Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Chính sách của mỹ đối với quá trình hiện thực hóa cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.13 KB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

__________________
TRẦN VĨNH TIẾN

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH
HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG ASEAN
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Hà Nội – 2015
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

__________________
TRẦN VĨNH TIẾN

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH
HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG ASEAN
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học:


PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng

Hà Nội – 2015
2


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỘNG ĐỒNG ASEAN
1.1 Một số vấn đề lý luận về hợp tác, liên kết khu vực
1.2 Thực tiễn về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
1.2.1

Mục tiêu của Cộng đồng ASEAN

1.2.2

Nội dung của Cộng đồng ASEAN

1.3 Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa Cộng đồng
ASEAN
1.3.1

Bối cảnh và nguyên nhân

1.3.2

Chính sách và các quan điểm chính thức của Mỹ


CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH
HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG ASEAN ĐẾN NĂM 2015
2.1 Chính sách của Mỹ đối với các trụ cột cộng đồng
2.1.1

Đối với Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN

2.1.2

Đối với Cộng đồng Kinh tế ASEAN

2.1.3

Đối với Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN

2.2 Đánh giá tác động
2.2.1

Khía cạnh tích cực và hạn chế

2.2.2

Cơ hội và thách thức đặt ra

CHƢƠNG 3: PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA ASEAN VÀ GỢI Ý
ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM
3.1 Phản ứng của ASEAN đối với các chính sách của Mỹ
3.1.1


Phản ứng chính sách của ASEAN nói chung

3.1.2

Phản ứng chính sách của ASEAN trong một số khía c
khác

3.2 Gợi ý cách thức tham gia Cộng đồng ASEAN của Việt Nam và
giải pháp trong quan hệ với Mỹ

3


3.2.1

Mục tiêu và định hướng tham gia Cộng đồng A
Nam

3.2.2

Kiến nghị một số biện pháp cụ thể Việt Nam th
Cộng đồng ASEAN

3.2.3

Gợi ý một số đối sách của Việt Nam trong tăng
hợp tác với Mỹ từ khía cạnh hiện thực hóa Cộn

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


4


DANH MỤC CÁC TỪ
VIẾT TẮT
Từ viết tắt
3E
AADMER
ACB
ACDM
ACIA
ACTI
ACWC
ADMM
ADMM+
ADVANCE

AEC
AEM
AFAS
AFEED
AFTA
AHA
AHRD
AICHR

Tên tiếng Anh và tiếng Việt
Expanded Economic Engagement
Sáng kiến về Tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN

ASEAN Agreement on Disaster management and Emergency response
Hiệp định ASEAN về Quản lý thiên tai và Ứng phó khẩn cấp
ASEAN Centre for Biodiversity
Trung tâm Đa dạng Sinh học ASEAN
ASEAN Committee on Disaster Management
Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai
ASEAN Comprehensive Investment Agreement
Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN
ASEAN Connectivity through Trade and Investment
Chương trình Kết nối ASEAN thông qua Thương mại và Đầu tư
ASEAN Commission on the Promotion and Protection of the Rights of
Women and Children
Ủy ban ASEAN về Phụ nữ và Trẻ em
ASEAN Defense Ministerial Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN
ASEAN Defense Ministerial Meeting Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng
ASEAN Development Vision to Advance National Cooperation and
Economic Integration
Tầm nhìn Phát triển ASEAN nhằm thúc đẩy hợp tác quốc gia và hội
nhập kinh tế
ASEAN Economic Community
Cộng đồng Kinh tế ASEAN
ASEAN Economic Ministers
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN
ASEAN Framework Agreement on Services
Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ
ASEAN Framework for Equitable Economic Development
Khuôn khổ ASEAN về Phát triển kinh tế đồng đều
ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Asean Coordinating Centre For Humanitarian Assistance
Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo
ASEAN Human Rights Declaration
Tuyên bố Nhân quyền ASEAN
ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights
Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền

5


Từ viết tắt
AMF
AMM
APEC
APSC
APTERR
ARF
ASC
ASCC
ASEAN
ASO
ASOEN
ASW
ATIGA
AYVP
CBRN
CEPT
COC
COST

DiREx
DMRS
DOC

Tên tiếng Anh và tiếng Việt
ASEAN Maritime Forum
Diễn đàn Biển ASEAN
ASEAN Ministerial Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN Political-Security Community
Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN
ASEAN Plus Three Emergency Rice Reserve
Quỹ gạo cứu trợ khẩn cấp ASEAN+3
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Security Community
Cộng đồng An ninh ASEAN
ASEAN Socio-Culture Community
Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
ARF Security Outlook
Báo cáo Tầm nhìn An ninh ARF
ASEAN Senior Officials on Environment
Hội nghị Các quan chức Cao câp ASEAN về Môi trường
ASEAN Single Window
Cơ chế một cửa ASEAN
ASEAN Trade In Goods Agreement

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
ASEAN Youth Volunteer Programme
Chương trình Thanh niên tình nguyện
Chemical, biological, radiological and nuclear
Hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân
Agreement on the Common Effective Preferential Tariff
Hiệp định chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
Code of Conduct in the South China Sea
Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông
Committee on Science and Technology
Ủy ban Khoa học và Công nghệ
ASEAN Regional Forum Disaster Relief Exercise
Diễn tập giảm nhẹ thiên tai ARF
Disaster Monitoring and Response System
Hệ thống Giám sát và Ứng phó thiên tai
Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea
Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông

6

Từ viết tắt


EAMF
EAS
EAST
EAST-CP
EEZ
EU
EWG on CT

FDI
FLM
GDP
GNP
HYSY 981
IAI
ICS
ICT
INSPIRE

ISM on NPD
LMI
MRC
MTV EXIT

Tên tiếng Anh và tiếng Việt
Expanded ASEAN Maritime Forum
Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng
East Asia Summit
Hội nghị Cấp cao Đông Á
Expanded ASEAN Seafarer Training
Sáng kiến đào tạo người đi biển ASEAN
Expanded ASEAN Seafarer Training on Counter-Piracy
Chương trình đào tạo chống cướp biển dành cho người đi biển
ASEAN mở rộng
Exclusive Economic Zone
Vùng đặc quyền kinh tế
European Union
Liên minh châu Âu
Expert Working Group on Counter Terrorism

