Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.67 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT BỊ THỰC PHẨM
2.1 Khái quát chung về Công ty CP Thiết bị thực phẩm.
Công ty cổ phần Thiết bị thực phẩm, được thành lập ngày 28/12/2001. Tiền thân
là Công ty cổ phần Thiết bị thực phẩm (Doanh nghiệp Nhà nước, thuộc tổng Công ty
Mía đường I, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn) thành lập năm 1975.
Kế thừa và phát huy các thành tựu của Công ty cổ phần Thiết bị thực phẩm, trải
qua 35 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty đã có một đội ngũ kỹ sư, chuyên gia
và công nhân kỹ thuật giàu kinh nghiệm về các lĩnh vực: Thiết kế chế tạo gia công cơ khí
chính xác, sản xuất thiết bị chịu áp lực cao và các thiết bị phòng cháy chữa cháy.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM.
- Tên giao dịch tiếng anh: FOODSTUFF EQUIPMENT JOINT STOCK
COMPANY.
- Tên viết tắt: FSEC.
- Năm thành lập: Ngày 31/03/1975, Cổ phần hoá ngày 03/05/2002.
- Địa chỉ trụ sở chính: Thị Trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 043. 7384838 ; Fax: 043. 3784261
- Email: ; Website: www.fsec.com.vn
- Mã số thuế: 0500418726.
- Tổng số cán bộ công nhân viên (Thời điểm 31/12/2009): 250 người.
- Chức năng sản xuất kinh doanh, dịch vụ chính:
+ Sản xuất, kinh doanh và tái kiểm định bình, bồn chứa các loại gas hóa lỏng
dùng cho dân dụng và công nghiệp, các loại bình, bồn chứa chịu áp lực.
+ Sản xuất thép định hình và cấu kiện thép công trình; Sản suất khuôn mẫu kim
loại và các chi tiết máy có độ chính xác cao cho ngành công nghiệp.
+ Sản xuất kinh doanh bình cứu hỏa, bình bia hơi, chai chứa khí bằng thép
không hàn (O
2
, CO
2


, N
2
…) dùng cho công nghiệp và dân dụng.
- Tóm tắt quá trình hình thành:
Công ty cổ phần Thiết Bị Thực Phẩm được thành lập bằng việc cổ phần hóa
Công ty Thiết Bị Thực Phẩm thuộc Tổng Công ty Mía Đường I tại Quyết định số 6792
QĐ/BNN – TCCB ngày 28/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn.
Tiền thân của Công ty, Nhà máy Cơ khí Đường được thành lập tại Quyết định số
423 LTTP – TCLĐ ngày 31/ 03 / 1975 của Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm trên
cơ sở tách ra từ Phân xưởng Cơ khí thuộc Nhà máy Vạn Điểm. Năm 1982, liên hiệp các xí
nghiệp công nông nghiệp Mía đường I ra đời. Lúc này Nhà máy Cơ khí Đường là doanh
nghiệp thành viên của Liên hiệp.
Ngày 09/02/1991, tại Quyết định số 13 – NN/TCCB – QĐ của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp & CNTP, Nhà máy Cơ khí đường được đổi tên thành Nhà máy Cơ khí
thực phẩm thuộc liên hiệp các xí nghiệp Công nông nghiệp Mía đường I – Bộ Nông
nghiệp & CNTP.
Căn cứ quy chế thành lập và giải thể Doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo
Nghị định số 388 HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Thông báo số 10 ngày 26/01/1993 của Văn phòng Chính phủ và ý kiến của Thủ tướng
Chính phủ đồng ý cho phép thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Bộ Nông nghiệp &
CNTP ra Quyết định số 92 – NN/TCCB – QĐ ngày 28/01/1993 thành lập lại Nhà máy
Cơ khí Thực phẩm trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Công Nông Nghiệp Mía đường I.
Tại Quyết định số 177 – NN/TCCB/QĐ ngày 21/ 03/ 1995 của Bộ trưởng Bộ
Nông Nghiệp và CNTP. Nhà máy Cơ khí Thực phẩm lại được đổi tên thành Công ty
Thiết bị thực phẩm thuộc Liên hiệp các xí nghiệp CNN Mía đường I và đến năm
1996 Liên hiệp Mía đường I được thành lập Tổng công ty Mía đường I, Công ty
Thiết bị thực phẩm là công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty cho đến tháng 4/
2002.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước được cụ thể hóa bằng Nghị định số

