Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

Quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua di cảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.79 KB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----- *** -----

PHAN THỊ HỒNG GIAO

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU QUA DI
CẢO

CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TÔN PHƯƠNG LAN

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang

Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................. 1
Lịch sử vấn đề.................................................................................................................................... 2
2.1. Nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu......................................... 2
2.2. Nghiên cứu về phê bình và tiểu luận của Nguyễn Minh Châu.............4
2.3. Tình hình nghiên cứu về Di cảo Nguyễn Minh Châu................................6


Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................... 9
Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 10
Cấu trúc của luận văn................................................................................................................ 10
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người
của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo 11
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người....................................................................... 11
1.1.1.Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người........................................ 11
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học viết về đề tài
chiến tranh 1945-1975 và sau 1975....................................................................................... 13
1.1.3. Con người qua các sáng tác nhật ký viết về chiến tranh....................15
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu
qua Di cảo 16
1.2.1. Viết về con người với cảm hứng ngợi ca........................................................... 17
1.2.1.1.Con người trong cuộc chiến đầy gian khổ, hy sinh............................. 18
1.2.1.2.Con người với lòng dũng cảm và đức hy sinh cao đẹp......................21
1.2.2. Viết về con người với cảm hứng nhân bản...................................................... 24
1.2.2.1. Con người với những mất mát và nỗi đau khôn cùng.....................26
1.2.2.2.Con người với những suy ngẫm mang tính nhân bản.......................33
1.2.2.3. Con người với những suy ngẫm về vấn đề khôi phục vết thương
sau chiến tranh........................................................................................................................... 39


Chương 2: Quan niệm về văn học của Nguyễn Minh Châu
qua Di cảo 48
2.1. Về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực......................................................... 49
2.1.1 Hiện thực cuộc sống là khởi nguồn sáng tạo của nhà văn..................52
2.1.2. Quan niệm về phản ánh hiện thực trong văn học................................... 58
2.1.3. Những yêu cầu về cách tiếp cận, phản ánh hiện thực trong văn học
64

2.2. Văn học thể hiện tính tư tưởng................................................................................... 78
2.2.1. Quan niệm về tính tư tưởng trong tác phẩm văn học..........................78
2.2.2. Phấn đấu để tác phẩm có tính tư tưởng...................................................... 84
Chương 3: Quan niệm về nhà văn của Nguyễn Minh Châu
qua Di cảo 89
3.1.Quan niệm về tài năng của người cầm bút........................................................... 91
3.1.1.Tài năng của người cầm bút gắn liền với cá tính sáng tạo........................ 91
3.1.2. Phát triển tài năng của người cầm bút................................................................. 95
3.2. Bản năng, ý thức và trách nhiệm của người cầm bút...............................101
3.2.1. Giai đoạn bản năng của người cầm bút........................................................... 102
3.2.2. Giai đoạn ý thức của người cầm bút................................................................. 105
3.2.3. Trách nhiệm của người cầm bút.......................................................................... 109
PHẦN KẾT LUẬN

119

TÀI LIỆU THAM KHẢO

123


A.
1.

PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.1 Trong dòng chảy của văn học hiện đại, Nguyễn Minh Châu (1930

- 1989) là nhà văn thuộc thế hệ sau năm 1954. Ông vào nghề khá muộn nhưng

đã khẳng định được vị trí tiêu biểu của mình. Hành trình văn học của Nguyễn
Minh Châu khởi đầu bằng truyện ngắn Sau một buổi tập (đăng tạp chí Văn
nghệ Quân đội, số 10-1960) và khép lại với truyện vừa Phiên chợ Giát, được
viết ngay trên giường bệnh, trong những ngày giờ chót cùng của cuộc đời ông
(1989). Ba thập kỷ - một hành trình không phải là dài, so với những đồng
nghiệp, đồng lứa: Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Hồ Phương,.... nhưng với một
số tác phẩm cùng các bài phê bình, tiểu luận, Nguyễn Minh Châu không chỉ
minh chứng xuất sắc cho bước chuyển âm thầm và quyết liệt trong quan niệm
sáng tác mà còn đạt tới sự hoàn thiện nghệ thuật. Ông đã tạo cho mình một vị
trí không thể thay thế trong giai đoạn quá độ của văn học trước và sau 1975,
trở thành một trong số những nhà văn tiêu biểu đặt nền móng cho sự đổi mới.
Nguyễn Minh Châu xứng đáng là người mở đường tinh anh và xuất sắc nhất
cho văn học Cách mạng Việt Nam thời kỳ hậu chiến.
1.2. Nguyễn Minh Châu đã đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng may mắn
thay, những trang nhật ký của ông đã được bà Nguyễn Thị Doanh vợ ông nâng niu, gìn giữ và công bố trong cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu. Với tư
cách vừa là nhà văn, vừa là người lính - chứng nhân của lịch sử, Nguyễn
Minh Châu đã ghi chép khá đầy đủ, chi tiết và rất công phu những gì mà ông
có dịp chứng kiến, đã được nghe, được nghiền ngẫm trong suốt cuộc hành
trình. Từ những ghi chép này chúng ta bắt gặp tư chất của một nhà văn
chuyên nghiệp. Bên cạnh những trang ghi chép mang tính chất tư liệu như còn
vương khói súng và nhịp độ khẩn trương gấp gáp của cuộc chiến hào hùng,
chúng ta bắt gặp dấu hiệu của những chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật
về cách nhìn nhận chiến tranh, con người với những day dứt, trăn trở khi nhìn
sâu vào cuộc chiến của dân tộc. Vẫn là âm hưởng sử thi, tràn đầy niềm tự hào
1


về lòng dũng cảm, sự hy sinh vô bờ bến của bộ đội ta, nhân dân ta nhưng bên
cạnh đó là những suy ngẫm về mất mát, đau thương mà con người phải chịu
đựng. Có thể nói Di cảo của Nguyễn Minh Châu không chỉ dừng lại ở việc

cung cấp cho hậu thế cái nhìn chân thật về hiện thực của một giai đoạn lịch sử
đầy đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng mà còn giúp người đọc được
tiếp cận số phận con người, số phận dân tộc với cái nhìn cảnh tỉnh về chiến
tranh. Ta có thể hiểu được cái nhìn tiên cảm của Nguyễn Minh Châu về đề tài
chiến tranh đã có từ rất sớm nhưng điều kiện xã hội chưa cho phép ông có đủ
dũng khí để thể hiện một cách đầy đủ mà đành phải giấu đi, gói trong bao
lần lá, rào sau bao tầng chữ văn chương .
1.3. Cũng ở Di cảo ta có dịp thấu hiểu những trăn trở, suy tư về nghề
văn, về trách nhiệm của người cầm bút qua những trang nhật ký và trang sổ
tay viết văn. Đây là căn cứ thực sự quan trọng để bạn đọc hiểu về con người
nhà văn từ góc độ tâm hồn và nhân cách. Từ đó ta có thể hình dung một cách
đầy đủ hơn về Nguyễn Minh Châu, về những chuyển biến trong quan niệm
nghệ thuật đã manh nha từ rất sớm, để hôm nay, hậu thế thấy được sự dũng
cảm của ông với vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học thời hậu
chiến.
Di cảo cho chúng ta hiểu một cách thấu đáo và đầy đủ hơn về một
Nguyễn Minh Châu tiên phong trong lĩnh vực đổi mới và cũng hiểu được đâu
là động lực thôi thúc ông chọn con đường ấy và vì sao ông lại có thể thành
công đến vậy. Nghiên cứu Di cảo Nguyễn Minh Châu, chúng ta sẽ có được
một cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về cuộc đời, văn nghiệp và đặc biệt là sự
vận động trong nhận thức và trong quan niệm nghệ thuật của một nhà văn tâm
huyết, tài năng của văn học hiện đại Việt Nam.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :
2.1.

Nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu công bố truyện ngắn đầu tiên vào năm 1960 và

năm 1970 đã có một số bài phê bình dành cho tiểu thuyết Cửa sông và tập
2



truyện ngắn Những vùng trời khác nhau. Những năm 80 bài phê bình các tác
phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ngày càng nhiều,
nhất là khi các sáng tác của ông có nhiều dấu hiệu đổi mới cả về nội dung lẫn
hình thức. Đặc biệt cho đến đầu những năm 90 đã có hơn trăm bài viết về
Nguyễn Minh Châu và tác phẩm của ông.
Nhiều bài viết trong các cuộc hội thảo về Nguyễn Minh Châu đã
được tập hợp lại in trong cuốn Nguyễn Minh Châu, con người và tác phẩm
(1991) và Nguyễn Minh Châu - kỷ yếu nhân năm năm ngày mất ( 1994 ).
Trong các tác giả viết nhiều về Nguyễn Minh Châu trước hết phải kể
đến tác giả Tôn Phương Lan với hàng chục bài viết và một luận án tiến sỹ.
Các tác giả như Ngô Thảo, Nhị Ca, Bùi Việt Thắng , Vương Trí Nhàn, Nguyễn
Văn Long, Nguyễn Trung Thu, Trung Trung Đỉnh, Ngô Vĩnh Bình….cũng
đều là những người có nhiều bài báo viết về tác phẩm và con người nhà văn
Nguyễn Minh Châu. Các bài viết của các tác giả mà chúng tôi điểm qua trên
đây đã được tập hợp tương đối đầy đủ trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác
gia và tác phẩm do Nguyễn Trọng Hoàn giới thiệu và tuyển chọn. Ngoài ra,
hàng năm còn có nhiều luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ ở các trường Đại học
và Viện văn học nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ nhiều góc
độ khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau, rất phong phú và đa dạng. Chúng
tôi không hy vọng bao quát đầy đủ mà tập trung chú ý vào những ý kiến tiêu
biểu, giúp ích cho việc nghiên cứu đề tài:
Nhìn chung, bàn về sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Minh Châu, các tác giả đều khẳng định một nét tiêu biểu của Nguyễn Minh
Châu là nhà văn không chịu bằng lòng với những gì mình đã viết mà luôn tìm
cách khám phá, đổi mới trong tư duy nghệ thuật, trong cách tiếp cận đề tài
chiến tranh, con người và cuộc sống.
Phần lớn, các tác giả đều đã đề cập đến bước chuyển mình của Nguyễn
Minh Châu từ cảm hứng hiện thực lãng mạn cách mạng và cảm hứng sử thi


3


bước sang cảm hứng nhân văn. Với tài năng, lương tâm và trách nhiệm,
Nguyễn Minh Châu lại cùng dân tộc bước vào cuộc chiến đấu mới: chiến đấu
cho quyền sống của con người.
Có thể thấy các ý kiến bàn về sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu đều tập trung vào tìm hiểu mảng hiện thực quen thuộc
nhất của ông: chiến tranh và người lính. Ông đã thể hiện quan niệm nghệ
thuật mới mẻ khi tiếp cận hiện thực này và đã góp phần phát hiện ra những
quy luật vận động sâu kín của đời sống nhân sinh thế sự và đạt tới một chiều
sâu nhân bản mới.
Các tác giả đều thống nhất trong việc khẳng định : Sự đổi mới trong quan
niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã thực sự đem đến cho ông một vị
trí không thể thay thế trong giai đoạn quá độ của văn học trước và sau 1975,
trở thành một nhà văn đặt nền móng toàn diện và sâu sắc cho sự đổi mới - đặc
biệt là ở đề tài viết về chiến tranh. Những ý kiến của người đi trước thực sự là
những gợi ý quý báu, làm cơ sở giúp chúng tôi triển khai và hoàn thành luận
văn này.
2.2. Nghiên cứu về phê bình và tiểu luận của Nguyễn Minh Châu
Sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu không chỉ được ghi dấu ở phần sáng
tác, mà ngay trong địa hạt phê bình, người ta cũng nhớ đến ông ở tư cách là
người đầu tiên khuấy động sự tĩnh lặng hàng bao nhiêu năm của một nền văn
học thời chiến. Bằng bài tiểu luận Viết về chiến tranh ông đã làm xôn xao dư
luận. Và văn học thời kỳ đổi mới đã ghi nhận bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho
một giai đoạn văn nghệ minh hoạ của ông là hiện tượng đặc sắc của một nhân
cách dũng cảm và trung thực và một cảm quan nhạy bén của một nghệ sỹ đã
nhận thức được sự tất yếu của tiến trình văn học.
Tìm hiểu tiểu luận - phê bình của Nguyễn Minh Châu diễn ra khá muộn so

với quá trình nghiên cứu về sáng tác của ông. Bảy năm sau ngày ông qua đời,
năm 1994, những trang tiểu luận - phê bình của ông mới được nhà nghiên cứu
Tôn Phương Lan tập hợp và cho ra mắt bạn đọc một cách đầy đủ trong tập
4


Trang giấy trước đèn. Tác giả Tôn Phương Lan, trong Hành trình dẻo dai của
một ngòi bút đã nhận thấy ở lĩnh vực lý luận phê bình văn học, chúng ta bắt
gặp vẫn Nguyễn Minh Châu ấy: trăn trở, dằn vặt, hao tâm, tổn trí để khám
phá, tìm tòi cho ra cái lẽ của nghề văn, của nghiệp cầm bút, của thiên chức
người nghệ sĩ và văn chương. Tôn Phương Lan là người không chỉ có công
biên soạn, giới thiệu phê bình tiểu luận của Nguyễn Minh Châu mà còn là
người phát hiện sự vận động trong ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
ở mảng phê bình tiểu luận. Các tác giả khác như Mai Hương, Nguyễn Trọng
Hoàn, Trần Đình Sử, Vương Trí Nhàn ….cũng có bài viết đề cập đến mảng
phê bình và tiểu luận của Nguyễn Minh Châu. Nhìn chung, các bài viết tiêu
biểu nghiên cứu về tiểu luận phê bình của Nguyễn Minh Châu còn rất ít so với
loạt bài nghiên cứu về sáng tác của ông. Chúng tôi coi những bài viết đánh giá
về mảng phê bình và tiểu luận của Nguyễn Minh Châu là những gợi ý, giúp
ích cho việc nghiên cứu đề tài. Có thể rút ra những gợi ý sâu sắc sau đây:
Nơi bộc lộ trực tiếp, rõ nhất ý thức và tư duy nghệ thuật của Nguyễn
Minh Châu chính là phần phê bình tiểu luận. Để hiểu rõ sự đổi mới về quan
niệm nghệ thuật của ông cần dùng chính phần này để soi chiếu vào sáng tác
của nhà văn, từ đó có cơ sở khẳng định những đóng góp to lớn của ông đối
với nền văn học cách mạng nước nhà không chỉ ở thực tiễn sáng tác mà còn ở
góc độ lý luận.
Nguyễn Minh Châu viết khá nhiều trang tiểu luận phê bình có giá trị thể
hiện suy nghĩ của ông về những phương diện khác nhau của quá trình văn
học. Giá trị của ngòi bút phê bình của nhà văn là ở tính tư tưởng rõ ràng, chân
thật, mạch lạc của nó…nhưng vị trí cao nhất của ông là người thổi bùng ngọn

