Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sử dụng khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (Total Mixed Ration - TMR) nuôi vỗ béo bò thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.61 KB, 3 trang )

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(98)/2019

SỬ DỤNG KHẨU PHẦN HỖN HỢP HOÀN CHỈNH
(TOTAL MIXED RATION - TMR) NUÔI VỖ BÉO BÒ THỊT
Trương La1, Ngô Văn Bình1, Hoàng Huy Liệu2, Trương Thị Minh Thư2

TÓM TẮT
Sử dụng 18 con bò đực lai Brahman, Drought Master từ 19 - 20 tháng tuổi để thí nghiệm đánh giá khả năng tăng
khối lượng tuyệt đối và hiệu quả kinh tế của bò nuôi vỗ béo bằng khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh - TMR. Bò được
chia thành 6 lô, mỗi lô 3 con, được cho ăn 3 khẩu phần khác nhau có mức năng lượng và protein thô tương đương
nhau nhưng khác nhau về nguyên liệu thức ăn tinh: bột ngô, cám gạo, bột sắn. Với mỗi khẩu phần, bố trí 01 lô thí
nghiệm cho ăn khẩu phần TMR; 01 lô đối chứng cho ăn riêng lẻ các loại thức ăn (cho ăn theo kiểu truyền thống). Bò
được nuôi vỗ béo trong 90 ngày. Kết quả cho thấy, trong cùng khẩu phần bò được nuôi bằng thức ăn TMR, bò tăng
tăng khối lượng tuyệt đối cao hơn bò cho ăn truyền thống. Sử dụng khẩu phần TMR để nuôi vỗ béo bò thịt mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi bò bằng cách cho ăn truyền thống. Nuôi bò vỗ béo bằng khẩu phần TMR sử dụng bột
ngô, cám gạo hoặc bột sắn trong thành phần, bò tăng khối lượng là như nhau.
Từ khóa: Khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh, vỗ béo, bò thịt

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kỹ thuật sử dụng khẩu phần hỗn hợp hoàn
chỉnh - TMR (Total Mixed Ration) để nuôi bò thịt,
đặc biệt là nuôi vỗ béo hiện nay đang được áp dụng
rộng rãi tại các nước trên thế giới như Mỹ, Nam Phi,
Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác
(Trương La, 2017).
TMR là khẩu phần kết hợp giữa thức ăn thô
xanh, thức ăn tinh, các phụ phẩm nông công nghiệp,
các chất khoáng, vitamin và các chất phụ gia được
phối trộn với một tỉ lệ nhất định thành một khẩu
phần hỗn hợp hoàn chỉnh, đồng nhất và cân bằng
dưỡng chất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho từng


giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bò.
So với phương thức chăn nuôi bò cho ăn riêng lẻ
từng loại thức ăn, khi thừa khi thiếu chất dinh dưỡng
này hoặc chất dinh dưỡng khác hoặc mất cân đối
khoáng và vitamin thì loại thức ăn TMR khắc phục
được tất cả các nhược điểm trên một cách hoàn hảo.
Do đó, thức ăn TMR giúp bò tăng khối lượng nhanh
hơn, từ đó tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi
(Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh, 2015).
Ở Việt Nam, việc nuôi vỗ béo bò thịt bằng khẩu
phần TMR rất ít nơi áp dụng, chủ yếu vẫn cho riêng
lẻ các loại ăn thức. Vì vậy, việc áp dụng vỗ béo bò thịt
bằng khẩu phần TMR là cần thiết, nhằm làm tăng

năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, mang lại
hiệu quả kinh tế và tận dụng được nguồn phụ phẩm
đang bị bỏ phí hiện nay.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Các giống bò nuôi vỗ béo: Lai Brahman và lai
Drought Master.
- Thức ăn sử dụng nuôi bò: Thức ăn hỗn hợp
được phối trộn từ các thức ăn thô xanh: cỏ tươi, thức
ăn ủ chua cùng với các nguyên liệu: bột ngô, cám
gạo, bột sắn, cám hỗn hợp (công nghiệp), bột cá,
premix khoáng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Bố trí thí nghiệm: Chọn bò đực các giống lai
cao sản: Brahman, Drought Master có độ tuổi từ 19
- 20 tháng. Sử dụng 18 bò chia thành 06 lô, mỗi lô

