Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần với đường mổ bên ngoài trực tiếp tại Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.27 KB, 8 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN
VỚI ĐƯỜNG MỔ BÊN NGOÀI TRỰC TIẾP
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Trần Hoài Nam1, Vũ Nhất Định1

TÓM TẮT
Có nhiều đường mổ trong phẫu thuật thay khớp háng, mỗi đường mổ đều có
những ưu điểm và nhược điểm riêng. Đường mổ bên ngoài trực tiếp là một trong những
đường mổ phổ biến, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá đường mổ này trong
thay khớp háng toàn phần.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo dõi
dọc trên 72 bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng toàn phần lần đầu với đường
mổ bên ngoài trực tiếp tại Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 01/2012 đến tháng 10/2016.
Kết quả: tuổi trung bình 53,76 ± 13,31 tuổi (22 - 86 tuổi), tỷ lệ nam/nữ là 8/1.
Kích thước vết mổ mổ 9,07 ± 1,29 cm (8 - 13cm), thời gian phẫu thuật 80,04 ± 18,99
phút (45 - 140 phút), lượng máu truyền 479,17± 327,04 ml (250 - 2000ml). 1/72 (1,39%)
tai biến vỡ xương đùi, liền vết mổ kỳ đầu 98,61%. Không gặp sai khớp sau mổ.
Xquang sau mổ: 100% khớp háng nhân tạo đúng vị trí với góc nghiêng ổ cối
trung bình 48,57 ± 5,20 º, chuôi thẳng trục chiếm 76,4%, cân bằng chiều dài chi có
61,1%.
Kết quả xa theo thang điểm Harris: 50/54 rất tốt với 39/54 đạt điểm tối đa, 4/54 tốt.
Kết luận: đường mổ bên ngoài trực tiếp phù hợp cho thay khớp háng toàn phần,
tỷ lệ tai biến biến chứng thấp.
Từ khóa: Thay khớp háng bán phần, đường mổ bên ngoài trực tiếp.
SUMMARY
OUTCOMES OF TOTAL HIP ARTHROPLASTY SURGERY WITH
DIRECT LATERAL APPROACH
Purpose: There are many approaches in hip replacement, each approach


had its own advantages and disadvantages. The direct lateral approach is one of the
popular approaches, however it had not many research about this approach in total hip
replacement.
Bệnh viện Quân y 103/Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Trần Hoài Nam ()
Ngày nhận bài: 11/8/2018, ngày phản biện: 25/8/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/9/2018
2

101


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

Subject and methods: The crosssectional research, longitudinal following up
form in 72 patients were performed total hip arthroplasty with direct lateral approach
at 103 Military Hospital from January 2012 to October 2016.
Results: The average of age was 53.76 ± 13.31 years (range 22-86 years), the
ration of male/female was 8/1. The average of incision length was 9.07 ± 1.29 cm, the
average of surgical time was 80.04± 18.99 minutes, the average of blood transfusion
was 479.17± 327.04 ml. 1/72 (1,39%) of femoral fracture. The skin heal on the primary
period had 98.61%. There was not hip dislocation.
X-ray results after surgery accounted for: The average cup inclination angle
was 48.57 ± 5.20 º, the neutral position had 76,4%, leg length discrepancy had 61.1%.
The early results accord to Harris Hip Score: 50/54 excellent, 4/54 very good.
Conclusion: the direct lateral approach was suitable with total hip arthroplasty.
Keywords: total hip arthroplasty, direct lateral approach.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thay khớp háng (TKH) là một
trong những kỹ thuật hiện đại trong chuyên

ngành chấn thương chỉnh hình. Phẫu thuật
thay khớp háng ngày càng phát triển mạnh
mẽ trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của khớp háng nhân
tạo là sự phát triển của các đường mổ, từ
các đường kinh điển đến các đường mổ
cải biên từ chúng. Mỗi đường mổ đều có
những ưu điểm và nhược điểm riêng. Sự
lựa chọn đường mổ của các phẫu thuật
viên dựa trên rất nhiều yếu tố, trong đó 2
yếu tố quan trọng nhất là kinh nghiệm của
phẫu thuật viên và kỹ thuật họ được đào
tạo. Theo thống kê của nhiều nghiên cứu,
có thể chia đường mổ thay khớp háng làm
4 nhóm chính: đường mổ phía sau (54%),
đường mổ phía ngoài (37%), đường mổ
phía trước và trước ngoài (3%), đường mổ
ngoài cắt khối mấu chuyển lớn (1%), ngoài
ra là nhóm các đường mổ xâm lấn tối thiểu
(5%). Đường mổ bên ngoài trực tiếp được
102

