Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong mặt trời vẫn mọc của ernest hemingway

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.45 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Hằng

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
MẶT TRỜI VẪN MỌC CỦA ERNEST HEMINGWAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60.22.02.45

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS LÊ HUY BẮC

HÀ NỘI, 2012


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, lời đầu tiên tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Lê Huy Bắc,
người thầy đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
trong Tổ Văn học nước ngoài cùng các thầy cô trong khoa Văn
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập
và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình, người thân,
bạn bè luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian


qua để tôi có điều kiện thực hiện tốt đề tài khoa học này!
Hà Nội, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị
Hằng


MỤC LỤC

Mở đầu ...........................................................................................................
1.

Lí do chọn đề tài .................................................

2.

Lịch sử vấn đề ...................................................

3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................

3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................


4.

Phương pháp nghiên cứu ...................................

5.

Đóng góp của luận văn ......................................

6.

Cấu trúc luận văn ..............................................

Chƣơng 1. Nhân vật qua lời kể ..................................................................
1.1.

Jake - người kể chuyện................

1.2.

Brett qua lời kể ...........................

Chƣơng 2. Nhân vật qua đối thoại ............................................................
2.1.

Jake: Vết thương chiến tranh khô

2.2.

Brett - Jake mối tình vô vọng .....


Chƣơng 3. Nhân vật qua không gian ........................................................
2.3.

Không gian khách sạn, quán bar,

2.3.

Không gian mở: con đường, trườ

Kết luận ........................................................................................................
Thƣ mục tài liệu tham khảo .......................................................................


Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài
Ernest Hemingway là một trong những nhà văn vĩ đại nhất thế kỉ hai
mươi, người đã dành cả đời mình để cống hiến cho nền văn học nhân loại. Với
những cống hiến đó, ông xứng đáng được nhận được giải Nobel. Diễn từ
Nobel lần thứ 54 cho Hemingway có đoạn viết “Vai trò của Hemingway như
một trong những nhà kiến tạo phong cách vĩ đại nhất trong kỉ nguyên này là rất
rõ ràng trong nghệ thuật tự sự của cả Mỹ và Châu Âu trong hơn hai lăm năm
qua, nổi bật nhất là những cuộc đối thoại sinh động và những cuộc khẩu chiến
mà trong đó ông đã tạo ra một chuẩn mực rất dễ bắt chước nhưng đồng thời rất
khó đạt được”. Qua nhận xét trên chúng ta thấy được vai trò của Hemingway
trong cách tân văn chương và nghệ thuật tự sự không chỉ của Mỹ, của Châu
Âu và trên toàn thế giới.
Ernest Hemingway là con thứ hai trong một gia đình đông anh chị em.
Ông ra đời tại Oak Park năm 1899. Cha Hemingway, Clarence Edmonds

Hemingway là một bác sĩ và mẹ ông bà Grace Hall Hemingway là một giáo
viên. Mẹ Hemingway là người ngoan đạo và có tài năng âm nhạc. Bà luôn
muốn hướng Hemingway về tôn giáo và âm nhạc nhưng bà sớm thất vọng, bởi
trong khi học thanh nhạc ông luôn tranh thủ giờ nghỉ giải lao để biến lớp học
thành sàn đấu bốc. Hemingway ít chịu ảnh hưởng từ phía người mẹ. Trái lại
ông chịu ảnh hưởng từ người cha nhiều hơn. Ông thường cùng cha đi câu cá và
xem các môn thể thao. Có lẽ chính vì thế mà hình ảnh thiên nhiên cùng các đề
tài câu cá, săn bắn, thể thao thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của
ông.
Hemingway được đánh giá là một trong những nhà văn Mỹ vĩ đại nhất
mọi thời đại. Ông viết nhiều thể loại nhưng thành công chủ yếu là ở lĩnh vực
truyện ngắn và tiểu thuyết. Hemingway bắt đầu sáng tác khá sớm và một số
truyện ngắn của ông đã được đăng báo từ năm 1921. Tập sách đầu tiên của ông


