Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.57 KB, 5 trang )

VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG KIỂM TOÁN
THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

B

Trần Thanh Liêm*

ình Dương là một tỉnh thuộc miền Đơng Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, cách TP.HCM 25km, gần cảng biển, sân bay và các trung tâm kinh tế, thương mại
quan trọng của phía Nam Việt Nam.

Trong giai đoạn ổn định ngân sách 2017 - 2020, tỉnh Bình Dương có tỷ lệ điều tiết về ngân
sách Trung ương là 64% (đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương với ngân sách địa
phương) cao thứ 3 cả nước, thu nội địa năm 2018 cũng đạt quy mơ lớn thứ 3 so với các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trong cả nước. Để đạt được kết quả như trên là nhờ sự đồn kết, phấn đấu của các cấp
các ngành và sự đồng tình, ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cũng như
việc chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về nghĩa vụ thuế của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trên địa bàn tỉnh cũng còn một số doanh nghiệp trong q trình hoạt
động chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Và thơng qua
hoạt động kiểm tốn của Kiểm tốn nhà nước đã phát hiện, kiến nghị thu hồi vào ngân sách nhà nước.
Từ khóa: Kiểm tốn thu ngân sách, Tỉnh Bình Dương.
The role of State Audit in the audit of budget in Binh Duong province
Binh Duong is a province in the Southeast, located in the southern key economic region, 25km from Ho
Chi Minh City, near seaports, airports and important economic and trade centers of South Vietnam.
In the period of budget stability 2017 - 2020, Binh Duong province has a revenues regulated rate of 64%
to the central budget (for the revenues divided between the central budget and the local budget), the third
highest among other provinces. Domestic revenues in 2018 also reached the third largest scale compared to
other provinces and cities under central government nationwide. To achieve the above results, it is thanks
to the solidarity and striving of all levels and sectors, and the agreement and support of the people and the
business community in the province, as well as the full compliance with the regulations on tax obligations
of people and the business community. In addition to the achieved results, there are also a number of


enterprises in the province that have not strictly abided by the provisions of the law on tax obligations to the
state. Through audit activities of the State Audit, those violations were discovered and proposed to be paid
into the state budget.
Keywords: Budget revenue audit, Binh Duong province.
Tỉnh hiện có 29 khu cơng nghiệp (27 khu đi vào
hoạt động) với tổng diện tích 12.743 ha (tỷ lệ cho
th 80,8%) và 12 cụm cơng nghiệp với tổng diện
tích 790 ha (tỷ lệ cho th 70,6%). Theo quy hoạch
tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
đến năm 2020 tỉnh Bình Dương sẽ có 34 khu cơng
nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 14.790 ha.

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh
ln được quan tâm phát triển, các chính sách thu
hút đầu tư, cải cách hành chính... ln tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển đầu tư và tăng cường phúc lợi
xã hội… qua đó có đóng góp đáng kể cho q trình
phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

* Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN Số 138 - tháng 4/2019

19


VAI TRÒ CỦA KTNN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn tỉnh Bình Dương
a) Tình hình triển khai các biện pháp nhằm thực

hiện hồn thành dự tốn thu ngân sách nhà nước
hàng năm
Trong các năm qua, thu ngân sách nhà nước
của tỉnh Bình Dương ngày càng tăng, tốc độ tăng
thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 bình
qn 12,3%, giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến tăng thu
bình qn khoảng 9%/năm, đạt được kết quả như
trên là do tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành thu ngân sách.
Ngay từ đầu mỗi năm, UBND tỉnh Bình Dương đã
ban hành Kế hoạch, Chỉ thị triển khai thực hiện
các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự tốn ngân
sách nhà nước năm, trong đó tập trung các giải
pháp để thực hiện hồn thành dự tốn thu ngân
sách nhà nước như sau:
- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp
quản lý thu, tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
các khoản thu vào ngân sách nhà nước theo đúng
chế độ quy định. Tăng cường cơng tác thanh tra,
kiểm tra, chống thất thu, bn lậu, gian lận thương
20

