Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Biến đổi hình thái, chức năng tâm thất trái trên siêu âm TM, 2D, doppler ở bệnh nhân bệnh bạch cầu cấp có hóa trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.59 KB, 11 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TÂM THẤT TRÁI
TRÊN SIÊU ÂM TM, 2D, DOPPLER
Ở BỆNH NHÂN BỆNH BẠCH CẦU CẤP CÓ HÓA TRỊ
Bùi Văn Thìn1, Trương Công Tráng2
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát sự biến đổi hình thái và chức năng của tâm thất trái trên
siêu âm ở bệnh nhân bạch cầu cấp có hóa trị liệu
Đối tượng: Gồm 49 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp được hóa
trị liệu phác đồ có nhóm Anthracycline tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí
Minh từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 2 năm 2018
Phương pháp: Tiến cứu, mô tả, cắt ngang
Kết quả: Đường kính thất trái cuối tâm trương và đường kính thất trái cuối
tâm thu sau hóa trị liệu (47,4 ± 4,9 mm) và (31,1 ± 3,8 mm) tăng lên có ý nghĩa so với
trước hóa trị liệu(46,1 ± 4,3 mm) và (28,5 ± 3,1 mm). Phân suất co cơ thất trái (FS%)
và phân suất tống máu tâm thu thất trái (EF%), giảm có ý nghĩa sau hóa trị liệu. Vận
tốc tối đa và chênh áp tối đa dòng qua van động mạch chủ (ĐMC) khi chưa hóa trị (1,1
± 0,2 cm/s) và (5,7 ± 2,0 cm/s); giảm có ý nghĩa xuống (1,0 ± 0,2 cm/s) và (5,0 ± 2,1
cm/s) sau hóa trị. Vận tốc tối đa dòng qua van 2 lá sau hóa trị đợt 2 giảm có ý nghĩa
so với chưa hóa trị.
Kết luận:
Đường kính thất trái cuối tâm trương và cuối tâm thu thất trái, tăng lên có ý
nghĩa sau hóa trị liệu. Phân suất co cơ và phân suất tống máu tâm thu thất trái , giảm có
ý nghĩa sau hóa trị liệu. Vận tốc tối đa và chênh áp tối đa dòng qua van ĐMC, giảm có
ý nghĩa sau hóa trị. Vận tốc tối đa dòng qua van 2 lá, giảm có ý nghĩa sau hóa trị liệu.
MORPHOLOGICAL AND FUNCTIONAL CHANGES OF LEFT
VENTRICULAR BY TM, 2D, DOPPLER ECHOCARDIOGRAPHY IN
PATIENTS WITH ACUTE LEUKEMIA WERE CHEMOTHERAPY
1


Phân viện phía Nam/HVQY

Bệnh viện Huyết học Truyền máu TP.HCM
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Văn Thìn (bsthin @gmail.com)
Ngày nhận bài: 12/9/2018, ngày phản biện: 28/9/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/3/2019
2

35


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

ABSTRACT
Objectives: To investigate morphological and functional changes of left
ventricular by TM, 2D, DOPPLER echocardiography in acute leukemia patients were
chemotherapy.
Patients: 49 patients with acute leukemia were diagnosed with chemotherapy
regimen containing Anthracycline at the Hematology and Blood Transfusion hospital in
Ho Chi Minh City from November 2016 to February 2018
Methods: Resume, describe, cross-sectional studies.
Results: End-systolic and end-diastolic diameter of left ventricular after
chemotherapy (47.4 ± 4.9 mm) and (31.1 ± 3.8 mm) increased significantly before
chemotherapy (46.1 ± 4.3 mm) and (28.5 ± 3.1 mm). Fractional Shortening(FS%) and
ejection fraction (EF%) of left ventricular , significantly decreased after chemotherapy.
Maximum speed and maximum differential pressure across aortic valve without
chemotherapy (1.1 ± 0.2 cm / s) and (5.7 ± 2.0 cm / s); Significantly decreased (1.0 ± 0.2
cm / s) and (5.0 ± 2.1 cm / s) after chemotherapy.
Maximum flowvelocity through the mitral valve after the second dose decreased
significantly compared with untreated.