Nhóm làm việc cấp chuyên gia về phòng chống khủng bố
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Friends of the Lower Mekong
Hội nghị Hạ nguồn Mê công và những người bạn
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân
Haiyang Shiyou 981
Dàn khoan dầu Hải Dương Thạch Du 981
Initiative on ASEAN Integration
Sáng kiến liên kết ASEAN
Incident Command System
Hệ thống Chỉ huy tình huống
Information and communications technology
Công nghệ thông tin
US-ASEAN Innovation in Science through Partners in Regional
Engagement
Sáng kiến Sáng tạo khoa học ASEAN-Mỹ thông qua Quan hệ đối tác
hợp tác khu vực
Inter-Sessional Meetings on non-proliferation and disarmament
Hội nghị giữa kỳ không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ quân
bị
Lower MeKong Initiative
Sáng kiến Hạ nguồn Mê Công
MeKong River Commission
Ủy hội sông Mê Công
Music on Television on End Exploitation and Human Trafficking


7


Từ viết tắt
NPT
PMC
PPE
RCEP
RDR
ROO
SEANWFZ

SEAYLP
SOM
SOMTC
TAC
TIFA
TPP
UNCLOS
USAID
USTATF
USTDA
USTR
VAP

Tên tiếng Anh và tiếng Việt
Chương trình âm nhạc truyền hình về chống bóc lột và buốn bán
người
The Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons
Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân

Post Ministerial Conference
Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
Public Private Sector Engagement
Thành phần kinh tế công-tư
Regional Comprehensive Economic Partnership
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực
Rapid Disaster Response
Hiệp định Phản ứng nhanh
Rules of Origin
Nguồn gốc xuất xứ
Southeast Asia Nuclear-Weapons-Free-Zone Treaty
Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không Vũ khí hạt nhân
Southeast Asia Youth Leadership Program
Chương trình giao lưu lãnh đạo Thanh niên Đông Nam Á
Senior Officials Meeting
Hội nghị quan chức cao cấp
Senior Officials Meeting on Transnational Crimes
Hội nghị quan chức cao cấp về Tội phạm xuyên quốc gia
Treaty of Amity and Cooperation
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác
Trade and Investment Framework Arrangement
Hiệp định khung ASEAN-Mỹ về Thương mại và Đầu tư
Trans-Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
United Nations Convention on the Law of the Sea
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
U.S. Agency for International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ
ASEAN-US Technical Assistance and Training Facility
Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật và Đào tạo ASEAN –Mỹ

U.S. Trade and Development Agency
Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ
U.S Trade Representative
Cơ chế Đại diện thương mại Mỹ
Vientiane Action Program
Chương trình hành động Viên Chăn

8


MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài
Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN
những năm đầu thế kỷ 21.
2. Lý do chọn đề tài
Đề tài “Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN
những năm đầu thế kỷ 21” được chọn nghiên cứu vì những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, sau 48 năm tồn tại và phát triển, ASEAN ngày nay đã trở thành một
trong những tổ chức hợp tác khu vực được đánh giá là thành công nhất, đóng góp quan
trọng vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, và phát triển thịnh vượng ở khu vực
Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương.Cùng với sự hội tụ của những nền kinh tế
phát triển năng động và bản sắc văn hóa đa dạng,với chính sách mở rộng với bên
ngoài, ASEAN đã và đang là nhân tố tích cực, là động lực thúc đẩy các tiến trình liên
kết và hợp tác ở khu vực. ASEAN cũng tạo dựng được quan hệ đối tác tin cậy với tất
cả các nước lớn và khu vực trên thế giới, tham gia tích cực và có vị thế ngày càng quan
trọng trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế. ASEAN hiện nay đang tăng tốc
hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra theo các văn kiện quan trọng của mình như Hiến
chương ASEAN, Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, Kế hoạch Tổng thể về Kết
nối ASEAN…
Trong khi đó, bối cảnh khu vực có nhiều biến chuyển quan trọng: ASEAN có vị

trí địa chiến lược ở châu Á, với nhiều nước lớn bao quanh khu vực như Ấn Độ, Trung
Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… Trong đó, Trung Quốc với mục tiêu
là trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, đang tìm cách thúc đẩy mọi nỗ lực nhằm
hướng tới việc tạo môi trường thuận lợi cả về đối nội và đối ngoại để nhanh chóng
phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược của Trung Quốc là cố gắng thúc đẩy và tranh thủ
quan hệ với Mỹ để phát triển kinh tế, tránh sự đối đầu hoặc xung đột không cần thiết,
song cũng tranh thủ mọi cơ hội để mở rộng ảnh hưởng, cạnh tranh với Mỹ, đẩy dần
Mỹ ra khỏi những khu vực Mỹ có ảnh hưởng truyền thống, nhất là khu vực Đông Á.

9


Sau khủng hoảng kinh tế 2008-2009, Trung Quốc nhìn nhận Mỹ đã suy yếu, ngày càng
lấn lướt và gây sức ép, đòi quan hệ bình đẳng hơn với Mỹ.
Thứ hai, khu vực Đông Nam Á tuy không phải là ưu tiên chiến lược nhưng Mỹ
vẫn có nhiều lợi ích ở khu vực. Đông Nam Á là thị trường nước ngoài lớn thứ ba của
Mỹ, thương mại hai chiều lên tới 206,9 tỷ đô la, xuất khẩu của Mỹ sang khu vực lên
1

tới gần 92,3 tỷ đô la trong năm 2013 . Với Hồi giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chủ
yếu và nhiều chế độ chưa phải là “dân chủ” và “tự do” theo tiêu chuẩn của Mỹ, Đông
Nam Á là khu vực quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố, trong xung đột giữa
các nền văn minh. Về an ninh, Đông Nam Á là nơi có nhiều đường giao thông hàng
hải huyết mạch đi qua. Về chiến lược, từ lâu Đông Nam Á là khu vực tranh chấp quyết
liệt lợi ích và ảnh hưởng với tất cả các nước lớn, nhất là Mỹ, Trung Quốc, Nga, phần
nào Ấn Độ.
Chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á tập trung vào xử lý ba mối quan hệ thiết
yếu, có tác động tuơng tác nhau: thứ nhất, quan hệ song phương của Mỹ với từng quốc
gia trong khu vực; quan hệ của Mỹ với ASEAN với tư cách là một tổ chức; và thứ ba,
quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, nước được Mỹ coi là “một đối tác không thể thiếu”,

đồng thời là “một đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng” nhất đối với Mỹ hiện nay.
Thứ ba, theo một số dự báo sơ bộ, dù Đảng nào nắm quyền, các Chính quyền
Mỹ sẽ tiếp tục coi trọng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó trọng tâm là đối
phó với sự nổi lên của Trung Quốc, đi đôi với tăng cường quan hệ đồng minh, đẩy
mạnh quan hệ với Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á, tham gia tích cực hơn vào
hoạt động của một số tổ chức, diễn đàn khu vực như ASEAN, APEC.
Trước sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, vai trò và vị thế ngày càng
gia tăng của ASEAN trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại và đầu tư, Mỹ sẽ
tiếp tục coi trọng và tăng cường quan hệ với ASEAN, chú ý đến vai trò của tổ chức
này trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Ngoài những vấn đề như chống khủng bố, sự

