Tải bản đầy đủ (.docx) (257 trang)

Đối chiếu ngữ nghĩa của các giới từ không gian “OUT, IN, UP, DOWN” trong tiếng anh với “RA, vào, lên, XUỐNG” trong tiếng việt theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 257 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Lê Thị Hải Chi

ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA CỦA CÁC GIỚI TỪ
KHÔNG GIAN “OUT, IN, UP, DOWN” TRONG
TIẾNG ANH VỚI “RA, VÀO, LÊN, XUỐNG” TRONG
TIẾNG VIỆT THEO CÁCH TIẾP CẬN CỦA NGÔN
NGỮ HỌC TRI NHẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - năm 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Lê Thị Hải Chi

ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA CỦA CÁC GIỚI TỪ
KHÔNG GIAN “OUT, IN, UP, DOWN” TRONG
TIẾNG ANH VỚI “RA, VÀO, LÊN, XUỐNG” TRONG
TIẾNG VIỆT THEO CÁCH TIẾP CẬN CỦA NGÔN
NGỮ HỌC TRI NHẬN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9222024



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS. TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

HÀ NỘI - năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự
hướng dẫn của GS. TS. Nguyễn Văn Hiệp. Các tư liệu được sử dụng trong luận án
có xuất xứ rõ ràng. Để hoàn thành Luận án này, ngoài các tài liệu tham khảo đã liệt
kê, tôi cam đoan không sao chép các công trình hoặc nghiên cứu của người khác.
Những kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Hải Chi


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi vô cùng biết ơn GS. TS. Nguyễn Văn Hiệp – người đã trực tiếp
dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, cung cấp những thông tin và tài liệu tham
khảo quý báu giúp tôi hoàn thành Luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Từ điển học và Bách khoa thư
Việt Nam, nơi tôi đang công tác; các thầy cô giáo Khoa Ngôn ngữ học – Học viện

Khoa học Xã hội đã tạo nhiều điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận
án này.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân cùng bạn bè đồng
nghiệp, những người luôn cổ vũ, động viên tôi hoàn thiện Luận án này.

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm
2020
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Hải Chi


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………..

1

1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………………………….

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ……………………………

2

3. Đối tượng, phạm vi và nguồn ngữ liệu nghiên cứu của luận án ………….

4


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án …………….

5

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án …………………………………….

6

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ……………………………………

6

7. Cơ cấu của luận án …………………………………………………………..

7

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
THUYẾT ………………………………………………………………………..

8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ………………………………………….

8

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ngữ nghĩa của từ và sự mở rộng, phát triển
ngữ nghĩa của từ......................................................................................................................... ............8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngữ nghĩa và sự mở rộng, phát triển ngữ
nghĩa của giới từ không gian theo cách tiếp cận truyền thống ……………….


14

1.1.3. Tình hình nghiên cứu về ngữ nghĩa và sự mở rộng, phát triển ngữ
nghĩa của giới từ không gian theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận.............16
1.2. Cơ sở lí thuyết ……………………………………………………………...

20

1.2.1. Về ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu và nghiên cứu đối chiếu ngữ
nghĩa và tương đương về ngữ nghĩa của từ giữa các ngôn ngữ ……………..

20

1.2.2. Ngữ nghĩa của từ và sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của từ theo
cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận ……………………………………...

24

1.2.3. Khái quát về giới từ và giới từ không gian trong tiếng Anh và tiếng Việt

31

1.2.4. Một số khái niệm liên quan đến giới từ không gian theo cách tiếp cận
của ngôn ngữ học tri nhận ……………………………………………………..

35

1.2.5. Vai trò của tri thức bách khoa trong việc hiểu ngữ nghĩa của giới từ
không gian ………………………………………………………………………


37


1.2.6. Nghiệm thân và giới từ không gian nhìn từ góc độ nghiệm thân ………
1.2.7. Phạm trù tỏa tia …………………………………………………………..
Tiểu kết Chương 1 ……………………………………………………………...
Chương 2: NGỮ NGHĨA CỦA CÁC GIỚI TỪ KHÔNG GIAN “OUT, IN,
UP, DOWN” TRONG TIẾNG ANH THEO CÁCH TIẾP CẬN CỦA
NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN ………………………………………………..
Dẫn nhập ………………………………………………………………………..
2.1. Ngữ nghĩa của giới từ không gian OUT ………………………………….
2.1.1. Nghĩa gốc và các nghĩa phái sinh của giới từ không gian OUT ……….
2.1.2. Sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của giới từ không gian OUT ……….
2.1.3. Sơ đồ tỏa tia của giới từ không gian OUT ………………………………
2.2. Ngữ nghĩa của giới từ không gian IN …………………………………….
2.2.1. Nghĩa gốc và các nghĩa phái sinh của giới từ không gian IN ………….
2.2.2. Sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của giới từ không gian IN ………….
2.2.3. Sơ đồ tỏa tia của giới từ không gian IN …………………………………
2.3. Ngữ nghĩa của giới từ không gian UP ……………………………………
2.3.1. Nghĩa gốc và các nghĩa phái sinh của giới từ không gian UP …………
2.3.2. Sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của giới từ không gian UP …………
2.3.3. Sơ đồ tỏa tia của giới từ không gian UP …………………………...........
2.4. Ngữ nghĩa của giới từ không gian DOWN ……………………………….
2.4.1. Nghĩa gốc và các nghĩa phái sinh của giới từ không gian DOWN …….
2.4.2. Sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của giới từ không gian DOWN …….
2.4.3. Sơ đồ tỏa tia của giới từ không gian DOWN ……………………………
Tiểu kết Chương 2 ……………………………………………………………...
Chương 3: NGỮ NGHĨA CỦA CÁC BIỂU HIỆN TƯƠNG ĐƯƠNG “RA,
VÀO, LÊN, XUỐNG” TRONG TIẾNG VIỆT THEO CÁCH TIẾP CẬN
CỦA NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN …………………………………………

Dẫn nhập ………………………………………………………………………..


