Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Phong cách tự sự trong phim của trần anh hùng qua ba bộ phim mùi đu đủ xanh, xích lô và mùa hè chiều thẳng đứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====



=====

LÝ ANH TÂM

PHONG CÁCH TỰ SỰ TRONG PHIM CỦA TRẦN ANH HÙNG
QUA BA BỘ PHIM: MÙI ĐU ĐỦ XANH, XÍCH LÔ VÀ MÙA HÈ
CHIỀU THẲNG ĐỨNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2019

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====



=====


LÝ ANH TÂM

PHONG CÁCH TỰ SỰ TRONG PHIM CỦA TRẦN ANH HÙNG
QUA BA BỘ PHIM: MÙI ĐU ĐỦ XANH, XÍCH LÔ VÀ MÙA HÈ
CHIỀU THẲNG ĐỨNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh – Truyền hình
Mã số: 60210231

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ PHÙNG NGỌC KIÊN
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Chuyên ngành: Văn học
phương Tây, Nghệ thuật học

HÀ NỘI – 2019
2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................
1.

Mục đích, ý nghĩa của đề tài ................................................................

1.1.Mục đích: .................................................

1.2.Ý nghĩa: ....................................................
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................


3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................

3.1.Đối tượng: ...............................................

3.2.Phạm vi nghiên cứu: ..............................
4.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................

4.1.Phương pháp: .........................................

4.2.Cơ sở lý luận:...........................................

4.3.Giả thuyết khoa học: ..............................
5.

Cấu trúc của luận văn ........................................................................

CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................
1.1. Các lý thuyết nghiên cứu.....................................................................
1.1.1. Lý thuyết tác giả: ............................................................................
1.1.2. Giao lưu và tiếp biến văn hóa: ......................................................
1.1.3. Tự sự và phong cách tự sự ............................................................
1.2. Giới thiệu về đạo diễn Trần Anh Hùng .............................................
1.2.1. Tiểu sử, sự nghiệp: .........................................................................
1.2.2. Phong cách sáng tác: .....................................................................
1.3. Các phim tiêu biểu của đạo diễn Trần Anh Hùng ...........................

1.3.1. Mùi đu đủ xanh (L'odeur de la Papaye verte) – 1993 ..................

3


1.3.2. Xích lô (Cyclo) – 1995 ....................................................................
1.3.3. Mùa hè chiều thẳng đứng (À la verticale de l'été) – 2000 ...........
CHƯƠNG II: TẠO HÌNH CÂU CHUYỆN .............................................
2.1. Tạo hình ................................................................................................
2.1.1. Bối cảnh, nhân vật: ........................................................................
2.1.1.1. Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte) ...........................
2.1.1.2. Xích lô (Cyclo) .............................................................................
2.1.1.3. Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun).........
2.1.2. Ánh sáng: ........................................................................................
2.1.2.1. Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte) ...........................
2.1.2.2. Xích lô (Cyclo) .............................................................................
2.1.2.3. Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun).........
2.2. Liên kết tạo hình ..................................................................................
2.2.1. Âm thanh: .......................................................................................
2.2.1.1. Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte) .......................
2.2.1.2. Xích lô (Cyclo) ............................................................................
2.2.1.3. Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun) ......
2.2.2. Màu sắc: .........................................................................................
2.2.2.1. Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte) .......................
2.2.2.2. Xích lô (Cyclo) ............................................................................
2.2.2.3. Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun) ......
2.2.3. Những liên kết ngầm: ....................................................................
2.3. Những phân đoạn quan trọng ............................................................
2.3.1. Mở đầu: ...........................................................................................
2.3.1.1. Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte) .......................

4


2.3.1.2. Xích lô (Cyclo) ............................................................................
2.3.1.3. Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun) ......
2.3.2. Cao trào: .........................................................................................
2.3.2.1. Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte) .......................
2.3.2.2. Xích lô (Cyclo) ............................................................................
2.3.2.3. Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun) ......
2.3.3. Kết thúc: ..........................................................................................
2.3.3.1. Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte) .......................
2.3.3.2. Xích lô (Cyclo) ............................................................................
2.3.3.3. Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun) ......
Tiểu kết: .......................................................................................................
CHƯƠNG III: NHỊP ĐỘ KỂ CHUYỆN..................................................
3.1. Nhịp độ sự kiện ....................................................................................
3.1.1. Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte) ..........................
3.1.2. Xích lô (Cyclo) ...............................................................................
3.2. Nhịp độ quay phim ..............................................................................
3.2.1. Góc quay: ........................................................................................
3.2.2. Chuyển động máy quay: ................................................................
3.2.3. Cảnh quay dài: ...............................................................................
3.3 Nhịp độ mở đầu, kết thúc .....................................................................
3.3.1. Mở đầu: ...........................................................................................
3.3.2. Kết thúc: ..........................................................................................
Tiểu kết: .......................................................................................................
KẾT LUẬN..................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................
5



MỞ ĐẦU
1.

Mục đích, ý nghĩa của đề tài

1.1. Mục đích:
Theo dòng phim điện ảnh Việt Nam những năm 90 của thế kỷ trước, trong
thời gian này có một số phim truyện về đề tài Việt Nam được các đạo diễn Việt
kiều và nước ngoài thực hiện như: Người tình 1992 – đạo diễn JeanJacques
Annaud, Mùi đu đủ xanh 1993 – đạo diễn Trần Anh Hùng, Chung cư 1998 – đạo
diễn Việt Linh, Ba mùa 1999 – đạo diễn Tony Bùi… Nổi trội trong số các phim
là Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte) – 1993 được xem như một luồng
gió mới, rất ấn tượng được thể hiện với phong cách đặc trưng của đạo diễn Trần
Anh Hùng. Sau đó đạo diễn Trần Anh Hùng còn cho ra đời các tác phẩm như
Xích lô (Cyclo) – 1995; Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun)
– 2000; I come with the rain – 2009; Rừng Nauy (Norwegian wood) – 2010;
Vĩnh cửu (Eternity) – 2016. Trong số phim của đạo diễn Trần Anh Hùng đã có
vài phim đạt một số giải thưởng, gây được tiếng vang trong nước và quốc tế.
Trong các phim đó, có ba bộ phim: Mùi đu đủ xanh, Xích lô và Mùa hè chiều
thẳng đứng được thực hiện với Bối cảnh và Con người Việt Nam qua phong cách
kể chuyện ấn tượng của đạo diễn Trần Anh Hùng. Chúng tôi sẽ tìm các điểm nổi
bật, những điểm tương đồng trong sáng tác của ba phim để chứng minh nghiên
cứu này là cần thiết, khẳng định những nỗ lực sáng tạo nghệ thuật trong điện ảnh
của đạo diễn, với tên đề tài: “Phong cách tự sự trong phim của Trần Anh Hùng
qua ba bộ phim: Mùi đu đủ xanh, Xích lô và Mùa hè chiều thẳng đứng”.
Lý do chọn đề tài: điện ảnh Việt Nam trong thời kỳ mở cửa, vào những năm
90 trong số các đạo diễn nước ngoài và Việt kiều về Việt nam làm phim thì chỉ
6



