng tín

dụng và các phịng liên quan.
- Thư ký Hội đồng tín dụng và Hội đồng xử lý nợ của ngân hàng.
* Phòng Nguồn vốn kinh doanh
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn, đảm bảo các cơ cấu lớn (kỳ hạn,
loại tiền tệ, loại tiền gửi) và quản lý các hệ số an toàn theo quy định; tham mưu
cho Giám đốc ngân hàng điều hành nguồn vốn; chịu trách nhiệm về việc đề xuất
chính sách, biện pháp phát triển nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu phát triển tín
dụng của ngân hàng. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Đầu mối xây dựng, tổng hợp kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển
hàng năm, hàng quý, hàng tháng; xây dựng chính sách marketing, chính sách
phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn, chính sách phát triển dịch vụ,
kế hoạch phát triển mạng lưới và giao kế hoạch cho các đơn vị trong ngân hàng.
- Theo dõi đôn đốc kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh,
chương trình cơng tác của các đơn vị trong ngân hàng.

7

7


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

- Đầu mối thu thập tổng hợp và quản lý thông tin kinh tế về kế hoach
phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thơng tin kinh tế, thơng tin phịng ngừa
rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin về khách
hàng. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
* Phịng Tín dụng
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng bao gồm cho vay, chiết
khấu và bảo lãnh.
- Đầu mối xây dựng các văn bản hướng dẫn chính sách phát triển khách

hàng, quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của ngân hàng; đề xuất hạn mức
tín dụng đối với khách hàng; chịu trách nhiệm đánh giá, xếp loại khách hàng;
đánh giá tài sản đảm bảo.
- Chịu trách nhiệm marketing tín dụng; tư vấn cho khách hàng sử dụng
các dịch vụ tín dụng.
- Quản lý hồ sơ tín dụng; lập các báo cáo về cơng tác tín dụng.
- Phối hợp với các phịng khác theo quy trình tín dụng.
* Phịng giao dịch
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng bao gồm:
hướng dẫn khách hàng mở tài khoản, thực hiện thanh toán, gửi tiền, rút tiền,
chuyển tiền, mua bán ngoại tệ.
- Tham mưu, đề xuất với Giám đốc ngân hàng về chính sách phát triển
dịch vụ ngân hàng.
- Thực hiện các báo cáo nghiệp vụ do phòng thực hiện.
2.1.4 Môi trường hoạt động
Thị xã Hà Giang – nơi ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang đặt trụ sở
chính và là địa bàn hoạt động chủ yếu của Chi nhánh – là nơi tập trung đơng
dân cư, có nhiều doanh nghiệp, đồng thời cũng là địa bàn của nhiều Chi nhánh
trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Giang hoạt động.

8

8


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Vì vậy, hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang có nhiều thuận
lợi nhưng cũng khơng ít khó khăn
2.1.4.1 Thuận lợi

Thị xã Hà Giang là địa bàn đông dân, nhiều doanh nghiệp hơn so với các
huyện trong tỉnh nên có nhiều thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng. Kể từ khi
tách tỉnh, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên việc xây dựng cơ sở hạ
tầng của tỉnh Hà Giang ngày càng phát triển, đây cũng là điều kiện thuận lợi để
mở rộng và phát triển kinh tế của địa phương. Hoạt động của Ngân hàng Đầu tư
& Phát triển Hà Giang luôn được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa
phương và sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam,
được hoạt động trong mơi trường cơ chế, chính sách thuận lợi từ phía Ngân
hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Đồng thời trong quá
trình hoạt động, chi nhánh được giao đầy đủ quyền tự chủ trong kinh doanh,
phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ cơng nhân viên vì sự phát triển
của ngân hàng.
2.1.4.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng cũng có rất nhiều khó khăn:
- Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc của Tổ quốc, có diện tích tự
nhiên là 7.884 km2 trong đó 2/3 là núi đá, dân số trên 60 vạn người, gồm 22 dân
tộc, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí nói chung cịn thấp,
kinh tế chưa phát triển, giao thơng liên lạc khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật so
với các tỉnh khác còn yếu kém. Đồng thời Hà Giang là một trong các tỉnh biên
giới phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh biên giới. Với những đặc
điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn tới q trình phát triển kinh tế của địa phương
trong đó có hoạt động ngân hàng.
- Ngân hàng Đâu tư & Phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu
tư & Phát triển Hà Giang nói riêng mới chuyển hẳn sang kinh doanh như các
9