3.1. Ngữ nghĩa của biểu hiện tương đương RA ……………………………….
3.1.1. Các nội dung ý niệm được thể hiện qua biểu hiện tương đương RA …..
3.1.2. Sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của biểu hiện tương đương RA ……
3.1.3. Sơ đồ tỏa tia của từ không gian RA ……………………………………..
3.2. Ngữ nghĩa của biểu hiện tương đương VÀO ……………………………..
3.2.1. Các nội dung ý niệm được thể hiện qua biểu hiện tương đương VÀO ...
3.2.2. Sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của biểu hiện tương đương VÀO ….
3.2.3. Sơ đồ tỏa tia của từ không gian VÀO …………………………………...
3.3. Ngữ nghĩa của biểu hiện tương đương LÊN ……………………………..
3.3.1. Các nội dung ý niệm được thể hiện qua biểu hiện tương đương LÊN ...
3.3.2. Sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của biểu hiện tương đương LÊN …..
3.3.3. Sơ đồ tỏa tia của từ không gian LÊN ……………………………………
3.4. Ngữ nghĩa của biểu hiện tương đương XUỐNG …………………………
3.4.1. Các nội dung ý niệm được thể hiện qua biểu hiện tương đương
XUỐNG …………………………………………………………………………
3.4.2. Sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của biểu hiện tương đương XUỐNG
3.4.3. Sơ đồ tỏa tia của từ không gian XUỐNG ……………………………….
Tiểu kết Chương 3 ……………………………………………………………...
Chương 4: ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA CỦA CÁC GIỚI TỪ KHÔNG
GIAN “OUT, IN, UP, DOWN” TRONG TIẾNG ANH VỚI CÁC BIỂU
HIỆN TƯƠNG ĐƯƠNG “RA, VÀO, LÊN, XUỐNG” TRONG TIẾNG
VIỆT THEO CÁCH TIẾP CẬN CỦA NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN ……
4.1. Đối chiếu ngữ nghĩa của giới từ không gian OUT trong tiếng Anh với
RA trong tiếng Việt …………………………………………………………….
4.1.1. Điểm giống nhau …………………………………………………………
4.1.2. Điểm khác nhau ………………………………………………………….
4.1.3. Bảng tổng hợp đối chiếu ngữ nghĩa của giới từ không gian OUT trong

tiếng Anh với RA trong tiếng Việt ……………………………………………...


4.2. Đối chiếu ngữ nghĩa của giới từ không gian IN trong tiếng Anh với
VÀO trong tiếng Việt …………………………………………………………...
4.2.1. Điểm giống nhau …………………………………………………………
4.2.2. Điểm khác nhau ………………………………………………………….
4.2.3. Bảng tổng hợp đối chiếu ngữ nghĩa của giới từ không gian IN trong
tiếng Anh với VÀO trong tiếng Việt ……………………………………………
4.3. Đối chiếu ngữ nghĩa của giới từ không gian UP trong tiếng Anh với
LÊN trong tiếng Việt …………………………………………………………...
4.3.1. Điểm giống nhau …………………………………………………………
4.3.2. Điểm khác nhau ………………………………………………………….
4.3.3. Bảng tổng hợp đối chiếu ngữ nghĩa của giới từ không gian UP trong
tiếng Anh với LÊN trong tiếng Việt …………………………………………….
4.4. Đối chiếu ngữ nghĩa của giới từ không gian DOWN trong tiếng Anh với
XUỐNG trong tiếng Việt …………………….....................................................
4.4.1. Điểm giống nhau …………………………………………………………
4.4.2. Điểm khác nhau ………………………………………………………….
4.4.3. Bảng tổng hợp đối chiếu ngữ nghĩa của giới từ không gian DOWN
trong tiếng Anh với XUỐNG trong tiếng Việt …………………………………
Tiểu kết Chương 4 ……………………………………………………………...
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………..
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ……………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………...
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………….
PHỤ LỤC 1 – NHỮNG ĐỘNG TỪ ĐI VỚI OUT ……………………………
PHỤ LỤC 2 – NHỮNG ĐỘNG TỪ ĐI VỚI IN ……………………………...
PHỤ LỤC 3 – NHỮNG ĐỘNG TỪ ĐI VỚI UP ……………………………..
PHỤ LỤC 4 – NHỮNG ĐỘNG TỪ ĐI VỚI DOWN …………………………



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

TT



Hình 1.1



Gr
Hình 1.2



giớ
Hình 2.1



Hình 2.2



Hình 2.3




Hình 2.4



Hình 3.1



Hình 3.2



Hình 3.3



Hình 3.4




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Trong hơn ba thập kỉ qua kể từ thời điểm chính thức đánh dấu sự ra đời
của ngôn ngữ học tri nhận vào năm 1989, qua việc thành lập Hội Ngôn ngữ học Tri
nhận Quốc tế tại Duisburg (Đức), đã có nhiều công trình được coi là “mẫu mực”, là
“kinh điển” trong việc áp dụng quan điểm tri nhận luận vào nghiên cứu các hiện
tượng ngôn ngữ đa dạng, phong phú mà các khuynh hướng ngôn ngữ học trước đó
chưa giải quyết thuyết phục, đặc biệt trong địa hạt những biểu đạt liên quan đến các

quan hệ không gian, mở rộng và phát triển ngữ nghĩa dựa trên các quan hệ không
gian. Có thể nói, ngữ nghĩa của giới từ không gian theo cách tiếp cận của ngôn ngữ
học tri nhận là một nội dung nghiên cứu vô cùng thú vị và hấp dẫn đối với các nhà
nghiên cứu chuyên về lĩnh vực ngôn ngữ học tri nhận nói riêng, là đóng góp quan
trọng của ngôn ngữ học tri nhận vào lí luận ngôn ngữ học nói chung.
1.2. Nghiên cứu những đặc trưng của những trải nghiệm thuộc không gian
với tư cách là những trải nghiệm cơ sở của con người và sự ý niệm hóa các mối
quan hệ thuộc không gian được phản ánh như thế nào trong ngôn ngữ, cụ thể hơn là
nghiên cứu vấn đề làm thế nào để các ý niệm thuộc không gian được thiết lập và
phát triển một cách có hệ thống để tạo ra các nghĩa phi không gian. Nghiên cứu
cách định hướng không gian, sự tri nhận không gian thông qua các giới từ không
gian từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận tức là nghiên cứu cách định hướng không
gian, sự tri nhận không gian khách quan được tri giác trong trí não của con người và
được phản ánh, biểu đạt thông qua các biểu thức chứa giới từ chỉ không gian. Từ đó
hiểu rõ cách thức mà các đối tượng kết nối với nhau trong các không gian vật chất
và tinh thần như thế nào.
1.3. Đề tài dựa vào lí thuyết về sự trải nghiệm mang tính nghiệm thân để
nghiên cứu sâu về vấn đề ngữ nghĩa của một số giới từ không gian gồm “out, in, up,
down” trong tiếng Anh và “ra, vào, lên, xuống” trong tiếng Việt, bởi lẽ các giới từ
không gian thể hiện mối quan hệ cơ bản nhất và có thể nói là phức tạp nhất giữa các