Conclusion:
End-diastolic diameter and end-systolic diameter of the left ventricular
increase significantly after chemotherapy. Left ventricular fractional shortening and
left ventricular ejection fraction significantly decreased after chemotherapy. Maximum
speed and maximum differential pressure across the aortic valve, significantly decreased
after chemotherapy. Maximum flow velocity through mitral valve, significantly reduced
after chemotherapy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Bạch cầu cấp (BCC) là
nhóm bệnh khá phổ biến tại Việt Nam,
đây là bệnh thường gặp nhất trong nhóm
các bệnh lý về máu, chiếm khoảng 3,1%
tổng số các bệnh ung thư và suất độ
4,3/100.000. Hóa trị liệu ngày càng góp
phần nâng cao tỷ lệ lui bệnh trong điều trị
tấn công; tuy nhiên cản trở lớn nhất khi sử
dụng hóa trị liệu là tác dụng phụ gây độc
đối với tim. Có nhiều phương pháp được
ứng dụng trong tầm soát, phát hiện sớm
các biến chứng tim đặc biệt là thất trái ở
36

bệnh nhân bạch cầu cấp có hóa trị liệu.
Siêu âm tim cho phép đánh giá sớm các
biến đổi về hình thái chức năng thất trái có
giá trị và độ tin cậy cao. Từ đó chúng tôi
nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Khảo
sát sự biến đổi hình thái và chức năng của
tâm thất trái trên siêu âm TM, 2D, doppler
ở bệnh nhân bạch cầu cấp có hóa trị liệu.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 49 bệnh nhân được chẩn


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

đoán bệnh bạch cầu cấp hóa trị liệu phác
đồ có nhóm Anthracycline tại Bệnh viện
Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh
từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 2 năm
2018.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
-Tất cả các bệnh nhân được chẩn
đoán xác định bệnh bạch cầu cấp và đủ
điều kiện hóa trị phác đồ có Anthracycline.
- Từ 16 tuổi trở lên.
- Có kết quả siêu âm tim trước và
sau đợt hóa trị liệu
- Bệnh nhân có đầy đủ hồ sơ bênh
án, thăm khám lâm sàng, xét nghiệm mô
bệnh học,siêu âm tim, điện tim, X quang
tim phổi.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân có tiền sử hóa trị liệu
bệnh ung thư khác
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim
mạch như: bệnh lý van tim, bệnh cơ tim,
rối loạn nhịp tim, tăng huyết không kiểm

soát được, suy thận mạn..
- Bệnh nhân có suy tim, rối loạn

vận động vùng từ trước hoặc suy tim do
nguyên nhân điều trị khác được lâm sàng
ghi nhận, hoặc EF < 55%.
- Hồ sơ bệnh án không đầy đủ
thông tin.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến
cứu, mô tả, cắt ngang.
Các bệnh nhân nghiên cứu được
kiểm tra siêu âm tại 2 thời điểm trước và
sau hóa trị 1 tuần
Cỡ mẫu nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu mô tả lâm
sàng nên chúng tôi lấy mẫu thuận tiện.
số liệu

Phương pháp xử lý và phân tích

Số liệu nghiên cứu sau khi thu
thập được xử lý bằng phần mềm thống kê
y học 16.0, với các thuật toán phù hợp với
đặc tính của biến số.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm về tuổi và giới của
đối tượng nghiên cứu


Bảng 1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu

Tuổi
Nhóm tuổi
Tuổi trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất

Số lượng
Từ 40 trở xuống 20
Trên 40
29
41,5 ± 13,5
18
65

Tỷ lệ (%)
40,8
59,2

37


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 41,5 ± 13,5, lớn tuổi nhất là 65 tuổi
và nhỏ nhất là 18 tuổi.
Có 20 bệnh nhân tuổi từ 40 trở xuống, chiếm tỷ lệ 40,8% và 29 bệnh nhân trên
40 tuổi, chiếm tỷ lệ 59,2%.


Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo giới
Có 28 bệnh nhân nữ, chiếm tỷ lệ 57% và 21 bệnh nhân nam, chiếm tỷ lệ 43%
2. Biến đổi hình thái, chức năng thất T sau hóa trị so với chưa hóa trị
Bảng 2. Biến đổi hình thái tâm thất T sau hóa trị

Chỉ số hình thái thất T
dAO (mm)
Độ mở ĐMC (mm)
dLA (mm)
dLA/dAO
IVSd (mm)
LVPWd (mm)
IVSs (mm)
LVPWs (mm)
LVM (g)
LVMI (mm)
LVIDd (mm)
LVIDs (mm)

Chưa hóa trị
24.2 ± 8.5
17.9 ± 2.6
27.3 ± 3.4
1.1± 0.1
7.0 ± 0.8
7.0 ± 0.6
10.5 ± 0.9
11.4 ± 1.1
101.4 ± 25.4
64.6 ± 11.5

46.1 ± 4.3
28.5 ± 3.1

Sau hóa trị
23.3 ± 2.8
17.7 ± 2.8
27.3 ± 4.8
1.2 ± 0.1
7.0 ± 0.8
7.0 ± 0.8
10.5 ± 1.2
11.5 ± 1.0
107.7 ± 26.9
67.4± 13.3
47.4 ± 4.9
31.1 ± 3.8

P
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
<0,05
<0,05


Khối lượng cơ thất T và chỉ số khối lượng cơ thất T sau hóa trị tăng lên chưa có
38


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ý nghĩa so với chưa hóa trị. Giá trị trung bình của cả 2 chỉ số LVIDd, LVIDs sau hóa trị
đều tăng có ý nghĩa so với kết quả siêu âm trước hóa trị.
Bảng 3. Biến đổi chức năng thất T trên siêu âm TM sau hóa trị

Chỉ số chức năng thất T
LVEDV (ml)
LVESV (ml)
FS%
EF%
SV
SVI
CO
COI
HR

Chưa hóa trị
100.1 ± 21.5
32.0 ± 7.5
37.7 ± 2.5
67.5 ± 3.2
67.8 ± 14.5
42.5 ± 7.3
5.8 ± 1.5

3.6 ± 0.8
87.2 ± 12.2

Sau hóa trị
106.2 ± 26.1
39.5 ± 11.3
34.0 ± 3.0
62.8 ± 4.2
66.7 ± 16.2
41.9 ± 8.2
5.8 ± 1.8
3.6 ± 1.0
86.6 ± 12.5

P
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

Phân suất co cơ thất T và phân suất tống máu thất T sau hóa trị là giảm có
ý nghĩa so với trước hóa trị.
Giá trị trung bình của thể tích thất T tâm trương và thể tích thất T tâm thu sau
hóa trị đều tăng có ý nghĩa thống kê so với trước hóa trị.
Bảng 4. Biến đổi chức năng thất T trên siêu âm Doppler sau hóa trị


Chỉ số chức năng thất T
Peak-V (cm/s)
Peak-G (cm/s)
E-DT
IVRT (ms)
Peak-V van ĐMC (cm/s)
Peak-G van ĐMC (cm/s)
ET (ms)

Chưa hóa trị
0.9 ± 0.2
4.0 ± 1.7
169.1 ± 45.8
102.7 ± 19.1
1.1 ± 0.21
5.7 ± 2.0
281.5 ± 35.3

Sau hóa trị
0.9 ± 0.1
3.7 ± 1.5
175.2 ± 32.5
103.5 ± 19.8
1.0 ± 0.2
5.0 ± 2.1
286.0 ± 40.6

P
>0,05

>0,05
>0,05
>0,05
<0,05
<0,05
>0,05

Vận tốc tối đa và chênh áp tối đa dòng qua van ĐMC sau hóa trị giảm có ý nghĩa
so với trước hóa trị.