được xuất bản năm 1923, đó là tập Ba câu chuyện và mười bài thơ. Thời kì
này ông chủ yếu sáng tác truyện ngắn. Đến năm 1926 ông cho ra mắt tiểu
thuyết Mặt trời vẫn mọc, sau đó là Giã từ vũ khí (1929) và Có và không
(1937). Từ sau 1937 ông ít sáng tác truyện ngắn mà chuyển dần sang lĩnh vực
tiểu thuyết. Tác phẩm tiêu biểu là Chuông nguyện hồn ai (1940). Sau 1940,
truyện ngắn của ông không đạt được nhiều thành tựu. Tác phẩm tiêu biểu nhất
của ông giai đoạn này là Ông già và biển cả (1952).
Với thời gian cầm bút khoảng bốn mươi năm thì sự nghiệp văn học của
Hemingway là không quá đồ sộ nhưng có nhiều tác phẩm có giá trị như Mặt
trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai và đặc biệt là Ông già và
biển cả (tác phẩm góp phần quan trọng trong việc đem lại cho Hemingway
giải thưởng Pulitzer và Nobel văn học). Trong số những tác phẩm có giá trị đó
thì Mặt trời vẫn mọc có một vị trí quan trọng. Đây là tiểu thuyết đầu tay nhưng
nó cũng đã khẳng định được tài năng và phong cách của ông.
Cho đến cuối thế kỉ 20, tác phẩm Mặt trời vẫn mọc vẫn được đánh giá rất

cao: tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật đối thoại của Hemingway và cả cho
nguyên lí tảng băng trôi của ông.
Tác phẩm kể về Jake và nhóm bạn của anh. Họ ra khỏi chiến tranh, bước
vào cuộc sống đời thường nhưng vẫn bị chiến tranh ám ảnh. Họ sống cuộc
sống của những thanh niên thuộc “thế hệ vứt đi”. Cuộc đời họ là những tháng
ngày ăn chơi say xỉn. Họ uống rượu, đi câu và đặc biệt là tham dự lễ hội đấu
bò ở Tây Ban Nha. Họ sống đồng nghĩa với lãng quên. Họ sống gấp để rồi chết
gấp bởi thế gian này ngoài những cuộc chơi đó ra thì có còn gì là ý nghĩa.
Trong tác phẩm, ngoài Jake và Brett còn có nhiều nhân vật như nhà văn
Cohn, Bill, Mike, Francis, Romero,... nhưng Jake và Brett là hai nhân vật
chính. Hai nhân vật này thể hiện rõ đặc điểm của nghệ thuật xây dựng nhân vật
của Hemingway.
Xây dựng nhân vật luôn là vấn đề cốt lõi của tác phẩm văn học. Trong
một tác phẩm văn học (nhất là ở loại hình tự sự) không thể thiếu nhân vật bởi
đó là hình thức cơ bản để nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. Do đó


nghệ thuật xây dựng nhân vật là vấn đề quan trọng của lí luận văn học.
Nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật là nói đến việc nhân vật đó được
miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện nghệ thuật như thế nào.
Nhân vật văn học là công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện
thực hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện
tương ứng. Nhân vật không chỉ thể hiện tính cách mà còn là người dẫn dắt
người đọc vào thế giới đời sống trong tác phẩm.
Trong tác phẩm văn học, nhân vật xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả
bằng phương tiện nghệ thuật. Cách thức thể hiện nhân vật rất đa dạng và
phong phú, chúng bị chi phối bởi những yếu tố thời đại và thể hiện rõ nét cá
tính sáng tạo của nhà văn.
Đối với thể loại non trẻ như tiểu thuyết, khi mà bản thân các yếu tố nội tại
của nó còn chưa cố định thì hiển nhiên là nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng

luôn biến đổi.


trên chúng ta đã nhắc đến Hemingway là thiên tài trong nghệ thuật tự sự

cũng như xây dựng được những cuộc đối thoại sinh động. Mặt trời vẫn mọc là
cuốn tiểu thuyết chứa đựng được cả hai yếu tố đó: Vừa có yếu tố kể chuyện
hấp dẫn đồng thời vừa có yếu tố đối thoại sinh động. Luận văn chọn nghiên
cứu tác phẩm và tác giả Hemingway là vì những lí do trên.
2.Lịch sử vấn đề
2.1. Tiếng Việt
Ngay từ khi Hemingway còn sống đã có nhiều công trình nghiên cứu giới
thiệu về tác phẩm ông trên toàn thế giới. Công việc nghiên cứu đó vẫn được
tiếp tục sau khi ông qua đời.