mô tả lần đầu tiên bởi Kocher năm 1902,
được phát triển bởi McFacland và Osbone
năm 1954, được Hardinge cải biên và phổ
biến năm 1982. Tuy nhiên tại Việt Nam,
chưa có nhiều báo cáo về kết quả thay
khớp háng với đường mổ bên ngoài trực
tiếp. Do đó, nghiên cứu này nhằm: Đánh
giá kết quả gần phẫu thuật thay khớp háng

toàn phần lần đầu với đường mổ bên ngoài
trực tiếp và rút ra nhận xét về ưu nhược
điểm của đường mổ này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
72 bệnh nhân (BN) được phẫu
thuật thay khớp háng toàn phần với đường
mổ bên ngoài trực tiếp tại Bệnh viện Quân
y 103 từ tháng 01/2012 đến tháng 10/2016.
Tiêu chuẩn lựa chọn: lựa chọn
các bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp
háng toàn phần lần đầu không xi măng với
đường mổ bên ngoài trực tiếp tại bệnh viện


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

quân y 103 có đầy đủ hồ sơ bệnh án, phim
X-Quang trước và sau mổ.
Tiêu chuẩn loại trừ: Thay lại khớp
háng. Ung thư vùng khớp háng hoặc lao
khớp háng.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang không đối
chứng, theo dõi dọc.
Các bước tiến hành: thu thập
hồ sơ bệnh án, phim XQ trước và sau mổ,
tái khám. Đánh giá kết quả phẫu thuật dựa
vào kích thước vết mổ, thời gian phẫu

thuật, lượng máu truyền trong và sau mổ,
tai biến trong mổ, thời gian tập vận động,
diễn biến lâm sàng sau mổ. Đánh giá chức
năng khớp háng dựa vào thang điểm khớp
háng của Harris (Harris Hip Score).

Số liệu được xử lý trên phần mềm
Epi-Info 3.5 và Epical 2000.
Phương pháp phẫu thuật:
Đường vào khớp: BN nằm
nghiêng về bên đối diện. Đường rạch da ở
mặt ngoài mấu chuyển lớn theo trục giữa
của đầu trên mặt ngoài xương đùi. Rạch
cơ căng cân đùi theo đường rạch da. Giải
phóng điểm bám cơ mông nhỡ ở đường
gian mấu. Mở bao khớp phía trước hình
chữ T vào khớp háng (hình 1).
Bộc lộ khớp háng với 2 Hohmann
ở bờ trước và bờ sau cổ xương đùi. Lấy
bỏ chỏm xương đùi bằng dụng cụ chuyên
dụng hoặc làm trật khớp (khép, gấp và
xoay ngoài đùi), cắt bỏ chỏm ở trên đỉnh
mấu chuyển nhỏ 10-12mm.

Hình 1: Rạch cơ mông nhỡ và mở bao khớp phía trước
Can thiệp vào ổ cối: Cho đùi
thẳng, hơi dạng. Đóng 2 đinh Stemann
bộc lộ bờ trên ổ cối, dùng van tự động và
Farabeuf bộc lộ bờ trước và bờ sau, dùng
Hoffman bộc lộ bờ dưới ổ cối. Doa ổ cối từ

số nhỏ đến số lớn đến hết lớp sụn, đỉnh của

hố dây chằng tròn là giới hạn cuối. Lắp ổ
cối nhân tạo bằng với cỡ số doa lớn nhất,
nghiêng dạng 450, nghiêng trước 10 - 150,
bắt vít cố định ổ cối vào xương chậu, lắp
Insert.
103


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

Can thiệp vào đầu trên xương
đùi: khép, gấp, xoay ngoài đùi, bộc lộ đầu
trên xương đùi (hình 2). Ráp tạo khuôn

cho chuôi khớp, lắp chuôi khớp nhân tạo
thẳng trục với đầu trên xương đùi.