39


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

Bảng 5. Biến đổi chức năng tâm trương thất T sau hóa trị so với chưa hóa trị

Chỉ số chức năng thất T
Peak-V (cm/s)
Peak-G (cm/s)
E-DT
IVRT (ms)
dLA (mm)

Chưa hóa trị
0.9 ± 0.2
4.0 ± 1.7
169.1 ± 45.8
102.7 ± 19.1
27.3 ± 3.4


Sau hóa trị
0.9 ± 0.1
3.7 ± 1.5
175.2 ± 32.5
103.5 ± 19.8
27.3 ± 4.8

P
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

Vân tốc tối đa và chênh áp tối đa dòng qua van 2 lá sau hóa trị đều nhỏ hơn chưa
ý nghĩa so với trước hóa trị; ngược lại E-DT và IVRT đều tăng không có ý nghĩa so với
trước hóa trị.
Bảng 6. Biến đổi chức năng tâm thu thất T sau hóa trị

Chỉ số chức năng thất
T
FS%
EF%
SV
SVI
CO
HR
Peak-V ĐMC (cm/s)
Peak-G ĐMC (cm/s)

ET (ms)

Chưa hóa trị

Sau hóa trị

P

37.7 ± 2.5
67.5 ± 3.2
67.8 ± 14.5
42.5 ± 7.3
5.8 ± 1.5
87.2 ± 12.2
1.1 ± 0.21
5.7 ± 2.0
281.5 ± 35.3

34.0 ± 3.0
62.8 ± 4.2
66.7 ± 16.2
41.9 ± 8.2
5.8 ± 1.8
86.6 ± 12.5
1.0 ± 0.2
5.0 ± 2.1
286.0 ± 40.6

<0,05
<0,05

>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
<0,05
<0,05
>0,05

Phân suất co cơ thất T và phân
suất tống máu thất T sau hóa trị giảm có ý
nghĩa so với trước hóa trị.
Trong các chỉ số chức năng tâm
thu thất T, vận tốc tối đa dòng qua van
ĐMC và chênh áp tối đa dòng ĐMC sau
hóa trị giảm có ý nghĩa so với trước hóa
trị.
BÀN LUẬN
Đặc điểm về tuổi và giới của đối
tượng nghiên cứu
40

Bệnh Bạch cầu cấp là bệnh ác tính
hệ tạo máu, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi,
đặc biệt ở trẻ em, do vậy bệnh là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân
ung thư dưới 35 tuổi.. Trong nghiên cứu
của chúng tôi do chọn đối tượng là những
bệnh nhân bị BCC được hóa trị để khảo sát
biến đổi hình thái và chức năng tâm thất
T sau hóa trị, chúng tôi chọn những bệnh

nhân đã trưởng thành do đó kết quả nghiên
cứu bảng 1 cho thấy; tuổi trung bình của
đối tượng nghiên cứu là 41,5 ± 13,5 tuổi,


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

lớn tuổi nhất là 65 tuổi và nhỏ nhất là 18
tuổi. Kết quả này cũng tương đồng với
nghiên cứu của Lê Tuấn Thành, Dương
Thị Giang và cộng sự (2017) “Siêu âm tim
đánh dấu mô cơ tim đánh giá ảnh hưởng
sớm của hóa chất Anthracycline đến chức
năng thất T ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng
tủy”. Tác giả nghiên cứu ở 28 bệnh nhân
cũng cho thấy tuổi trung bình 39,9 ± 15,4
tuổi [2]. Do cỡ mẫu nhỏ để tiện cho việc
nghiên cứu tác động của hóa chất lên hình
thái và chức năng tâm thất T chúng tôi chia
đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm; nhận
thấy có 20 bệnh nhân tuổi từ 40 trở xuống,
chiếm tỷ lệ 40,8% và 29 bệnh nhân trên
40 tuổi, chiếm tỷ lệ 59,2%. Kết quả này
cũng gần tương đồng với nghiên cứu của
Trương Minh Thương (2017) ở 30 bệnh
nhân ung thư hóa trị bằng anthracycline tại
Bệnh viện Quân y 175 cho thấy tuổi nhỏ
nhất là 25 tuổi, lớn nhất là 77 tuổi và tuổi
trung bình là 48,8 ± 11,2 tuổi; trong đó
nhóm tuổi 41 – 60 chiếm chủ yếu 70% [3].