1


thực thể thông qua sự trải nghiệm trong không gian vật chất, được tri nhận và được
phản ánh trong ngôn ngữ của người bản ngữ. Việc triển khai đề tài minh họa rõ nét
việc dựa vào giả thuyết nghiệm thân để lí giải cho những biểu đạt liên quan đến các
quan hệ không gian, mở rộng và phát triển ngữ nghĩa dựa trên các quan hệ không
gian của các từ trên. Chẳng hạn như giới từ không gian out biểu thị tình huống khi
thực thể có hướng di chuyển ra bên ngoài một nơi nào đó hay một vật nào đó trong

There’s a snake crawling out of the cave (Có con rắn đang trườn ra khỏi cái hang)
đến biểu thị tình huống có thể nhìn thấy được trong cách sử dụng The stars come
out (Những ngôi sao ló ra) đến biểu thị tình huống không nhìn thấy được nữa trong
cách sử dụng The candles went out before the strong wind (Những ngọn nến tắt phụt
trước cơn gió mạnh),… Hay từ ra biểu thị tình huống khi thực thể có hướng di
chuyển đến một vị trí ở phía bên ngoài, ở nơi rộng hơn trong Chạy ra đường; Lao
ra sân;… đến biểu thị hướng di chuyển về phía Bắc trong cách sử dụng Tôi từ Nghệ
An đi ra Hà Nội đến biểu thị hành động chuyển dịch từ một nơi có thể bị xem là nơi
chật hẹp, tù túng, nơi không có nhiều lựa chọn, cơ hội, kìm hãm những khả năng
phát triển của con người đến một nơi được xem là nơi rộng mở, nơi có nhiều lựa
chọn và cơ hội nghề nghiệp, cơ hội phát triển và thăng tiến hơn như trong cách sử
dụng Đi ra thành phố kiếm việc; Anh ấy quyết tâm chuyển ra Hà Nội lập nghiệp;…
Kết quả mà luận án đạt được giúp làm rõ thêm về các vấn đề như trên. Xuất phát từ
các lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đối chiếu ngữ nghĩa của
các giới từ không gian “OUT, IN, UP, DOWN” trong tiếng Anh với “RA, VÀO,
LÊN, XUỐNG” trong tiếng Việt theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận”
và nhận thấy việc thực hiện đề tài là một việc làm cần thiết, mang ý nghĩa khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án: Luận án dựa vào lí thuyết của ngôn
ngữ học tri nhận nói chung và lí thuyết về sự trải nghiệm mang tính nghiệm thân nói
riêng để phân tích, lí giải cơ sở nghiệm thân cho những hướng mở rộng, phát triển
ngữ nghĩa của bốn giới từ không gian “out, in, up, down” trong tiếng Anh và bốn
biểu hiện tương đương lần lượt là “ra, vào, lên, xuống” trong tiếng Việt. Từ đây,

2


tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau dựa trên cơ sở nghiệm thân cho những
hướng mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của “out với ra”, “in với vào”, “up với lên”,

“down với xuống” theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
- Hệ thống hóa cơ sở lí thuyết có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, cụ thể:

Ngôn ngữ học đối chiếu và nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa của từ giữa các ngôn
ngữ; Ngữ nghĩa của từ và sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của từ theo cách tiếp cận
của ngôn ngữ học tri nhận; Khái quát về giới từ và giới từ không gian trong tiếng
Anh và tiếng Việt; Xác định một số khái niệm cơ bản liên quan đến giới từ không
gian theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận; Vai trò của tri thức bách khoa
trong việc hiểu ngữ nghĩa của giới từ không gian; Nghiệm thân và giới từ không
gian nhìn từ góc độ nghiệm thân; Phạm trù tỏa tia.
- Diễn giải sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của các giới từ không gian “out,

in, up, down” trong tiếng Anh và “ra, vào, lên, xuống” trong tiếng Việt theo cách
tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận. Xây dựng mạng lưới ngữ nghĩa của chúng theo
mô hình tỏa tia.
- Đối chiếu ngữ nghĩa của “out với ra”, “in với vào”, “up với lên”, “down

với xuống” theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận, phân tích các điểm giống
nhau và các điểm khác nhau về ngữ nghĩa giữa các cặp từ đó theo cách tiếp cận của
ngôn ngữ học tri nhận.
* Các câu hỏi nghiên cứu:
- Cơ sở nghiệm thân nào cho những hướng mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của

bốn giới từ không gian “out, in, up, down” trong tiếng Anh?
- Cơ sở nghiệm thân nào cho những hướng mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của

bốn biểu hiện tương đương “ra, vào, lên, xuống” trong tiếng Việt?
- Có những điểm giống nhau và khác nhau nào dựa trên cơ sở nghiệm thân


cho những hướng mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của “out với ra”, “in với vào”, “up
với lên”, “down với xuống” theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận?

3


3. Đối tượng, phạm vi và nguồn ngữ liệu nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: là sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa
của bốn giới từ không gian “out, in, up, down” trong tiếng Anh và bốn biểu hiện tương
đương lần lượt là “ra, vào, lên, xuống” trong tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Do dung lượng có hạn nên luận án
giới hạn việc nghiên cứu sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của bốn giới từ không
gian “out, in, up, down” trong tiếng Anh và bốn biểu hiện tương đương lần lượt là
“ra, vào, lên, xuống” trong tiếng Việt cũng như mô hình hóa mạng lưới ngữ nghĩa
theo sơ đồ tỏa tia dựa trên các quá trình nghiệm thân để minh họa rõ hơn cho sự mở
rộng, phát triển ngữ nghĩa của các từ này. Luận án nghiên cứu tương đương về
nghĩa gốc và sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa dựa trên cơ sở nghiệm thân chứ
không phải tương đương về từ loại.
3.3. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu của luận án:
Nguồn ngữ liệu nghiên cứu tiếng Anh và tiếng Việt được xây dựng dựa trên
sự tham khảo các cuốn từ điển đơn ngữ, từ điển song ngữ, gồm: Oxford Advanced
Learner’s

Dictionary

(8th

edition)