lửa đổi mới văn học của giai đoạn mới.
Trong thời gian gần đây, nhiều luận văn Thạc sỹ và một số luận án Tiến
sỹ khoa học Ngữ văn ở các trường Đại học KHXH & NV, Đại học Sư phạm
HN và Viện Văn học đã chọn Nguyễn Minh Châu và các sáng tác của ông làm
đối tượng nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau. Dẫu vậy, vẫn chưa có
5


một chuyên luận hay một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ
thống về Di cảo Nguyễn Minh Châu. Gần đây nhất, một luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Lý luận văn học của tác giả Trần Thị Lan Phương (2008) có tên
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình và tiểu luận (do
PGS.TS Nguyễn Bá Thành hướng dẫn) đã tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu, từ góc độ Lý luận văn học với ba nội dung sau : Quan
niệm của Nguyễn Minh Châu về văn học và nhà văn; về hiện thực và việc
phản ánh hiện thực; về nhân vật trong tác phẩm văn học. Đây là một đề tài
nghiên cứu thiên về mảng phê bình tiểu luận của Nguyễn Minh Châu từ góc
độ Lý luận văn học nhưng vẫn là những gợi ý và là nguồn tham khảo cần thiết
đối với chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
3.3. Tình hình nghiên cứu về Di cảo Nguyễn Minh Châu
Di cảo của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm vừa được nhà xuất bản
Hà Nội cho ra mắt bạn đọc vào tháng 7 năm 2009. Đã hai mươi năm kể từ
ngày ông mất (23/1/1989), những trang viết, những tờ nháp, những cuốn sổ
ghi chép của Nguyễn Minh Châu đã được vợ ông - bà Nguyễn Thị Doanh
phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội công bố tương đối có hệ thống.
Do mới xuất bản nên chưa có một công trình chuyên sâu nào lấy Di cảo
Nguyễn Minh Châu làm đối tượng nghiên cứu. Tôn Phương Lan là một người
nghiên cứu lâu năm về Nguyễn Minh Châu cũng là người viết lời giới thiệu
cho tập Di cảo. Dưới tiêu đề Cái nhìn ngược sáng từ Di cảo Nguyễn Minh
Châu (Sau này đã được chỉnh sửa và in trong tạp chí văn học 2009), Tôn

Phương Lan đã giới thiệu khái quát các phần nội dung cơ bản của Di cảo : “Di
cảo của Nguyễn Minh Châu được chia làm ba phần :
Phần I: Tiếng vọng: Gồm những ghi chép của ông từ những năm 19671968, 1972-1973 trở đi. Đây là quãng thời gian xảy ra chiến dịch Đường 9 Nam Lào, Khe Sanh…, bối cảnh mà sau này ông chọn để viết nên Dấu chân
người lính và một số tiểu thuyết, truyện ngắn khác. Trong số này, lẻ tẻ một
6


vài đoạn có thể đã được trích đăng báo, tạp chí nhưng để tiện cho độc giả có
một cái nhìn trọn vẹn, NXB Hà Nội quyết định in toàn bộ.
Phần II: Nghề văn : Là những trăn trở, quan niệm và tâm sự của tác giả về
nghề cầm bút và hầu như chưa từng được công bố. Đó còn là những suy nghĩ,
nhận định về xu thế, tình hình văn học trong nước và trên thế giới được rút ra
từ “Trang sổ tay viết văn” và từ cuốn sổ ghi chép cuối cùng (1987-1988) của
ông. Những trang viết nối từ chiến tranh sang hòa bình - đặc biệt là những trải
nghiệm của Nguyễn Minh Châu những năm cuối đời đã thể hiện sự thay đổi,
chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức của ông về mọi khía cạnh của nghề
văn, từ đó dẫn đến những đột phá trong sáng tác của ông: “Cỏ lau”, “Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Khách ở quê ra”…
Phần III: Riêng tư : là thế giới tâm hồn, tình cảm của nhà văn. Ở đây tập
hợp những trang viết mà chính ông đối thoại và đối diện với mình. Và cả
những trang viết về một phần không thể thiếu trong cuộc đời ông là gia đình,
vợ con, anh em, bè bạn.
Giới thiệu nội dung Di cảo, Tôn Phương Lan đã đưa ra những nhận xét,
những suy ngẫm về tư tưởng của của Nguyễn Minh Châu :Trong thời kỳ đầu,
những ghi chép của ông hầu như chủ yếu là về những sự kiện, con người, địa
danh cụ thể. Càng về sau, sự chọn lọc, độ suy ngẫm, tính triết lý càng được
tăng dần....Những trang ghi chép của ông còn là sự thẩm thấu một nỗi đau
không thể nói thành lời trước những mất mát mà chiến tranh gây ra cho dân
tộc nói chung, cho mỗi con người cụ thể nói riêng....vì thế bao trùm lên tất cả
là một cái nhìn mới về cuộc chiến tranh. Tôn Phương Lan đã đưa ra những

kết luận khái quát có ý nghĩa phát hiện: ông thật sự là một nhà cách tân không chịu vừa lòng với những gì được viết ra, luôn tự làm mới mình bằng
những suy nghĩ hướng văn chương trở về với ý nghĩa đích thực của nó.

7


Nhìn chung, các bài viết tiêu biểu nghiên cứu về sáng tác và tiểu luận
phê bình của Nguyễn Minh Châu nói chung và các bài viết của nhà nghiên
cứu Tôn Phương Lan nói riêng đã đánh giá những đóng góp lớn lao có ý
nghĩa mở đường của Nguyễn Minh Châu. Đó là những gợi ý và là nguồn tham
khảo rất thiết thực đối với chúng tôi trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu
cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này. Hiện nay chưa có một công
trình chuyên biệt nào viết về Di cảo một cách công phu và đặt trong tương
quan với các sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Chúng tôi mạnh dạn chọn Di
cảo Nguyễn Minh Châu nhằm tìm hiểu những chuyển biến và đổi mới của về
quan niệm nghệ thuật của ông.
Di cảo Nguyễn Minh Châu chưa thể coi là tác phẩm nghệ thuật hoàn
chỉnh theo đúng nghĩa của nó. Nhà văn chủ yếu ghi lại những cảm nghĩ cho
riêng mình: những dòng nhật ký, những ý tưởng, những phác thảo, … để sau
này nếu có điều kiện sẽ trau chuốt lại, hoàn thiện thêm. Bởi vậy nên dễ thấy
một số ý tưởng còn sơ sài, lặp lại, thậm chí có phần còn chưa thật hợp lý. Việc
tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu quả không mấy đơn giản, việc đánh giá
chúng lại càng không thể giản đơn. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng: Có
những tình cảm, những nỗi niềm, những giá trị nhân văn và nghệ thuật mà chỉ
đến khi đọc Di cảo của Nguyễn Minh Châu ta mới cảm nhận hết vị trí tiên
phong của nhà văn trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật.
Có thể Di cảo của Nguyễn Minh Châu không phải là hoàn toàn mới.
Bởi lẽ, nhiều ý tưởng trong Di cảo đã được nhà văn thai nghén để cho ra đời
những tác phẩm văn học có ý nghĩa đột phá. Song thời của ông đã sống là thời
kỳ chưa “mở cửa”, văn chương chưa thật sự được “cởi trói” nên ở di cảo