03 con. Bò được cho ăn 03 khẩu phần khác nhau có
mức năng lượng và protein thô tương đương nhau
nhưng khác nhau về nguyên liệu thức ăn tinh có
sẵn tại địa phương: bột ngô, cám gạo, bột sắn. Với
mỗi loại khẩu phần, bố trí 01 lô TN cho ăn khẩu
phần phối trộn hoàn chỉnh TMR; 01 lô đối chứng:
bò cho ăn riêng lẻ các loại thức ăn (nuôi theo truyền
thống), nuôi vỗ béo trong thời gian 90 ngày. Sơ đồ
thí nghiệm tại bảng 1.

Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi vỗ béo bò thịt

1

TT

Chỉ tiêu

1

Số lượng bò (con)

2

Phương thức nuôi

KP1
Lô TN1
03
Cho ăn

TMR1

KP2
Lô ĐC1
03
Cho ăn
riêng lẻ

Lô TN2
03
Cho ăn
TMR2

KP3
Lô ĐC2
03
Cho ăn
riêng lẻ

Lô TN3
03
Cho ăn
TMR3

Lô ĐC3
03
Cho ăn
riêng lẻ

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên; 2 Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng


116


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(98)/2019

Khẩu phần được xây dựng theo nhu cầu dinh
dưỡng cho bò thịt nhiệt đới nuôi vỗ béo theo Tiêu
chuẩn của L.C Kearl (1982). Các giá trị dinh dưỡng
thức ăn được tính toán dựa vào Thành phần và giá
trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam
(Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001).
Công thức thức ăn cho bò vỗ béo được trình bày
tại bảng 2.

thức ăn ủ chua; tiếp đến cho ăn cỏ xanh; cuối cùng
cho ăn thức ăn tinh hỗn hợp được trộn đều các loại
(Bột ngô/cám gạo/bột sắn, bột cá, cám công nghiệp,
urê, khoáng) trước đó.

Bảng 2. Công thức khẩu phần thức ăn
cho bò thịt vỗ béo

+ Ước tính hiệu quả kinh tế: Tính thu tăng thêm
của bò vỗ béo được ăn các khẩu phần khác nhau và
giữa cách cho ăn TMR và cho ăn riêng lẻ các loại
thức ăn.

TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10

Loại thức ăn
(% VCK)
Cỏ VA06
Phụ phẩm (rơm,
thân cây ngô)
Cỏ ủ chua/phụ
phẩm ủ chua
Bột ngô
Cám gạo
Bột sắn
Bột cá
Cám hỗn hợp
Urê
Premix khoáng
Tổng
Tỉ lệ protein thô
(%/kg VCK)
NLTĐ-ME
(Kcal/kg VCK)


KP1

KP2

KP3

50

60

55

-

16

20

23

-

-

15
3
7
1
1
100


13
3
6
1
1
100

12
6
5
1
1
100

12,5

12,5

12,5

2.425

2.420

2.421

- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Tăng khối lượng bò: Xác định bằng cách dùng
thước FAO để đo, đo lúc bắt đầu và lúc kết thúc thí