9



Website: Email 10
: Tel (: 0918.775.368

ngân hàng thương mại khác kể từ năm 1995, nên kinh nghiệm về các mặt
nghiệp vụ ít nhiều cũng cịn hạn chế, nhất là hoạt động trong cơ chế thị trường,
cạnh tranh giữa các ngân hàng diến ra ngày càng gay gắt nên cũng ảnh hưởng
tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Các khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp mới thành
lập (từ khi tách tỉnh năm 1991 đến nay), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản, vốn tự có q ít, khả năng và kinh nghiệm quản lý chưa cao nên
có tác động rất lớn tới hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới, trong nước có nhiều
biến động, hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng gặp nhiều khó
khăn như vấn đề về giá cả, khả năng tiêu thụ sản phẩm… nên nhu cầu tài trợ
của họ giảm dần, dẫn đến lãi suất cho vay giảm, chênh lệch lãi suất ngày càng
bị thu hẹp, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của ngân hàng.
Trong tình hình đó, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang đã có
những chủ trương, biện pháp để khắc phục những khó khăn, phát huy những
thuận lợi nhằm thực hiện mục tiêu đề ra: “Kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát
triển”. Với quyết tâm cao và nhiều nỗ lực, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà
Giang đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào q trình
phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang

10

10


Website: Email 11
: Tel (: 0918.775.368


2.1.5 Kết quả hoạt động trong những năm gần đây
Bảng 1: Đánh giá khái quát lợi nhuận của chi nhánh
Đơn vị: triệu đồng,%
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận

10.706
29.329
-18.623

48.259
43.392
4.867

48.509
31.728
16.781

2006 so với 2005
Tương

Tuyệt đối
đối
37.553
350,7%
14.063
48%
23.490
126,1%

2007 so với 2006
Tương
Tuyệt đối
đối
250
0,5%
-11.664
-27%
11.914
245%

Nguồn: Báo cáo thường niên Chi nhánh NHĐT&PT Hà Giang
Trong giai đoạn 2005 – 2007, doanh thu của ngân hàng đã tăng đáng kể,
năm 2005 doanh thu chỉ là 10.706 triệu đồng nhưng đến năm 1007 doanh thu đã
tăng lên 48.509 triệu đồng (tức là đã tăng 37.803 triệu đồng hay tăng 353%).
Tuy nhiên, chi phí mà ngân hàng bỏ ra cũng tăng lên nhiều, năm 2005 chi phí
là 29.329 triệu đồng thì năm 2007 chi phí đã tăng lên 43.392 triệu đồng và sang
năm 2007 giảm xuống còn 31.728 triệu đồng. Mặc dù chi phí tăng cao nhưng
ngân hàng trong hai năm gần đây làm ăn đều có lãi, năm 2006 lợi nhuận là
4.867 triệu đồng, năm 2007 là 16.781 triệu đồng.


11

11


Website: Email 12
: Tel (: 0918.775.368

2.2 Thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát
triển Hà Giang
2.2.1 Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng
2.2.1.1 Diễn biến quy mô vốn huy động
Bảng 2: Tăng trưởng vốn huy động trong giai đoạn 2005 – 2007
Đơn vị: triệu đồng,%
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Vốn huy động cuối kỳ
178.499
237.316
343.709
Chênh lệch so với năm trước
+34.566
+58.817
+106.393
Tốc độ tăng trưởng
24%
33%
45%

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tháng 12/2007
Số liệu ở bảng trên cho thấy: tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng
nhanh qua các năm, vốn huy động năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2005,
nguồn vốn huy động chỉ là 178.449 triệu động, nhưng đến năm 2007 số vốn mà
ngân hàng huy động được đã là 343.709 triệu, tức là sau hai năm vốn huy động
đã tăng 165.21 triệu đồng (tăng gần 93%). Đóng góp vào sự tăng trưởng chung
của vốn huy động là các nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân
cư nhưng chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

12

12


Website: Email 13
: Tel (: 0918.775.368

Bảng 3: Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2005 – 2007
Đơn vị: triệu đồng,%
2006 so với 2005

2007 so với 2006

Tuyệt đối

Chỉ tiêu

2005

2006


2007

HĐV
HĐVTCKT
TGTK
Giấy tờ có giá

178.499
34.494
124.449
19.556

237.316
68.850
162.906
5.560

343.709
130.496
212.654
559

Tương

Tuyệt đối

Tương

58.817

34.356
38.457
-13.996

đối (%)
33%
99,6%
30,9%
-70,1%

106.393
61.646
49.748
-5.001

đối (%)
45%
89,5%
30,5%
-89,9%

Nguồn: Phịng Nguồn vốn kinh doanh
Ta thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng rất mạnh, đáp ứng được nhu
cầu tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2005 – 2007. Ngân hàng đã tạo được
uy tín trên thị trường ở địa bàn, nên đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong
xã hội, đặc biệt là trong khu vực dân cư, tạo được một nguồn vốn ổn định và
không ngừng tăng trưởng, thị phần huy động vốn từ năm 2005 đến năm 2007 đã
tăng 165.210 triệu đồng. Thành công nhất trong khâu huy động vốn là huy
động từ dân cư tăng từ 144.005 triệu đồng năm 2005 lên 168.266 triệu đồng
năm 2006 và sang năm 2007 đạt 213.213 triệu đồng. Đây là nguồn vốn huy