Số 138 - tháng 4/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

mại, quản lý chặt chẽ giá tính thuế, chống chuyển
giá, trốn lậu thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra,

giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu
ngân sách nhà nước.
- Tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính, cải thiện mơi trường kinh
doanh, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và
sức cạnh tranh theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP
ngày 15/5/2018 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày
16/5/2016 của Chính phủ; tháo gỡ kịp thời các khó
khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thuộc thẩm
quyền giải quyết của địa phương, góp phần tạo
mơi trường thuận lợi thu hút đầu tư, khuyến khích
doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy tăng trưởng và
tăng thu cho ngân sách nhà nước.
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tăng
cường ứng dụng cơng nghệ trong quản lý đối tượng
nộp thuế, trong hoạt động nghiệp vụ, trao đổi
thơng tin, số liệu thu chi NSNN; tiếp tục thực hiện
tốt cơng tác kê khai, nộp thuế điện tử, trong cơng
tác phối hợp thu qua hệ thống ngân hàng thương
mại, cơ quan Thuế đẩy nhanh tiến độ triển khai áp
dụng hóa đơn điện tử. Tăng cường cơng tác đào
tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chun mơn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức.


- Trong quá trình điều hành ngân sách nhà
nước, căn cứ chỉ đạo của Trung ương, tình hình
thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân (UBND)
Tỉnh và các cơ quan chuyên môn đã ban hành

nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm triển
khai thực hiện tốt công tác thu, chi ngân sách nhà
nước như: UBND Tỉnh ban hành các Chỉ thị về
tăng cường các biện pháp quản lý thu ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh, trong đó: Chỉ đạo các
Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập
trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong điều
hành công tác thu ngân sách nhà nước và công tác
chống buôn lậu, gian lận thương mại nhằm phấn
đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước
theo chỉ tiêu Trung ương giao; cơ quan Thuế, Hải
quan Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về đôn đốc
thu ngân sách nhà nước, tăng cường các biện pháp
thu ngân sách nhà nước hàng năm, giao chỉ tiêu
thu ngân sách nhà nước cho các Phòng, Chi cục
trực thuộc.
b) Đánh giá về công tác quản lý thu ngân sách
nhà nước
Trong quá trình kiểm toán tại tỉnh Bình Dương,
Kiểm toán nhà nước đã đánh giá tình hình quản lý
thu tại tỉnh như sau:
- Tình hình quản lý thu nội địa tại cơ quan thuế:
Trong công tác quản lý thu, ngành thuế Tỉnh đã tổ
chức thực hiện thu theo quy định của pháp luật
thuế hiện hành, tuân thủ quy trình quản lý thu của
ngành; ngành thuế Tỉnh cũng đã chủ động tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra; đôn đốc thu
hồi nợ đọng và tổ chức các biện pháp nhằm hoàn
thành dự toán thu được Trung ương và Hội đồng
nhân dân Tỉnh giao. Công tác quản lý đăng ký mã

số thuế, quản lý thông tin người nộp thuế và kê
khai thuế: Ngành thuế đã chú trọng rà soát thông
tin người nộp thuế trên ứng dụng, kịp thời đôn đốc
người nộp thuế bổ sung thông tin thay đổi gửi cơ
quan thuế để cập nhật thông tin phục vụ cho công
tác quản lý thuế; công tác thanh tra, kiểm tra thuế
đối với các doanh nghiệp cũng được chú trọng, số
cuộc thanh tra, kiểm tra hoàn thành vượt kế hoạch
được giao; công tác hoàn thuế thực hiện đúng quy
trình, hồ sơ hoàn thuế được lưu giữ đầy đủ, đúng

đối tượng được hoàn thuế; công tác miễn, giảm
được quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến
các chính sách thuế và quản lý thuế mới đến người
nộp thuế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện
các hồ sơ, thủ tục về miễn giảm thuế... kịp thời và
đúng quy định; công bố chính sách miễn giảm thuế
cho các doanh nghiệp, xử lý kịp thời, chính xác
thông tin của doanh nghiệp về miễn giảm thuế...
- Tình hình quản lý thu sự nghiệp, thu phí, lệ
phí và thu khác: Kết quả kiểm toán tại các đơn vị có
hoạt động thu phí, lệ phí và thu khác ngân sách cho
thấy các đơn vị đã thực hiện thu, trích nộp ngân
sách và sử dụng kinh phí được để lại trang trải cho
công tác thu theo các quy định của Trung ương và
địa phương.
c) Một số hạn chế trong quản lý thu ngân sách
nhà nước
Bên cạnh các mặt tích cực, Kiểm toán nhà nước
cũng chỉ ra một số mặt hạn chế trong quản lý thu,