(2010),

Oxford

Advanced

Learner’s

Encyclopedic Dictionary (1993), Oxford Advanced Learner’s Dictionary with
Vietnamese Translation – Từ điển Song ngữ Anh – Việt (2014), Từ điển Anh – Việt
(1997), Từ điển Anh – Việt (English – Vietnamese Dictionary) (1996), Từ điển Việt
– Anh (1995), Từ điển tiếng Việt (2010), Từ điển tiếng Việt thông dụng (2009), Đại
từ điển tiếng Việt (1999). Cùng với đó là sự tham khảo tại các trang web tra cứu từ
điển chính thống của các nhà xuất bản nổi tiếng (gồm: Nhà xuất bản Đại học
Cambridge, Nhà xuất bản Đại học Oxford, Nhà xuất bản Macmillan, Nhà xuất bản
HarperCollins). Bên cạnh đó, nguồn ngữ liệu còn được thu thập từ các trang mạng
xã hội, trong những văn cảnh cụ thể hàng ngày,…
Tất cả các ví dụ tiếng Anh trong nguồn ngữ liệu này được dịch sang tiếng
Việt dựa theo các cuốn từ điển song ngữ Anh – Việt. Những ví dụ không có dịch
thuật thì tác giả luận án tạm dịch sát nghĩa Anh – Việt. Cụ thể: các ví dụ tiếng Anh

4


được in nghiêng, phần dịch tiếng Việt được đặt trong ngoặc đơn ngay sau ví dụ
tiếng Anh. Các ví dụ tiếng Việt cũng được in nghiêng.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Trong quá trình triển khai Luận án, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:

4.1. Phương pháp phân tích, miêu tả: Luận án sử dụng phương pháp này
nhằm phân tích, miêu tả một cách khái quát nhất, đầy đủ nhất và cụ thể nhất các vấn
đề được đặt ra. Phương pháp này được sử dụng để phân tích và miêu tả ngữ nghĩa,
diễn giải sự mở rộng và phát triển ngữ nghĩa của các giới từ không gian “out, in, up,
down” trong tiếng Anh và “ra, vào, lên, xuống” trong tiếng Việt dựa vào cơ sở tri
nhận nghiệm thân theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận.
4.2. Phương pháp phân tích ý niệm: Luận án sử dụng phương pháp này
nhằm phân tích, làm nổi rõ các vấn đề thuộc về ngôn ngữ học tri nhận, giúp nhận
diện các thuộc tính cơ bản thuộc về ý niệm về ngữ nghĩa của một số giới từ không
gian trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó tìm ra những đặc trưng riêng trong cách ý
niệm hóa không gian thông qua các giới từ đó.
4.3. Phương pháp phân tích ngữ cảnh: Trong chừng mực nhất định, luận án
sử dụng phương pháp này để phân tích, làm nổi rõ những yếu tố thuộc về ngữ cảnh
văn hóa – xã hội và ngữ cảnh tình huống để nhận biết sự mở rộng và phát triển ngữ
nghĩa dựa trên cơ sở tri nhận nghiệm thân của các giới từ không gian “out, in, up,
down” trong tiếng Anh và “ra, vào, lên, xuống” trong tiếng Việt.
4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu: Luận án sử dụng phương pháp này
nhằm đạt được mục đích cuối cùng là đối chiếu để tìm ra điểm tương đồng và khác
biệt về ngữ nghĩa của “out với ra”, “in với vào”, “up với lên”, “down với xuống”
theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận. Phương pháp so sánh đối chiếu mà
luận án lựa chọn là đối chiếu một chiều: xuất phát từ việc miêu tả, phân tích sự mở
rộng, phát triển ngữ nghĩa trên cơ sở nghiệm thân của một số giới từ tiếng Anh để
tiến hành miêu tả, phân tích sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của các biểu hiện

5


tương đương trong tiếng Việt. Từ đó, luận án tiến hành đối chiếu để tìm ra những
tương đồng và dị biệt được thể hiện ở mỗi ngôn ngữ.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án


Luận án là một trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngữ nghĩa
và sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của một số giới từ không gian trong tiếng Anh
và các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu gần đây của ngôn ngữ học tri nhận, luận án
góp thêm tiếng nói khẳng định năng lực luận giải của ngôn ngữ học tri nhận về các
vấn đề có liên quan đến sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của giới từ không gian
như: nghiệm thân và giới từ không gian nhìn từ góc độ nghiệm thân; sự mở rộng,
phát triển ngữ nghĩa của các giới từ không gian tạo nên các phạm trù tỏa tia;…
Bên cạnh đó, các kết quả mà luận án đạt được được áp dụng một cách có
hiệu quả vào công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Anh và tiếng Việt
như một ngoại ngữ và bản ngữ, giúp sử dụng các từ “out, in, up, down, ra, vào, lên,
xuống” một cách đúng đắn và dễ dàng hơn.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về mặt lí luận: Luận án góp phần củng cố và làm rõ thêm một số vấn

đề lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là vai trò của giả thuyết nghiệm
thân, từ đó góp phần chứng minh và khẳng định năng lực giải thích ngữ nghĩa của
ngôn ngữ học tri nhận, góp phần thúc đẩy khuynh hướng nghiên cứu ngữ nghĩa học
tri nhận ở Việt Nam, đóng góp cho Việt ngữ học một điển cứu (case study) về
nghiên cứu sự mở rộng và phát triển ngữ nghĩa của một nhóm từ quan trọng trong
tiếng Anh và tiếng Việt. Việc phân tích, đối chiếu sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa
của các giới từ không gian trong tiếng Anh và tiếng Việt góp phần làm rõ thêm về
cách định hướng không gian, sự tri nhận không gian của người bản ngữ, ở đây là
người Anh và người Việt, từ đó chỉ ra được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
thể hiện trong hai cộng đồng người Anh và người Việt.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án được ứng dụng để

giải thích con đường mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của giới từ không gian trong


6


tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng, giải thích sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của từ
ngữ nói chung. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án cũng phục vụ cho công
việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ và
bản ngữ, cung cấp cho giáo viên và người học những hiểu biết cần thiết để chủ động
nắm bắt, hiểu và sử dụng tốt một lớp từ thông dụng, quan trọng trong hai ngôn ngữ,
từ đó, góp phần nâng cao chất lượng biên phiên dịch Việt – Anh, Anh – Việt.
7. Cơ cấu của luận án
Đề tài nghiên cứu có phần Mở đầu, 4 chương, phần Kết luận, phần Danh mục
Tài liệu tham khảo, và Phụ lục.
4 chương cụ thể như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
THUYẾT
Chương 2: NGỮ NGHĨA CỦA CÁC GIỚI TỪ KHÔNG GIAN “OUT, IN,
UP, DOWN” TRONG TIẾNG ANH THEO CÁCH TIẾP CẬN CỦA NGÔN NGỮ
HỌC TRI NHẬN
Chương 3: NGỮ NGHĨA CỦA CÁC BIỂU HIỆN TƯƠNG ĐƯƠNG “RA,
VÀO, LÊN, XUỐNG” TRONG TIẾNG VIỆT THEO CÁCH TIẾP CẬN CỦA
NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
Chương 4: ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA CỦA CÁC GIỚI TỪ KHÔNG GIAN
“OUT, IN, UP, DOWN” TRONG TIẾNG ANH VỚI “RA, VÀO, LÊN, XUỐNG”
TRONG TIẾNG VIỆT THEO CÁCH TIẾP CẬN CỦA NGÔN NGỮ HỌC TRI
NHẬN