có đạo diễn Trần Anh Hùng là thực hiện liên tiếp ba bộ phim với đề tài nói về
Việt Nam. Mùi đu đủ xanh được bấm máy năm 1992 tại Pháp, Xích lô quay tại
Sài Gòn năm 1994, Mùa hè chiều thẳng đứng thực hiện tại Hà Nội và Hạ Long
năm 1999. Hai trong ba phim đạt được một số giải thưởng Quốc tế, đã gây sự
chú ý và xôn xao tranh luận trong giới điện ảnh. Cả ba phim đều nói về đề tài
Việt Nam, con người và phụ nữ Việt nam, các phim có nhiều điểm tương đồng
trong phong cách sáng tác. Với các lý do trên, nên chúng tôi chọn ba phim Mùi
đu đủ xanh, Xích lô và Mùa hè chiều thẳng đứng của đạo diễn Trần Anh Hùng để
làm đề tài nghiên cứu trong luận văn này.
1.2. Ý nghĩa:
Phân tích các bộ phim Mùi đu đủ xanh, Xích lô và Mùa hè chiều thẳng
đứng của Trần Anh Hùng là phân tích, đánh giá các chi tiết, các dẫn chứng, từ đó
đưa ra góc nhìn về kỹ năng, thẩm mỹ, phong cách tự sự của đạo diễn trong phim
điện ảnh. Các lựa chọn để thể hiện hình ảnh trong phim, sự khai thác về hình ảnh
trong phim của đạo diễn Trần Anh Hùng sẽ cho thấy phong cách sáng tạo của
ông.
Việc thực hiện đề tài này cũng giúp cho người thực hiện có cơ hội mở mang
về kiến thức, thẩm mỹ, về phong cách tự sự trong phim… để phục vụ cho nghề
nghiệp đang làm. Với việc tìm hiểu phong cách tự sự trong phim, đã đặt ra khả
năng nhìn nhận dấu ấn cá nhân, khả năng sáng tạo và vai trò của nhà đạo diễn,
nhà quay phim trong việc tạo hình về nhân vật, bối cảnh, ánh sáng, màu sắc, góc
máy, chuyển động máy quay… tìm ra những điểm tương đồng giống nhau trong
ba phim Mùi đu đủ xanh, Xích lô và Mùa hè chiều thẳng đứng đã tạo nên phong
cách riêng biệt của Đạo diễn Trần Anh Hùng trong các tác phẩm điện ảnh.

7


2.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trước đây, vào thời điểm các tác phẩm của đạo diễn Trần Anh Hùng được
công chiếu đã có rất nhiều các bài phê bình trên các báo, tạp chí trong và ngoài
nước, các tin tức, điểm phim, một vài bình luận ngắn trên báo chí, các bài phỏng
vấn, bài viết cảm nhận, góp ý, nhận xét… về ba phim Mùi đu đủ xanh, Xích lô và
Mùa hè chiều thẳng đứng của đạo diễn Trần Anh Hùng. Nhiều bài viết, tác giả đã
đánh giá cao thành công về mặt hình ảnh trong các bộ phim của đạo diễn Trần
Anh Hùng.
Trên Vnexpress (Thứ sáu, 23/7/2010, 10:09 (GMT+7)), Dạ Vũ ở mục Ý
kiến độc giả đã có những phân tích thú vị về Phong cách Trần Anh Hùng trong
“Mùi đu đủ xanh”. Theo tác giả bài viết, “phong cách Trần Anh Hùng xuyên
suốt bộ phim, biểu hiện rõ nét qua tiết tấu đều chậm rãi (monotone)”. Yếu tố này
được thể hiện qua cử chỉ của các nhân vật: “Hầu hết nhân vật thường đi lại, cử
động... một cách từ tốn, nhẹ nhàng. Hầu như không hoặc ít có những hành động
mạnh, gấp gáp, di chuyển nhanh. Lời thoại của nhân vật cũng rất ít, được nói
chậm. Giữa những đoạn đối thoại của các nhân vật thường có một khoảng im
lặng hoặc chỉ có một nhân vật nói còn nhân vật kia không đáp lời”. Tiếp đó là
việc quay phim. “Kết hợp với chuyển động từ từ của nhân vật, máy quay cũng
thường di chuyển chậm theo chiều tiến của nhân vật - thường theo chiều ngang.
Cách quay ấy rất phù hợp với diễn xuất từ tốn, nhẹ nhàng của diễn viên cũng
như với không khí chung của bộ phim. Đạo diễn Trần Anh Hùng đã thể hiện
những quan sát tinh tế của mình qua những khuôn hình cận và đặc tả được sử
dụng rất nhiều trong phim. Đó như những cái nhìn ghi nhận tỉ mỉ về thiên nhiên,
vì thế máy quay thường đứng yên tạo nên những cảnh tĩnh khá lâu. Những cảnh
khá dài ấy (khoảng từ vài chục giây trở lên) lại thường được đặt nối tiếp với
8