1Nguồn: ASEAN Secretariat, External Trade Statistics,

, 24 July 2014

10


nổi lên của Trung Quốc..., Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm đến vấn đề Biển Đông do có lợi ích
chiến lược, kinh tế, hàng hải và năng lượng… cả trước mắt và lâu dài.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung

Phân tích các tác động thuận lợi và không thuận, các cơ hội và thách thức trong
chính sách của Mỹ đối với hiện thực hoá Cộng đồng ASEAN và sự phản ứng chính
sách của các nước ASEAN. Trên cơ sở đó gợi ý các đối sách phù hợp cho Việt Nam
trong việc tham gia Cộng đồng ASEAN.
3.2 Mục tiêu cụ thể
-


Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình hình thành hợp tác,

phát triển và xây dựng Cộng đồng
- Làm rõ chính sách và tác động của Mỹ về vấn đề xây dựng Cộng đồng
ASEAN nói chung và đến từng trụ cột cộng đồng nói riêng, qua đó phân tích những
mặt tích cực và hạn chế, về cơ hội, thách thức đặt ra đối với quá trình đẩy nhanh xây
dựng cộng đồng ASEAN
-

Phân tích rõ quan điểm, phản ứng của ASEAN về chính sách và thực tiễn

quan hệ với Mỹ nói chung và trong một số khia cạnh cụ thể về tiến trình hiện thực hóa
Cộng đồng ASEAN
-

Đề xuất một số gợi ý đối sách phù hợp của Việt Nam trong quá trình tham gia

Cộng đồng ASEAN và trong quan hệ với Mỹ.
4.Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nƣớc:
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của
ASEAN cũng như Cộng đồng ASEAN được triển khai trong nước. Có thể kể đến một
số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã thực hiện, Chương trình
nghiên
cứu cấp Bộ về “Cơ sở hình thành, triển vọng của Cộng đồng ASEAN và tác động đối
với Việt Nam (bảo vệ năm 2008); Đề tài “ASEAN từ Hiệp hội đến Cộng đồng: Những
vấn đề nổi bật và tác động đến Việt Nam (bảo vệ năm 2010)”, Đề tài “Những

11



nội dung cơ bản của Hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN và tác động đến Việt Nam”
(2012), và một số đề tài khác.
- Một số đơn vị như Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao, và Viện nghiên cứu chiến
lược, Học viện Ngoại giao vừa qua cũng đã thực hiện Chương trình nghiên cứu toàn
diện về ASEAN với một số công trình nghiên cứu khá chi tiết về các khía cạnh cụ thể
của ASEAN: Triển vọng phát triển của ASEAN trong hai thập niên đầu thế kỷ 21: Tác
động và chiến lược của Việt Nam (12/2008) – Đề tài nghiên cứu cấp Bộ; Cộng đồng
An ninh ASEAN: Thực trạng và Triển vọng – Đề tài nghiên cứu cấp Vụ (2008);
ASEAN và cấu trúc khu vực đang nổi lên (8/2011) – Đề tài nghiên cứu cấp Bộ; Quá
trình hội nhập của Việt Nam trong ASEAN từ 1995 đến nay và định hướng tham gia
Cộng đồng ASEAN đến năm 2020 (12/2012)- Đề tài nhánh của Chương trình nghiên
cứu Hội nhập của Bộ)…
Đối với chủ đề quan hệ ASEAN-Mỹ, đây là một nội dung lớn, thu hút được sự
quan tâm và chú ý của nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau trong nước và trên thế
giới. Nhiều đề tài nghiên cứu về các khía cạnh, lĩnh vực của Mỹ trong hợp tác với
ASEAN. Tuy nhiên phần lớn các đề tài này còn mang tính học thuật cao, còn thiếu nội
dung thực tiễn sâu.Ngoài ra, chưa có đề tài nào nghiên cứu tác động chính sách của
Mỹ đối với Cộng đồng ASEAN nói chung và trên 3 trụ cột nói riêng.
5.Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
-

Phạm vi: trong thời gian hai thập niên đầu thế kỷ 21, trong đó đề tài tập trung

phân tích từ năm 2009, khi Mỹ công bố chiến lược xoay trục và tăng cường chính sách
hợp tác với ASEAN, ủng hộ ASEAN thành lập Cộng đồng vào năm 2015.
-

Đối tượng: bao gồm sự phát triển của Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột;


và chính sách của Mỹ (thể hiện trong các chiến lược an ninh, chính sách đối ngoại, các
bài phát biểu Tổng thống Mỹ, Ngoại trưởng và các cơ quan liên quan…) và việc triển
khai chính sách đó đối với ASEAN.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp biện chứng Mác-xít, các phương pháp phân tích,
tổng hợp, đối chiếu, so sánh.

12


7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 Chương và phần Kết luận, trong đó:
- Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển Cộng đồng ASEAN.
Nội dung chương: Khái quát về một số nội dung lý luận hợp tác, liên kết khu
vực, làm cơ sở để nhận biết quá trình hình thành và phát triển của Cộng đồng ASEAN;
đồng thời trình bày thực trạng xây dựng Cộng đồng ASEAN hiện nay.
- Chương 2: Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa Cộng đồng
ASEAN đến năm 2015.
Nội dung chương: Trình bày và phân tích các chính sách của Mỹ, và tác động
chính sách của Mỹ đối với nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN nói chung và các trụ
cột nói riêng.
- Chương 3: Phản ứng chính sách của ASEAN và gợi ý đối sách của Việt Nam.
Nội dung chương: Trình bày và phân tích các phản ứng của ASEAN đối với các
chính sách của Mỹ, từ đó gợi mở các giải pháp, cách thứccủa Việt Namtrong quan hệ
hợp tác với Mỹ và tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN.
-

Kết luận: Khái quát lại những điểm đã phân tích trong 3 chương nói trên và

đưa ra nhận xét, kết luận về chính sách của Mỹ đối với Cộng đồng ASEAN.