nghiệm, đo 3 lần và lấy kết quả trung bình.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 đến tháng
12/2017 tại nông hộ ở xã Tân Hội, huyện Đức Trọng,
tỉnh Lâm Đồng.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khối lượng và tăng khối lượng của bò thịt vỗ
béo sử dụng khẩu phần TMR
Sau thời gian nuôi bò 90 ngày, kết quả khối lượng
và tăng khối lượng của bò được trình bày tại bảng 3.
Kết quả cho thấy, trong cùng khẩu phần bò được
nuôi bằng cách cho ăn thức ăn TMR, bò tăng khối
lượng trong kỳ và tăng khối lượng tuyệt đối cao hơn
bò cho ăn truyền thống (P < 0,05). Đối với khẩu phần
1 (KP1), lô TN tăng khối lượng trong kỳ đạt 55,0 kg/
con, tương đương tăng khối lượng (KL) tuyệt đối là
882 g/con/ngày. Trong khi đó, bò ở lô ĐC chỉ tăng KL
là 47,3 kg/con và tăng KL tuyệt đối là 782 g/con/ngày.
Tương tự ở khẩu phần 2 (KP2), bò ở lô TN tăng KL
là 54,0 kg/con (870 g/con/ngày), bò ở lô ĐC tăng KL
là 47,7 (782 g/con/ngày); ở khẩu phần 3 (KP3), lô TN
tăng KL là 52,0 kg/con (837 g/con/ngày), bò ở lô ĐC
tăng KL là 45,3 kg (784 g/con/ngày).

Khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh-TMR được trộn
thủ công, cho bò ăn 2 lần/ngày, sáng lúc 8 giờ và
chiều lúc 16 giờ.
Đối với bò ở lô Đối chứng cũng cho ăn 2 lần ngày
nhưng cho ăn lần lượt các các loại thức ăn. Đầu tiên

cho bò ăn phụ phẩm thô khô (rơm, cây ngô khô),

Bảng 3. Khối lượng và tăng khối lượng của bò thịt vỗ béo
TT

Chỉ tiêu

KP1

KP2

KP3

Lô TN1

Lô ĐC1

Lô TN2

Lô ĐC2

Lô TN3

Lô ĐC3

1

KL đầu kỳ (kg)

244,3±6,0


242,7±2,5

245,0±4,4

243,3±1,5

245,0±3,0

246,0±2,0

2

KL cuối kỳ (kg)

327,7±4,5

313,0±2,7

323,3±6,7

313,3±4,5

320,3±6,4

313,3±1,5

3

KL tăng trong kỳ (kg)


55,0±1,2

47,3±1,6

54,0±2,0

47,7±4,6

52,0±5,3

45,3±1,2b

4

Tăng KL tuyệt đối
(g/con/ngày)

882±17a

782±17b

870±28a

782±55b

837±45a

748±23b


a

b

a

b

a

Ghi chú: Các chữ cái trong cùng 1 hàng khác nhau biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) đối với trung
bình của từng cặp Lô Thí nghiệm và Lô Đối chứng tương ứng.
117


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(98)/2019

Tại thí nghiệm này, tăng KL tuyệt đối của bò nuôi
bằng khẩu phần TMR đạt từ 837 - 882 g/con/ngày,
cao hơn một ít so với kết quả của Trương La và cộng
tác viên (2017) khi vỗ béo bò lai Brahman và lai
Drought Master tại Lâm Đồng có mức tăng KL tuyệt
đối là 801 - 833 g/con/ngày mặc dù cho ăn thức ăn
có mức năng lượng và protein như nhau. Sở dĩ như
vậy là do bò tại thí nghiệm này được nuôi bằng khẩu
phần TMR, trong khi thí nghiệm trước đó bò được
cho ăn bằng thức ăn riêng lẻ các nguyên liệu, từ đó
ảnh hưởng đến tăng khối lượng của bò.
Khi nuôi bò vỗ béo bằng các khẩu phần TMR
khác nhau (trong đó khác nhau về các loại thức ăn

tinh: bột ngô, cám gạo, bột sắn), tăng KL của bò ở cả
3 lô là tương đương nhau (P>0,05) và dao động từ
837 đến 882 g/con/ngày. Điều đó cho thấy, tăng KL