dộng dồi dào nhất là do ở địa bàn khơng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
lớn nên ngân hàng huy động được chủ yếu từ dân cư, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Tuy tốc độ tăng tỷ trọng qua các năm chưa cao, năm 2006 so với năm 2005
tăng 58.817 triệu đồng (tăng 33%). Năm 2007 so với năm 2006 tăng 106.393
triệu đồng (tăng 45%). Đây là nguồn vốn khá ổn định vì người dân chủ yếu gửi
tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, họ không đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm một con số khá khiêm
tốn trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2005 chiếm 34.494 triệu đồng,
sang năm 2006 là 68.850 triệu đồng, đến năm 2007 là 130.496 triệu đồng. Đây
là sự tăng trưởng tương đối cao, năm 2006 so với năm 2005 tăng 34.356 triệu
đồng (tăng 99,6%), năm 2007 so với năm 2006 tăng 61.646 triệu đồng (tăng
89,5%). Có được sự tăng trưởng mạnh này là do trên địa bàn đang có nhiều dự
13

13


Website: Email 14
: Tel (: 0918.775.368

án xây dựng cơ bản, khu công nghiệp và các hợp tác xã, cơng ty tư nhân đang
làm ăn có hiệu quả, có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi đã gửi vào ngân hàng.
Như đã đề cập ở phần trên, đối tượng khách hàng chính của ngân hàng
là các cơng ty xây dựng, cơng ty điện lực, công ty bảo hiểm, bưu điện, xăng
dầu… Hoạt động chính của ngân hàng thuộc lĩnh vực đầu tư và phát triển, vì thế
hoạt động kinh doanh của ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn. Nguồn vốn huy
động có tốc độ tăng trưởng cao chính là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh
doanh, nâng cao uy tín trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Chi nhánh đã
duy trì nguồn vốn huy động với tốc độ tăng trưởng cao trong suốt giai đoạn
2005 – 2007.

Để đạt được thành quả trên là do ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong
việc huy động vốn, sử dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn trong dân cư,
tiếp cận một số doanh nghiệp có uy tín và có số dư tiền gửi lớn như công ty bảo
hiểm, công ty xây dựng, xăng dầu, bưu điện… Tuy nhiên, để đánh giá chính xác
về nguồn vốn huy động ta cịn phải xem xét kết cấu của từng loại so với tổng
nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn kinh doanh…
2.2.1.2 Cơ cấu vốn huy động
Những năm qua nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng với tốc
độ khá cao, bên cạnh đó cơ cấu nguồn vốn cũng được chuyển dịch theo hướng
ngày càng hợp lý hơn.

14

14


Website: Email 15
: Tel (: 0918.775.368

Bảng 4: Kết cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị: triệu đồng,%
Chỉ tiêu
Huy động vốn
Tốc độ tăng trưởng

Năm 2005
178.499
24%

Năm 2006

Năm 2007
237.316
343.709
33%
45%
Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh

Huy động vốn năm 2005 là 178.499 tỷ đồng, năm 2006 là 237.316 triệu
đồng, năm 2007 là 343.709 triệu đồng. Những con số này đã chứng minh tỷ
trọng của nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn tăng lên qua các năm,
năm 2005 là 24%, năm 2006 là 33%, năm 2007 là 455. Vốn huy động chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng nguồn vốn là cơ sở để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh, mở rộng thị phần, chủ động trong thanh toán và các hoạt động khác.
Mặt khác, nguồn vốn huy động được với chi phí thấp sẽ giúp ngân hàng linh
hoạt hơn trong việc đưa ra quyết định liên quan đến vấn đề tài chính.
* Cơ cấu vốn huy động phân theo hình thức huy động
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo hình thức huy động
Đơn vị: triệu đồng,%