Hình 2: Tư thế chi thể khi làm trật khớp và can thiệp vào đầu trên xương đùi.
Nắn chỉnh lại khớp, dẫn lưu khớp,
khâu phục hồi lại bao khớp, khâu lại điểm
bám của cơ mông nhỡ, khâu cơ căng cân
đùi, đóng vết mổ.
Sau phẫu thuật, cố định gối duỗi,
đùi dạng, xoay trong. Tập ngồi sau phẫu
thuật 24 giờ và bắt đầu tập đứng và đi
trong phòng sau phẫu thuật 3 ngày.
Đánh giá kết quả gần trong 3 tháng


đầu sau phẫu thuật dựa vào diễn biến tại
vết mổ, thời gian tập vận động. Các tai
biến, biến chứng sớm.
Đánh giá kết quả xa trên 1 năm
sau phẫu thuật dựa vào thang điểm Harris.
Rất tốt: 90-100 điểm.
Tốt: 80-89 điểm.
Trung bình: 70-79 điểm.
Kém: <70 điểm.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Kết quả phẫu thuật
Bảng 1: Kết quả phẫu thuật (n=72)
Chỉ tiêu
Kích thước vết mổ (cm)
Thời gian phẫu thuật (phút)
Lượng máu truyền trong và sau mổ (ml)
Thời gian nằm viện sau mổ (ngày)
Thời điểm bắt đầu tập đi sau mổ (ngày)
Kết quả Xquang sau mổ: 100%
khớp háng nhân tạo đúng vị trí với góc
104

ẍ ± SD
9,07 ± 1,29
80,04 ± 18,99
479,17 ± 327,04
8,67 ± 1,73
4,44 ± 2,77


Min - Max
8 - 12
45 - 140
250 - 2000
6 - 16
3 - 20

nghiêng ổ cối trung bình là 48,57 ± 5,20 º,
chuôi thẳng trục chiếm 76,4%, cân bằng


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

chiều dài chi có 61,1%.
Tai biến, biến chứng:
Trong nghiên cứu của chúng tôi
không có trường hợp nào tử vong trong
mổ, không có trường hợp nào tổn thương
mạch máu, không có trường hợp nào tổn
thương thần kinh.
Gãy xương đùi : Có 1/72 (1,39%)
trường hợp bị tai biến vỡ toác xương vùng

mấu chuyển loại II, đường vỡ toác lan
xuống chưa vượt đỉnh của chuôi khớp.
Chúng tôi cho bệnh nhân tập vận động đi
lại chậm hơn bệnh nhân khác, cho bệnh
nhân tập đi có tì nén sau 3 tháng. Kết quả
kiểm tra sau 1 năm, bệnh nhân đi lại bình
thường, không đau. Điểm Harris = 100

điểm. X Quang hình ảnh liền xương.
2. Tai biến vỡ xương đùi

Bảng 2: So sánh tỷ lệ tai biến vỡ xương đùi
Nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi
Hendel D [6]
Jewett B.A [7]

Đường mổ
Bên ngoài trực tiếp
Bên ngoài
Phía trước

Bộc lộ đầu trên xương đùi không
thỏa đáng cũng liên quan đến đường mổ,
cưỡng bức trong quá trình mổ có thể dẫn
tới gãy xương. Theo chúng tôi, đường mổ
càng về phía trước, càng khó bộc lộ đầu
trên xương đùi, nên sẽ có nguy cơ gãy vỡ
xương khi ráp tạo khuôn cho chuôi khớp
hoặc khi đóng chuôi khớp vào ống tủy
xương đùi.
3. Sai khớp háng sau mổ:
Là biến chứng hàng đầu sau phẫu
huật thay khớp háng toàn phần. Theo
nghiên cứu của Barrack R.L (2003) [2] tỷ
lệ sau khớp háng sau phẫu thuật thay khớp
háng toàn phần lần đầu khoảng 0,6 - 7 %.
Tổng hợp 16 nghiên cứu lớn với 35894

trường hợp thay khớp háng toàn phần có
804/35894 (2,24%) sai khớp háng sau

Vỡ xương đùi
1/72 (1,39%)
21/372(6%)
19/800(2,3%)

mổ. Theo Kashif Abbas (2012) [1] trong
19,6% tỷ lệ tai biến và biến chứng sau mổ,
thì tỷ lệ biến chứng cao nhất là sai khớp
háng với 6,5%.
Đường mổ bên ngoài trực tiếp
không can thiệp vào bao khớp ở mặt sau
khớp háng. Tư thế nghỉ ngơi của khớp háng
là tư thế đùi duỗi, tư thế hoạt động chủ yếu
của khớp háng là tư thế ở đùi gấp khi bước
đi hay ngồi với chỏm xương đùi hướng ra
sau. Do đó, với đường mổ bên ngoài trực
tiếp, bệnh nhân không hạn sợ hạn chế các
động tác chính của đùi, bệnh nhân có thể
hoạt động thoải mái với hầu hết các tư thế.
Mặt khác, trong hoạt động sinh hoạt bình
thường của người Việt Nam, ngồi bắt chéo
chân và ngồi xổm là 2 động tác thói quen
và nhiều trường hợp là cần thiết trong sinh
hoạt và cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt với
105



TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

tỷ lệ nông thôn ở Việt Nam là chủ yếu,
người dân vẫn quen với tư thế ngồi xổm
khi đi vệ sinh, thì việc chọn một đường
mổ mà các động tác có thể thực hiện sau
mổ phù hợp với điều kiện sinh hoạt thì dễ
dàng hơn so với thay đổi thói quen và ý
thức của một bộ phận người dân.
Việc ít ảnh hưởng tới thay đổi độ
vững của khớp khi phẫu thuật với đường
mổ bên ngoài trực tiếp làm hạn chế sai
khớp háng sau mổ. Cụ thể trong nghiên
cứu của chúng tôi không gặp trường hợp
nào sai khớp háng sau mổ. Những nghiên
cứu lớn hơn và có so sánh giữa các đường
mổ đã cho thấy rõ điều này.
Theo nghiên cứu của Soong M
(2004) [10] về sai khớp háng sau phẫu
thuật thay khớp háng toàn phần, trong
13203 trường hợp được phẫu thuật, tỷ lệ
sai khớp háng liên quan tới đường mổ: có
3,23% sai khớp theo đường mổ phía sau,
2,18% theo đường mổ phía trước, 1,27%
sai khớp theo đường mổ cắt mấu chuyển
lớn, và chỉ có 0,55% sai khớp với đường
mổ bên ngoài trực tiếp.
Theo nghiên cứu của Berry D.J
(2005) [3] với 21047 khớp háng, trong
năm đầu có 2% sai khớp, 3% trong vòng

5 năm, 3,8% trong 10 năm và 6,0% trong
20 năm. Tỷ lệ sau khớp trong 10 năm liên
quan tới đường mổ, có 3,1% sai khớp với
đường mổ phía trước, 3,4% với đường mổ
cắt mấu chuyển lớn và 6,9% với đường mổ
phía sau.
106

Theo nghiên cứu của De Geest T
(2013) [4] nghiên cứu biến chứng sớm của
đường mổ phía trước với 300 ca, có 0,66
% bệnh nhân sai khớp háng sau mổ.
Nghiên cứu của Mulliken B.D
(1998) [9] trên 770 BN thay khớp háng
toàn phần với đường mổ bên ngoài trực
tiếp, 0,4% bị sai khớp háng sau mổ. Trong
khi đó các báo cáo thay khớp háng với
đường mổ phía sau có tỷ lệ sai khớp 3%,
đường mổ phía trước 0 - 3,3%.
Nghiên cứu của Harwin S. F.
(2005) [5] trong 1519 trường hợp được
phẫu thuật thay khớp háng toàn phần với
đường mổ bên ngoài trực tiếp, chỉ có 0,4%
sai khớp háng sau mổ.
Như vậy, đường mổ bên ngoài trực
tiếp có tỷ lệ sai khớp háng sau mổ thấp hơn
các đường mổ khác.
4. Chức năng khớp háng:
Có 54/72 (75%) bệnh nhân có thời
gian theo dõi xa ≥ 1 năm sau khi được phẫu

thuật. Thời gian theo dõi xa trung bình là
26,91 ± 11,51 tháng, bệnh nhân theo dõi
được xa nhất là 53 tháng. Nhóm bệnh nhân
theo dõi trong vòng 12 - 23 tháng sau phẫu
thuật chiếm 44,44%. Có 3 bệnh nhân theo
dõi được thời gian sau mổ > 4 năm.
Điểm Harris trung bình tại thời
điểm kiểm tra là 98,18 ± 3,98 điểm. Trong
đó 100% bệnh nhân có chức năng khớp
háng tốt và rất tốt (HHS >80 điểm). 50/54
(92,59%) bệnh nhân có chức năng khớp