chúng ta vẫn còn bắt gặp nhiều ý tưởng táo bạo. Nguyễn Minh Châu đã suy
ngẫm về chiến tranh, con người, về nghề văn và người viết văn ở một dạng
thức ghi chép chân thực nhất, thô mộc nhất, bổ sung một cách thiết thực vào
việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của ông. Đó là suy nghĩ, cảm nhận của
8


một con người đối mặt với khoảng cách mong mang giữa sự sống và cái chết
trong chiến tranh, đối mặt với từng trang giấy trắng hằng đêm với tâm huyết
và trăn trở của người cầm bút chân chính nên rất chân thực, sống động. Nhiều
ý

tưởng mà Nguyễn Minh Châu thể hiện qua Di cảo là "của để dành" cho bản

thân, chưa có điều kiện công bố - chứ không phải là những sản phẩm đã được
"làm hàng" qua bàn tay sáng tạo của những người nghệ sĩ. Di cảo Nguyễn
Minh Châu đã thực sự trở thành căn cứ quan trọng để hiểu về con người nhà
văn từ góc độ tâm hồn và nhân cách cũng như sự đổi mới tư duy và quan niệm
nghệ thuật của ông.
Với tính chất là di cảo, ta bắt gặp những tình cảm, những nỗi niềm,
những giá trị nhân văn và nghệ thuật, góp phần đánh giá đúng đắn hơn về tài
năng Nguyễn Minh Châu. Không phải bao giờ những điều nhà văn viết ra
cũng đồng nhất với những điều mà nhà văn ấp ủ, nung nấu. Ý thức nghệ thuật
của ông có lúc không còn song hành, đồng nhất với ý thức công dân mà đã
vượt lên, hướng về những triết lý nhân sinh sâu thẳm. Ta hiểu thêm về sự hòa
quyện cũng như những mâu thuẫn giữa ý thức công dân và ý thức nghệ thuật
của ông, qua đó hiểu thêm về số phận nghệ sĩ, trách nhiệm và sứ mệnh của họ
đối với thời đại. Tiếp cận Nguyễn Minh Châu trên ý nghĩa đó, chúng tôi muốn
cố gắng tiếp tục hoàn chỉnh thêm chân dung của nhà văn- nhà cách tân văn
học tinh anh nhất của thời kỳ hậu chiến.

3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Luận văn lấy Di cảo Nguyễn Minh Châu làm đối tượng tìm hiểu và
nghiên cứu từ đó làm sáng tỏ những nét tiêu biểu trong sự vận động và đổi
mới về quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
Với đặc trưng là những ghi chép mang tính chất riêng tư, chân thực, sinh
động, không trau chuốt, hầu như chưa được công bố, Di cảo Nguyễn Minh
Châu thể hiện rõ những trăn trở, suy tư mang chân thành của nhà văn về trách
9


nhiệm nghệ sĩ của mình để có thể hình dung rõ hơn về Nguyễn Minh Châu một trong số những gương mặt nhà văn sớm đi đầu trong công cuộc đổi mới.
Một số ý tưởng trong Di cảo đã được Nguyễn Minh Châu đưa vào tập
Phê bình, tiểu luận Trang giấy trước đèn và thể hiện qua một số tác phẩm cụ
thể. Tìm hiểu Di cảo, chúng tôi đã cố gắng mở rộng diện khảo sát qua các tác
phẩm cụ thể của Nguyễn Minh Châu.
Tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu, chúng tôi đặt trong toàn bộ sáng
tác và trong những tư liệu về phê bình và tiểu luận đã công bố của Nguyễn
Minh Châu và phần nào là các di cảo, nhật ký chiến tranh, nghề nghiệp của
các nhà văn khác như Nguyễn Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Dương Thị Xuân
Quý, Đặng Thùy Trâm…để hiểu thêm tính chất của một dạng thức văn học
mang tính riêng tư nhưng cũng không kém chân thành và nghiêm túc, bổ sung
một cách hiệu quả vào việc tìm hiểu cuộc sống và con người với những chiều
kích khác nhau, trong những giai đoạn hào hùng của dân tộc.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Di cảo Nguyễn Minh Châu trên
phương diện đổi mới quan niệm nghệ thuật. Bởi vậy, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát toàn bộ tác phẩm và sử dụng một số phương pháp như sau :

-

Phương pháp phân tích.

-

Phương pháp hệ thống.

-

Phương pháp so sánh đối chiếu.
4.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo,
luận văn triển khai nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh
Châu qua Di cảo
Chương 2: Quan niệm về văn học của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo
Chương 3 : Quan niệm về nhà văn của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo
10


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
Quan niệm nghệ thuật
về con người của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người

Trong lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam, bên cạnh các khái niệm
như: phương pháp sáng tạo, phong cách nghệ thuật, tiến trình văn học, quan
điểm lịch sử, hình tượng, thi pháp…thì quan niệm nghệ thuật về con người là
một khái niệm luôn được giới nghiên cứu lý luận văn học quan tâm. Quan
niệm nghệ thuật về con người là một vấn đề rất quan trọng của sáng tạo nghệ
thuật, nếu không có quan niệm nghệ thuật về con người thì sẽ không có tác
phẩm nghệ thuật.
Trước đây, trong giới lý luận văn học Nga đã có nhiều tác giả ứng dụng
khái niệm này để khảo sát các nền văn học trên thế giới như: P.X.Likhasốp, I.
Êrêmin, V.R.Secbina, V. V.Timôphiep, N.G.Giulinxki… Ở Việt Nam vấn đề
này được lưu ý như là một công cụ đắc lực cho việc khám phá thế giới nghệ
thuật của nhà văn. Bởi lẽ, để sáng tạo một tác phẩm văn học, nhà văn phải có
quan niệm về con người và cuộc sống qua góc nhìn nghệ thuật như một điều
kiện không thể thiếu. Quan niệm về con người chính là cơ sở chi phối những
nguyên tắc chiếm lĩnh, cắt nghĩa hiện thực đời sống của nhà văn. Quan niệm
nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của
nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn
có của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu
ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều
11


quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của
họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.