nhau, làm cho hiệu quả tiết tấu chậm càng rõ hơn”. Dạ Vũ cũng chỉ ra việc kịch
bản của Trần Anh Hùng hủy bỏ tính nhân quả, khiến cho ngay cả cái gọi là mối
tình tay ba qua phong cách xử lý của đạo diễn đã “ghìm các xung đột, mâu
thuẫn, không thể hiện hết và đẩy chúng đến cao trào [24] những sự kiện gây kịch
tính như tình huống bà chủ nhà bị ông chồng lấy hết tiền bạc rồi bỏ đi hay cả sự
việc ông chủ trở về bất ngờ trong mảng một, hay mâu thuẫn mối tình tay ba ở
mảng hai đều không được đẩy lên để tạo sự căng thẳng mà lại bị ghìm xuống, xử
lý một cách nhẹ nhàng”. Cuối cùng, tính nữ cũng là một điểm nhấn trong phong
cách của đạo diễn gốc Việt: “Qua những nhân vật trong phim, ta nhận ra những
nét đặc trưng rất Việt: đó là thân phận nhẫn nại, cam chịu, hy sinh của người phụ
nữ. Chính tiết tấu chậm thể hiện ở chuyển động của cả nhân vật và máy quay, lời
thoại... đã góp phần xây dựng nên tính cách thầm lặng, nhẫn nhịn của những
nhân vật như Mùi, bà chủ nhà, bà mẹ chồng...”. Tác giả Đỗ Lệnh Hùng Tú trên
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 351 và 352 (9 và 10/2013) viết về Kỹ thuật và
nghệ thuật thể hiện khuôn hình phim truyện lấy phim Mùi đu đủ xanh như một ví
dụ để phân tích. Ông tập trung xem xét phương thức tạo hình qua kịch bản, qua
kỹ thuật dựng cảnh, qua đạo cụ, qua xây dựng hình tượng nhân vật, bằng ánh
sáng và ống kính máy quay, qua nghệ thuật montage, kỹ thuật âm thanh để đi
đến kết luận về vai trò đạo diễn tổng hợp, hòa tan các hiệu quả tạo hình trong
phim. Theo tác giả, “trong Mùi đu đủ xanh, tiết tấu chậm không đồng nghĩa với
loãng, và nếu để ý, ở những cảnh quay dài luôn có những dấu nhấn nhỏ bé, nằm


ánh mắt, nét môi, chút ngập ngừng, cách bài trí đồ vật… tạo nên nét chấm phá

cần thiết”. Nhiều đồ vật nhỏ được chọn lọc tinh tế, sắp xếp có ý đồ đã tạo nên sự
thích thú cho người xem, “vừa là khám phá của đạo diễn, vừa là khám phá của
khán giả, khi nhìn về nước Việt thân yêu từ đôi mắt của một người con xa quê
9



hương”. Ông cho rằng “Nhờ động tác lia máy, góc nhìn và hình ảnh mô tả được
mở rộng gấp bội, cho phép quan sát sự vật, tạo nên góc nhìn chủ quan” trong
phim của Trần Anh Hùng. Cùng với đó, “tông màu vàng được sử dụng khá nhiều
(sàn nhà, bức tường), xen lẫn với các màu sắc khác, tạo ra sự tương phản, nổi
bật. Hình ảnh chủ đề của phim, mủ đu đủ trắng chảy trên thân quả xanh, tạo ấn
tượng thị giác mạnh”. Nghệ thuật quay phim nhấn mạnh ở việc “máy quay cũng
thường di chuyển chậm theo chiều tiến của nhân vật - thường theo chiều ngang”.
Tốc độ chậm “từ những cách triển khai đầu mỗi cảnh phim, góc máy thường
đứng im rồi di chuyển dần theo hướng di chuyển của nhân vật. Những cảnh khá
dài ấy lại thường được đặt nối tiếp với nhau, làm cho hiệu quả tiết tấu chậm càng
rõ hơn”.[17].
Đỗ Lai Thúy trong bài viết trên báo Tia Sáng (2016) Làm phim bằng con
mắt của người khác cho rằng cũng như các đạo diễn Việt Nam ở nước ngoài
“phần nào đứng trên cùng một mặt bằng với thế giới, nên nắm bắt được những
vấn đề mà thế giới quan tâm, tránh được những vấn đề vụn vặt, hay cục bộ, hay
đã nằm ngoài ngưỡng chú ý của đương đại”, Trần Anh Hùng “biết nhìn Việt Nam
bằng con mắt của kẻ khác, con mắt của người nước ngoài”. Theo ông, cái mới
đầu tiên chính là “được thể hiện ở cách xử lý câu chuyện (récit), dù là một câu
chuyện không có (cốt) chuyện, của họ [15]. Câu chuyện của họ, vì thế, được
phân cắt ra thành nhiều mảnh, cảnh, được lắp ghép với nhau theo nhiều kiểu tạo
nên sự đa dạng, nhịp độ nhanh, nhằm phục vụ cho các ý đồ thẩm mỹ hoặc tư
tưởng của tác giả. Một sự đứt đoạn cao như vậy mà vẫn không rời rạc, bởi lẽ nó
được duy trì bằng một sự liên tục cũng cao không kém. Có điều đó là một đường
dây ngầm ẩn, một địa hình âm đủ sức kết nối những cảnh tượng (tưởng như)
riêng rẽ của địa hình dương”. Đi sâu hơn nữa, ông cho rằng nhờ nguyên tắc miêu
10


tả “ngôn ngữ điện ảnh được phát huy: nét mặt, hành vi, cử chỉ, hình ảnh, biểu

tượng, ẩn dụ, ánh sáng, âm nhạc. Và cả sự im lặng nữa. Và khi có lời nói thì lời
nói cũng mang tính miêu tả. Một ngôn ngữ điện ảnh phong phú như vậy phụ
thuộc rất nhiều vào góc quay, cách quay, khuôn hình”. Từ đó ông đặt câu hỏi về
tầm vóc của các nhà làm phim Việt kiều trong một so sánh với Trung Quốc cũng
như giả định một sự kích thích đối với tư duy nghệ thuật của các đạo diễn trong
nước.
Như vậy những người ghi nhận thành công của đạo diễn Trần Anh Hùng
mới chỉ nhìn nhận ông như một nhà làm phim trẻ có được giải thưởng. Các bài
báo đã chỉ ra những đặc điểm khá nổi bật dễ thấy của phim Trần Anh Hùng,
nhưng thường dừng quy mô phê bình chứ chưa như một đối tượng nghiên cứu
thuộc phạm vi lý luận. Còn phong cách tự sự trong phim của ông từ góc nhìn tác
giả trong ba bộ phim có đề tài Việt Nam theo chúng tôi vẫn chưa được ai nhìn
nhận một cách toàn diện, chưa có đề tài nào nghiên cứu chi tiết, có hệ thống trên
phạm vi các nghiên cứu quốc tế cũng như Việt Nam.
Với đề tài “Phong cách tự sự trong phim của Trần Anh Hùng qua ba bộ
phim: Mùi đu đủ xanh, Xích lô và Mùa hè chiều thẳng đứng”, chúng tôi khẳng
định rằng các hình thức thể hiện về mặt hình ảnh một cách sáng tạo, độc đáo, và
có sự lặp đi lặp lại của Trần Anh Hùng chính là phong cách nghệ thuật của ông.
Với khẳng định này, không chỉ nhằm đánh giá các đóng góp mang tính tác giả
của ông đối với phim điện ảnh, mà còn đặt ra khả năng về trào lưu mới, khi các
nhà đạo diễn tài năng đóng góp các quyết định mang tính tác giả vào các tác
phẩm điện ảnh. Và điều cần thiết, là chúng ta có cái nhìn khách quan hơn, cởi
mở hơn để ghi nhận những điều đó.