13


CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG
ĐỒNG ASEAN
1.1. Một số vấn đề lý luận về hợp tác, liên kết khu vực
Hợp tác và liên kết khu vực đã trở thành một đặc điểm quan trọng của hệ thống
quốc tế đương đại. Phần dưới đây sẽ tập trung vào các mảng lý luận quan hệ quốc tế
liên quan đến liên kết, hội nhập khu vực cũng như các lý thuyết về hợp tác, liên kết
khu vực.
1.1.1 Chủ nghĩa Hiện thực
Với tư cách một trong những lý thuyết quan hệ quốc tế lâu đời nhất, chủ nghĩa
hiện thực là mô hình có sức ảnh hưởng rất lớn đối với các nghiên cứu về cấu trúc khu
vực, đặc biệt từ sau Thế chiến II. Theo quan điểm chung của chủ nghĩa hiện thực, nhà
nước là chủ thể chính của quan hệ quốc tế, hành động đơn nhất và duy lý nhằm theo
đuổi lợi ích quốc gia. Do không tồn tại “siêu quốc gia” đứng trên nhà nước, hệ thống
quốc tế luôn vận hành trong tình trạng “vô chính phủ”. Bản thân mỗi quốc gia đều theo
đuổi những phương cách riêng để đảm bảo an ninh của mình cũng như “cân bằng
quyền lực” trong hệ thống, do đó việc đạt được hợp tác giữa các quốc gia là rất khó
khăn. Các nhà hiện thực chủ nghĩa gọi đó là tình thế “tiến thoái lưỡng nan” về an ninh.
Như vậy, việc mỗi quốc gia tìm cách tối đa hóa an ninh sẽ dẫn tới thay đổi về “cân
bằng quyền lực” trong hệ thống quốc tế.
Cùng với tiến trình lịch sử, chủ nghĩa hiện thực đã phát triển thành những nhánh
nhỏ hơn, từ hiện thực cổ điển, cho đến hiện thực tân cổ điển và tân hiện thực. Đặt nền
tảng đầu tiên cho chủ nghĩa hiện thực cổ điển là cuốn “Lịch sử Chiến tranh Pê-lô-pôn”
của Thucydides, với các giả định cơ bản về vai trò của nhà nước và tầm quan trọng của
các vấn đề an ninh. Thomas Hobbes (1588-1679) đưa thêm khái niệm về “tình trạng vô
chính phủ” của hệ thống quốc tế vào mô hình này; trong khi Hans Mogenthau (19041980) làm rõ hơn các cấp độ phân tích khác nhau (cá nhân, quốc gia và hệ thống),
đồng thời nhấn mạnh đấu tranh quyền lực và cân bằng quyền lực là những biện pháp

hiệu quả nhất để duy trì an ninh quốc gia. Thời kỳ sau Thế chiến II,

14


nhánh “Tân Hiện thực” với đại diện tiêu biểu là Kenneth Waltz, đã mở rộng trường
phái lý thuyết này thông qua việc đưa “hệ thống/cấu trúc quốc tế” trở thành một đơn vị
phân tích quan trọng, có vai trò quyết định đối với cân bằng quyền lực trong hệ thống.
Theo đó, cấu trúc của một hệ thống sẽ được quyết định bởi hai yếu tố: sự thiếu vắng
quyền lực “siêu quốc gia” và phân bố quyền lực giữa các quốc gia, hay nói cách khác
là vị thế của từng quốc gia trong hệ thống quốc tế.
Với những quan điểm căn bản nhấn mạnh quyền lực, cân bằng quyền lực và
tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh, chủ nghĩa hiện thực nhìn nhận cấu trúc khu
vực dựa trên sức mạnh. Các vấn đề an ninh là mối quan tâm lớn nhất trong mối quan
hệ giữa các chủ thể trong hệ thống. Trong đó, chủ thể quan trọng nhất của các cấu trúc
an ninh khu vực là các cường quốc, có sức mạnh cũng như khả năng thiết lập luật chơi
cho khu vực. Các nước nhỏ, vì vậy, có xu hướng liên kết với nhau để tăng cường sức
mạnh. Cấu trúc khu vực, theo đó, có thể được định nghĩa là tổng hợp vị thế các quốc
gia trong một trật tự thế giới, bao gồm sức mạnh quốc gia, các liên minh song phương
và đa phương về an ninh, ở nhiều cấp độ và tầng nấc khác nhau.
Hầu hết các nghiên cứu về cấu trúc an ninh khu vực ở Đông Nam Á nói riêng
và Đông Á nói chung trong thời kỳ Chiến tranh lạnh đều có thiên hướng của Chủ
nghĩa Hiện thực, đặc biệt là những nghiên cứu của Michael Leifer về sự can dự của
Mỹ vào Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1965-1973). Các công trình này áp dụng
các luận điểm của chủ nghĩa hiện thực về hệ thống quốc tế để giải thích cách thức các
quốc gia trong khu vực điều chỉnh chính sách khi cân bằng quyền lực thay đổi do sự
can dự của các nước lớn vào khu vực.
1.1.2. Chủ nghĩa Tự do
Chủ nghĩa Tự do trong quan hệ quốc tế được phát triển và hình thành trên cơ sở
hệ thống tư tưởng lạc quan triết học trong thời kỳ Khai sáng, chủ nghĩa tự do chính trị

và kinh tế thế kỷ XIX và chủ nghĩa lý tưởng của Wilson trong thế kỷ XX. Xuất phát từ
tư tưởng Hy Lạp về bản chất duy lý của cá nhân trong xã hội và khả năng áp dụng các
luật lệ để điều chỉnh hành vi của các chủ thể, các tác phẩm của Montesquieu (16891755) cho rằng chiến tranh là một sản phẩm xã hội, chứ không bắt nguồn bản chất cố