1.1.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là một khái niệm khá phức tạp
và đã có nhiều cách hiểu khác nhau. Tìm hiểu khái niệm quan niệm nghệ thuật
trong nghiên cứu văn học Xô Viết, G.S.Trần Đình Sử cho rằng: quan niệm
nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật học, nó gắn bó với quan niệm thế giới

quan, triết học, xã hội học về con người và thế giới nói chung, nhưng tự bản
thân nó đã là một “ý thức hệ” đặc biệt gắn liền với miêu tả nghệ thuật. Từ đó
G.S. đã đưa ra khái niệm được được nhiều người tán thành hơn cả: Quan niệm
nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã
được hóa thân thành các nguyên tắc, phuơng tiện, biện pháp hình thức thể
hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các
hình tượng nhân vật trong đó [93-tr.43]. Như vậy, cái thúc đẩy sức sáng tạo
nghệ thuật chính là quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và đặc biệt là về con
người, thể hiện sự thống nhất giữa hiện thực được phản ánh và năng lực cắt
nghĩa, lý giải nghệ thuật của nhà văn. Ứng với một quan niệm về cuộc đời và
con người là một thế giới nghệ thuật tồn tại ngay trong khám phá của nhà văn.
Trên cơ sở quan niệm nghệ thuật đã hình thành trước trong tư duy, trong cảm
xúc, tác giả có thể lựa chọn và xây dựng những hình tượng nghệ thuật khác
nhau. Và mỗi hình tượng nghệ thuật như vậy trong những tác phẩm khác nhau
của cùng một tác giả lại gặp nhau ở cùng một điểm dưới sự chỉ đạo của quan
niệm nghệ thuật của tác giả.
Mỗi nhà văn lớn đều có một quan niệm nghệ thuật về con người của
riêng mình. Quan niệm nghệ thuật về con người tất nhiên cũng mang dấu ấn
sáng tạo của cá tính nhà văn, gắn liền với cái nhìn của họ. Nhà văn quan niệm
về con người như thế nào thì sẽ lựa chọn các phương tiện nghệ thuật thể hiện
phù hợp như thế. Nguyên tắc cắt nghĩa, lý giải tính qui luật số phận con người
của nhà văn đã phản ánh trình độ tư duy nghệ thuật, vai trò sáng tạo của họ
12


trong dòng chảy của văn học dân tộc . Điều này chi phối quá trình thai nghén
tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn, đồng thời giúp độc giả xác
định được mức độ chiếm lĩnh con người của hình tượng văn học và sự đóng
góp tích cực của hình tượng văn học đó vào lịch sử văn học cũng như vào sự
phát triển nhân cách con người.

Với đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng cảm quan sinh động
và cụ thể, mang dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ, văn học là tấm gương
phản chiếu xã hội, là sản phẩm của sự nhận thức thẩm mỹ của chủ thể sáng
tạo. Hình tượng nghệ thuật chỉ có giá trị khi nghệ sĩ dùng nó để miêu tả và
bảo vệ cái đẹp, lên án cái xấu, tác động đến cảm xúc của công chúng, định
hướng thẩm mỹ và định hướng nhân cách cho công chúng. Với ý nghĩa đó,
văn học là một phương tiện quan trọng, dùng ảnh hưởng của nó hướng con
người đến Chân, Thiện, Mỹ. Song để ảnh hưởng đến mức cao nhất, văn học
không thể tác động một cách chung chung, trừu tượng mà cần tạo nên những
kinh nghiệm, những tấm gương về tư cách người…Arixtốt đề cao sự thanh
lọc hóa tâm hồn của con người, J.Locke nói đến sự phản tỉnh, Hêghen đề cập
quá trình tự nhân đôi của con người qua tác động của thế giới nghệ thuật. Con
người trong sự miêu tả của nhà văn là một trong những tâm điểm mà qua đó
quan niệm nghệ thuật của nhà văn được thể hiện sáng rõ nhất. Quan niệm về
con người chính đánh dấu trình độ tư duy của nghệ thuật của tác giả. Bởi vậy,
để đánh giá những đóng góp, những thành công của một tác giả không thể
không tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả đó.

1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
viết về đề tài chiến tranh 1945-1975 và sau 1975
Chiến tranh là một bi kịch khủng khiếp đối với con người, nhưng đồng
thời như một thứ lửa thử vàng, nó khơi dậy và làm con người phát lộ những
đức tính cao đẹp nhất, như lòng yêu nước, sự quả cảm, đức hy sinh. Nó cũng
là dịp để cộng đồng gắn kết với nhau trong cuộc chiến đấu chung. Bởi vậy,
13


chiến tranh đã trở thành một đề tài lớn trong văn học Việt Nam từ xưa đến
nay. Sự hiện diện của đề tài này trong văn chương chính là sự phản ánh sinh
động nhất bức tranh hiện thực cuộc sống trong những giai đoạn lịch sử đặc

biệt của dân tộc. Hoàn cảnh lịch sử này đã tác động tới việc hình thành quan
niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người của các nhà văn viết về chiến tranh
-

trong đó có Nguyễn Minh Châu. Văn học 1945-1975 chủ yếu quan tâm đến

con người công dân, con người chính trị, rất ít để ý đến đời sống riêng tư của
mỗi cá nhân- nếu có cũng chỉ ở góc độ tình cảm đồng bào, đồng chí. Trong
chiến tranh, con người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống gắn liền với Tổ quốc,
nhân dân và hướng về tương lai tươi sáng. Văn chương viết về chiến tranh tập
trung đề cập đến con người quần chúng, con người cộng đồng và con người
phi thường sẵn lòng hy sinh quyền lợi cá nhân để hoàn thành nghĩa vụ và
trách nhiệm công dân. Cá nhân trong văn học viết về đề tài chiến tranh chỉ tìm
thấy ý nghĩa thực sự của cuộc đời khi bước từ phạm vi gia đình ra phạm vi xã
hội và sẽ không tồn tại nếu chỉ vì những khát vọng - kể cả những khát vọng
nhiều khi rất chính đáng- chỉ cho riêng bản thân mình. Những con người như
Lữ, Khuê (Dấu chân người lính ); Đông, Quỳnh, Tú (Vùng trời); Mẫn, Thiêm
( Mẫn và tôi ) ….là những hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người trong
văn học viết về chiến tranh giai đoạn 1945-1975. Chú trọng miêu tả con người
tiêu biểu cho số phận chung của cả cộng đồng dân tộc, kết tinh những phẩm
chất cao đẹp của cả cộng đồng, văn học viết về chiến tranh đã tạo ra một bước
ngoặt mới trong việc khám phá đời sống con người, đề cập đến hình mẫu con
người lý tưởng mang tính cộng đồng.
Tuy nhiên, từ sau toàn thắng 1975, cuộc sống đã mở ra những triển vọng
cao hơn cùng những đòi hỏi lớn hơn. Để đáp ứng những nhu cầu thẩm mĩ mới
của công chúng, văn chương cần trở về với đặc trưng vốn có của mình: Văn
học là nhân học. Bệnh đơn giản, một chiều trong quan niệm nghệ thuật về con
người dần dần được chấm dứt. Đã đến lúc cần lưu tâm đến tính toàn diện của
bản chất người, tính đa dạng của quan hệ người. Cùng với con người hiện
14



thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người
cộng đồng và con người phi thường, nhà văn cần coi trọng thêm tới con người
tâm linh, con người tự nhiên, con người nhân loại và đặc biệt là con người cá
thể và con người đời thường - những phương diện và những quan hệ mà trước
đây do nhu cầu của đời sống thời chiến đã không được chú ý một cách thích
đáng. Có thể nói nhân cách, tài năng văn chương của người nghệ sỹ được bộc
lộ rõ nhất là việc khám phá con người đời thường. Văn học sau 1975 hướng
đến khám phá và tạo dựng con người thế sự - đời tư, con người cá nhân với
những phức tạp và bí ẩn của nó. Nhà văn cắt nghĩa sự tồn tại của con người
không phải ở vị thế nhà đạo đức, nhà tuyên huấn mà là nhà tâm lý học, nhà tư
tưởng. Con người được nhìn ngắm từ nhiều toạ độ nên nhiều chiều, đa nhân
cách-mà theo lời Nguyễn Minh Châu là vừa có "rồng phượng lẫn rắn rết, thiên
thần và ác quỷ". Nhìn chung, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn
học viết về chiến tranh sau 1975 đã phát triển toàn diện và sâu sắc.