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

háng rất tốt, trong đó 39/54 (72,2%) bệnh
nhân có điểm Haris đạt tối đa là 100 điểm,
các bệnh nhân này đi lại sinh hoạt bình
thường. Điểm Haris thấp nhất là 83 điểm
gặp ở 2 bệnh nhân.
5. Về dáng đi sau mổ: Theo Kiss
R.M (2012) [8] các đường mổ ảnh hưởng
đến cấu trúc khác nhau xung quanh hông
nên đặc điểm dáng đi sau phẫu thuật khác
nhau và thời gian phục hồi cho dáng đi
sau mổ khác nhau. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, có 47/54 (87%) bệnh nhân có
dáng đi bình thường, có 7/54 (13%) có
dáng đi khập khiễng do đau khớp háng đối
diện hoặc đau khớp gối do thoái hóa khớp

tuổi già. Chúng tôi chưa ghi nhận trường
hợp nào thay đổi dáng đi do tổn thương
thần kinh mông trên hay tổn thương cơ
trong quá trình phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Đường mổ có kích thước trung
bình 9,07 ± 1,29cm, tương đương với
đường mổ nhỏ. Thời gian phẫu thuật trung
bình 80,04 ± 18,99 phút, các ca phẫu thuật
diễn ra trong thời gian từ 60 phút đến 90
phút chiếm chủ yếu (88,1%). Lượng máu
truyền không trung bình 479,17 ± 327,04
ml, phù hợp với phẫu thuật lớn như thay
khớp háng toàn phần.
98,61% BN liền vết mổ kỳ đầu,
có thể ngồi dậy sau 24 giờ mà không thấy
đau nhiều. Thời gian đứng dậy tập đi trung
bình là 4,44 ngày, thời gian đi được không

cần hỗ trợ là 26 ngày.
Ưu, nhược điểm của đường mổ
Đường mổ bên ngoài trực tiếp là
thích hợp trong TKH nói chung và TKH
toàn phần nói riêng
Về ưu điểm, bệnh nhân nằm
nghiêng nên thuận lợi cho cả người mổ
chính và phụ mổ quan sát hình dung các
mốc giải phẫu, trong thì bộc lộ vào ổ cối
thì việc quan sát và đánh giá ổ cối là rất rõ
ràng. Chỉ giải phóng một phần cơ mông

nhỡ ở mặt trước khớp háng nên ít làm thay
đổi độ vững khớp, do đó làm hạn chế tỷ lệ
sai khớp háng sau mổ.
Về nhược điểm, khó khăn trong
thì chuẩn bị và can thiệp vào đầu trên xương
đùi. Một nhược điểm khác của đường mổ
bên ngoài trực tiếp được công bố trong các
nghiên cứu là khả năng tổn thương thần
kinh mông trên chi phối cho nhóm cơ
dạng dẫn đến dáng đi Trendelenburg sau
mổ. Tuy nhiên chúng tôi không gặp biến
chứng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abbas K, Murtaza, G, Umer,
M, et al (2012), “Complications of Total
Hip Replacement”, Journal of the College
of Physicians and Surgeons Pakistan Vol
22, 575-578.
2. Barrack R. L. (2003),
“Dislocation after total hip arthroplasty:
implant design and orientation”, J Am
Acad Orthop Surg, 11(2), 89-99.
107


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

3. Berry D.J, Knoch M.V,
Schleck C. D, et al (2005), “Effect of
femoral head diameter and operative

approach on risk of dislocation after
primary total hip arthroplasty”, J Bone
Joint Surg Am, 87(11), 2456-2463.

7. Jewett B. A., Collis D. K.
(2011), “High complication rate with
anterior total hip arthroplasties on a
fracture table”, Clin Orthop Relat Res,
469(2), 503-507.

4. De Geest T., Vansintjan P.,
De Loore G. (2013), “Direct anterior total
hip arthroplasty: complications and early
outcome in a series of 300 cases”, Acta
Orthop Belg, 79(2), 166-173.

8. Kiss R. M., Illyes A. (2012),
“Comparison of gait parameters in patients
following total hip arthroplasty with a
direct-lateral or antero-lateral surgical
approach”, Hum Mov Sci, 31(5), 13021316.

5. Harwin S. F. (2005),
“Trochanteric heterotopic ossification
after total hip arthroplasty performed using
a direct lateral approach”, J Arthroplasty,
20(4), 467-472.

9. Mulliken B. D, Rorabeck, C.
H, Bourne, R. B, et al (1998), “A modified

direct lateral approach in total hip
arthroplasty: a comprehensive review”, J
Arthroplasty, 13(7), 737-747.

6. Hendel D. Yasin M, Garti
A., et al. (2002), “Fracture of the greater
trochanter during hip replacement: a
retrospective analysis of 21/372 cases”,
Acta Orthop Scand, 73(3), 295-297.

10. Soong M, Harry E.R,
William, M (2004), “Dislocation After
Total Hip Arthroplasty”, Journal of the
American Academy of Orthopaedic
Surgeons, 12(5), 314-321.



108



×