7


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ngữ nghĩa của từ và sự mở rộng, phát
triển ngữ nghĩa của từ
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Vấn đề về ngữ nghĩa của từ được manh nha nghiên cứu từ rất sớm qua một
số bài viết về ngữ nghĩa tiếng Latinh của tác giả Reizig Berary công bố tại Đức vào
năm 1825 mà về sau đã được Fridrich Haase, học trò của ông, tập hợp lại và tái bản
năm 1839 với tên gọi cho môn học là semasiology. Hay một số bài báo của
Benjamin Humphrey và công trình Metaphisical Etymology (Từ nguyên siêu hình)
xuất bản năm 1850 của Horne Tooke được công bố tại Anh và tên gọi cho bộ môn
này cũng được tác giả đặt là semasiology. Nhưng phải đến năm 1877 với sự xuất
hiện công trình Essai de Sémantique (Science des significations) (Tiểu luận ngữ
nghĩa (Khoa học về ý nghĩa)) của Michel Bréal thì ngữ nghĩa học mới được công
nhận như là một bộ môn khoa học, công trình này được giới nghiên cứu đánh giá:
“Công trình được xem là bước đầu tiên xác lập ngữ nghĩa học như một bộ môn khoa
học nhân văn” và gọi tên bộ môn khoa học này bằng tiếng Pháp, bản ngữ của
Michel Bréal, là sémantique. [59, tr.7]
Dựa vào những thành tựu về lí thuyết ngữ nghĩa học, gắn liền với tên tuổi
của các tác giả và các công trình lớn của họ, tác giả Lê Quang Thiêm [59, tr.13-25]
đã khái lược rất rõ về tiến trình và các khuynh hướng ngữ nghĩa học, trong đó tác
giả đã phân chia tiến trình ngữ nghĩa học ra ba thời kì chính: thời kì tiền cấu trúc
luận, thời kì cấu trúc luận và thời kì hậu cấu trúc luận.
* Thời kì tiền cấu trúc luận:

Thời kì này bắt đầu từ sự ra đời công trình Essai de Sémantique (Science des
significations) (Tiểu luận ngữ nghĩa (Khoa học về ý nghĩa)) của Michel Bréal vào
cuối thế kỉ XIX kéo dài đến 20 năm đầu của thế kỉ XX, thể hiện rõ nhất ở khu vực

8



Tây Âu là ở ba nước gồm Pháp, Đức và Anh. Những tác giả tiêu biểu ở Pháp sau tên
tuổi của M. Bréal trong thời kì này có thể kể đến là Antoine Meillet, Littré
Darmesteter, Ch. Bally,…; ở Đức là tên tuổi của Karl Reisig, Friedrich Haase,
Agathon Benary, Oskar Hey, Ferdinand Heerdegen,…; ở Anh có thể kể đến những
nhà ngữ nghĩa học – kí hiệu học nổi tiếng là Ch. Ogden, I. Richards, V. Lady Welly,
… cùng với các tên tuổi khác như John Horme Took, Richard Ch. Trench, Benjamin
H. Smart, Anchibald H. Sayce, Jamas Murray,…
Ở Pháp, M. Bréal tiếp cận ngữ nghĩa theo hướng tâm lí học, A. Meillet tiếp

cận theo hướng xã hội học (hướng nghiên cứu tập trung vào tác động xã hội), L.
Darmesteter tiếp cận theo hướng sinh học và Ch. Bally tiếp cận theo hướng tu từ
học, việc nghiên cứu nghĩa tập trung vào nghĩa của từ, sự thay đổi nghĩa của từ và
quy luật tương tác tâm lí của sự thay đổi nghĩa. Ở Đức, quan điểm ngữ nghĩa học
của các tác giả chịu ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng của những nhà ngôn ngữ học lớn ở
Đức trước đó hoặc ở cùng thời như: Kant, Bopp và Humboldt, và ngữ nghĩa học ở
Đức thời kì này được gọi là ngữ nghĩa học lịch sử, bởi vì việc phân tích, diễn giải
các hiện tượng nghĩa bị chi phối mạnh bởi tư tưởng lịch sử, chủ nghĩa lịch sử, phạm
vi nghiên cứu về nghĩa cũng tập trung vào nghĩa từ vựng, lịch sử của sự thay đổi
nghĩa, nguyên nhân của sự biến đổi nghĩa. Chính những nghiên cứu sự biến đổi
nghĩa theo tư tưởng lịch sử, chủ nghĩa lịch sử và tâm lí xuất hiện ở Đức sớm hơn là
ở Pháp và Anh vì thế có ảnh hưởng tới cả Pháp và Anh, M. Bréal cũng chịu một
phần ảnh hưởng của tư tưởng này, các tác giả ở Anh một mặt chịu ảnh hưởng của
quan điểm lịch sử (tập trung nghiên cứu bình diện thay đổi và nguyên nhân thay đổi
nghĩa của từ), mặt khác tập trung nghiên cứu sâu và có nhiều kiến giải về các bình
diện tín hiệu học tiếp nhận từ Đức và Pháp với các công trình tiêu biểu của Ch.
Ogden và I. Richards.
* Thời kì cấu trúc luận:


Thời kì này bắt đầu khoảng từ sau những năm 20 của thế kỉ XX với sự xuất
hiện công trình được xem là nền móng cho ngôn ngữ học cấu trúc là cuốn Cours de
Linguistique Générale (Giáo trình ngôn ngữ học đại cương) của Ferdinand de