1.1.3. Con người qua các sáng tác nhật ký viết về chiến tranh
Vào những năm gần đây, xã hội đã dành nhiều sự quan tâm về những
cuốn nhật ký, hồi ký của những người đã trực tiếp kinh qua các cuộc kháng
chiến. Đây là thể loại rất chân thực, được viết bởi những người đã trực tiếp
tham gia chiến tranh. Nhật ký không phải là một thể loại văn học nhưng nó có
sức hấp dẫn riêng bởi tính riêng tư, mộc mạc, không "làm văn ". Qua những
trang viết của họ, thế hệ hôm nay hiểu hơn về thế hệ cha anh đã suy nghĩ, đã
sống và làm việc như thế nào. Họ không chỉ là những người lính cầm súng lao
lên chiến hào, mà là những con người bình dị (học sinh, sinh viên, bác sỹ…)
với đầy ắp những ước mơ, hoài bão, niềm vui, nỗi buồn mà còn là những nhà
văn với những ghi chép chân thực, mang tính tư liệu, tể hiện những suy nghĩ,
tình cảm đầy tính nhân bản. Những dòng nhật ký chiến trường đã để lại cho
con người hôm nay hiểu rõ hơn về thời lửa đạn của dân tộc, về sự ghê sợ của

chiến tranh, về cái giá của hoà bình và về lòng yêu nước ngời lên trong lửa
đạn của mỗi con người Việt Nam chân chính. Mãi mãi tuổi hai mươi của
15


Nguyễn Văn Thạc [99], Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm đã từng tạo nên những “cơn
sốt”nhật ký chiến tranh. Một số cuốn nhật ký như: Nhật ký Nguyễn Huy
Tưởng, Nhật ký Trần Đăng, Nhật ký Nam Cao... Nhật ký Bê Trọc, Nhật ký
Chu Cẩm Phong, nhật ký Dương Thị Xuân Quý, nhật ký Nguyễn Ngọc TấnNguyễn Thi[ 100]…dù cho không tạo nên những “cơn sốt” như Mãi mãi tuổi
hai mươi, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm nhưng có ý nghĩa lớn, bổ sung một cách
đắc lực trong việc tìm hiểu về con người trong những giai đoạn chiến tranh ác
liệt nhất và hào hùng nhất của dân tộc.
Có thể coi Di cảo của Nguyễn Minh Châu cũng mang một dạng thức
riêng tư, có điểm tương đồng với các tác phẩm thuộc thể loại nhật ký chiến
tranh. Bên cạnh những phác thảo truyện, những ghi chép mang tính chất tư
liệu, phần lớn Di cảo là những dòng nhật ký về chiến tranh vừa mang ý thức
công dân vừa thể hiện chiều sâu nhân bản. Qua Di cảo ta hiểu thêm những
suy ngẫm ở dạng chân thực, “chưa được sửa sang và đẽo gọt” để hiểu thêm về
quá trình đổi mới quan niệm nghệ thuật của ông.

1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh
Châu qua Di cảo
Đại tá - nhà văn quân đội Nguyễn Minh Châu đã tham dự chiến
tranh với tư cách là người lính thực thụ đồng thời là một nhà văn, chứng nhân
của lịch sử. Là nhà văn quân đội thời chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã có
nhiều chuyến đi thực tế chiến trường, từ Quảng Bình, Vĩnh Linh đến đường 9
Nam Lào và đặc biệt là chiến trường Quảng Trị, nơi diễn ra nhiều chiến dịch
hết sức quyết liệt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Trên tinh thần nhập cuộc
mạnh mẽ, Nguyễn Minh Châu đã phản ánh kịp thời những hình ảnh sinh động
về cuộc chiến đấu và hình tượng cao đẹp của những con người Việt Nam

thuộc nhiều thế hệ trên cả hai miền Nam Bắc. Đồng thời, nhà văn cũng phát
hiện và suy ngẫm về nhiều vấn đề của đời sống xã hội và số phận con người
ngay trong chiến tranh và ghi lại trong nhiều trang Di cảo. Một cách lặng lẽ,
16


ngay từ thời gian 1971 - 1972, Nguyễn Minh Châu đã suy nghĩ sâu sắc về
chiến tranh một cách đa diện và quan tâm đến những những di chứng, những
hậu quả mà nó để lại trong lòng người. Một hình ảnh mà ông thường dùng để
liên tưởng chiến tranh là gió ông cụt, thứ gió không đi thành cơn nhưng để lại
những vòng xoáy ở nơi nó đi qua. Nguyễn Minh Châu để tâm quan sát, thăm
dò, cắt nghĩa... và khao khát có dịp trình bày những điều đã chiêm nghiệm
trên trang giấy. Chất liệu hiện thực chiến tranh chiếm hơn nửa nội dung Di
cảo Nguyễn Minh Châu. Từ chất liệu đó, ta thấy được mối quan hệ giữa hiện
thực được phản ánh với quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn và
quá trình vận động của quan niệm đó. Quan niệm nghệ thuật về con người
giúp chúng ta đánh giá chiều sâu trong việc khám phá con người của Nguyễn
Minh Châu đồng thời cho thấy hướng phấn đấu của nhà văn là đi tìm cách
hiểu mới, sâu sắc về con người, đột phá các giới hạn thông thường trong việc
miêu tả con người của người đi trước, sáng tạo những tác phẩm mới xứng
đáng với mong đợi của người đọc. Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh
nhưng không bị chôn chân ở “đề tài chiến tranh”. Từ góc độ phản ánh chiến
tranh, nhà văn đã liên hệ đến nhiều vấn đề khác và đặt chúng trong những mối
quan hệ xã hội phức tạp. Đó chính là lý do khẳng định sự thành công của
Nguyễn Minh Châu: sự thể hiện đề tài chiến tranh một cách toàn diện và sâu
sắc .