cụ thể:
- Việc quản lý đối tượng nộp thuế nhìn chung
được thực hiện theo đúng quy định, tuy nhiên
vẫn còn một số trường hợp cơ quan thuế chưa có
thông báo nhắc nhở bằng văn bản và chưa xử phạt
nghiêm đối với các trường hợp hết hạn nộp tờ khai,
hồ sơ thuế; công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối
với doanh nghiệp tuy hoàn thành vượt kế hoạch
được giao nhưng hiệu quả chưa cao, nhiều trường
hợp qua thanh tra, kiểm tra thuế không có xử lý
tăng thu cho ngân sách nhà nước, kết quả đôn đốc
nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp sau thanh
tra, kiểm tra thuế chưa đạt theo yêu cầu chung, hồ
sơ thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế của đơn vị
vẫn còn sai sót về nghĩa vụ thuế đối với ngân sách
nhà nước; công tác miễn giảm thuế cơ bản đúng
quy định, tuy nhiên qua đối chiếu với các đối tượng
nộp thuế, Kiểm toán nhà nước xác định có một số
trường hợp doanh nghiệp kê khai chưa đúng thuế
thu nhập doanh nghiệp không được ưu đãi do đầu
tư mở rộng mang lại...
- Việc tuân thủ pháp luật và chế độ thu tại các
đối tượng nộp thuế: Nhiều đối tượng nộp thuế thực
hiện kê khai thuế chưa đúng quy định hoặc có dấu
hiệu kê khai thiếu thuế, gian lận thuế, các sai phạm,
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019

21



VAI TRÒ CỦA KTNN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

tồn tại chủ yếu trong kê khai thuế của các doanh
nghiệp: Kê khai chi phí và khấu trừ thuế giá trị gia
tăng đầu vào của các khoản chi có hóa đơn giá trị
gia tăng trên 20 triệu đồng nhưng thanh tốn bằng
tiền mặt; xác định khơng đúng tiền sử dụng đất
được khấu trừ khi tính thuế giá trị gia tăng đối với
doanh thu bất động sản; kê khai thu nhập ưu đãi
từ đầu tư mở rộng khơng đúng quy định của Luật
Thuế Thu nhập doanh nghiệp; xác định chuyển lỗ
khơng đúng quy định; kê khai chi phí tính thuế
chưa đúng quy định, phân bổ giá vốn trong kỳ chưa
hợp lý, chi phí quảng cáo vượt mức khống chế, chi
phí lãi vay khơng hợp lệ, chi phí khấu hao tài sản
cố định khơng đúng quy định; chi phí trích lập dự
phòng đầu tư dài hạn cao hơn quy định, dự phòng
phải thu khó đòi chưa đủ điều kiện; chi hoa hồng,
trả lãi vay cho cá nhân, chi trả lợi nhuận cho thành
viên góp vốn nhưng chưa khấu trừ thuế thu nhập
cá nhân phải nộp...
Từ năm 2010 đến 2017, Kiểm tốn nhà nước
đã thực hiện kiểm tốn ngân sách địa phương 4
lần1, và kiến nghị tăng thu ngân sách 505 tỷ 744
triệu đồng2.
Mối quan hệ phối hợp giữa Tỉnh với Kiểm
tốn nhà nước
Trong q trình Kiểm tốn nhà nước thực hiện
kiểm tốn tại tỉnh Bình Dương, UBND Tỉnh ln
thực hiện nghiêm túc các nội dung theo đề nghị

của Kiểm tốn nhà nước, đồng thời chỉ đạo các cơ
quan chun mơn của tỉnh và UBND các huyện,
thị xã, thành phố được chọn kiểm tốn, cung cấp
đầy đủ, kịp thời thơng tin, tài liệu phục vụ hoạt
động kiểm tốn của Kiểm tốn nhà nước. Sau khi
có kết luận, kịp thời tổ chức triển khai và chỉ đạo
các cơ quan thực hiện và báo cáo đầy đủ, kịp thời
kết quả thực hiện kết ḷn, kiến nghị kiểm tốn
của Kiểm tốn nhà nước. Đồng thời, nghiêm túc
kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các sai sót
được Kiểm tốn nhà nước nhắc nhở, kiến nghị.
Qua các năm, cơng tác phối hợp giữa tỉnh Bình
Dương và Kiểm tốn nhà nước đạt được những
kết quả như sau:
1
2