Chỉ tiêu
Tổng vốn huy động
Tiền gửi TCKT
TGTK dân cư
Giấy tờ có giá

Năm 2005
Số
Tỷ

trọng

178.499
100%
34.494
19,3%
124.449
69,7%
19.556
11%

Năm 2006
Số
Tỷ

trọng
237.316
100%
68.850
29%
162.906
68,6%
5.560
2,4%

Năm 2007
Số
Tỷ

trọng
343.709
100%

130.496
38%
212.654 61,8%
559
0,2%

Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Hà Giang

Trong giai đoạn 2005 – 2007, nguồn vốn huy động được từ các tổ chức
kinh tế tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 nguồn vốn huy động được từ các tổ
chức kinh tế là 34.494 triệu đồng (chiếm 19,3% tổng vốn huy động) nhưng đến
năm 2007 số vốn huy động đã được là 130.496 triệu đồng (chiếm 38% tổng vốn
huy động). Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ dân cư và đặc biệt là
phát hành giấy tờ có giá lại giảm. Đến năm 2007, vốn huy động được từ việc
15

15


Website: Email 16
: Tel (: 0918.775.368

phát hành giấy tờ có giá chỉ cịn chiếm 0,2% tổng vốn huy động. Năm 2007,
vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư đã giảm 7,9%.
* Cơ cấu huy động vốn phân theo nguyên tệ đã quy đổi
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo nguyên tệ đã quy đổi
Đơn vị: triệu đồng,%
Năm 2005
Số
Tỷ trọng

Chỉ tiêu
Tổng vốn huy động
VND
USD
EUR


178.499
175.421
3.078
0

Năm 2006
Số
Tỷ

237.316
230.763
5.921
632

100%
98,3%
1,7%
0%

trọng
100%
97,2%
2,5%

0,3%

Năm 2007
Số
Tỷ

343.709
315.909
26.587
1.213

trọng
100%
92%
7,7%
0,3%

Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Hà Giang

Tỷ trọng vốn huy động bằng VND qua các năm có xu hướng giảm. Nếu
năm 2005, vốn huy động bằng VND chỉ đạt 175.421 triệu đồng (chiếm tỷ trọng
98,3% tổng vốn huy động) thì đến năm 2006 chỉ chiếm 97,2% tổng vốn huy
động và trong năm 2007, tỷ trọng vốn huy động bằng VND chỉ chiếm 92%.
Mặc dù trước sự biến động và có xu hướng mất giá của đồng USD
nhưng vốn huy động bằng USD và EUR tăng qua các năm. Nếu như năm 2005,
vốn huy động bằng USD chỉ là 3.078 triệu đồng (chiếm 1,7%), thì đến năm
2006 con số này đã tăng lên 5.921 triệu đồng (chiếm 2,5%) và vốn huy động
bằng EUR là 632 triệu đồng (chiếm 0,3%). Đến năm 2007, vốn huy động bằng
USD đã tăng đáng kể, đạt 26.587 triệu đồng (chiếm 7,7%) và bằng EUR là
1.213 triệu đồng (chiếm 0,3%).

Như vậy, nguồn vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng chủ yếu, ngoại
tệ không nhiều, do đó ngân hàng cần tăng cường, mở rộng hoạt động nhận tiền
gửi và cho vay bằng ngoại tệ, có như vậy mới phát triển hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Để làm được điều đó, ngân hàng cần phải bám sát sự biến động
của tỷ giá đồng USD và VND.
*Cơ cấu vốn huy động phân theo thời hạn

16

16


Website: Email 17
: Tel (: 0918.775.368

Cơ cấu thời hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng
của nguồn vốn huy động.
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn
Đơn vị: triệu đồng,%
Chỉ tiêu

Tổng vốn huy động
Ngắn hạn
Dài hạn

Năm 2005
Số
Tỷ

178.499

93.911
84.588

Năm 2006
Số
Tỷ

trọng
100%
52,6%
47,4%


237.316
124.155
113.161

trọng
100%
52,3%
47,7%

Năm 2007
Số
Tỷ

343.709
197.569
146.140


trọng
100%
57,5%
42,5%

Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của BIDV Hà Giang
Nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng tăng lên qua các năm cả về số lượng
và tỷ trọng. Nếu năm 2005, vốn ngắn hạn chỉ đạt 93.911 triệu đồng (chiếm
52,6%) thì đến năm 2007 vốn ngắn hạn đã tăng lên 197.569 triệu đồng (chiếm
57,5%). Trong giai đoạn 2005 – 2007, vốn ngắn hạn đã tăng 110,4%. Nguốn
vốn dài hạn lại có xu hướng giảm về tỷ trọng mặc dù số lượng vẫn tăng qua các
năm. Năm 2005, vốn dài hạn là 84.588 triệu đồng (chiếm 47,4%), nhưng đến
năm 2007 đã tăng lên 146.140 triệu đồng (chiếm 42,5%). Nguyên nhân là do
trong thời gian này trên địa bàn có nhiều khu cơng nghiệp, cơng trình và dự án
lớn, tổ chức kinh tế lớn đang hình thành nên cần một lượng vốn dài hạn để hoạt
động.
Là một ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực dài hạn, nguồn vốn
dài hạn có tăng, tuy số vốn huy động dài hạn có thấp hơn so với vốn ngắn hạn,
là do điều kiện kinh tế trên địa bàn chi phối, có ít các nhà máy doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư
nhân vừa và nhỏ, nên nguồn vốn chỉ tập trung nhiều ở dân cư, nên nguồn vốn
ngắn hạn cao hơn vốn dài hạn.
2.2.1.3 Phân tích hiệu quả huy động vốn
Trong giai đoạn 2005 – 2007, Chi nhánh NHĐT&PT Hà Giang đã huy
động được vốn lớn đáp ứng tốt nhu cầu cho vay, tốc độ tăng trưởng vốn huy
17