11




Việt Nam, hiện tại chưa có công trình nghiên cứu sâu về các tác phẩm


điện ảnh của đạo diễn Trần Anh Hùng. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi
phân tích phim, đánh giá khách quan trên cơ sở lý luận thực tế những gì được thể
hiện trên phim. Chúng tôi sẽ tìm các điểm nổi bật, các điểm tương đồng về
phong cách để chứng minh nghiên cứu này là cần thiết, khẳng định những nỗ lực
sáng tạo, phong cách tự sự của đạo diễn qua các phim điện ảnh.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng:
Đối tượng của đề tài luận văn là vấn đề “phong cách tự sự” được thể hiện
trong bộ ba phim của Trần Anh Hùng. Nghiên cứu về phong cách được thực hiện
thông qua các kỹ thuật tạo hình nhân vật, tạo hình bối cảnh, sử dụng ánh sáng,
màu sắc, góc quay phim, montage… các vấn đề về hình ảnh, về tạo hình trong
các tác phẩm của đạo diễn, ghi nhận giá trị và những mối quan hệ giữa phong
cách cá nhân với phong cách của xã hội hiện tại, cá tính sáng tạo và thẩm mỹ
thời đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Để làm rõ phong cách tự sự trong phim của đạo diễn Trần Anh Hùng, chúng
tôi chọn dĩa DVD là bản phim đã được số hóa từ bản telecine của ba bộ phim
Mùi đu đủ xanh, Xích lô và Mùa hè chiều thẳng đứng để đọc phim, nghiên cứu,
phân tích, tổng hợp.
Phim Xích lô được thực hiện với sự hợp tác sản xuất của Hãng phim Giải
phóng (nay là công ty cổ phần phim Giải phóng), Hồng Kông và Pháp. Phim
được bấm máy vào năm 1994 tại Sài Gòn, được ghi hình bằng phim nhựa màu.
Xích lô được công chiếu năm 1995, sau đó được telecine và số hóa. Vào thời kỳ

12



đó, phim đã từng bị cấm chiếu ở Việt Nam do có một số cảnh bạo lực, máu me,
một số phân đoạn nhạy cảm (do phim màu nên hình ảnh rất rõ và ấn tượng).
Do điều kiện kỹ thuật, những bản phim minh họa trong luận văn được
chúng tôi sử dụng từ các bản DVD và internet, nên còn những thiếu sót về màu
sắc và kích thước.
4.

Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp:
Thực hiện nhiệm vụ của đề tài này là tìm hiểu những sáng tạo cá nhân, chú
trọng sự khác lạ của mỗi bộ phim, chỉ ra những đặc điểm chung tạo nên sự độc
đáo trong ba phim Mùi đu đủ xanh, Xích lô và Mùa hè chiều thẳng đứng của đạo
diễn Trần Anh Hùng. Từ đó làm rõ những cụ thể, khác lạ, sáng tạo, ngoại lệ và
thách thức trong những bộ phim ông thực hiện.
Trong luận văn, trước hết chúng tôi tiến hành đọc các bài viết, các cuộc
phỏng vấn có liên quan tới đạo diễn Trần Anh Hùng cũng như cả ba bộ phim
Mùi đu đủ xanh, Xích lô và Mùa hè chiều thẳng đứng. Tiếp theo chúng tôi sử
dụng biện pháp đọc và phân tích phim. Việc tập trung xem phim, đọc phim, tìm
hiểu, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các chi tiết trong phim cho phép chúng tôi
thấy được phong cách tự sự trong phim của đạo diễn Trần Anh Hùng qua bộ ba
Mùi đu đủ xanh, Xích lô và Mùa hè chiều thẳng đứng. Cùng với đó, chúng tôi
thống kê tất cả các cảnh quay trong ba bộ phim, với thời lượng các cảnh quay,
nội dung và kỹ thuật quay phim đáng chú ý. Từ đó tìm những nét chung qua việc
tạo hình bối cảnh, nhân vật, ánh sáng, màu sắc, âm thanh, nhịp độ chuyện, quay
phim, góc quay, cảnh quay dài, ẩn dụ, quan điểm, thói quen phong cách… trong
ba phim của đạo diễn Trần Anh Hùng. Tổng hợp các đặc trưng nổi bật trong
phong cách của đạo diễn Trần Anh Hùng.
13