9


Saussure xuất bản năm 1916 cùng với sự xuất hiện nhiều công trình thuộc tính chất
thời kì tiền cấu trúc luận. Những trường phái và tên tuổi lừng danh tại Châu Âu vẫn
sống với ngữ nghĩa học thời kì tiền cấu trúc luận với một số công trình theo hướng
cũ, đặc biệt một số công trình về lĩnh vực từ nguyên học, từ vựng – từ điển vẫn tiếp
tục ra đời. Vì thế, thời kì này nên phân thành hai giai đoạn nhỏ: Từ sau những năm
1920 đến 1960 với những công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa chưa được xem là cấu
trúc luận như của S. Ullmann, G. Stern, A. Schaff, V. A. Zveghinsev,… và từ sau
1960 đến 1980 với những công trình tiêu biểu cho ngữ nghĩa học cấu trúc (phân biệt
với ngữ nghĩa tiền cấu trúc), nghiên cứu ngữ nghĩa học theo quan điểm tín hiệu học,
của một số nhà ngữ nghĩa học tiêu biểu ở Châu Âu như B. Pottiez, B. Guiraud, G.
Leech, K. Baldinger, A. J. Gremas, Ju. Apresian, John Lyons, Dirk Geeraerts,… Một
nhánh ngữ pháp tạo sinh của N. Chomsky như: Ch. J. Fillmore, J. J. Katz.
Khuynh hướng nghiên cứu ngữ nghĩa thời kì này gắn với tâm lí thực nghiệm
và lôgic toán. Ngữ nghĩa học lôgic hay là ngữ nghĩa học hình thức cũng xuất hiện và
phát triển trong thời kì này với các tác giả tên tuổi như: B. Russell, A. Tarski,
G. Frege, R. Montague,…
* Thời kì hậu cấu trúc luận:

Thời kì này bắt đầu vào cuối những năm 1950 bằng những báo hiệu với cuộc
cách mạng tri nhận, hướng nghiên cứu ngữ nghĩa học tri nhận chính thức xuất hiện
từ cuối những năm 1960 và phát triển trong những năm gần đây là hướng nghiên
cứu mới đặc trưng cho nghiên cứu về ngữ nghĩa thời kì hậu cấu trúc luận. Nguyên
tắc chính của cách tiếp cận theo ngữ nghĩa học tri nhận là khi tiến hành miêu tả

nghĩa, cần phải miêu tả những cái biểu diễn tinh thần. Thời kì này xuất hiện các
công trình tiêu biểu như Metaphors We Live By (Chúng ta sống dựa vào ẩn dụ) của
George Lakoff và Mark Johnson xuất bản năm 1980; Women, Fire, and Dangerous
Things: What Categories Reveal about the Mind (Đàn bà, lửa và những vật nguy
hiểm: những gì mà các phạm trù tiết lộ về tư duy) của George Lakoff xuất bản năm
1987; Semantics and Cognition (Ngữ nghĩa học và Tri nhận) của Ray Jackendoff

10


xuất bản năm 1983; Cognitive Linguistics – An Introduction (Dẫn luận Ngôn ngữ
học tri nhận) của Vyvyan Evans và Melanie Green xuất bản năm 2006;…
Như vậy, ngữ nghĩa học tri nhận là tên gọi một khuynh hướng ngữ nghĩa học
có cách tiếp cận lí thuyết phân biệt với các khuynh hướng ngữ nghĩa học cấu trúc và
ngữ nghĩa học hình thức. Vì đây là một khuynh hướng lí thuyết nên nội dung phạm
vi nghiên cứu theo nghĩa rộng hoặc hẹp khác nhau. Theo nghĩa hẹp, ngữ nghĩa học

tri nhận được xem như là một bộ phận của ngữ nghĩa học trong ngôn ngữ học nói
chung. Theo nghĩa rộng, ngữ nghĩa học tri nhận có thể được xem như một cách tiếp
cận của ngôn ngữ học và gọi là ngôn ngữ học tri nhận. [59, tr.54]
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, ngữ nghĩa học là một chuyên ngành chưa có chiều dày so với

ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học, và việc nghiên cứu ngữ nghĩa học thuở
đầu gắn liền với từ vựng học. Vì thế, những nghiên cứu ban đầu về ngữ nghĩa học
chủ yếu được đề cập trong các công trình nghiên cứu về từ vựng học như cuốn Từ
vựng học tiếng Việt hiện đại xuất bản năm 1968 và cuốn Từ và vốn từ tiếng Việt
hiện đại xuất bản năm 1976 của tác giả Nguyễn Văn Tu, cuốn Từ vựng - ngữ nghĩa
tiếng Việt xuất bản năm 1981 của tác giả Đỗ Hữu Châu, cuốn Từ vựng học tiếng
Việt xuất bản năm 1985 của tác giả Nguyễn Thiện Giáp,... Các công trình nghiên

cứu có liên quan đến ngữ nghĩa học thuở ban đầu này đã đề cập tới bản chất ý nghĩa
từ vựng, các kiểu ý nghĩa từ vựng, các quan hệ ngữ nghĩa, hiện tượng đa nghĩa, hiện
tượng chuyển nghĩa, hiện tượng trái nghĩa của từ,… Tuy nhiên, vẫn còn rất hiếm
những chuyên khảo riêng nghiên cứu về ngữ nghĩa học hay một vấn đề của ngữ
nghĩa học.
Công trình nghiên cứu riêng về ngữ nghĩa học xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam
là cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng của tác giả Đỗ Hữu Châu xuất bản năm 1998,
công trình này chỉ bàn riêng về các vấn đề lí thuyết ngữ nghĩa học. Từ đây, ngữ
nghĩa học dần được quan tâm như một bộ môn độc lập so với các bộ môn ngữ âm
học, từ vựng học và ngữ pháp học với sự xuất hiện của một số công trình tiêu biểu
như cuốn Ngữ nghĩa học của tác giả Lê Quang Thiêm xuất bản năm 2008, cuốn