17



Website: Email 18
: Tel (: 0918.775.368

động tăng nhanh qua các năm, vốn huy động năm sau tăng hơn năm trước. Năm
2007 vốn huy động đã tăng 93% so với năm 2005.
Nguồn vốn huy động dồi dào nhất trên địa bàn là nguồn vốn huy động từ
dân cư, năm 2007 nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 213.213 triệu đồng (chiếm
61,8% tổng nguồn vốn huy động). Trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ
chức kinh tế chỉ chiếm một con số khá khiêm tốn (chiếm 38% tổng nguồn vốn
huy động) do trên địa bàn chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nguồn vốn huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn huy động. Năm 2007, nguồn vốn huy động bằng VND là 315.909
triệu đồng. Trong khi đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ lệ
nhỏ, cụ thể nguồn vốn huy động bằng USD chiếm 7,7% tổng nguồn vốn huy
động, còn nguồn vốn huy động bằng EUR chỉ chiếm 0,3% tổng nguồn vốn huy
động.
Nguồn vốn huy động trong ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với
nguồn vốn huy động dài hạn. Năm 2007, nguồn vốn huy động dài hạn chiếm
57,5% còn nguồn vốn huy động dài hạn chiếm 42,5% tổng nguồn vốn huy
động.
Có thể nói rằng trong giai đoạn 2005 – 2007, Chi nhánh NHĐT&PT Hà
Giang đã đạt được những hiệu quả nhất định trong công tác huy động vốn.
Nguồn vốn huy động trong ngắn hạn và dài hạn đều đáp ứng tốt nhu cầu cho
vay trong ngắn hạn và dài hạn. Chi nhánh đã tạo được uy tín trên địa bàn nên đã
thu hút được một lượng vốn lớn trong dân cư. Mặc dù vậy vì Thị xã Hà Giang
còn là một tỉnh nghèo nên nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế còn thấp.
Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động bằng USD cịn q thấp nên không đáp ứng
được nhu cầu cho vay.
2.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn
*Nhân tố chủ quan


18

18


Website: Email 19
: Tel (: 0918.775.368

Các hình thức huy động vốn: Đây là một trong những nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của ngân hàng. Hình thức huy động vốn
của ngân hàng càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân
cư sẽ tăng và vốn ngân hàng huy động được sẽ nhiều hơn.
Chính sách lãi suất cạnh tranh: lãi suất là yếu tố quan trọng khiến hành
động gửi tiền của dân chúng vào ngân hàng, hay gửi từ ngân hàng này sang
ngân hàng khác hoặc chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư do vậy lãi suất có ảnh
hưởng rất lớn đến huy động vốn của ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, để
tăng sức cạnh tranh các ngân hàng thương mại đã đua nhau tăng lãi suất, làm
cho lãi suất huy động tăng rất cao, có những ngân hàng có thời điểm đã tăng lãi
suất lên 16%/năm. Vì vậy, để thu hút được khách hàng BIDV Hà Giang cần có
chính sách lãi suất phù hợp vừa đảm bảo khả năng kinh doanh, vừa thu hút vốn
huy động lớn.
Chính sách khách hàng: Nếu ngân hàng có chính sách khách hàng tốt thì
số lượng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng sẽ càng cao và ngược lại. BIDV
Hà Giang thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng, đối với những khách
hàng lâu năm, thường xuyên của ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi,
khuyến mại nhằm giữ chân khách hàng.
Công tác cân đối giữa huy động và cho vay: Chiến lược sử dụng vốn
đúng đắn và phù hợp còn phù thuộc vào chiến lược sử dụng vốn. Nếu sử dụng
vốn khơng hiệu quả thì ngân hàng cũng sẽ hạn chế khả năng huy động vốn và

ngược lại. Lượng vốn huy động bằng VND về cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu cho
vay, đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên, lượng vốn huy động
bằng USD còn thấp nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay USD của các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Công nghệ ngân hàng: Trong cạnh tranh NH không ngừng cải tiến công
nghệ, bởi lẽ các dịch vụ đặc biệt về chuyên môn NH sẽ đa dạng đổi mới ngày
càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu khách hàng. BIDV Hà Giang không ngừng nâng
cao công nghệ ngân hàng, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật. Tuy
19