của bò vỗ béo không bị ảnh hưởng bởi các loại thức
ăn tinh khác nhau có trong khẩu phần mà chủ yếu bị
ảnh hưởng bởi phương thức cho ăn khác nhau, đó là
sử dụng khẩu phần TMR.
Như vậy, khi sử dụng khẩu phần TMR để nuôi vỗ
béo bò thịt cao sản, tăng KL của bò cao hơn so với bò
cho ăn riêng lẻ các loại thức ăn. Bò được nuôi bằng
khẩu phần TMR đã tận dụng thức ăn một cách triệt
để, bò ăn được nhiều thức ăn hơn, ngoài ra khẩu
phần TMR đã cân đối các chất dinh dưỡng, từ đó
giúp bò tiêu hóa tốt hơn, dẫn đến tăng khối lượng
của bò cao hơn.
3.2. Ước tính hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của bò nuôi vỗ béo ở các khẩu
phần ăn khác nhau và theo phương thức khác nhau
được ước tính tại bảng 4.

Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của bò vỗ béo nuôi khẩu phần TMR
TT

Chỉ tiêu

1

KL tăng (kg/con)


2

KP1
Lô TN1

KP2
Lô ĐC1

Lô TN2

KP3
Lô ĐC2

Lô TN3

Lô ĐC3

55,0

47,3

54,0

47,7

52,0

45,3

Chi phí thức ăn

(1.000 đ/con)

1.318

1.295

1.191

1.172

1.364

1.298

3

Thu tăng thêm
(1.0000 đ/con)

3.437,5

2.958,3

3.375,0

2.979,2

3.250,0

2.833,3


4

Chệnh lệch thu-chi

2.119,5

1.663,0

2.183,7

1.807,4

1.885,7

1.535,0

5

So sánh TN/ĐC

456,4

 

376,3

 

350,7


 

6

So sánh KP TMR

105,8

25,7

 

-

 

Các hộ chăn nuôi tự sản xuất cỏ và thức ăn chế
biến như cỏ ủ, phụ phẩm ủ, do đó khi ước tính hiệu
quả kinh tế không tính vào chi phí. Tất cả các chi phí
này kể cả công lao động được xem là như nhau.
Với giá bán bò là 62.500 đồng/kg, hiệu quả kinh
tế của bò nuôi bằng các khẩu phần khác nhau được
tính như sau: Chệnh lệch thu chi giữa bò cho ăn
khẩu phần TMR đều cao hơn bò cho ăn theo cách
truyền thống, cụ thể: ở KP1, chệnh lệch giữa 2 lô là
456.400 đồng/con; khẩu phần 2, chệnh lệch là
376.300 đồng/con; khẩu phần 3, chệnh lệch là
350.700 đồng/con.
Trong 3 khẩu phần TMR thì khẩu phần TMR1

(bột ngô) và khẩu phần TMR2 (cám gạo) có chệnh
lệch cao hơn một ít bò sử dụng khẩu phần TMR3
(bột sắn), cụ thể: chệnh lệch TMR1 và TMR3 là
105.800 đồng/con; chênh lệch khẩu phần TMR2 và
TMR3 là: 25.700 đồng/con.
Như vậy sử dụng khẩu phần TMR để nuôi vỗ béo
bò thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi bò
bằng cách cho ăn truyền thống.
118

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
- Sử dụng khẩu phần TMR nuôi vỗ béo bò thịt,
bò tăng khối lượng tuyệt đối cao hơn bò nuôi theo
cho ăn riêng lẻ các loại thức ăn (tăng KL của bò:
837 - 882/748 - 782 g/con/ngày).
- Chênh lệch thu chi của bò vỗ béo nuôi khẩu
phần TMR đều cao hơn bò nuôi truyền thống
(350.700 - 456.400 đồng/con).
- Nuôi bò vỗ béo bằng khẩu phần TMR có sử
dụng bột ngô, cám gạo hoặc bột sắn trong thành
phần, bò tăng khối lượng là như nhau.
4.2. Đề nghị
Sử dụng các khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh-TMR để nuôi vỗ béo bò thịt nhằm tăng hiệu
quả kinh tế. Trong đó, cần ưu tiên sử dụng khẩu
phần với các nguyên liệu thức ăn tinh có sẵn tại địa
phương để giảm giá thành thức ăn.




×