41/1998/ NĐ – CP ngày 29/8/1998 của Chính phủ. Căn cứ tờ trình của Giám đốc Công
ty Thiết bị thực phẩm và tờ trình của Tổng Giám đốc Công ty Mía đường I. Bộ Nông
nghiệp & PTNT ra Quyết định số 2262 QĐ/ BNN – TCCB ngày 28/5/2001 cho phép cổ
phần hóa Công ty thiết bị thực phẩm. Quyết định số 2667 QĐ/ BNN – TCCB ngày
18/6/2001 thành lập Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp tại Công ty Thiết bị thực phẩm
nhằm chỉ đạo thực hiện thắng lợi việc cổ phần hóa Công ty.
Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp Công ty Thiết bị thực phẩm đã lập phương
án Cổ phần hóa trình Ban đổ mới quản lý doanh nghiệp Tổng công ty Mía đường I lập
tờ trình trình lên Bộ. Tại Quyết định số 6792 QĐ/ BNN – TCCB ngày 28/12 /2002, Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Thiết bị
thực phẩm và đồng ý chuyển Công ty Thiết bị thực phẩm thành Công ty Cổ phần Thiết
bị thực phẩm. Cho phép phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn. Được phép của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNN tại văn bản số 1107/ BBN – TCCB ngày 23/4/2002;
ngày 27 và 28/4/2002. Ban quản lý tại doanh nghiệp Công ty Thiết bị thực phẩm đã
triệu tập Đại hội đồng cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Thiết bị thực phẩm thông qua
điều lệ công ty cổ phần, phương án sản xuất kinh doanh, bầu ra hội đồng quản trị và
ban kiểm soát công ty. Ngày 03/5/2002, Công ty cổ phần Thiết bị thực phẩm được sở
kế hoạch & đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000043 và chính
thức đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp và theo điều lệ Công ty cổ phần Thiết bị
thực phẩm đã được Đại hội đồng cổ đông sáng lập thông qua.
Ngày 30/04/2005, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2005 được triệu tập.
Tại cuộc họp này, Đại hội đồng cổ đông đã ra nghị quyết tiếp nhận toàn bộ số lỗ phát
sinh khi còn là doanh nghiệp nhà nước và trong giai đoạn chuyển đổi hoạt động sang
công ty cổ phần. Kể từ ngày 30/04/2005, Công ty không còn có vốn của nhà nước tại
doanh nghiệp.
- Tóm tắt quá trình phát triển:
Ban đầu khi được tách khỏi Nhà máy đường Vạn Điểm, Công ty được giao nhiệm
vụ sản xuất, sửa chữa các thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp mía đường.
Năm 1995, Công ty xây dựng dự án đầu tư một dây chuyền thiết bị đồng bộ
để sản xuất bình chứa khí gas hoá lỏng (Bình Gas) với công suất thiết kế 150.000