11


Ngữ nghĩa học - Từ bình diện hệ thống đến hoạt động của tác giả Đỗ Việt Hùng
xuất bản năm 2012, cuốn Nghĩa học Việt ngữ của tác giả Nguyễn Thiện Giáp xuất
bản năm 2014,… Các công trình này là những công trình nghiên cứu chuyên sâu,
cung cấp tổng quan về tình hình nghiên cứu ngữ nghĩa học với các tri thức chuyên
ngành, các khuynh hướng, trường phái và phương pháp tiếp cận riêng, đề cập tới lí
thuyết về sự biến đổi nghĩa của đơn vị từ vựng, bàn về bản chất, nguyên nhân và cơ
sở của quá trình biến đổi nghĩa cũng như phân loại quá trình biến đổi nghĩa,…
Bên cạnh đó cũng xuất hiện những công trình dịch thuật từ các công trình
của các tác giả nước ngoài nghiên cứu về ngữ nghĩa học như cuốn Linguistics
Semantics – An introduction của tác giả John Lyons công bố năm 1995 được tác giả
Nguyễn Văn Hiệp dịch sang tiếng Việt năm 2009 dưới tiêu đề Ngữ nghĩa học Dẫn
luận; cuốn Theories of Lexical Semantics của tác giả Dirk Geeraerts công bố năm
2010 được tác giả Phạm Văn Lam dịch sang tiếng Việt năm 2015 dưới tiêu đề Các
lí thuyết ngữ nghĩa học từ vựng. Các công trình này cung cấp một cái nhìn bao quát,
toàn diện và cơ bản về các khuynh hướng lí thuyết chính trong ngữ nghĩa học từ

vựng, nghiên cứu ngữ nghĩa học trên phổ rộng, từ ngữ nghĩa từ vựng cho đến ngữ
nghĩa của câu và ngữ nghĩa của phát ngôn.
Hướng nghiên cứu ngữ nghĩa học tri nhận bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam năm
1990 qua công trình Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt của tác giả
Nguyễn Lai, có điều ở vào thời điểm đó tác giả chưa dùng thuật ngữ “ngôn ngữ học
tri nhận”, công trình này đã lí giải và xác định bản chất ngữ nghĩa, việc mở rộng
phẩm chất nghĩa và mở rộng chức năng cú pháp của nhóm động từ chỉ hướng vận
động về phương diện hình thành cũng như phát triển. Bài báo Về việc dùng hai
động từ “vào” “ra” để chỉ sự di chuyển đến một địa điểm ở phía Nam hay phía Bắc
của tác giả Nguyễn Tài Cẩn năm 1991 đã phân tích cách dùng hai động từ vào, ra
dựa trên sự trải nghiệm không gian của người Việt, hay cuốn Ngữ nghĩa nhóm từ
chỉ hướng vận động trong tiếng Việt hiện đại: quá trình hình thành và phát triển của
tác giả Nguyễn Lai công bố năm 2001 cũng đã đưa ra được các luận điểm quan
trọng về ngữ nghĩa học.

12


Có thể nói, người đặt nền móng chính thức cho ngôn ngữ học tri nhận ở Việt
Nam là tác giả Lý Toàn Thắng qua công trình Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết
đại cương đến thực tiễn tiếng Việt công bố năm 2005. Tiếp đến là những công trình
Ngôn ngữ học tri nhận (Ghi chép và suy nghĩ) công bố năm 2007 và Khảo luận ẩn
dụ tri nhận công bố năm 2009 của tác giả Trần Văn Cơ,…
Bên cạnh đó cũng xuất hiện những công trình dịch thuật từ các công trình
của các tác giả nước ngoài nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận như cuốn Cognitive
Linguistics – An Introduction của tác giả David Lee công bố năm 2001 được các tác
giả Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Hoàng An dịch sang tiếng Việt năm 2015 dưới
tiêu đề Dẫn luận Ngôn ngữ học tri nhận.
Ngoài các công trình tiêu biểu này, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác
bàn về hiện tượng chuyển nghĩa, biến đổi nghĩa của từ dưới góc nhìn của ngôn ngữ

học tri nhận như bài viết Câu chuyện tiếp tục về nghĩa của những từ đơn tiết của tác
giả Hoàng Tuệ đã phân tích sự biến đổi ngữ nghĩa của những từ đơn tiết thông qua
nghiên cứu trường hợp với từ ăn; luận án Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của nhóm
tính từ chỉ không gian (trên ngữ liệu Anh – Việt) của tác giả Nguyễn Thị Dự đã khảo
sát ngữ nghĩa và ngữ dụng của những tính từ chỉ kích thước trong tiếng Anh; luận
án Cơ sở tri nhận của hiện tượng chuyển nghĩa tiếng Việt (trên cứ liệu của nhóm từ
định hướng và nhóm từ vị trí, có liên hệ với tiếng Nga) của tác giả Lê Thị Thanh
Tâm đã vận dụng lí thuyết ẩn dụ ý niệm để tìm ra những đặc trưng tư duy của hai
dân tộc qua các ý niệm; luận án Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của các từ biểu đạt
tình cảm trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt) của tác giả Ly Lan đã tìm hiểu quá
trình ý niệm hóa tình cảm cơ bản thông qua các ánh xạ ẩn dụ ý niệm và ánh xạ hoán
dụ ý niệm về tình cảm trên cơ sở ngữ liệu của tiếng Anh và tiếng Việt; luận án Sự
phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc độ ngôn ngữ
học tri nhận của tác giả Nguyễn Thị Hiền đã miêu tả con đường chuyển nghĩa của
nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt theo lí thuyết của ngôn ngữ học
tri nhận; hay luận án Sự phát triển ngữ nghĩa của những từ ngữ chỉ cảm giác trong
tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân của tác giả Nguyễn Thị Hạnh Phương đã

13


dựa vào lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận nói chung cũng như lí thuyết nghiệm
thân làm cơ sở để lí giải cho sự phát triển ngữ nghĩa của những từ ngữ chỉ cảm giác
trong tiếng Việt;...
Như vậy, các công trình được kể đến ở trên đã kế thừa và vận dụng linh hoạt
các lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận như: ý niệm, sự ý niệm hóa, quá trình ý
niệm, lí thuyết nghiệm thân, lí thuyết ẩn dụ ý niệm, cấu trúc ý niệm, phạm trù,… để
nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau của tiếng Việt. Có thể nói, ngữ nghĩa học đã
từng bước được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam quan tâm và những
công trình của họ đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa tri thức tổng

quát về ngữ nghĩa học đến với khoa học ngôn ngữ ở Việt Nam.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngữ nghĩa và sự mở rộng, phát triển ngữ
nghĩa của giới từ không gian theo cách tiếp cận truyền thống
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Những công trình nghiên cứu về giới từ, giới từ không gian và ngữ nghĩa của
giới từ không gian đã xuất hiện từ rất sớm. Chúng ta có thể kể đến công trình sớm
nhất đề cập đến giới từ là của Aristotle, một nhà triết học Hy Lạp. Aristotle dựa trên
các cơ sở ngữ pháp học và lôgic học để phân chia từ thành từ nối, động từ, danh từ,
… và từ nối mà ông đề cập đến ở đây gồm có từ và giới từ. Các học giả của trường
phái Alexandria lại xếp các lớp từ thành tám loại riêng biệt, trong đó có giới từ.
Trường phái ngữ pháp truyền thống ở Nga và Liên Xô (cũ) cũng đã nghiên cứu từ
loại trong một thời gian dài, trong đó có thể kể đến các công trình của M. V.
Lomonoxop ở thế kỷ 18; A. A. Reformatkiy, L. V. Sherba, Iu. X. Xtepano, A. I.
Xmirnitxkiy, V. M. Xolxev,… ở thế kỷ XX. [dẫn theo 33, tr.9]
Ở Tây Âu, các nhà ngữ pháp học và ngữ nghĩa học, tiêu biểu là các tác giả