Cuối cùng chúng tôi tiến hành xem xét các phương diện chính yếu của
phim, cách tổ chức nó thành các hệ thống mang tính phạm trù, trừu tượng, liên
tưởng hay tự sự và hệ thống phong cách phim phản ánh trong cách sử dụng kỹ
thuật, nghệ thuật tạo hình bối cảnh, nhân vật, ánh sáng, màu sắc, âm thanh,
montage, ý nghĩa các yếu tố về quay phim… Từ đó chúng tôi nêu ra các giả định
về phong cách tạo hình của nghệ thuật quay phim, các quy ước và ý nghĩa chung,
nhấn mạnh vào sự giống nhau của ba bộ phim. Chỉ ra các đặc điểm chung được
thể hiện qua những hình ảnh trong phim, đã góp phần rất lớn hình thành nên
phong cách riêng biệt của đạo diễn Trần Anh Hùng như thế nào.
4.2. Cơ sở lý luận:
Với đề tài này, chúng tôi tiếp cận từ lý thuyết phong cách của các giả, của
các nhà làm phim độc lập, căn cứ theo việc phân tích ba bộ phim Mùi đu đủ
xanh, Xích lô và Mùa hè chiều thẳng đứng. Qua các phân tích, cho thấy ba bộ
phim trên đã thể hiện rõ phong cách đặc trưng của đạo diễn Trần Anh Hùng.
Phim của đạo diễn Trần Anh Hùng là sự kết hợp của các yếu tố câu chuyện, kết
cấu phim không có cốt truyện, dàn dựng, tạo hình về bối cảnh, nhân vật, âm
thanh, ánh sáng, màu sắc, nhịp độ kể chuyện, cách quay… để tìm ra phong cách
tự sự, cách kể chuyện đặc trưng trong phim do đạo diễn Trần Anh Hùng thực
hiện. Từ nền tảng lý thuyết, tìm những điểm chung, phương thức gây ấn tượng,
phong cách đặc trưng riêng biệt của đạo diễn Trần Anh Hùng về nghệ thuật tạo
hình thông qua ngôn ngữ điện ảnh đặc sắc của ông khi thực hiện các phim về đề
tài Việt Nam như: Mùi đu đủ xanh, Xích lô và Mùa hè chiều thẳng đứng.
4.3. Giả thuyết khoa học:
Đối với nghệ thuật điện ảnh, ở đó sự quy định của các yếu tố kỹ thuật, của
cách làm việc nhóm như một đặc trưng quan trọng, “cá nhân ngày càng bị tấn
14



công bởi các quá trình tiêu chuẩn hóa và tha hóa”, cùng với đó là phải tính đến
“sự xuất hiện thị trường đại chúng cho các sản phẩm công nghệ”, do thế “việc có
phong cách riêng trở thành cái đảm bảo cho sự toàn vẹn của cá nhân, cho quan
hệ tự do và nhân bản của cá nhân đối với thế giới”. [1, tr. 267]
Chúng tôi cho rằng phong cách một tác giả trong điện ảnh được thể hiện vô
cùng phong phú, ở nhiều mặt khác nhau. Trong giới hạn luận văn về bộ ba phim
của Trần Anh Hùng có đề tài Việt Nam, có thể nói đến hai phương diện tiêu biểu
dễ nhận thấy từ khía cạnh biểu đạt tự sự điện ảnh. Đó là việc tạo hình câu
chuyện và nhịp độ kể chuyện. Khía cạnh thứ nhất chú trọng những góc nhìn tĩnh
đối với sự biểu đạt về hình ảnh. Bởi chúng ta đều thấy điện ảnh của Trần Anh
Hùng vô cùng trau chuốt đến góc độ tạo hình theo lối hội họa. Khía cạnh thứ hai
nhấn mạnh đến sự lưu chuyển của những biểu đạt đó, đến tính động của đặc
trưng nghệ thuật điện ảnh. Dù chưa thể đầy đủ, nhưng chúng tôi hy vọng việc
phân tích kỹ càng hai phương diện này phần nào thể hiện được phong cách tự sự
của Trần Anh Hùng.
5.

Cấu trúc của luận văn

Trên cơ sở xác định phạm vi nghiên cứu và cơ sở lý luận, chúng tôi dự định
triển khai trên ba chương như sau:
Chương 1: Các vấn đề chung
Chương 2: Tạo hình câu chuyện
Chương 3: Nhịp độ kể chuyện

15


CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Các lý thuyết nghiên cứu

1.1.1. Lý thuyết tác giả:
Trong nghiên cứu phim, cách tiếp cận tác giả bắt đầu xuất hiện từ các bài
phê bình phim trên tạp chí Pháp Cahiers du Cinéma trong những năm 1950.
Phương pháp này được áp dụng bởi các nhà phê bình và đạo diễn, trong đó có
Jean-Luc Godard, Francois Truffaut, Jacques Rivette, Eric Rohmer và Claud
Chabrol. Luận điểm này xuất phát từ bài tiểu luận của Truffaut năm 1954 có tên
“Xu hướng tất yếu của điện ảnh Pháp”. [5, tr. 137]. Theo John Caughie: “Chính
với dàn cảnh, tác giả đã làm biến đổi nguyên vật liệu mà anh ta được giao cho;
vậy nên chính trong dàn cảnh - trong việc bố trí cảnh phim, di chuyển máy quay,
vị trí máy quay, sự di chuyển từ cảnh quay này đến cảnh quay khác - tác giả đã
tạo nên dấu ấn cá nhân trong phim”. [5, tr. 141-142] Đồng thời nhà nghiên cứu
phim Warren Buckland còn cho rằng: “Các đạo diễn làm phim với sự thống nhất
về đề tài và phong cách thì được gọi là tác giả. Ngược lại, các đạo diễn không có
sự nhất quán về đề tài và phong cách trong các tác phẩm của mình thì được gọi
là đạo diễn thông thường và chỉ được xếp ở vị trí các nhà chuyên môn đơn thuần
chứ không phải nghệ sĩ” [5, tr. 135]. Trong “Phim tác giả - Tác giả phim”,
Graham Roberts và Hearther Wallis (Đại học New York) đã đánh giá: “Nếu các
nhà làm phim được nhìn nhận như tác giả, họ phải trình chiếu ra hàng loạt phim
có những nét đặc trưng “tác giả” rõ rệt, đại thể:
-

Phong cách thị giác - dàn cảnh và quay phim.

-

Cấu trúc tự sự và các thủ pháp kể chuyện.

-

Đặc điểm nhân vật riêng và những tình huống.