1.2.1. Viết về con người với cảm hứng ngợi ca
Quan niệm về con người ở giai đoạn trước 1975 qua Di cảo về cơ bản
là sự tiếp nối của quan niệm về con người trong hai mươi năm trước đó nhưng

đã phát triển tập trung vào một hướng lớn và đi tới đỉnh cao của nó là quan
niệm con người sử thi. (Theo quan niệm của G.s. Trần Đình Sử, đặt trong cái
nhìn thi pháp học lịch sử để đánh giá văn học những năm chống Mỹ: thực
chất sử thi ở đây là phạm trù của một diễn ngôn, mỗi câu chuyện là một bài ca
về người anh hùng dân tộc, đại diện cho tinh hoa, khí phách nhân dân đứng
17


lên chống áp bức bóc lột và ngoại xâm ). Đây là một đóng góp của Nguyễn
Minh Châu cho văn học trong hành trình khám phá và thể hiện con người, đề
cao sức mạnh và vẻ đẹp của con người Việt Nam.
1.2.1.1. Con người trong cuộc chiến đầy gian khổ, hy sinh :
Phần I của Di cảo Nguyễn Minh Châu gồm những ghi chép từ những
năm1967- 1968, 1972-1973 trở đi. Đây là quãng thời gian xảy ra chiến dịch
Đường 9 - Nam Lào, Khe Sanh…Những ghi chép của Nguyễn Minh Châu về
con người trong thế đối mặt với hiện thực chiến tranh tuy mới dừng lại ở dạng
tư liệu nhưng vô cùng phong phú, rất chân thật và sống động. Đây chính là
kho tư liệu vô giá giúp ông thai nghén nên những tác phẩm xuất sắc viết về
chiến tranh một cách trực diện nhất. Ông am hiểu sâu sắc thực tế chiến đấu và
có năng lực dồi dào trong việc khám phá thực tế ấy. Lần dở từng trang Di cảo,
ta thấy được dấu chân của Nguyễn Minh Châu đã vượt qua biết bao nhiêu
chặng đường dài đầy gian khổ, lăn lộn với người lính trên chiến trường. Từng
trang di cảo đã hiện lên sức sống nóng hổi, ngổn ngang và quyết liệt của chiến
trường. Qua những trang tư liệu thấm đẫm chất hiện thực như còn đang vương
khói lửa của chiến tranh, ta thấy được tư duy nghệ thuật về con người của
Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn đầu cầm bút là phản ánh, quan sát, suy
ngẫm về con người, lấy hiện thực khốc liệt của chiến tranh làm đối tượng để
tái tạo ra một loạt con người và hiện thực mới trong sáng tạo nghệ thuật. Nhà
văn đã từng khẳng định : thực tế đời sống trong gần chục năm chống Mỹ cứu
nước vừa qua đối với mỗi người viết văn là một nguồn tài liệu quý báu vô tận

….Cái thực tế khách quan ấy, với tất cả bề sâu và bề dày, với tính chất
nhiều vẻ và nhiều mặt của nó, người viết chỉ có một cách làm việc nghiêm túc
và có hiệu quả nhất là đi sâu tìm hiểu kỹ lưỡng [12-tr46 ]
Phải nhận thấy rằng những trang ghi chép của Di cảo đã trực tiếp nói
về tiền tuyến, phản ánh cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, gian khổ nhưng rất anh
hùng của các chiến sỹ và nhân dân ta, xứng đáng là những trang tư liệu rất
18


cần cho văn học viết về chiến tranh và cho lớp lớp con cháu hậu thế mai sau.
Rừng Trường Sơn, Chiến dịch đường 9- Nam Lào, Khe Sanh, Tà Cơn…chiến
trường Quảng Trị : trận Dốc Miếu, trận Đông Hà….với bao nhiêu gương mặt
những con người cụ thể mà Nguyễn Minh Châu bắt gặp trên những nẻo
đường chiến dịch đã được khắc hoạ một cách sinh động, chân thực đến từng
chi tiết. Từ vị chính uỷ Nghiêm Kình thương lính như thương con, mang cả
canh rau tàu bay lên chốt cho chiến sỹ [12-tr.208] ( nguyên mẫu đã được nhà
văn sử dụng tư liệu để xây dựng nhân vật chính uỷ Kinh trong Dấu chân
người lính) đến cô y tá Nguyễn Thị Nhật, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn đã
vượt lên nỗi đau khi nhà bị trúng bom, mẹ và em đều chết để hết lòng chăm
sóc thương binh [12-tr.39]. Rồi đến anh lái xe Hy, đồng chí Thuỵ -y tá, cậu
Hiển liên lạc, đồng chí Minh- A trưởng, đồng chí Thái – công binh Cổng Trời
[12-tr.233]…đến cả đồng chí Đạo – anh nuôi, đồng chí Lục hậu cần…tất cả
những gương mặt chiến sỹ, có tên và vô danh đều được nhà văn thể hiện trong
những tình thế chiến cuộc hiểm nghèo, phải đối mặt với bao khó khăn, gian
khổ, mất mát, hy sinh, bao đau thương, thảm khốc.
Đến với những trang Di cảo của Nguyễn Minh Châu, chúng ta bắt gặp
những trang tư liệu về những ngày đói quay, đói quắt trong mùa mưa năm
1971. Ước mơ giản dị của người lính chỉ là “được đặt mình trên những chiếc
sạp lát bằng những thân cây hơi thẳng một tý, ngủ ở cái hầm ít muỗi đi một
tý. Và thịt là điều mơ ước không bao giờ có. Nằm mơ cũng không thấy được

là được húp một thìa nước canh có những lá rau màu xanh. Chẳng ai dám
ước ao những cái xa vời nữa như đọc một dòng thư gia đình hay ngồi ở một
nơi sạch cỏ, không có bùn đất, uống một ngụm nước chè” [12-tr.112]. Cùng
với đói ăn là đói mặc, là sự khắc nghiệt của thiên nhiên hoang dã, của khí hậu
miền Trung, là sự huỷ diệt của thuốc độc từ những chiếc máy bay trực thăng
phun thẳng xuống cánh rừng-nơi bộ đội ém quân. Người lính bị hành hạ và
giày vò bởi những cơn khát, những trận sốt rét [12-tr.74]. Đói ghê gớm: mùa
mưa 1971 không có lạng gạo nào …Gọi là ăn cơm nhưng thực chất là ăn sắn19


sắn sấy vừa đen lại vừa hôi [12-tr.248]. Đói cơm đã khổ, nhạt muối lại vô
cùng khổ hơn[12-tr.249]. Lại còn thiếu mặc: còn 47 đồng chí từ 1970 chưa có
áo quần, 8 người một cái thắt lưng [12-tr.249]. Nhưng khủng khiếp hơn cả là
ám ảnh về cái chết. Có thể nói nhà văn đã không ngần ngại, không né tránh
việc mô tả sự hy sinh, những cái chết đầy thương tâm của người lính. “Cả
khẩu đội hy sinh. Khẩu đội trưởng, máu ộc ra từ mồm, mũi, mắt ” [12-tr.31].
Cái chết bủa vây khắp nơi “ Cái hàm ếch bị sập, hầm pháo sập. Pháo nằm đổ
nghiêng, nòng pháo gẫy gập xuống đất. Anh em nằm ngổn ngang, chẳng còn
ai nguyên cả ngưòi, người gục bên chân pháo, kẻ nằm vắt trên thành công sự.
Máu me đầy” [12-tr.32]
Đọc Di cảo của Nguyễn Minh Châu ta có cảm giác “nặng tay”.
Không phải chỉ vì cuốn sách dày mà bởi sức nặng của chất sống thực tế chiến
tranh ngồn ngộn. Chúng ta trân trọng những trang di cảo bởi trước hết nhà
văn đã phải lăn lộn với hiện thực chiến trường ở nơi nóng bỏng nhất (chiến
trường Quảng Trị- cái rốn của chiến tranh). Khi nhà văn đạt tới một chiều
dày hiện thực nhất định thì sức gợi từ hiện thực đó sẽ có nhiều hứa hẹn để
tạo nên quan niệm nghệ thuật về con người. Cuộc kháng chiến chống Mĩ
giải phóng Miền Nam, bảo về Miền Bắc, tiến tới thống nhất Tổ quốc là một
thử thách vô cùng ác liệt, và cũng là chiến công vô cùng vĩ đại của dân tộc
Việt Nam, con người Việt Nam. Cuộc chiến đấu ấy đã khơi dậy mọi sức mạnh