15


hữu của cá nhân (như cách nhìn nhận của chủ nghĩa hiện thực). Immanuel Kant (17241804) cho rằng tình trạng vô chính phủ quốc tế có thể được khắc phục bằng một số
hành động tập thể nhất định, trong đó có hợp tác kinh tế thương mại. Đây chính là cơ
sở cho sự hình thành sau này của thuyết “hòa bình dân chủ” (democractic peace), theo
đó các xã hội dân chủ, có nền kinh tế mở, không bao giờ xung đột với nhau. Bên cạnh
đó, chủ nghĩa lý tưởng của Woodrow Wilson, với niềm tin về khả năng ngăn ngừa
chiến tranh thông qua các biện pháp “an ninh tập thể” và các công cụ luật pháp quốc tế
cũng là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển của chủ nghĩa tự do trong thế kỷ XX.
Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do nói chung, quốc gia là chủ thể quan trọng
nhất, nhưng không phải là duy nhất của quan hệ quốc tế. Các chủ thể khác bao gồm
các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các thể chế đa phương. Chủ nghĩa tự
do nhấn mạnh tính hệ thống cũng như vai trò của thể chế trong việc cung cấp thông
tin, giảm chi phí chuyển tải (transaction cost), và do đó tạo thuận lợi cho hợp tác giữa
các quốc gia, đặc biệt là hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, các nhánh khác nhau của chủ
nghĩa tự do có cách giải thích khác nhau về nguyên nhân dẫn đến hợp tác giữa các
quốc gia. Nhánh “Tự do cổ điển” cho rằng các chủ thể hợp tác được với nhau là nhờ sự
tồn tại của các thể chế do con người lập nên nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi hợp tác và
ngăn chặn việc dùng sức mạnh răn đe (coercive action). Trong khi đó, nhánh “Tân Tự
do”, với đại diện tiêu biểu là Robert O. Keohane và Robert Axelrod, cho rằng hợp tác
thực hiện được là do các chủ thể, qua quá trình tương tác liên tục, nhận thức được lợi
ích của việc hợp tác. Như vậy, lợi ích trong hợp tác có hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy các
chủ thể hợp tác tiếp tục để giải quyết mâu thuẫn.
Với những luận đề cơ bản như trên, nghiên cứu về cấu trúc khu vực dưới góc
nhìn của chủ nghĩa tự do tập trung vào vai trò của các thể chế cũng như qua trình thể

chế hóa nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia. Do yếu tố kinh tế luôn đóng vai trò
quan trọng trong trường phái lý thuyết này, hợp tác kinh tế trở thành một bộ phận quan
trọng của “kiến trúc an ninh khu vực”.
Những nghiên cứu của các nhà tự do chủ nghĩa, đặc biệt là trường phái Thể chế
Tân dự do (Neoliberalism), về cấu trúc khu vực ở Đông Á thường xoay quanh các thể

16


chế hợp tác kinh tế, chính trị như APEC, ASEAN; coi đây là các trục chính trong kiến
trúc an ninh khu vực. Trường phái này công nhận vai trò của các thể chế khu vực trong
việc giảm chi phí chuyển tải, cung cấp thông tin, và do đó là giảm tính bất định trong
hành vi của các chủ thể. Các quốc gia trong khu vực có lợi ích trong việc tăng cường
hợp tác, nhất là hợp tác kinh tế, do đó ủng hộ và tham gia tích cực vào quá trình xây
dựng các thể chế này.
1.1.3. Chủ nghĩa kiến tạo
Hình thành vào nửa sau thế kỷ XX, Chủ nghĩa Kiến tạo là một mô hình lý
thuyết không mang tính đồng nhất, với nhiều luận đề cơ bản trùng với các mô hình
khác như chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa tự do. Chủ nghĩa Kiến tạo nhìn chung
nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa, ý tưởng, hệ tư tưởng và “xã hội hóa”. Theo
đó, hành vi của nhà nước được quyết định bởi niềm tin, bản sắc cũng như các chuẩn
mực cư xử xã hội của tầng lớp tinh hoa. Nhà nước và lợi ích quốc gia la do bản sắc xã
hội của các đối tượng này quyết định. Như vậy, cá nhân, cụ thể là các nguyên thủ quốc
gia, với những giá trị văn hóa và bản sắc gắn liền trong hoàn cảnh lịch sử của họ, đưa
ra quyết sách và vì vậy, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quốc tế.
Chủ nghĩa kiến tạo không đề cập nhiều đến cấu trúc hệ thống, trái lại cho rằng
hệ thống quốc tế cũng như tình trạng vô chính phủ của hệ thống đó, đều là những sản
phẩm xã hội. Alexander Wendt, một đại diện tiêu biểu của trường phái lý thuyết này,
cho rằng “Tình trạng vô chính phủ do chính các quốc gia tạo nên”. Việc một hệ thống
có trở nên vô chính phủ hay không tùy thuộc vào bản sắc, chứ không phải khả năng

quân sự của các quốc gia như cách hiểu của chủ nghĩa hiện thực. Hơn nữa, bản sắc của
các chủ thể có thể thay đổi, thông qua quá trình hợp tác và học hỏi; và tình trạng vô
chính phủ giữa các quốc gia thân thiện và có cùng chung nhận thức cũng khác với tình
trạng vô chính phủ giữa các quốc gia thù địch với nhau.
Trên thực tế, chủ nghĩa kiến tạo không đưa ra các luận điểm cụ thể về cấu trúc
khu vực, tuy nhiên lại cho rằng tư tưởng và ý thức hệ đóng vai trò quan trọng trong
mối quan hệ giữa các chủ thể. Do đó, chủ nghĩa kiến tạo ủng hộ việc đề ra các ý tưởng
và sáng kiến nhằm thúc đẩy sự giao lưu và hình thành các giá trị và chuẩn mực chung,

17


từ đó tạo bản sắc chung cho các chủ thể, đóng góp vào phòng ngừa xung đột, thúc đẩy
hòa bình và an ninh giữa các quốc gia.
Những nghiên cứu gần đây của Amitav Acharya về chủ nghĩa khu vực ở Đông
Á nói riêng và ở châu Á nói chung là những công trình tiêu biểu cho tư tưởng kiến tạo
về cấu trúc khu vực. Acharya nhìn nhận các chiến lược chính trị-quân sự theo khía
cạnh kiến tạo xã hội, ảnh hưởng bởi hệ thống các tư tưởng và quan niệm; đồng thời
chú trọng khả năng của chủ nghĩa đa phương đối với việc tạo ra thay đổi trong hệ
thống. Cụ thể là, trong ngắn hạn, chủ nghĩa đa phương tạo điều kiện cho việc xây dựng
các chuẩn mực ứng xử và xây dựng lòng tin giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa các
cường quốc. Trong dài hạn, thông qua quá trình tăng cường tiếp xúc, trao đổi, các chủ
thể có thể thay đổi cách nhìn nhận đối với cân bằng quyền lực. Theo Acharya, việc các
nước ASEAN theo đuổi một thể chế đa phương cho khu vực Đông Nam Á có thể được
coi là một phương cách để duy trì cân bằng quyền lực ở khu vực, trong khi cũng bổ trợ
cho các liên minh song phương giữa các nước trong khu vực với các cường quốc,
trong đó có Mỹ.
Chủ nghĩa kiến tạo còn giải thích tại sao loại hình khác của chủ nghĩa khu vực
có thể tồn tại ở châu Á, phản ánh rõ rệt hơn các chuẩn mực và văn hóa của các quốc
gia châu Á và bản sắc chung của họ - những quốc gia mới giành độc lập đang tìm kiếm