19


Website: Email 20
: Tel (: 0918.775.368

nhiên, vì là một Chi nhánh ở một tỉnh nghèo nên việc trang bị cơ sở vật chất kỹ
thuật vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Chính sách cán bộ: Một đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn được đặt
đúng chỗ, ln tạo nền tảng thành cơng của một tổ chức. Nói chung người ta
muốn giao dịch kinh doanh với một hãng có bề dày kinh nghiệm và có đội ngũ
cán bộ cơng nhân viên lịch thiệp và tận tình. BIDV Hà Giang luôn tạo điều kiện
cho nhân viên không ngừng trao dồi, nâng cao kiến thức, tham gia các khoá học
về nghiệp vụ để nâng cao trình độ chun mơn. Hàng năm, ngân hàng vẫn
thường xuyên cử cán bộ đi học cao học, cũng như tham gia các khố học nhằm
hồn thiện nghiệp vụ chun mơn của mình.
Chính sách quảng cáo: Khơng thể phủ nhận vai trò to lớn của ngành
quảng cáo hiện nay. Ngân hàng nếu làm tốt công tác nay thì có khả năng huy
động được nhiều vốn hơn.
*Nhân tố khách quan

Nhân tố tiết kiệm của nền kinh tế: Nguồn vốn huy động của ngân hàng
chủ yếu là nguồn vốn của dân cư, tổ chức kinh tế, ... do vậy nếu các đơn vị này
có tỷ lệ tiết kiệm cao thì nguồn vốn huy động được sẽ cao.
Nhân tố thu nhập của dân cư: Nếu thu nhập của dân cư càng cao thì khả
năng có thể tiết kiệm càng cao và khi đó họ có tiền gửi vào các tổ chức tài chính
và mua các giấy tờ có giá sẽ càng cao và ngược lại. Thi xã Hà Giang còn là một
tỉnh lỵ nghèo nên thu nhập của dân cư còn ở mức thấp nên việc huy động cũng
còn gặp nhiều khó khăn.
Nhân tố tâm lí tiêu dùng: Tiết kiệm và tiêu dùng là hai nhân tố đối lập
nhau nên tiêu dùng tăng thì tiết kiệm giảm và ngược lại . Do vậy nếu tâm lí
thích tiêu dùng của dân cư tăng thì tiền gửi vào ngân hàng sẽ giảm.
Mơi trường pháp lí: Nếu mơi trường pháp lí ổn định cụ thể là cơ sở pháp
lí cho hoạt động của ngân hàng được đảm bảo thì người dân sẽ an tâm gửi tiền
vào ngân hàng...

20

20


Website: Email 21
: Tel (: 0918.775.368

Yếu tố lạm phát: việc huy động vốn của ngân hàng còn phụ thuộc vào
yếu tố lạm phát, nếu lạm phát quá cao thì người dân sẽ hạn chế việc gửi tiền tiết
kiệm vì họ sẽ nhận được lãi suất thực âm và ngược lại. Thời gian qua, tỷ lệ lạm
phát ở Việt Nam ở mức tương đối cao, điều đó đã khiến việc huy động vốn của
ngân hàng gặp khó khăn do người dân đã chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư.

2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn

2.2.2.1 Tình hình sử dụng vốn
Bảng 8: Thực trạng cho vay, thu nợ
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Doanh số cho vay
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung dài hạn
2. Doanh số thu nợ
Thu nợ ngắn hạn
Thu nợ trung dài hạn
Chênh lệch giữa cho
thu nợ và cho vay

Năm 2005
78.100
65.515
12.585
135.037
117.246
17.791

Năm 2006
93.733
62.195
31.538
90.298
79.274
11.024

Năm 2007

160.808
121.510
39.298
84.928
72.295
12.633

+56.937

-3.435

-75.880

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tháng 12/2007
Qua số liệu bảng 8 ta thấy, nguồn vốn cho vay đã tăng nhanh qua các
năm, nếu năm 2005 doanh số cho vay chỉ là 78.100 triệu đồng thì đến năm 2006
doanh số đã tăng lên 93.733 triệu đồng và đến năm 2007 tăng lên 160.808 triệu
đồng (tức là trong giai đoạn 2005 – 2007 doanh số cho vay đã tăng 82.708 triệu
đồng hay tăng 106%). Trong số nguồn vốn huy động để cho vay thì cho vay
ngắn hạn là chủ yếu, năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 65.515 triệu đồng
(chiếm tỷ trọng 84% tổng doanh số cho vay), năm 2006 doanh số cho vay ngắn
hạn có giảm hơn so với năm 2005 và chỉ đạt 62.195 triệu đồng (chiếm 66%)
21