22

- Trong việc cung cấp thơng tin: Tỉnh đã cung
cấp đầy đủ, kịp thời theo u cầu của Kiểm tốn
nhà nước các thơng tin để xây dựng kế hoạch kiểm
tốn tại tỉnh.
- Trong q trình thực hiện kiểm tốn của Kiểm
tốn nhà nước: Các đơn vị, các cấp ngân sách đã
cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thơng tin, tài
liệu theo u cầu của Kiểm tốn nhà nước; thực
hiện giải trình; sau khi có kết luận chính thức, tiến
hành triển khai đến các đơn vị thực hiện kết luận
theo u cầu của Kiểm tốn nhà nước.

- Kết quả kiểm tốn đối với tình hình thực
hiện quản lý thu ngân sách nhà nước của tỉnh đã
góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, qua
đó giúp các đơn vị được kiểm tốn ngăn ngừa các
tiêu cực, lãng phí, tránh thất thốt tiền và tài sản...
và hồn thiện cơng tác quản lý, sử dụng nguồn tài
chính ngân sách hiệu quả hơn. Đối với HĐND và
UBND các cấp chính quyền tỉnh Bình Dương, kết
quả kiểm tốn đóng vai trò quan trọng giúp tỉnh
trong việc phát hiện và xử lý những vi phạm trong
cơng tác quản lý thu, góp phần làm minh bạch hơn
nền tài chính của tỉnh.
- Các sai phạm chính trong quản lý thu do
KTNN phát hiện qua các năm gồm: Kê khai thiếu
doanh thu, xác định sai chi phí, dẫn đến thiếu thuế
giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, cho th
đất hết thời kỳ ổn định đơn giá... Các kiến nghị về
mặt quản lý đã góp phần giúp cho tỉnh nhận thấy
các hạn chế trong cơng tác quản lý, để chấn chỉnh,
rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn cơng tác
quản lý thu ngân sách nhà nước, như các kiến nghị:
- Đối với UBND Tỉnh: Chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị, tồ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc
rút kinh nghiệm và chấn chỉnh, khắc phục các tồn
tại, hạn chế trong cơng tác thanh tra và kiểm tra
thuế, quản lý kê khai thuế; xử lý nghiêm đối với các
trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh,
cá nhân khơng nộp tờ khai hoặc nộp tờ khai trễ
hạn; có biện pháp quản lý, theo dõi chính xác số
liệu nợ tiền sử dụng đất, tổng hợp đầy đủ nợ thuế,

nợ tiền th đất và sử dụng đất vào báo cáo nợ;

Khơng kể các cuộc kiểm tốn theo chun đề
Năm 2010: 55 tỷ 368 triệu đồng, năm 2012: 87 tỷ 959 triệu đồng, năm 2016: 303 tỷ 704 triệu đồng, năm 2017: 58 tỷ 573 triệu đồng

Số 138 - tháng 4/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN


tăng cường công tác quản lý nợ đọng thuế nhằm

kiểm toán chỉ làm việc với Cục Thuế Tỉnh và các

huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu vào ngân sách

Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố và kết quả

nhà nước.