-

Hệ chủ đề đặt ra”. [21]
16


Vấn đề tự sự trong phim có thể hiểu là câu chuyện được đạo diễn sắp xếp
các chuỗi hình ảnh được thực hiện với việc tạo hình bối cảnh, nhân vật, màu sắc,
âm thanh, nhịp độ chuyện, nhịp độ quay phim, góc quay cảnh quay… theo nội
dung của các sự việc và khi kết thúc có ý nghĩa gì cho người xem. Thông thường
cách tự sự trong phim theo cách thức ba hồi với cốt truyện, nhân vật, sự việc
nhưng cách kể chuyện trong phim của đạo diễn Trần Anh Hùng không tuân theo
cách truyền thống đó. Các tác phẩm điện ảnh của ông thường không có cốt
truyện, nhưng tác phẩm vẫn đạt hiệu quả về mặt nghệ thuật, người xem vẫn
thích, hiểu và cảm nhận được mọi sự việc theo lối kể chuyện của đạo diễn. Trần
Anh Hùng đã từng khẳng định về phong cách làm phim rất riêng của ông rằng:
“Tôi chỉ có thể nói đơn giản rằng: khi đã chán với cách làm phim thông thường,
một số đạo diễn, trong đó có tôi, muốn thể hiện một thủ pháp điện ảnh mới - đó
là tìm cách thoát ra khỏi câu chuyện phim hoặc không kể chúng như phong cách
truyền thống nữa”. [13]
Như vậy, luận văn này sẽ lần lượt phân tích các yếu tố như tạo hình về bối
cảnh, nhân vật, ánh sáng, màu sắc, âm thanh, góc quay, chuyển động của máy
quay, các cảnh quay dài... mang tính nhất quán trong các tác phẩm của đạo diễn
Trần Anh Hùng. Cụ thể là phân tích trong ba phim Mùi đu đủ xanh, Xích lô và
Mùa hè chiều thẳng đứng để chứng minh phong cách tự sự trong phim của đạo
diễn Trần Anh Hùng.
Vai trò của Đạo diễn và Quay phim:
Trong tự sự điện ảnh, vai trò đạo diễn và quay phim có vai trò khác nhau,
nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau như hình với bóng. Vai trò đạo diễn rất quan

trọng trong quá trình thực hiện bộ phim, là cha đẻ của một bộ phim. Ngoài việc
phải có tri thức về văn học, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, nghiệp vụ chuyên
17


môn… người đạo diễn cũng cần phải tìm hiểu và có kiến thức về máy quay, hiệu
quả của ống kính, thủ pháp về quay phim, về ánh sáng… để có thể làm việc với
quay phim trong việc sáng tác phim, sử dụng tốt các ứng dụng khoa học kỹ thuật
phục vụ cho điện ảnh. Ánh sáng trong điện ảnh là một yếu tố rất quan trọng,
quyết định cho nội dung hình ảnh, cảm quan sự việc, các cung bậc cảm xúc, sự
ấm áp, nhẹ nhàng trong khung hình, độ tương phản, hiệu quả đặc biệt… Do đó
đạo diễn, quay phim phải nắm vững các kiến thức liên quan về ánh sáng, các
trang thiết bị phục vụ cho việc bố trí ánh sáng cho phim. Đạo diễn cũng phải
nắm rõ các thiết bị điện ảnh hiện có trên thị trường và các nhà cung cấp, để kết
hợp với quay phim có thể chọn lựa máy quay phim, ống kính và phụ kiện, các
thiết bị hỗ trợ quay (như crane, track, flying cam, cable cam, steady cam,
gimbal) cho phù hợp với nội dung kịch bản, đáp ứng các yêu cầu của đạo diễn và
nhà sản xuất để có tác phẩm đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ và kinh tế. Khi hội tụ
đầy đủ các yếu tố trên, với tài năng cùng với bản lĩnh nhà đạo diễn sẽ yêu cầu và
thuyết phục được nhà sản xuất cung ứng mọi yếu tố về kỹ thuật, thiết bị, bối
cảnh, hiệu quả đặc biệt… để phục vụ cho ý đồ thể hiện của đạo diễn theo nội
dung kịch bản.
Quay phim là người trực tiếp điều khiển thiết bị quay phim, quản lý trực
tiếp những gì có trong khung hình, làm việc theo ý đồ của đạo diễn. Nhà quay
phim không phải là người thợ bấm máy, không đơn thuần là người chỉ điều khiển
máy quay, mà phải là một nghệ sĩ có tâm hồn. Là người biết xúc động trước
những cảnh đẹp trữ tình, hiểu được tâm lý, cảm xúc của nhân vật… hợp tác chặt
chẽ với đạo diễn thì nhà quay phim mới tạo được những khung hình đẹp, màu
sắc hài hòa và sinh động phù hợp với nội dung kịch bản. Nhà quay phim có thể
sử dụng các thủ pháp của chuyển động máy quay để tạo ra những cú máy

18


đẹp, phù hợp với tùng tình huống, từ đó có được những hình ảnh hàm chứa được
các ý tưởng nghệ thuật, có sức khơi gợi, bùng nổ cảm xúc, lôi cuốn người xem.
Quay phim phải chủ động công việc, phải có trách nhiệm quản lý tất cả mọi việc
liên quan đến các khung hình của mình, phải tập trung vào từng cảnh quay, về
ánh sáng, về động tác máy như zoom, pan theo chuyển động của nhân vật… Từ
đó mới có được những hình ảnh tốt với ánh sáng đẹp, bố cục hài hòa, mang tính
nghệ thuật cao phục vụ tốt cho nội dung kịch bản và ý đồ của đạo diễn. Ngoài
những kiến thức cần thiết của ngành điện ảnh và các ngành liên quan đến nghệ
thuật thì đạo diễn, quay phim phải là người có kinh nghiệm sống, kỹ năng làm
việc khoa học, kỹ năng xử lý tình huống, để có thể vượt qua mọi trở ngại. Đạo
diễn, quay phim phải biết tìm hiểu tâm lý mọi người, biết giao thiệp để biết cách
xử sự, làm việc một cách tinh tế khéo léo với các thành phần đoàn phim và các
sự việc xung quanh. Phải có đạo đức nghề nghiệp, có tâm với nghề đang theo
làm. Bất cứ nhà sản xuất phim nào cũng đều muốn hợp tác với đạo diễn và quay
phim giỏi. Đó là những người phải làm khán giả không còn để ý, không nhận
biết những người làm phim đã làm như thế nào, làm ra sao… vì sự chú ý của
người xem đã bị lôi cuốn, bị hút vào các đối tượng các nhân vật trong phim, vào
không gian, vào chủ thể của hình ảnh, nó được thể hiện một cách tuyệt vời theo
nội dung phim.
1.1.2. Giao lưu và tiếp biến văn hóa:
Lý thuyết này dùng để diễn giải quá trình thay đổi hoặc biến đổi của một số
loại hình nghệ thuật, do sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài. Quá trình giao lưu và
tiếp biến văn hóa là sản phẩm của sự trao đổi nghệ thuật, góp phần xây dựng và
phát triển nền điện ảnh Việt Nam, gắn liền với với sự phát triển của xã hội. Trong
đề tài này, lý thuyết được sử dụng nhằm nêu lên các giá trị đời sống văn
19