21


Website: Email 22
: Tel (: 0918.775.368


tổng doanh số cho vay), năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đã tăng đáng kể
và đạt 121.510 triệu đồng (tức là đã tăng 95% so với doanh số cho vay ngắn
hạn năm 2006).
Tình hình cho vay trung dài hạn cũng tăng đều qua các năm, nắm 2005
doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ là 12.585 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 16%
trong tổng doanh số cho vay) thì đến năm 2006 doanh số cho vay trung và dài
hạn đã tăng lên 31.538 triệu đồng (tăng 151% so với năm 2005) và đến năm
2007 doanh số cho vay trung và dài hạn là 39.298 triệu đồng (chiếm 24% tổng
doanh số cho vay).
Ngược với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ lại giảm qua các năm,
năm 2005 doanh số thu nợ là 135.037 triệu đồng, năm 2006 giảm xuống còn
90.298 triệu đồng và đến năm 2007 doanh số thu nợ chỉ là 84.928 triệu đồng.
Trong năm 2005, doanh số thu nợ ngắn hạn là 117.246 triệu đồng trong khi
doanh số cho vay ngắn hạn là 65.515 triệu đồng, như vậy ngân hàng có được
khoản chênh lệch giữa thu nợ và cho vay ngắn hạn là 51.731 triệu đồng. Đến
năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn chỉ là 79.274 triệu đồng trong khi doanh số
cho vay là 62.195 triệu đồng, chênh lệch giữa thu nợ và cho vay là 17.079 triệu
đồng. Tuy nhiên, đến năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn chỉ đạt 72.295 triệu
đồng trong khi doanh số cho vay rất cao 121.510 triệu đồng, khi đó chênh lệch
giữa thu nợ và cho vay là -49.215 triệu đồng.
Doanh số cho vay trung và dài hạn trong năm 2005 là 12.585 triệu đồng,
trong khi doanh số thu nợ là 17.791 triệu đồng, chênh lệch giữa thu nợ và cho
vay là 5.206 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2006 doanh số thu nợ đều nhỏ hơn
doanh số cho vay vì vậy, chênh lệch giữa thu nợ và cho vay của ngân hàng đều
âm, năm 2006 là -20.514 triệu đồng, năm 2007 là -26.665 triệu đồng.
Tóm lại, trong giai đoạn 2005 – 2007 doanh số cho vay của ngân hàng
đều tăng nhanh nhưng doanh số thu nợ lại giảm, điều đó khiến chênh lệch giữa
cho vay và thu nợ đều giảm, cụ thể năm 2005 chênh lệch giữa thu nợ và cho vay
là +56.937 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 chỉ là -3.435 triệu đồng và năm
22


22


Website: Email 23
: Tel (: 0918.775.368

2007 là – 75.880 triệu đồng. Việc để chênh lệch giữa thu nợ và cho vay quá lớn
như này đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, cụ thể số vốn
huy động đem cho vay đã không thu hồi được trong thời hạn đúng quy định,
điều đó đã ảnh hưởng đến vịng quay của vốn. Việc thu hồi vốn khơng đúng thời
hạn cũng đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Vì vậy, ngân
hàng cần có những biện pháp thích hợp hơn về vấn đề sử dụng vốn, cần thẩm
định kỹ các hồ sơ xin vay vốn và thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn
của doanh nghiệp vay vốn.
Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn và thu nợ quá hạn
Đơn vị: triệu đồng,%
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Nợ quá hạn
154.892
1.401
1.427
Ngắn hạn
140.000
1.263
1.420
Dài hạn

14.892
138
7
2. Tỷ lệ nợ quá hạn
84,2%
2.22%
1.03%
3. Thu nợ quá hạn
69.699
752
329
Ngắn hạn
58.449
153
275
Dài hạn
10.229
599
54
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tháng 12/2007
Năm 2005 nợ quá hạn của ngân hàng là 154.892 triệu đồng (chiếm tỷ lệ
là 84,2%), tromg đó nợ quá hạn ngắn hạn là chủ yếu chiếm 140.000 triệu đồng
(chiếm 90% tổng nợ quá hạn), trong khi nợ quá hạn dài hạn chỉ chiếm 14.892
triệu đồng (chiếm 10%). Mặc dù trong năm ngân hàng cũng đã thu được nợ quá
hạn là 69.699 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 58.449 triệu đồng và dài hạn là
10.229 triệu đồng nhưng vẫn còn 96.443 triệu đồng ngân hàng không thu hồi
được. Việc nợ quá hạn khơng thu hồi được đã ảnh hưởng đến tình hình kinh
doanh của ngân hàng, lợi nhuận của ngân hàng đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, đến năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng đã giảm đi rất
nhiều và chỉ còn 2,22% (tức là 1.401 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 1.263

triệu đồng, dài hạn là 138 triệu đồng). Thu nợ quá hạn trong năm 2006 cũng đạt
752 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 153 triệu đồng và dài hạn là 599 triệu
23