quyền tự cho cho đất nước và cho cả khu vực. Điều này giải thích nguồn gốc và sự
phát triển của ASEAN, tổ chức khu vực độc lập đầu tiên của châu Á. Những nhà kiến
tạo biện luận rằng sự hình thành ASEAN không thể giải thích ở góc độ hiện thực chủ
nghĩa do thiếu vắng một mối đe dọa chung từ bên ngoài, hoặc bởi chủ nghĩa tự do vốn
cho rằng phải có một sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước thành viên. Thay vào đó,
chủ nghĩa khu vực ở Đông Nam Á là sản phẩm đến từ lý tưởng, chẳng hạn như những
chuẩn mực chung và các bản sắc chung đến từ quá trình xã hội hóa. Các chuẩn mực
chung – bao gồm các nguyên tắc không can thiệp, bình đẳng giữa các quốc gia và
không trở thành thành viên trong hiệp ước quân sự của các siêu cường – đã ảnh hưởng
đến việc hình thành một dạng chủ nghĩa khu vực sơ khai và phi thể chế hóa, gọi là
“phương cách ASEAN”. Như vậy, sở dĩ ASEAN thành công và tạo ra được bản sắc

18


riêng chính bởi vì họ đã tạo ra được phương thức riêng. Phương thức này là tập hợp
những thể chế bao gồm các quy định, nguyên tắc, luật lệ, quá trình hoạch định chính
sách tồn tại trong ASEAN. Các thể chế này không mang tính pháp chế bởi vì cơ sở của
nó là các quy ước và thỏa thuận chứ không phải các hiệp định chính thức. Như vậy nền
tảng của ASEAN dựa trên tính tự nguyện nhiều hơn tính pháp lý.
1.1.4. Chủ nghĩa khu vực mới
“Chủ nghĩa khu vực mới” xuất hiện từ cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của
thế kỷ 20. Chủ nghĩa khu vực mới không hẳn là sự phủ nhận các quan điểm, học
thuyết của các trường phái lý luận về chủ nghĩa khu vực thời đầu, mà là sự kế tiếp và
phát triển mới về lý luận trên cơ sở học tập những quan điểm, lý luận về hội nhập khu
vực châu Âu. Lý thuyết “chủ nghĩa khu vực mới” hay cách tiếp cận “chủ nghĩa khu
vực mới” khái quát hóa khái niệm về khu vực và tính khu vực; tính toàn diện của bản
chất mở và độc lập, tính đa dạng về hình thái (dimensional) của mô hình hội nhập khu
vực; sự tương tác giữa các thành phần, tác nhân tham gia tiến trình hội nhập khu vực
(nhà nước và thành phần phi nhà nước). Theo đó, khái niệm khu vực được xem xét

trên 5 cấp độ: (i) là khu vực địa lý; (ii) là hệ thống xã hội; (iii) là hợp tác có tổ chức
trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự; (iv) là xã hội dân sự hình thành
khi các hệ thống có tổ chức thúc đẩy giao lưu xã hội và sự hòa hợp về giá trị trong khu
vực; (v) là thực thể có bản sắc riêng, có năng lực hành vi, có tính hợp pháp, và có cơ
chế ra quyết sách.
Trên cơ sở khái niệm khu vực mở và linh hoạt như trên, cách đánh giá về tiến
trình hội nhập khu vực ở các khu vực khác trên thế giới sẽ ít nhiều giảm bớt sự thiên
lệch của những trường phái lý thuyết lấy châu Âu làm trọng tâm mà Breslin đã phê
phán “diễn biến tiến trình chủ nghĩa khu vực và khu vực hóa ít được cụ thể hóa về mặt
lý luận do cách thức đối chiếu những diễn biến này với những kinh nghiệm của châu
Âu”. Breslin cho rằng: (i) cái bóng của tiến trình hội nhập của Liên minh châu Âu
(EU) và chủ nghĩa khu vực châu Âu lấn át những kinh nghiệm của những khu vực
khác; (ii) việc lấy EU làm mẫu hình cho hội nhập khu vực ở các khu vực khác là một
trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển các nghiên cứu phân tích về lý thuyết hội

19


nhập khu vực. Breslin lập luận rằng, riêng việc quy kết chủ nghĩa khu vực ở châu Á và
châu Mỹ Latin là “lỏng lẻo”và “không chính thức”đã phản ánh rõ thành kiến cho rằng
tiến triển về tổ chức khu vực nhất định phải được xác định trên cơ sở so sánh với tiến
trình thể chế hóa lấy EU làm khuôn mẫu.
Trong mối quan hệ giữa chủ nghĩa khu vực với toàn cầu hóa, “chủ nghĩa khu
vực mới” là phản ứng, và ở mực độ nào đó, là sự điều chỉnh các tác động tiêu cực bởi
tiến trình toàn cầu hóa. Từ góc độ kinh tế-chính trị, “chủ nghĩa khu vực” những năm
1990 là sự biểu hiện tập trung của cạnh tranh quyền lực kinh tế-chính trị trong nền
kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh đan xen giữa các dòng chảy liên khu vực và trong nội
bộ khu vực. “Chủ nghĩa khu vực mới” còn được khái quát trong công thức: chủ nghĩa
khu vực cộng với những chiến lược phát triển tự do mới thành “chủ nghĩa khu vực
mới”. Nói chung, chủ nghĩa khu vực cần được phân tích tổng hòa các mối quan hệ

tương tác đa dạng, như một định nghĩa hoàn chỉnh về chủ nghĩa khu vực, bao gồm
năm phạm trù khác nhau: (i) tiến trình khu vực hóa; (ii) sự hình thành bản sắc khu vực;
(iii) sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực; (iv) hội nhập khu vực do các quốc gia
thúc đẩy; (v) sự gắn kết khu vực. Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa, chủ nghĩa khu
vực cần phải được xem xét và phân tích kết hợp từ góc độ lý luận và lịch sử. Có một
số điểm đáng chú ý tạo nên nét mới của lý luận về chủ nghĩa khu vực thời kỳ sau
Chiến tranh lạnh.
Thứ nhất, chủ nghĩa khu vực mới trước hết ở quy mô và phạm vi. Chủ nghĩa
khu vực mới bao quát và lý luận hoá tiến trình hội nhập ở tất cả các khu vực. Điều này
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự ra đời của rất nhiều các tổ chức khu vực, hoặc
các khối kinh tế khu vực và tiểu khu vực, hoặc các khu vực mậu dịch tự do.
Thứ hai, có sự thay đổi về phương pháp tiếp cận thuần tuý coi nhà nước là chủ
thể chi phối tiến trình hội nhập, chuyển sang coi trọng hơn vai trò của các mạng lưới
kinh doanh và các lực lượng xã hội trong khu vực. Nói cách khác, vai trò ngày càng
quan trọng của các nhân tố, chủ thể phi nhà nước trong tiến trình hội nhập khu vực
được đánh giá cao. Rõ nét nhất là sự thừa nhận khái niệm khu vực hoá là thành tố của
tiến trình chủ nghĩa khu vực, chịu sự điều tiết của thị trường, là quá trình chuyển dịch