tiềm tàng của cả dân tộc, đã liên kết mọi người Việt Nam trong một ý chí
chung, một vận mệnh chung. Những trang ghi chép của Di cảo đã thể hiện
tinh thần nhập cuộc nhanh chóng với tư tưởng “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả
để chiến thắng”, đề lên hàng đầu nhiệm vụ cổ vũ động viên tinh thần chiến
đấu, ý chí quyết thắng và chủ nghĩa anh hùng của toàn dân tộc. Soi chiếu vào
những sáng tác của Nguyễn Minh Châu viết trong thời kỳ chiến tranh trước
1975, ta thấy ông chủ yếu quan tâm phản ánh và cổ vũ phẩm chất yêu nước,
hy sinh quên mình của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến cứu nước (Tiểu
thuyết Cửa sông, Dấu chân người lính, tập truyện Lửa từ những ngôi nhà).
20


Cuộc chiến tranh chống Mỹ là cuộc chiến có tính lịch sử và tính toàn nhân
loại. Chúng ta thắng kẻ thù mạnh hơn bội phần. Những ghi chép của Nguyễn
Minh Châu đã rất chi tiết, cụ thể, có ý nghĩa khẳng định : dù phải đương đầu
với mọi khó khăn thiếu thốn nhưng với sức mạnh quật cường, lòng yêu nước,
tinh thần cộng đồng, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng kỳ diệu.
1.2.1.2. Con người với lòng dũng cảm và đức hy sinh cao đẹp
Song song với việc tái hiện chân thực và chi tiết hiện thực gian khổ và
khốc liệt của chiến tranh, nhà văn đã cho chúng ta thấy biết bao tấm gương hy
sinh và phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, thể hiện cảm hứng ngợi
ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng vô cùng cao đẹp trong chiến tranh.
Cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc đã thôi thúc con người cố gắng vượt
lên chính mình để hoà mình vào cái chung cao đẹp: chiến đấu để giải phóng
đất nước. Chúng ta bắt gặp trong Di cảo những ghi chép và phác thảo truyện
ca ngợi những tấm gương vì nước quên thân: Đại đội trưởng Đào rút sau
cùng, sau trận đánh. Bị thương cụt hai chân. Bảo y tá: Đứa nào bị thương
băng bó trước, tau nhẹ, tau không cần. Đào hy sinh, anh em còn nhớ mãi.
[12-tr.55]. Rất nhiều gương mặt chiến sỹ trẻ tuổi xuất hiện trong Di cảo. Họ
đã sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân, chiến đấu hết mình, hy sinh cho Tổ

quốc. Tiêu biểu là cậu Cư: mắt một mí, khuôn mặt đẹp trái xoan, răng đều và
trắng, bề ngoài có vẻ ngỗ ngược nhưng bên trong người chiến sỹ trẻ măng ấy
chứa đựng một sự hy sinh lớn lao. Bỏ học lớp 9, đi bộ đội từ năm 16 tuổi. Mẹ
đau mắt nặng đang nằm ở bệnh viện. Hai em ở nhà còn bé...[12-tr.91]. Đồng
chí Điểm, trước khi hy sinh còn dặn lại: nói với gia đình tôi cho các em tôi ở
nhà tiếp tục học [12-tr.36]. Đồng chí Đông bắn hết đạn liền nhảy vào lôcốt
bóp cổ một tên [12-tr.36]. Cảm động biết bao là những tấm gương coi thường
cái chết, hy sinh cả tuổi trẻ và mạng sống của mình cho cuộc chiến đánh Mỹ
mà không hề đắn đo. Đó là đồng chí Hòa- lính lái xe: bị thương nặng, thức
đêm nhiều, da xanh xao, vết thương vẫn còn loét máu, mảnh đạn nằm sâu
trong xương…nhưng vẫn nhất quyết không mổ, khăng khăng xin ra viện để
21


được tiếp tục cầm lái. Anh tự nhủ: đánh xong thằng Mỹ cái đã rồi mổ cũng
được. [12-tr.36]. Những con người ấy đã để lại trong lòng Nguyễn Minh Châu
bao nỗi xúc cảm mãnh liệt và ông đã ghi chép về họ với niềm ngưỡng mộ sâu
sắc .
Là nhà văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu ý thức hết sức sâu sắc về
tư cách công dân và sứ mệnh thiêng liêng của người cầm bút trong giai đoạn
khốc liệt nhất của cuộc chiến. Tâm niệm sáng tác trở thành cháy bỏng trong
ông lúc này là hướng đến cuộc “đấu tranh vì quyền sống của cả dân tộc”.
Những trang ghi chép của Di cảo Nguyễn Minh Châu cho chúng ta thấy biết
bao tấm gương anh dũng, quả cảm trong chiến tranh. Phải chăng đây là những
tư liệu quý báu để nhà văn cho ra đời những tác phẩm khá quy mô như Dấu
chân người lính - ngợi ca những người chiến sỹ đã “đem ngực mình dựng
thành chiến luỹ cản mười đợt tiến công điên cuồng của địch”.
Có thể khẳng định những ghi chép của Nguyễn Minh Châu về những
phẩm chất tốt đẹp và sự hy sinh vô bờ bến của quân và dân là sự thể hiện rất
rõ ý thức công dân của nhà văn-chiến sỹ. Nhà văn viết với quan niệm: “ Văn

học phải tự đặt cho mình nhiệm vụ khẳng định cho được người anh hùng và
cái bản chất truyền thống yêu nước và anh hùng đã phát triển tới độ cao vô
hạn của dân tộc ta” [12-tr.61]. Đó là những con người có lý tưởng, xả thân vì
nghĩa lớn, có đầy đủ tài năng, ý chí và nghị lực để vượt mọi gian khổ, khó
khăn, luôn lạc quan tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng.
Cảm hứng ngợi ca được thể hiện rất rõ trong tư duy nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu : Chiến sỹ của chúng ta như những thiên thần. Những
thiên thần trẻ tuổi ấy, những người viết văn xuôi của chúng ta đứng trước họ,
ta cảm thấy mình giống như nhà khoa học đứng trước một vấn đề cần giải
đáp…Nhà văn đứng trước người chiến sỹ cũng như nhà khoa học đứng trước
một năng lượng mới xuất hiện mà anh ta phải khám phá và chứng minh [12tr.145]. Đọc những suy nghĩ này ta có thể có được lời giải đáp đầy đủ và có
sức thuyết phục cho những câu hỏi về mục đích, động cơ, nguồn gốc sức
22


×