A. Gleason, W. S. Allen, J. H. Heaton, G. Leech, R. Quirk, S. Greenbaum, J.
Svartvik, M. A. K. Halliday, R. Huddleston,... cũng quan tâm nghiên cứu về giới từ
và đều xếp giới từ vào loại từ chức năng, từ nối, hoặc từ trống. [dẫn theo 28, tr.4]
Tác giả Bennett qua công trình Spatial and temporal uses of English
preposition: An Essay in Stratificational Semantics (Các cách sử dụng các giới từ

14


không gian và thời gian trong tiếng Anh: Một tiểu luận về ngành ngữ nghĩa học
phân tầng) công bố năm 1975 đã nghiên cứu về giới từ dựa trên cách tiếp cận theo
cấu trúc – ngữ nghĩa, và dựa trên nguyên tắc “những sự tình của cùng một giới từ
trong những cấu trúc khác nhau đều có liên quan nếu có thể với cùng một nghĩa,
việc giả định các nghĩa về không gian là cơ bản cho phép các cấu trúc ngữ nghĩa

hợp lí được thiết lập và một mẫu chung được nhận thấy rõ ở sự xuất hiện các giới
từ”. Các tác giả Simon Garrod, Gillian Ferrier và Siobhan Campbell qua bài báo
dưới tiêu đề In and on: investigating the functional geometry of spatial prepositions
(In và on: nghiên cứu hình học chức năng của các giới từ không gian) đã chỉ ra
được làm cách nào mà các yếu tố ngữ nghĩa chức năng và hình học có thể tác động
lẫn nhau trong việc xác định các giới từ. Năm 1995, tác giả Lyons công bố cuốn
Linguistics Semantics – An Introduction, trong đó khẳng định hai chức năng cơ bản
của giới từ là chức năng cú pháp và chức năng định vị.
Như vậy, mặc dầu những công trình nghiên cứu về giới từ, giới từ không gian
và ngữ nghĩa của giới từ không gian đã xuất hiện từ rất sớm nhưng vấn đề này vẫn
chưa được đào sâu, nghiên cứu kĩ trong giai đoạn này.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, các công trình bàn về giới từ, giới từ không gian và ngữ nghĩa

của giới từ không gian theo cách tiếp cận truyền thống cũng đã xuất hiện. Có thể kể
đến các công trình có đề cập đến giới từ trong tiếng Việt như Ngữ pháp tiếng Việt
(Từ loại) của tác giả Đinh Văn Đức công bố năm 1986; Hư từ trong tiếng Việt hiện
đại của tác giả Nguyễn Anh Quế công bố năm 1988; Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng
Việt của các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến công bố
năm 1997;… Bên cạnh đó, cũng có một số luận án chọn đối tượng nghiên cứu là
giới từ hoặc có liên quan đến giới từ như luận án Quá trình chuyển hóa của một số
thực từ thành giới từ trong tiếng Việt của tác giả Vũ Văn Thi đã phân tích và lí giải
quá trình chuyển hóa thực từ thành hư từ trên cơ sở khảo sát một số giới từ có
nguồn gốc thực từ trong tiếng Việt; luận án Vai trò của hư từ tiếng Việt trong việc
hình thành thông báo – phát ngôn của tác giả Nguyễn Văn Chính cũng đã xem xét

15


tìm hiểu về vai trò của hư từ tiếng Việt; luận án Nghiên cứu ngữ pháp và ngữ nghĩa

của giới từ tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt của tác giả Nguyễn Cảnh Hoa đã phân
tích giới từ tiếng Anh và giới từ tiếng Việt về mặt hình thức và ý nghĩa, từ đó đối
chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ tiếng Anh với giới từ tiếng Việt
để tìm ra những điểm giống nhau và những điểm khác nhau về chức năng ngữ pháp,
về hoạt động trong lời nói, về vị trí, về cấu tạo và về ngữ nghĩa của giới từ tiếng
Anh và tiếng Việt trong câu;…
Có thể nói, những công trình xuất hiện thời kì này nghiên cứu về các từ loại
nói chung, những công trình riêng nghiên cứu sâu về giới từ, giới từ không gian và
ngữ nghĩa của giới từ không gian thì còn rất hiếm.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về ngữ nghĩa và sự mở rộng, phát triển ngữ
nghĩa của giới từ không gian theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận
1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Những công trình nghiên cứu về giới từ, giới từ không gian và ngữ nghĩa của
giới từ không gian theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận bắt đầu xuất hiện từ
thời kì hậu cấu trúc luận với cuộc cách mạng tri nhận. Chúng ta có thể kể đến các
công trình như Metaphors We Live By (Chúng ta sống dựa vào ẩn dụ) của George
Lakoff và Mark Johnson công bố năm 1980, công trình này nghiên cứu về những ẩn
dụ định hướng thông qua các giới từ cụ thể như up, down,…; cuốn Language and
Spatial Cognition: An Interdisciplinary Study of the Prepositions in English (Ngôn
ngữ và sự tri nhận không gian: Một nghiên cứu liên ngành về các giới từ trong
tiếng Anh) của tác giả Annette Herskovits công bố năm 1986 đã nghiên cứu một
cách toàn diện về ngữ nghĩa và việc sử dụng các biểu đạt về không gian, sử dụng cả
tư duy ngôn ngữ học và trí tuệ nhân tạo; cuốn The semantics of Prepositions: From
Mental Processing to Natural Language Processing (Ngữ nghĩa của các giới từ: Từ
xử lí tư duy đến xử lí ngôn ngữ tự nhiên) được biên tập bởi Cornelia ZelinskyWibbelt công bố năm 1993 đã xem xét lại vấn đề ngữ nghĩa của một số giới từ từ
góc độ tổng quát hơn; bài viết The semantics of Prepositions (Ngữ nghĩa của các
giới từ) của tác giả Priska-Monika Hottenroth công bố năm 1993 tiếp tục bàn về vấn

16



×