hóa của người Việt thông qua lĩnh vực điện ảnh. Điều này đặc biệt có ích với các
tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Trần Anh Hùng, khi có sự tiếp xúc và giao lưu
loại hình nghệ thuật thứ 7 giữa hai nền điện ảnh Á – Âu.
1.1.3. Tự sự và phong cách tự sự
Trong Mỹ học phim (Armand Colin, 2003) các tác giả Pháp cho rằng mọi
phim đều là phim truyện/phim tự sự, cho nên “mọi hình dung, mọi biểu đạt đều
cần đến việc kể chuyện, dù nó là phôi thai, do sức nặng của hệ thống xã hội chứa
đựng điều được thể hiện, và do sự phô bày của nó”. [20, tr. 64] Nói cách khác,
tính chất tự sự là một trong những đặc tính căn bản của mọi diễn ngôn nghệ
thuật, dù đó là loại hình nào. Bởi thế, nếu như phim của Trần Anh Hùng có được
mệnh danh là những bộ phim không có cốt truyện, thì tính tự sự của nó vẫn là
một trong những yếu tính không thể bỏ qua. Việc xem xét yếu tính này trong
trường hợp cụ thể sẽ cho phép nhận ra những đặc điểm trong phong cách của
ông. Trong nghiên cứu ngôn ngữ như một khoa học, người ta gọi “phong cách
ngôn ngữ” là “những hệ thống các yếu tố ngôn ngữ, các phương thức lựa chọn,
sử dụng và kết hợp chúng; tức là những dạng thức chức năng của ngôn ngữ văn
học”. [1, tr. 262]. Trong nghiên cứu văn học, loại hình nghệ thuật có trước điện
ảnh, phong cách trong văn học được hiểu là “Những nét chung, tương đối bền
vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu
biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một khuynh hướng văn học, một nền
văn học dân tộc nào đó”. [1, tr. 263]. Cũng trong cuốn Từ điển 150 thuật ngữ
văn học (Nxb ĐHQG, 1999) này, Lại Nguyên Ân nhấn mạnh rằng “phong cách
có sự thể hiện cụ thể trực tiếp: những đặc điểm phong cách dường như hiện diện


bề mặt tác phẩm, như là sự thống nhất hiển thị và cảm giác được của tất cả các

yếu tố chủ yếu thuộc về hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng, phong cách là
20



nguyên tắc xuyên suốt tác phẩm, khiến tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng
điệu, và màu sắc thống nhất”. [1, tr. 264]
Do vậy chúng tôi cho rằng phong cách tự sự trong bộ ba phim có đề tài Việt Nam
có thể được xem xét ở những yếu tố tự sự lặp lại như một cách biểu đạt cho một
nguyên tắc thống nhất xuyên suốt quá trình sáng tạo chúng. Điều đó khiến cho
việc tự sự trong phim của Trần Anh Hùng có những giọng điệu, tông màu, tiếng
nói, biểu đạt khác biệt.
1.2. Giới thiệu về đạo diễn Trần Anh Hùng
1.2.1. Tiểu sử, sự nghiệp:

Đạo diễn Trần Anh Hùng đang làm việc với máy quay ở hiện trường
Đạo diễn điện ảnh Trần Anh Hùng sinh năm 1962, là Việt kiều người Pháp
gốc Việt, ông được sinh ra tại Việt Nam, theo gia đình di cư sang Pháp. Các phim
của đạo diễn Trần Anh Hùng: Người thiếu phụ Nam Xương (La femme mariée de
Nam Xuong) – 1987, Hòn vọng phu (La pierre de l'attente) – 1991,
21


Mùi đu đủ xanh (L'odeur de la Papaye verte) – 1993; Xích lô (Cyclo) – 1995;
Mùa hè chiều thẳng đứng (À la verticale de l'été) – 2000, I come with the rain –
2009; Rừng Nauy (Norwegian wood) – 2010; Vĩnh cửu (Eternity) – 2016.
Trong những tác phẩm điện ảnh trên thì có ba phim nói về chủ đề Việt Nam,
đó là các phim: Mùi đu đủ xanh, Xích lô và Mùa hè chiều thẳng đứng. Câu
chuyện được kể trong ba phim chỉ nói về bối cảnh và con người việt Nam, qua
phong cách thể hiện đương đại rất ấn tượng của đạo diễn Trần Anh Hùng. Trong
ba phim thì Mùi đu đủ xanh (L'odeur de la Papaye verte) được trao giải “Caméra
d'or” [Máy quay vàng] cho quay phim xuất sắc tại liên hoan phim Cannes 1993
và Giải César cho phim đầu tay xuất sắc của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Kỹ

thuật điện ảnh Pháp. Ngoài ra phim còn nhận “đề cử Oscar” cho phim nói tiếng
nước ngoài hay nhất tại Oscar 66. Năm 2015, phim được chọn vào danh sách
“100 bộ phim châu Á hay nhất mọi thời đại” tại Liên hoan phim Busan, đứng ở
vị trí thứ 66. Sau đó, phim Xích lô (Cyclo) được giải thưởng Sư tử vàng cho
phim hay nhất tại liên hoan phim Venice lần thứ 52 và giải Nhạc phim hay nhất
George Delerue tại liên hoan phim Flandre 1995. Còn phim Mùa hè chiều thẳng
đứng (À la verticale de l'été) được chọn chiếu ở hạng mục “Một góc nhìn” (Un
certain regard) tại Liên hoan phim Cannes 2000.
1.2.2. Phong cách sáng tác:
Trần Anh Hùng sinh sống, học tập, làm việc tại Pháp đương nhiên có sự ảnh
hưởng của nền văn hóa cũng như điện ảnh Pháp và châu Âu. Tuy nhiên, khi thực
hiện một số dự án phim điện ảnh thì đạo diễn không theo tuân theo công thức
truyền thống ba hồi, kể chuyện không theo thứ tự, phim không có cốt truyện.
Đạo diễn sáng tác phim theo phong cách đương đại, sử dụng nghệ thuật sắp đặt,
ngôn ngữ cơ thể. Sử dụng các phương pháp so sánh, tượng trưng, song
22