20


các dòng vốn và trao đổi thương mại do các công ty đa quốc gia và sản xuất xuyên
quốc gia chi phối. Chủ nghĩa khu vực mới cũng thừa nhận vai trò của tư tưởng và bản
sắc, không đơn thuần nhấn mạnh vai trò của các nhân tố vật chất như sức mạnh hoặc
sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế-chính trị, v.v…
Thứ ba, chủ nghĩa khu vực mới không sử dụng tiêu chí của tiến trình hội nhập
châu Âu để đánh giá bản chất của tiến trình hội nhập ở các khu vực khác; và thừa nhận
sự đa dạng của các mô hình hội nhập: (i) từ hình thái đặc trưng với các thể chế luật
pháp tới các hình thái linh hoạt, không ràng buộc nhiều về luật pháp, hay thủ tục; (ii)
không bó gọn trong khái niệm khu vực địa lý lãnh thổ, cụ thể có nhiều dạng thức liên

kết hợp tác, từ tam giác, tứ giác phát triển, hợp tác tiểu khu vực hay còn gọi là chủ
nghĩa khu vực vi mô (micro-regionalism), chủ nghĩa liên khu vực (interregionalism/transregionalism), chủ nghĩa khu vực nội bộ (intra-regionalism), v.v…
1.2. Khái quát về Cộng đồng ASEAN
1.2.1. Mục tiêu của Cộng đồng ASEAN
Các mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo của Cộng đồng ASEAN được đề cập chủ yếu
trong các văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020, Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II và Hiến
chương ASEAN. Ngoài ra, mục tiêu cụ thể của từng trụ cột Cộng đồng chính trị-an
ninh, Kinh tế và Văn hoá-Xã hội được nêu đậm hơn trong các Kế hoạch hành động
thông qua năm 2004 cũng như trong các Kế hoạch tổng thể (Blueprint) thông qua năm
2009 để xây dựng 3 trụ cột này. Đây là những văn kiện quan trọng và là bước cần thiết
để ASEAN đẩy mạnh nỗ lực hiện thực thực hóa mục tiêu Cộng đồng ASEAN vào năm
2015.
Trải qua các giai đoạn hình thành, xây dựng và phát triển, từ ý tưởng đến hành
động cụ thể, ASEAN đã dần củng cố các mục tiêu cơ bản của mình trở thành những
mục tiêu cốt lõi, nền tảng, làm cơ sở cho sự phát triển về lâu dài của các nước trong
khu vực với tư cách là một Cộng đồng.
Những mục tiêu đó được khẳng định ngay tại Điều 1 của Hiến chương ASEAN
là: Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị

21


hướng tới hòa bình trong khu vực;đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn
hóa - xã hội; đảm bảo rằng nhân dân và các Quốc gia thành viên ASEAN được sống
hoà bình với toàn thế giới nói chung trong một môi trường công bằng, dân chủ và hoà
hợp; xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng,
khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư;
giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN; tăng cường dân chủ,
thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do
cơ bản; đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia

và các thách thức xuyên biên giới; thúc đẩy phát triển bền vững; nâng cao phúc lợi và
đời sống của người dân ASEAN; thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân,
trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên
kết và xây dựng cộng đồng ASEAN; đề cao bản sắc ASEAN; và duy trì vai trò trung
tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với
các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp.

2

Trong số những mục tiêu trên, điểm mới so với trước đây là ASEAN khẳng
định các mục tiêu như tăng cường các giá trị hướng tới hòa bình ở khu vực, bên cạnh
các mục tiêu duy trì củng cố hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực; tăng cường dân
chủ, thúc đẩy quan trị tốt nền pháp trị, thúc đẩy bảo vệ quyền con người và các quyền
tự do cơ bản cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền này; thu hẹp khoảng cách
phát triển và giảm nghèo; bảo đảm công bằng xã hội và tạo cơ hội phát triển đồng đều;
thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng đến người dân…
Tất cả các mục tiêu của ASEAN đã được khái quát khá đầy đủ và khẳng định
chắc chắn ngay tại Điều 1 của Hiến chương ASEAN. Những mục tiêu đó thể hiện các
mốc phát triển tiến bộ của ASEAN trong từng giai đoạn cụ thể. Cho nên, sau khi Cộng
đồng ASEAN được thành lập, cùng với những bước phát triển mới cao hơn, liên kết
sâu rộng hơn, chặt chẽ và mạnh mẽ hơn, ASEAN sẽ tiếp tục làm mới, bổ sung, cập
nhật những yếu tố mới, mục tiêu mới phù hợp với vị thế, vai trò, và năng lực của mình,
2ASEAN Secretariat, ASEAN Charter, pg.3-5,

www.asean.org/archive/publications/ASEAN-Charter.pdf , 20 Nov 2007

22


phục vụ hiệu quả nhất cho bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, và thịnh vượng chung

của toàn khu vực.
1.2.2. Nội dung của Cộng đồng ASEAN
Việc xây dựng Cộng đồng ASEAN được các nhà lãnh đạo đề xuất tại Hội nghị
cấp cao ASEAN lần thứ 9 (Bali, Indonesia, tháng 10/2003). Và sau đó thông qua Lộ
trình xây dựng Cộng đồng (2009-2015) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14
(Cha’am Hua Hin, Thái Lan, tháng 2/2009). Tuy nhiên, tất cả các văn bản nói trên đều
chưa đề cập đến nội hàm cụ thể hay một mô hình Cộng đồng ASEAN sẽ hình thành
vào năm 2015, mặc dù quyết tâm xây dựng Cộng đồng luôn được nhắc đến trong tất cả
các văn kiện của các Hội nghị ASEAN. Bởi vậy, nói đến một nội hàm Cộng đồng
ASEAN chính xác là rất khó khăn, tuy nhiên cũng xin điểm qua một số nét chủ yếu về
một Cộng đồng ASEAN và 3 trụ cột cộng đồng dựa trên Hiến chương ASEAN, Lộ
trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và những vấn đề đặt ra trong quá trình hiện thực
hóa mục tiêu cao cả này.
Cộng đồng ASEAN sẽ được cấu thành từ 3 trụ cột Cộng đồng là Cộng đồng
Chính trị-An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, và Cộng đồng Văn hóa-Xã
hội ASEAN, trong đó:
-

Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) nhằm duy trì và tăng cường

an ninh, hòa bình và ổn định, tăng khả năng của ASEAN tự bảo đảm an ninh khu vực.
Hợp tác trong khuôn khổ APSC bao gồm hợp tác kiến tạo một nền an ninh toàn diện ở
khu vực, ứng phó với các thách thức phi truyền thống, như tội phạm xuyên quốc gia,
khủng bố, ứng phó thiên tai khẩn cấp và hợp tác về an ninh hàng hải... “Cộng đồng
ASEAN về mặt Chính trị không có nghĩa đây là một tổ chức liên minh, hay phòng thủ
tập thể chung của các nước ASEAN. Nó khác hoàn toàn với một số các tổ chức liên
3

minh về quân sự, chính trị” . Điều này cũng có nghĩa là ASEAN sẽ không hướng tới
hình thành liên minh quân sự ở khu vực, hoặc một khối phòng thủ chung; các nước


3VOV Online, BTNG Phạm Bình Minh nói về Cộng đồng ASEAN, ngày 01/9/2013

23


thành viên có quyền tự do theo đuổi chính sách đối ngoại riêng cũng như bố trí phòng
thủ riêng của mình.
- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm tạo dựng: i) Một thị trường chung và
cơ sở sản xuất thống nhất; ii) Một khu vực có sức cạnh tranh; iii) Phát triển đồng đều;
iv) Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Để đưa ASEAN trở thành một thị trường chung
và cơ sở sản xuất thống nhất, AEC tập trung vào các biện pháp tạo thuận lợi hóa và tự
do lưu chuyển thương mại, đầu tư, dịch vụ, lao động tay nghề cao, và sự di chuyển tự
do hơn của các dòng vốn. AEC, tuy vậy, không có kế hoạch xây dựng một liên minh
tiền tệ sử dụng đồng tiền chung như Liên minh châu Âu (EU). Như Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Bình Minh đã khẳng định, Cộng đồng ASEAN sẽ “phát triển theo hướng
làm sao để các nước ASEAN phát triển một cách đồng đều trên cơ sở thị trường rộng
4

lớn, trên tiêu chí của ASEAN” .
- Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) là nhằm gắn bó chặt chẽ các
nước Đông Nam Á trong một cộng đồng gắn kết, phát triển đồng đều, hòa hợp, với các
“xã hội quan tâm và chia sẻ”, “phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân ASEAN, sẽ tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã
5

hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hóa và khoa học công nghệ” ,
“đảm bảo được quyền của phụ nữ, người lao động bị tổn thương hoặc những chính
6


sách về xã hội, những dịch vụ trong hợp tác về y tế, giáo dục….” . Theo đó, Cộng
đồng văn hóa xã hội có 4 thành tố: (1) Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn
nhau; (2) Điều tiết những ảnh hưởng về mặt xã hội của các liên kết kinh tế; (3) Đảm
bảo tính bền vững của môi trường (4) Tăng cường nền tảng gắn kết xã hội của khu
vực.
Thời điểm hình thành Cộng đồng ASEAN sau ngày 31/12/2015 được xác định
chỉ là mốc khởi đầu và tiến trình xây dựng, củng cố Cộng đồng ASEAN sẽ tiếp tục
được đẩy mạnh trong giai đoạn tiếp theo.
4
5

VOV Online, như đã dẫn
Phạm Gia Khiêm (2007), Hợp tác chính trị-an ninh ASEAN: Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình, Đặc san báo
Thế giới và Việt Nam, tr.21
6 VOV Online, như đã dẫn

24


Để có thể bảo đảm được hoạt động của Cộng đồng, sau năm 2015, cơ bản bộ
máy vận hành của ASEAN vẫn được duy trì theo Hiến chương ASEAN. Sự gắn kết,
liên kết, phối kết giữa các trụ cột Cộng đồng đều phải tuân theo những nguyên tắc đã
được quy định trong Hiến chương ASEAN. Với Hiến chương, ASEAN sẽ tiếp tục
khẳng định sự tồn tại của mình với tư cách pháp nhân đầy đủ trong quan hệ quốc tế,
mang một vị thế mới trong quan hệ với bên ngoài, đóng vai trò là một tổ chức khu vực
quan trọng trong duy trì hòa bình, giải quyết xung đột ở khu vực, trên cơ sở tham vấn,
đồng thuận, linh hoạt để có thể kịp thời ứng phó với các vấn đề nảy sinh. Mặc dù vậy,
các nước thành viên chưa muốn bộ máy của ASEAN được thể chế hóa chặt chẽ theo
mô hình siêu quốc gia kiểu EU, và muốn duy trì một mức độ linh hoạt nhất định để
phù hợp với thực tiễn của khu vực. Điều quan trọng là bộ máy ấy phải vận hành trôi

chảy và hiệu quả, không tạo sức ép cho các nước thành viên, và đáp ứng được những
đòi hỏi mới của một Cộng đồng ngày càng liên kết sâu rộng ở tất cả các trụ cột và các
lĩnh vực hợp tác.
1.3 Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN
1.3.1 Bối cảnh và nguyên nhân
Cục diện thế giới, bức tranh toàn cảnh về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội của thế giới đang có nhiều biến động. Sự hồi sinh của Nga, sự trỗi dậy mạnh mẽ
của Trung Quốc, Ấn Độ, và nhiều quốc gia mới nổi đã dẫn đến sự dịch chuyển tương
quan sức mạnh toàn cầu. Thế giới đang chuyển dần từ đơn cực sang đa cực sau Chiến
tranh lạnh. Hòa bình, hợp tác, và phát triển vẫn là xu thế lớn tuy còn tiềm ẩn những
nhân tố gây mất ổn định như cạnh tranh về ảnh hưởng và quyền lực, vấn đề biến giới
lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên, xung đột sắc tộc, khủng bố… Sự phát triển mạnh mẽ
của toàn cầu hóa làm cho tính tùy thuộc của các quốc gia ngày một tăng lên và thế giới
dường như thu hẹp lại. Mọi sự biến đổi dù lớn hay nhỏ của cục diện thế giới đều tác
động trực tiếp đến các mối quan hệ quốc tế, từ đó làm thay đổi tư duy phát triển, dẫn
đến sự điều chỉnh chính sách, chiến lược của các quốc gia.

25


×