sản phẩm/năm. Năm 2000, dự án đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng.
Sản phẩm bình gas đầu tiên đưa ra thị trường cuối năm 2000.
Năm 2002, Công ty xây dựng dự án đầu tư bổ sung nâng công suất sản xuất lên
350.000 bình gas/năm. Dự án đầu tư kết thúc trong năm. Tính đến hết năm 2008, Công
ty đã đưa vào thị trường trên 2 triệu vỏ bình gas các loại.
Năm 2007, Công ty đưa dây truyền sản xuất thiết bị chữa cháy bao gồm bình
chứa cháy xách tay các loại, bình chữa cháy xe đầy, bình chứa khí không hàn vào hoạt
động và đã bước đầu đưa sản phẩm ra thị trường, được khách hàng chấp nhận.
Tính đến thời điểm cuối năm 2009, ngành nghề sản xuất kinh doanh của công
ty đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Các sản phẩm chính của công ty gồm có 3 nhóm
sản phẩm chính: Bình chứa khí gas hoá lỏng; thiết bị phòng cháy chữa cháy; bình
chứa bia inox. Ngoài ra công ty cũng tham gia với tư cách nhà thầu cung cấp máy
móc, thiết bị cho một số dự án, công trình trong nước.
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 6 ngày 02 tháng 03 năm 2007
thì ngành nghề kinh doanh của Công ty được quy định gồm:
- Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, composit;
- Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ bằng kim loại (sản xuất, kinh doanh và tái kiểm
định bình, bồn chứa chịu áp lực, chứa các loại gas hóa lỏng, bình cứu hỏa, bình oxy
dùng cho xây dựng và công nghiệp);
- Sản xuất sắt, thép định hình (sản xuất khuôn mẫu kim loại và các chi tiết máy có độ
chính xác cao dùng cho ngành công nghiệp);
- Chuẩn bị mặt bằng, san lấp mặt bằng;
- Xây dựng công trình, hạng mục công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi;
- Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng;
- Hoàn thiện công trình xây dựng;
- Buôn bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của xe có động cơ;
- Buôn bán sắt, thép, thép ống, thép hình loại màu (kết cấu thép, sắt thép xây dựng, ống
kín loại, tôn và lá thép, dây kim loại;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Dịch vụ khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ (trừ quầy bar, karaoke, vũ trường);
- Dịch vụ nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống;
- Đại lý du lịch (du lịch trong nước);
- Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch;
- Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh.
2.1.3 Sứ mệnh, tầm nhìn, nguyên tắc hoạt động.
Sứ mệnh: Sử dụng vốn và lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi
nhuận lớn cho các chủ đầu tư, hoàn thành nghĩa vụ ngân sách cho nhà nước; nâng cao
chất lượng sản phẩm tạo thương hiệu uy tín trên thị trường; đảm bảo đời sống cho
người lao động, xây dựng Công ty ngày càng phát triển về mọi mặt.
Tầm nhìn: Trở thành Công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp vỏ
bình gas, bình chứa bia, thiết bị phòng cháy chữa cháy… trên toàn miền bắc và trên
toàn quốc.
Nguyên tắc hoạt động:
+ Hoạt động theo định hướng khách hàng, thỏa mãn mọi nhu cầu của đối tác.
+ Luôn thay đổi công nghệ, quy trình để phù hợp công nghệ của thế giới để
không bị lạc hậu tụt bậc so với các nước trên thế giới.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành được quy định tại quy chế tổ
chức bộ máy và điều hành của Công ty. Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm:
Hội đồng Quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra theo
nhiệm kỳ 3 năm. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được quy định tại Điều lệ tổ chức và
quản lý Công ty phù hợp với các quy định của Pháp luật hiện hành. Hội đồng quản trị
nhiệm kỳ III được bầu ra tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008
gồm 5 thành viên.
Bảng 2.1: Thành viên hội đồng Quản trị
Họ và tên Chức vụ
1. Ông Nguyễn Hải Lý
Chủ tịch hội đồng quản trị