kiến nghị tăng thu được thống nhất giữa Kiểm toán

- Đối với Hội đồng nhân dân: Khi thực hiện phê
chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm trước
và quyết định dự toán các năm tiếp theo đều cân
nhắc, xem xét các nhận xét, đánh giá của Kiểm
toán nhà nước đối với việc quản lý điều hành thu,
chi ngân sách nhà nước của UBND Tỉnh để quyết
định phù hợp, đạt hiệu quả.
Đề xuất, kiến nghị


nhà nước với Cơ quan Thuế, nhưng đối tượng nộp
thuế không làm việc trực tiếp nên không biết kết
quả làm việc này, đến khi có kiến nghị của Kiểm
toán nhà nước thì các đối tượng này không đồng
tình và có văn bản kiến nghị không thực hiện. Để
việc thực hiện các kết luận Kiểm toán nhà nước đạt
kết quả, kiến nghị Kiểm toán nhà nước trước khi
thông qua kết luận tại đơn vị được kiểm toán, ngoài
các đơn vị thuộc đối tượng kiểm toán cần có thêm

- Đối với Luật Kiểm toán nhà nước:

các đơn vị có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nhất là

+ Theo quy định, Báo cáo Kiểm toán nhà nước

các kiến nghị về thu hồi nộp ngân sách nhà nước,

sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc
phải thực hiện, các cơ quan, tổ chức cá nhân có
liên quan có trách nhiệm thực hiện kiến nghị Kiểm
toán nhà nước… nhưng không có điều khoản quy
định chế tài đối với trường hợp các đơn vị không
thực hiện các kết luận Kiểm toán nhà nước, vì vậy
kiến nghị bổ sung các biện pháp chế tài cụ thể vào
Luật Kiểm toán nhà nước để các đơn vị bắt buộc
phải thực hiện.
+ Theo quy định tại Khoản 7, Điều 57: “Trong
thời gian giải quyết khiếu nại, đơn vị được kiểm

toán vẫn phải thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận,
kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, trừ
trường hợp Tổng Kiểm toán nhà nước, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ
thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán của
Kiểm toán nhà nước”. Như vậy, đối với các kết luận
của Kiểm toán nhà nước mà đơn vị thấy chưa phù
hợp, đang có ý kiến khiếu nại gửi các cơ quan có
thẩm quyền xem xét, nhưng theo quy định đơn vị
vẫn phải thực hiện sẽ gây khó khăn cho đơn vị,
nhất là đối với những kết luận liên quan đến thu
hồi nộp ngân sách nhà nước, đơn vị sẽ gặp khó
khăn trong việc huy động nguồn kinh phí để thực
hiện nộp ngân sách nhà nước (trong khi đơn vị
đang khiếu nại, kiến nghị không thực hiện hoặc
giảm số phải nộp).
- Trong quá trình kiểm toán số liệu thu ngân
sách nhà nước, nhất là các khoản thu thuế, cơ quan

tránh trường hợp sau khi có kết luận của Kiểm
toán nhà nước thì đơn vị lại có văn bản giải trình,
đề nghị xem xét lại kiến nghị về kết luận Kiểm toán
nhà nước dẫn đến việc thực hiện kết luận Kiểm
toán nhà nước kéo dài, gặp nhiều khó khăn.
- Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
(Điều 71) Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán
báo cáo quyết toán ngân sách địa phương trước
khi trình HĐND cấp tỉnh xem xét phê chuẩn. Tuy
nhiên, hiện nay, có năm quyết toán của Tỉnh được
KTNN kiểm toán, nhưng có năm KTNN không

thực hiện kiểm toán tại địa phương và báo cáo
quyết toán trình HĐND chưa được kiểm toán.
Kiến nghị Kiểm toán nhà nước hỗ trợ địa phương
trong thời gian tới.
- Qua kiểm toán thực tế tại địa phương, Kiểm
toán nhà nước nắm rất rõ thực trạng khả năng
nguồn thu và nhu cầu chi tiêu của các địa phương.
Tỉnh Bình Dương rất mong Kiểm toán nhà nước
có ý kiến với các cấp có thẩm quyền ở Trung ương
giúp các địa phương, nhất là các địa phương đang
phát triển có nguồn thu đóng góp về cho Trung
ương được để lại nguồn thu cho ngân sách địa
phương hợp lý nhằm tiếp tục thu hút được đầu tư,
phát triển kinh tế, đóng góp cho cả nước ngày càng
nhiều hơn, đồng thời giúp địa phương có thể giải
quyết rất nhiều các vấn đề bức xúc, cần thiết phát
sinh về phúc lợi, an sinh xã hội, trường học, bệnh
viện, an ninh chính trị, trật tự xã hội.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019

23



×