Nghiên cứu của Đặng Hoàng Anh (2005),
ở 407 bệnh nhân bị BCC cho thấy phân bố
tuổi mắc bệnh rất rộng, trung bình là 30,64
± 23,23; phân bố theo nhóm tuổi, phần
lớn bệnh nhân dưới 15 tuổi với 139 bệnh
nhân, chiếm 34,2%; tiếp đến từ 16 – 30

tuổi có 83 bệnh nhân, chiếm 20,4%; tỷ lệ
giảm dần tới nhóm trên 60 tuổi chỉ chiếm
13%[1]. Phân bố về giới, nam ít hơn với
43% và nữ nhiều hơn với 57%.
Biến đổi hình thái, thất T sau hóa
trị so với trước hóa trị, kết quả nghiên cứu
bảng 2 cho thấy đường kính và độ mở van
ĐMC sau hóa trị nhỏ hơn trước hóa trị; tuy
nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống
kê, với p>0,05. Một trong những biểu hiện
sớm của ngộ độc cơ thất T là biến đổi cấu
trúc cơ thất T làm thay đổi khối lượng
cơ thất T và chỉ số khối lượng cơ thất T.
Trong nghiên cứu khối lượng cơ thất T
và chỉ số khối lượng cơ thất T sau hóa trị
tăng lên so với chưa hóa trị; tuy nhiên sự
khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, với
p>0,05. Trong các chỉ số hình thái thất T,
kích thước thất T sau hóa trị, có sự biến đổi
rõ nhất; trong đó cả đường kính thất T cuối
tâm trương và đường kính thất T cuối tâm
thu sau hóa trị đợt 1 (47,4 ± 4,9 mm) và
(31,1 ± 3,8 mm) tăng lên so với trước hóa

trị (46,1 ± 4,3 mm) và (28,5 ± 3,1 mm); sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
Sau đây là bảng so sánh với kết quả một số
nghiên cứu khác.

41


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

Bảng 7. So sánh biến đổi LVIDd và LVIDs với các nghiên cứu khác

Chỉ số hình thái
thất T
LVIDd (mm)
LVIDs (mm)
LVIDd (mm)
LVIDs (mm)
LVIDd (mm)
LVIDd (mm)
LVIDs (mm)

Trước hóa trị
Sau hóa trị
X + STD
X + STD
Của chúng tôi
46,1 ± 4,3
47,4 ± 4,9
28,5 ± 3,1

31,1 ± 3,8
Trương Hoàng Thương
42,3 ± 3,1
43,8 ± 3,6
26,7 ± 2,2
27,0 ± 3,5
Lê Tuấn Thành
47,2 ± 4,4
50,4 ± 5,1
Katarzyna Mizia-Stec [4]
46,0 ± 3,5
48,0 ± 4,0
30,0 ± 4,0
31,0 ± 5,0

Qua bảng so sánh kết quả nghiên
cứu của các tác giả; dễ dàng nhận thấy
đường kính thất T cuối tâm trương sau
hóa trị của các nghiên cứu đều tăng có ý
nghĩa so với trước hóa trị. Tương tự đường
kính thất T cuối tâm thu sau hóa trị đều
tăng so với trước hóa trị, tuy nhiên trong
các nghiên cứu này sự khác biệt chưa có
ý nghĩa thống kê. Có sự khác đôi chút với
nghiên cứu của chúng tôi, có lẽ do các
nghiên cứu này khảo sát trên bệnh nhân
ung thư vú là chủ yếu, nên phần nào có đôi
chút chênh lệch.
Siêu âm TM là kỹ thuật đơn giản
mà hữu dụng nhất cung cấp cho người

thầy thuốc đầy đủ các chỉ số hình thái tim
mạch nói chung và tâm thất T nói riêng.
Thông qua các thông số trên siêu âm TM,
phần mềm của hệ thống siêu âm sẽ tính
toán được các thông số thể tích của thất
trái theo phương pháp Teicholz, đánh giá
42