23


Website: Email 24
: Tel (: 0918.775.368

đồng. Năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng chỉ còn là 1,03% (tức 1.427
triệu đồng) và thu nợ quá hạn trong năm này cũng đạt 329 triệu đồng.
Việc duy trì tỷ lệ nợ quá hạn trong hai năm gần đây đã cho thấy ngân
hàng đã có những chính sách và biện pháp phù hợp trong công tác sử dụng vốn
sao cho hiệu quả nhất, đảm bảo vốn cho vay được thu hồi đúng thời hạn, đẩy
nhanh chu kỳ vòng quay của vốn, nhằm làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng 10: Tình hình nợ xấu
Đơn vị: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Số tuyệt đối
Tỷ lệ nợ xấu

Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
151.380
2.929
1.510
82,3%
4,65%

1,09%
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tháng 12/2007

Trong năm 2005 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức rất cao là 82,3% (tức
151.380 triệu đồng), đến năm 2006 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 4,65% và
năm 2007 chỉ cịn là 1,09%. Việc duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp đã giúp ngân
hàng sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Trong giai đoạn 2005 – 2007, Chi nhánh NHĐT&PT Hà Giang đã sử
dụng hiệu quả các nguốn vốn huy động. Doanh số cho vay tăng nhanh qua các
năm, năm 2007 đạt 160.808 triệu đồng (tăng 106% so với năm 2005), trong đó
cho vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu (năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt
121.510 triệu đồng). Trong khi doanh số cho vay tăng nhanh qua các năm thì
doanh số thu nợ lại giảm, năm 2007 doanh số thu nợ chỉ đạt 84.928 triệu đồng
(giảm 50.109 triệu đồng so với năm 2005). Doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn
chiếm chủ yếu trong khi doanh số thu nợ trung và dài hạn chỉ chiếm một con số
khiêm tốn. Việc doanh số cho vay tăng nhanh qua các năm còn doanh số thu nợ
lại giảm đều qua các năm đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng, số vốn huy động đem cho vay đã không thu hồi được trong thời hạn đúng
24

24


Website: Email 25
: Tel (: 0918.775.368

quy định, điều đó đã ảnh hưởng đến vịng quay của vốn. Bên cạnh đó việc thu
hồi vốn khơng đúng thời hạn đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân

hàng.
Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng cũng được cải thiện rất nhiều, nếu
năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn là 84,2% thì đến năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn
là 1,03%. Việc thu nợ quá hạn cũng được ngân hàng thực hiện tốt.
Việc duy trì tỷ lệ nợ quá hạn trong hạn mức cho phép đã tạo điều kiện để
ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả nhất, đảm bảo vốn cho vay được thu hồi
đúng thời hạn, đẩy nhanh chu kỳ vòng quay của vốn, làm tăng lợi nhuận của
ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu cũng được ngân hàng duy trì ở mức thấp và giảm nhanh qua
các năm, năm 2007 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chỉ là 1,09%. Việc duy trì tỷ lệ
nợ xấu ở mức thấp đã đảm bảo cho ngân hàng sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy
động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
* Nhân tố con người: con người chính là nhân tố quan trọng nhất, là trung
tâm của mọi vấn đề. Do vậy, có thể nói đây chính là nhân tố có tính chất quyết
định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu xét riêng về phía ngân hàng
thì hiệu quả hoạt động cho vay phụ thuộc vào cán bộ cho vay của ngân hàng.
Với ngân hàng đầu tư phát triển Hà Giang nổi lên một số điểm đáng lưu ý sau
về công tác cán bộ:
- Ưu điểm:
+ Cán bộ tín dụng đều có thái độ hoà nhã, lịch sự với khách hàng, thực sự
coi khách hàng là những người bạn đồng hành. Cùng với khách hàng tháo gỡ
những khó khăn và có ý kiến đóng góp hữu ích giúp khách hàng làm ăn hiệu
quả hơn. Do vậy uy tín của ngân hàng và chất lượng của công tác cho vay vốn
càng được nâng cao.

25

25



×