Phó Tổng giám đốc thường trực
2. Ông Lê Đình Đoàn
Phó Chủ tịch hội đồng quản trị
Phó Tổng giám đốc
3. Ông Phạm Mạnh Hùng
Thành viên hội đồng quản trị
Phó Tổng giám đốc sản xuất
4. Ông Nguyễn Minh Hồng
Thành viên hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
5. Ông Phạm Thanh Đang Thành viên hội đồng quản trị
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 – www.fsec.com.vn)
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát gồm 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu
ra theo nhiệm kỳ 3 năm. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của Ban Kiểm soát được
quy định tại Điều lệ tổ chức và quản lý Công ty phù hợp với quy định của pháp luật
hiện hành.
Bảng 2.2: Thành viên Ban kiểm soát
Họ và tên Chức vụ
1. Ông Trần Công Doãn
Trưởng Ban kiểm soát
Trưởng Phòng hành chính
2. Ông Mai Đức Thành
Thành viên ban kiểm soát
Trưởng phòng KCS
3. Ông Mai Đức Thành
Thành viên ban kiểm soát
Phó Tổng giám đốc
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 – www.fsec.com.vn)
Ban Tổng giám đốc: Ban tổng giám đốc còn được gọi là Ban lãnh đạo hoặc Lãnh
đạo Ban điều hành gồm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc. Ban Tổng giám đốc

Công ty (còn gọi là Ban lãnh đạo) gồm 5 thành viên.
Bảng 2.3: Thành viên Ban Tổng giám đốc (Ban lãnh đạo)
Họ và tên Chức vụ
1. Ông Nguyễn Minh Hồng Tổng giám đốc
2. Ông Nguyễn Hải Lý Phó Tổng giám đốc thường trực
3. Ông Lê Đình Đoàn Phó Tổng giám đốc
4. Ông Phạm Mạnh Hùng Phó Tổng giám đốc sản xuất
5. Ông Mai Đức Thành Phó Tổng giám đốc
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 – www.fsec.com.vn)
Ban điều hành : Ban điều hành gồm ban Tổng giám đốc và các giám đốc, các
trưởng phó các phòng ban trong Công ty.
Phòng hành chính : Phòng hành chính thực hiện chức năng hành chính quản trị,
nhân sự, bảo vệ, quân sự…
Văn phòng đại diện Hà Nội
Văn phòng đại diện Miền Trung
Văn phòng đại diện Tp. Hồ Chí Minh
Phòng Hành ChínhXưởng Cơ KhíXưởng sản xuất
Phòng Kỹ Thuật - KCS
Phòng Tài ChínhPhòng Kinh Doanh
Phòng tài chính: Thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính tại Công ty.
Phòng kinh doanh : Thực hiện nhiệm vụ khai thác thị trường sản phẩm, tổ chức
và điều hành sản xuất, định mức lao động, cung ứng vật tư, tổ chức tiêu thụ sản phẩm,
thu hồi công nợ, nghiên cứu thị trường.
Phòng kỹ thuật an toàn: Thực hiện công tác kỹ thuật tại Công ty bao gồm thiết
kế, lập quy trình sản xuất tại Công ty; Thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho máy
móc thiết bị và người lao động, lập và tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các
máy móc thiết bị; Thực hiện công tác định mức kinh tế kỹ thuật tại Công ty.
Xưởng sản xuất: Thực hiện sản xuất các sản phẩm của Công ty gồm bình gas,
thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình chứa bia và phục hồi vỏ bình gas cũ.
Xưởng cơ khí: Thực hiện việc chế tạo, sửa chữa, bảo duỡng khuôn mẫu, công cụ,