P
P <0,05
P <0,05
P <0,05
P >0,05
P <0,05
P <0,05
P >0,05

chức năng thất trái và khối lượng cơ thất
trái. Mặt khác, một số chỉ số siêu âm góp
phần đánh giá chức năng tâm trương thất T
trên TM như: Dốc EF giảm <50 mm/s, Nhĩ
trái giãn >38 mm , Khoảng AC kéo dài…
Trong quá trình khảo sát biến đổi
chức năng thất T trên siêu âm TM; chúng
tôi nhận thấy, kết quả bảng 3, thể tích thất
T cuối tâm trương và cuối tâm thu sau hóa
trị tăng có ý nghĩa so với trước hóa trị.
Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên
cứu sự biến đổi hình thái thất T, khi đường
kính thất T cuối tâm trương và cuối tâm

thu sau hóa trị tăng có ý nghĩa so với trước
hóa trị. Ngược lại phân suất co cơ thất T
sau hóa trị giảm có ý nghĩa so với trước
hóa trị. Trong quá trình theo dõi chức năng
tâm thu thất T (EF%) ở 49 bệnh nhân sau
hóa trị; nhận thấy chức năng tâm thu thất
T giảm có ý nghĩa sau hóa trị so với trước
hóa trị. Ngoài các chỉ số biến đổi có ý


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

nghĩa trên, các chỉ số khác trên siêu âm
TM đều có biến đổi sau hóa trị; tuy nhiên
sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, cụ
thể là:
Thể tích nhát bóp, chưa hóa trị:
67,8 ± 14,5; sau hóa trị: 66,7 ± 16,2 ml/n
Chỉ số thể tích nhát bóp, chưa hóa

trị: 42,5 ± 7,3; sau hóa trị: 41,9 ± 8,2
Cung lượng tim, chưa hóa trị: 5,8
± 1,5; sau hóa trị: 5,8 ± 1,8
Chỉ số cung lượng tim, chưa hóa
trị: 3,6 ± 0,8; sau hóa trị: 3,6 ± 1,0.
Sau đây là bảng so sánh với kết
quả một số nghiên cứu khác.

Bảng 8. So sánh biến đổi chức năng thất T với các nghiên cứu khác


Chức năng thất T
LVEDV (ml)
LVESV (ml)
FS%
EF%
LVEDV (ml)
LVESV (ml)
FS%
EF%
LVEDV (ml)
LVESV (ml)
EF%

Trước hóa trị

Sau hóa trị

X + STD

X + STD

Của chúng tôi
100,1 ± 21,5
106,2 ± 26,1
32,0 ± 7,5
39,5 ± 11,3
37,7 ± 2,5
34,0 ± 3,0
67,5 ± 3,2
62,8 ± 4,2

Trương Minh Thương
80,2 ± 13,6
83,4 ± 15,1
26,7 ± 5,3
27,1 ± 6,9
36,6 ± 2,2
35,4 ± 2,5
66,7 ± 2,8
65,1 ± 3,4
Katarzyna Mizia-Stec
101,0 ± 25,0
112,0 ± 26,0
38,0 ± 12,0
41,0 ± 16,0
63,0 ± 6,0
63,0 ± 5,0

P

P<0,05
P<0,05
P<0,05
P<0,05
P<0,05
>0,05
>0,05
>0,05
p<0,05
>0,05
>0,05



Qua kết quả so sánh với hai nghiên
cứu trên, nhận thấy thể tích thất T ở cả hai
thì đều tăng sau mỗi lần hóa trị; tuy nhiên
chỉ có thể tích thất T tâm trương là khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Ngược lại chỉ số
co cơ thất T và phân suất tống máu thất T
lại giảm sau hóa trị; tuy nhiên sự khác biệt
cũng chưa có ý nghĩa.

Siêu âm Doppler khảo sát dòng
qua các van tim, trong đó phổ Doppler
dòng qua van 2 lá và van động mạch chủ
thường được sử dụng để đánh giá chức
năng thất T. Siêu âm Doppler cung cấp các
chỉ số dòng chảy qua van 2 lá từ nhĩ trái
xuống thất trái trong thời kỳ tâm trương
được coi là những chỉ số chính trong đánh
43


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

giá CNTTrTT. Khi nghiên cứu biến đổi
chức năng thất T trên siêu âm Doppler
sau hóa trị, kết quả bảng 4 và 5; cho thấy
vận tốc tối đa và chênh áp tối đa dòng qua
ĐMC khi chưa hóa trị (1,1 ± 0,2 cm/s) và
(5,7 ± 2,0 cm/s); giảm xuống (1,0 ± 0,2

cm/s) và (5,0 ± 2,1 cm/s), sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Các chỉ số
chức năng thất T khác cũng có sự biến đổi,
tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê, với p>0,05; cụ thể như sau:
Chênh áp tối đa dòng qua van 2
lá, chưa hóa trị (4,0 ± 1,7 cm/s); sau hóa
trị (3,7 ± 1,5 cm/s)
DT chưa hóa trị (169,1 ± 45,8);
sau hóa trị (175,2 ± 32,5)