song, tâm trạng, phục hiện, tỉnh lược. Ngôn ngữ điện ảnh, ẩn dụ, ấn tượng được
khai thác triệt để. Tư duy tốt về hình ảnh, làm tăng giá trị thẩm mỹ hình ảnh để
phục vụ các ý đồ của đạo diễn trong sáng tác. Tiết tấu chậm rãi, nhưng tạo cảm
giác chân thật, có nhiều cảm xúc cho người xem, với những hình ảnh được thể
hiện bằng ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ điện ảnh.
1.3. Các phim tiêu biểu của đạo diễn Trần Anh Hùng
1.3.1. Mùi đu đủ xanh (L'odeur de la Papaye verte) – 1993
Phim Mùi đu đủ xanh (L'odeur de la Papaye verte) được hoàn thành năm
1993 có độ dài 104 phút. Chuyện phim kể về cuộc sống đi làm thuê của nhân vật
Mùi (do Lư Mẫn San và Trần Nữ Yên Khê thủ vai). Mùi là một cô bé mồ côi mẹ,
tính tình hồn nhiên, ngây thơ và ôn hòa, luôn quan sát luôn tò mò, thích thú, bỡ
ngỡ về những gì xảy ra xung quanh. Từ dưới quê nhà Mùi phải đi bộ lên Sài Gòn

để làm thuê, giúp việc cho một tiệm buôn bán vải.

Mùi đu đủ xanh: Mùi lúc 10 tuổi (Lư Mẫn San), buổi sáng ngày đầu tiên bên
khung cửa sổ, Mùi ngơ ngác, hồn nhiên nghe nhìn các sự vật hiện tượng diễn ra
xung quanh chỗ xa lạ mà mình lần đầu đặt chân tới. Với ánh sáng nhân tạo được

23


bố quang rất đẹp, chân thật, cho người xem nhận thấy là cảnh nội kết hợp ngoại
ngày từ cửa sổ nhìn ra ngoài.
Mùi sống và làm việc trong gia đình có ba thế hệ, bà nội (Võ Thị Hai) già
yếu, suốt ngày ở trên gác chuyên tâm tụng kinh niệm Phật; ông chủ (Trần Ngọc
Trung) chỉ biết lo vui chơi, đàn hát; bà chủ (Trương Thị Lộc) là trụ cột chính
trong gia đình, quán xuyến mọi việc từ buôn bán, chăm sóc con…; Người con
trai lớn là Trung (Souvannavong Kéo); người thứ hai tên Lãm (Đỗ Nhật) và đứa
út tên Tín (Neth Gérard). Hằng ngày Mùi phụ công việc trong nhà, giặt đồ, lau
dọn nhà cửa… và học cách nấu nướng do bà vú Ti (Nguyễn Ánh Hoa) hướng
dẫn, dạy bảo. Mùi là một cô bé rất siêng năng và chăm chỉ nên được bà chủ
thương mến. Trong câu chuyện, giai đoạn người chồng bỏ đi lần sau cùng đã lấy
tất cả tiền, vàng, nữ trang hiện có trong nhà, lúc trở về thì ông bị bệnh và qua
đời. Thời gian trôi qua, mười năm sau với nhiều biến đổi của xã hội và gia đình
buôn vải. Bé Mùi đã lớn, trưởng thành là một thiếu nữ dịu dàng, đáng yêu (Trần
Nữ Yên Khê). Mùi được chuyển qua làm thuê cho một nhạc sĩ tên Khuyến
(Vương Hoa Hội) – là bạn của Trung. Khuyến đã đính ước, nhưng anh thường
tập trung cho âm nhạc nhiều hơn là thời gian dành cho vị hôn thê. Qua thời gian
sống chung trong nhà, gặp nhau hằng ngày, được sự quan tâm săn sóc, chăm lo
chu đáo từ mâm cơm đến chiếc áo. Cảm thương sự nhẹ nhàng, tinh khiết của
Mùi, Khuyến nảy sinh tình cảm và đã bày tỏ với Mùi. Qua nhiều lần để ý hai
người, vị Hôn thê biết được tình cảm của Khuyến dành cho Mùi, do đó lễ đính

hôn bị hủy bỏ. Từ đó, Khuyến chính thức có mối quan hệ với Mùi, quan tâm tới
Mùi nhiều hơn, dạy Mùi cách đọc, viết... Những hình ảnh êm đềm, hạnh phúc
của Mùi và Khuyến là đoạn kết thúc phim.
24


Mùi đu đủ xanh: Khuyến dạy học cho Mùi (Trần Nữ Yên Khê), được sắp đặt với
bố cục hài hòa, ánh sáng chân thật tạo cho người xem cảm nhận được không
gian ấm áp hạnh phúc êm đềm của hai nhân vật Mùi và Khuyến.
1.3.2. Xích lô (Cyclo) – 1995
Phim Xích lô (Cyclo) hoàn tất năm 1995, có độ dài 123,43 phút. Chuyện
phim được kể xoay quanh các mối liên hệ giữa các tuyến nhân vật: Gia đình
Xích lô với các thành viên trong nhà; Băng nhóm xã hội đen - Xích lô; Nhà thơ Chị Xích lô; Băng nhóm xã hội đen với các công việc của họ; bà Chủ - Nhà thơ;
Các tuyến nhân vật phụ khác. Xích lô (Lê Văn Lộc) là một thanh niên chất phác,
mồ côi cả cha lẫn mẹ, mưu sinh bằng nghề chạy xích lô ở Sài Gòn. Xích lô sống
trong một căn hộ cũ chung với gia đình gồm: ông Nội làm nghề bơm vá xe đạp,
Chị (Trần Nữ Yên Khê), Em gái đang đi học. Trong lúc chạy xe, do không cẩn
thận, Xích lô bị cướp xe, đó là xe được thuê của bà Chủ (Nguyễn Như Quỳnh).
Vì nợ chiếc xe nên Xích lô bị buộc phải theo băng nhóm của Bà chủ dưới sự
kềm kẹp trực tiếp và trấn áp bạo lực của Nhà thơ (Lương Triều Vỹ) – y là tình

25


×