dụng cụ phục vụ tại Công ty và chế tạo các thiết bị phi tiêu chuẩn.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty thiết bị thực phẩm.
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo ; Quan hệ tác nghiệp
(Nguồn: Theo nguồn số liệu năm 2008 – www.fsec.com.vn)
2.1.5 Môi trường kinh doanh của Công ty CP Thiết bị thực phẩm.
2.1.5.1 Đối thủ cạnh tranh.
Mặc dù đóng vai trò chủ đạo và có quy mô toàn quốc, nhưng trong những năm gần
đây khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã xuất hiện
nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất vỏ bình gas, thiết bị phòng cháy,
chữa cháy. Và theo thời gian các doanh nghiệp đó cũng đã phát triển mạnh, trở thành những
đối thủ cạnh tranh lớn đối với Công ty trong việc trực tiếp sản xuất và tiêu thụ vỏ bình gas,
thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình chứa beer…
2.1.5.2 Nhà cung cấp.
Công ty CP Thiết bị Thực phẩm là Công ty chuyên sản xuất vỏ bình gas, thiết bị
phòng cháy chữa cháy nên việc sử dụng nguyên liệu thép là rất nhiều. Số lượng thép
chủ yếu nhập từ nước ngoài từ Italia, Hàn Quốc… Thực hiện phương châm “ xây dựng
mối quan hệ với các nhà cung cấp truyền thống”, đồng thời mở rộng thị trường nhập
khẩu, thực hiện chào giá cạnh tranh để chủ động về nguồn và lựa chọn đối tác có giá
cạnh tranh và chất lượng nguyên liệu.
2.1.5.3 Khách hàng.
Do đặc thù kinh doanh của Công ty nên số lượng khách hàng là rất lớn. Một số
khách hàng lớn như: Petro VietNam Gas Company, Total Gas, Shell Gas, Sa
̀
i Go
̀
n Gas,
Elf Gas, VT Gas, Công ty Năng lươ
̣
ng Đâ
́

t Viê
̣
t, Ngo
̣
n Lư
̉
a Thâ
̀
n, Gia Đi
̣
nh Gas, CD.
Petrol… Thị trường của Công ty cũng đang được mở rộng ra thị trường Quốc tế bằng
việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sang Lào, Campuchia…
2.1.5.4 Điều kiện tự nhiên, địa lý.
Ngoài trụ sở chính nhà máy tại thị trấn Phú Minh – Phú Xuyên – Hà Nội và
văn phòng đại diện tại số 08 Lê Thái Tổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội rất thuận tiện cho
việc giao dịch, kí kết hợp đồng kinh tế. Mạng lưới các công ty thành viên cũng được
đặt tại những vị trí thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của mình. Công ty còn có
văn phòng đại diện tại các tỉnh thành rất thuận tiện cho việc giới thiệu sản phẩm, mở
rộng thị trường.
2.1.5.5 Môi trường bên trong.
Công ty có một bộ máy tổ chức phù hợp, đơn giản, không cồng kềnh. Điều này
là một lợi thế của Công ty. Mọi quyết định trong Công ty đều có sự bàn bạc cụ thể và
có sự nhất trí cao giữa các thành viên trong hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc. Công
ty có một đội ngũ lãnh đạo năng động, nhiệt tình, có trình độ cao. Công ty là một tập
thể đoàn kết, vững mạnh. Bầu không khí văn hoá trong Công ty rất tốt. Công ty thường
xuyên tổ chức thi đua giữa các công ty thành viên và các phòng ban chức năng để tạo
điều kiện cho mọi người hiểu nhau hơn. Ngoài ra Công ty còn có một điểm thuận lợi là
công nghệ, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đã được hiện đại hoá, do
đó, năng suất lao động của công nhân được tăng nhiều so với trước kia.

2.2 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Thiết bị thực phẩm.
2.2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007.
Tiếp theo sự phát triển năm 2006 trong năm 2007 đã có những bước thay đổi
và phát triển không ngừng. Doanh thu tiêu thụ năm 2007 là 216.065.179.608 VNĐ,
so với doanh thu tiêu thụ năm 2006 là 100.887.173.057 VNĐ, tỷ lệ tăng trưởng là
214,17%. Lợi nhuận sau thuế tăng từ 1.015.350.243 VNĐ năm 2006 lên
3.037.271.516 VNĐ năm 2007 tăng gần 3 lần. Công ty đã tạo công ăn việc làm cho
261 lao động, trong đó cán bộ quản lý là 22 người với mức lương trung bình

2.000.000 VNĐ/ người/ tháng.

×