IVRT chưa hóa trị (102,7 ± 19,1);
sau hóa trị (103,5 ± 19,8)
ET chưa hóa trị (281,5 ± 35,3);
sau hóa trị (286,0 ± 40,6)
Trong quá trình nghiên cứu biến
đổi chức năng thất T sau hóa trị; khác với
sự biến đổi kín đáo chức năng tâm trương,
chức năng tâm thu biến đổi khá rõ. Kết quả
bảng 6, cho thấy ngoài vận tốc tối đa và
chênh áp tối đa dòng qua van ĐMC sau
hóa trị giảm có ý nghĩa so với trước hóa
trị, thì 2 chỉ số quan trọng nhất của chức
năng thất T là phân suất co cơ thất T và
phân suất tống máu thất T, sau hóa trị cũng
giảm có ý nghĩa so với trước hóa trị. Sau
đây là bảng so sánh với kết quả nghiên
cứu của Lê Tuấn Thành:

Bảng 9. So sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Tuấn Thành


Chỉ số chức năng thất T
FS%
EF%
FS%
EF%

Trước hóa trị
Sau hóa trị
Của chúng tôi
37.7 ± 2.5
34.0 ± 3.0
67.5 ± 3.2
62.8 ± 4.2
Lê Tuấn Thành
33,5 ± 4,0
31,7 ± 5,0
59,8 ± 6,2
57,4 ± 5,6

Qua so sánh với kết quả nghiên
cứu của Lê Tuấn Thành ở 28 bệnh nhân
Bạch cầu cấp dòng tủy cũng cho thấy phân
suất co cơ thất T và phân suất tống máu
thất T sau hóa trị giảm có ý nghĩa so với
trước hóa trị. Tuy nhiên khi so sánh với
tác giả Trương Minh Thương ở nhóm bệnh
nhân ung thư chung, mà trong đó chủ yếu
là ung thu vú, thì biến đổi FS% và EF%,
44


P
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05

trước và sau hóa trị là không ý nghĩa.
KẾT LUẬN
Đường kính thất trái cuối tâm
trương và cuối tâm thu thất trái, tăng lên
có ý nghĩa sau hóa trị liệu. Phân suất co
cơ và phân suất tống máu tâm thu thất trái
, giảm có ý nghĩa sau hóa trị liệu. Vận tốc
tối đa, chênh áp tối đa dòng qua van ĐMC
và vận tốc tối đa dòng qua van 2 lá giảm


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

có ý nghĩa sau hóa trị liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Hoàng Anh (2005) “ Đặc
điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh
Bạch cầu cấp tại Bệnh viện Truyền máu –
Huyết học TP.HCM”. Luận văn Thạc sĩ Y
học, tr 28.
2. Lê Tuấn Thành, Dương Thị
Giang, Trần Thị Kiều My, Nguyễn Thị
Bạch Yến ( 2017) “Siêu âm tim đánh dấu

mô cơ tim (Speckle tracking) đánh giá ảnh
hưởng sớm của hóa chất Anthracycline
đến chức năng thất trái ở bệnh nhân Lơ xê
mi cấp dòng tủy” Tạp Chí Tim Mạch Học
Việt Nam , Số 80, tr.128-137.

3. Trương Minh Thương (2017),
Khảo sát sự biến đổi sự biến đổi hình thái
và chức năng thất trái bằng phương pháp
siêu âm tim ở bệnh nhân điều trị hóa chất
nhóm Anthracycline, Luận văn Bác sĩ
chuyên khoa cấp II, Đại học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch.
4. Katarzyna Mizia-Stec et al
(2013),a “Anthracycline chemotherapy
impairs the structure and diastolic function
of the left ventricle and induces negative
arterial remodeling”, Kardiologia Polska
2013,71, (7),pp. 681–690.

45



×