Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án Mầm non - Phát triển ngôn ngữ: Dạy trẻ đọc bài thơ: “Em vẽ Bác Hồ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.93 KB, 3 trang )

 GIÁO ÁN
Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Làm quen với văn học
                       
                          Chủ đề: Quê hương ­ đất nước ­ Bác Hồ
                          Đề tài: Dạy trẻ đọc bài thơ: “Em vẽ Bác Hồ”
                                                             (tg: Thi Ngọc)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- TrÎ biÕt tên bài thơ "Em vẽ Bác Hồ" tác giả Thi Ngọc
­ Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
­ TrÎ hiểu nội dung bài thơ: Em bé vẽ chân dung Bác, với đôi mắt sáng ngời, vầng  
trán cao Bác dành tình yêu thương cho các cháu được thể  hiện qua tranh vẽ  của 
bạn nhỏ.
 2. Kỹ năng :
- Trẻ đọc thuộc và diễn cảm bài thơ "Em vẽ Bác Hồ"
­ Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng 
­ Thể hiện tình cảm khi đọc thơ
3. Thái độ :
­ Giáo dục trẻ tình cảm yêu mến đối với Bác
­ Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
II. Chuẩn bị :
* Địa điểm :
­ Trong lớp học
* Đội hình :
­ Trẻ ngồi hình chữ u 
* Đồ dùng của cô
­ Hình ảnh minh họa bài thơ "Em vẽ Bác Hồ"
của Tg: Thi Ngọc
­ Bài hát “Nhớ ơn Bác, Như có Bác Hồ"
­ Vòng thể dục, ảnh Bác, bảng, que chỉ, vạch xuất phát.


­ Máy tính, máy chiếu.
*Đồ dùng của trẻ:
­ Trang phục gọn gàng


III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
1. Ổn định tổ chức:
­ Giới thiệu khách 
­ Cô và trẻ hát bài: “Nhớ ơn Bác”.
­ Các con vừa hát bài gì nào?
­ Bài hát nói về ai?
­ Các con đã nhìn thấy Bác Hồ bao giờ chưa? Nhìn thấy ở 
đâu? Các con biết gì về Bác?
­ Bác Hồ là người rất yêu thương các cháu thiếu nhi, khi Bác 
còn sống, dù bận nhiều việc nhưng Bác vẫn luôn dành thời 
gian để quan tâm, chăm lo cho các cháu. Các bạn nhỏ luôn thể 
hiện tình cảm của mình đối với Bác Hồ và một bạn nhỏ đã vẽ 
về Bác. Đó chính là bài thơ “Em vẽ Bác Hồ” mà hôm nay cô 
muốn gửi đến các con.
2. Nội dung:
­ Cô đọc cho trẻ nghe lần 1 diễn cảm
+ Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
­ Cô đọc diễn cảm lần 2 với hình ảnh minh họa
* Giảng nội dung:  Bài thơ nói về: Em bé vẽ chân dung Bác, 
với đôi mắt sáng ngời, vầng trán cao Bác dành tình yêu thương 
cho các cháu được thể hiện qua tranh vẽ của bạn nhỏ.
* Trích dẫn đàm thoại: 
­ Từ tờ giấy trắng em bé đã vẽ về ai ? ( Vẽ về Bác Hồ )
­ Vầng trán được bạn vẽ như thế nào ?

­ À đúng đấy, vầng trán của Bác Hồ cao và rộng.
­ Bạn nhỏ còn vẽ gì nữa? Và vẽ như thế nào?
* Giảng giải từ: “Chì vờn”: Tức là cầm bút vẽ nhẹ nhẹ trên 
trang giấy.
­ Các con ơi, không những em bé đã vẽ râu, vẽ tóc cho Bác mà 
còn thể hiện tình cảm của Bác dành cho các cháu.
­ Em bé còn vẽ gì nữa? ( Bác bế 2 cháu 2 tay)
­ Vẽ 2 cháu như thế nào?
­ Bác không những dành tình cảm riêng cho thiếu niên nhi 
đồng, mà Bác luôn dành tình cảm cho các cháu miền Nam thân 
thương và miền Bắc ruột thịt.
* Trẻ đọc thơ:

Hoạt động của 
trẻ
Trẻ chào khách
Trẻ hát cùng cô.
Trẻ trả lời           
Trẻ trả lời           
Trẻ trả lời           
Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời           
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời           
Trẻ trả lời           
Trẻ trả lời           

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời           
Trẻ trả lời           
Trẻ lắng nghe


­ Cho cả lớp đọc cùng cô 2 ­ 3 lần.
­ Mời tổ đọc thơ
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
­ Mời nhóm bạn trai
   ( Thay đổi theo hình thức)
­ Nhóm bạn gái
­ Mời cá nhân trẻ
­ Mời cả lớp đọc bài thơ.
­ Hỏi trẻ tên bài thơ, tên Tg.
* Giáo dục trẻ  : Bác Hồ kính yêu của chúng ta không còn nữa 
nhưng tình cảm của Bác dành cho các cháu thiếu niên nhi 
đồng thì vẫn còn mãi mãi. Vì vậy các con phải ngoan, vâng lời 
mọi người, để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác 
Hồ. 
* Trò chơi: “Nhanh và khéo”
­ Cô nói cách chơi và luật chơi: Cô chia lớp làm hai đội chơi, 
nhiệm vụ của hai đội là bật liên tục qua 5 ô lên trang trí tranh 
ảnh Bác Hồ ( Đội 1 trang trí hoa, đội 2 trang trí ngôi sao). Thời 
gian trong một bản nhạc đội nào gắn được nhiều hoa và sao,  
đội đó giành chiến thắng.
­ Cô tổ chức cho trẻ chơi.
­ Cô nhận xét trò chơi.
­ Hỏi trẻ tên trò chơi

3/ Kết thúc:
­ Cô nhận xét hoạt động
­ Trẻ chào khách.

Trẻ đọc thơ  
Tổ đọc thơ
 Nhóm đọc thơ  

Nhóm đọc thơ  
Trẻ trả lời           
Cả lớp đọc          
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi 
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ chào khách 



×