Việt Nam, Hemingway là tác giả quen thuộc. Tác phẩm của ông được

dịch khá sớm và tương đối đầy đủ. Ông là một trong số các tác giả văn học
nước ngoài được giảng dạy ở trường phổ thông và cả bậc cao đẳng, đại học.
Tên tuổi Hemingway đã xuất hiện trên báo chí từ đầu những năm 1960, cũng
có một số tác phẩm được dịch và giới thiệu trong thời gian này. Đó là hai tiểu
thuyết Chuông nguyện hồn ai và Ông già và biển cả. Tuy nhiên giai đoạn này


ở Việt Nam những nghiên cứu về Hemingway là rất ít ỏi và chủ yếu là những
bài giới thiệu: Phạm Thành Vinh với bài giới thiệu về Chuông nguyện hồn ai
và Huy Phương với bài giới thiệu về Ông già và biển cả. Hai bài giới thiệu này
đều có cách nhìn nhận và đánh giá chưa thật sâu sắc. Ngoài ra còn có một số
bài tiểu luận nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ tư liệu: Đọc Ông già và biển

cả (Phong Lê đăng trên Tạp chí Văn học số 6 năm 1962); Hemingway và
những tác phẩm tiêu biểu của ông (Lê Đình Cúc, Tạp chí Văn học số 7 năm
1976).


miền Nam Việt Nam trước giải phóng thì Hemingway cũng là tác giả

văn học nước ngoài được dịch và giới thiệu nhưng các nhà nghiên cứu chủ yếu
chỉ mới khai thác khía cạnh khái quát nhất về phong cách nghệ thuật và nội
dung tư tưởng trong tác phẩm của ông.
Thực tế là trước năm 1975 tình hình nghiên cứu về văn học Mỹ nói chung
Hemingway nói riêng còn lẻ tẻ và khá tự phát. Đa số mới chỉ dừng lại ở việc
giới thiệu các hiện tượng văn học hoặc là các tác phẩm chứ chưa đi sâu vào
việc nghiên cứu những vấn đề thuộc về thi pháp hoặc nghệ thuật.
Từ những năm 1980 việc nghiên cứu về Hemingway đã được tiến hành
trên quy mô hệ thống hơn. Các nhà nghiên cứu cũng đã chú ý toàn diện hơn về
cuộc đời cũng như các sáng tác của Hemingway: Bi kịch Hemingway (Lê Đình
Cúc, Tạp chí Văn học số 6 năm 1983).
Năm 1984, Vương Trí Nhàn có bài viết Sự tham gia của các nhân vật
trong chiến tranh: trường hợp Hemingway. Vương Trí Nhàn đã giới thiệu đến
người đọc nhà văn Hemingway ở hai khía cạnh: con người thích thể thao và
con người thích những chuyến đi (con người của chủ nghĩa xê dịch). Ông nhấn
mạnh đến sự tham gia của Hemingway trong các cuộc chiến tranh. Ông cho
rằng Hemingway là nhà văn đã mạnh dạn dấn thân vào những mặt trận, những
nơi giao tranh ác liệt để có được những hiểu biết, những cảm xúc thực sự của
người lính. Không chỉ nhập cuộc một cách tích cực, Hemingway còn kêu gọi
các nhà văn khác hãy làm như thế để có được sự trung thực trong phản ánh
chiến tranh đến bạn đọc.



Đến năm 1986, Vương Trí Nhàn có thêm bài viết Bắt đầu từ chỗ đứng
của một người lính. Cũng trong năm này, có một số bài viết về Hemingway
được đăng trên báo như thể thao và văn hóa, Quân đội nhân dân, Sài Gòn giải
phóng. Đó là các bài: Hemingway, con người cuộc đời, năm tháng (Lê Đình
Cúc); Ernest Hemingway, nhà văn và nhà báo bậc thầy về đề tài chống chiến
tranh đế quốc (Nguyễn Tuấn Khanh); Nơi sống và làm việc của văn hào
Hemingway ở Cuba...
Ngoài các bài viết kể trên còn có một số luận văn sau đại học cũng đã đề
cập đến vấn đề đối thoại, độc thoại nội tâm, cốt truyện… Đáng chú ý là luận
văn của Nguyễn Thị Thu Hiền nghiên cứu về kết cấu của tiểu thuyết Mặt trời
vẫn mọc.
Đến nay đã có năm luận án tiến sĩ về Hemingway: Tiểu thuyết viết về
chiến tranh của Hemingway (Luận án của Lê Đình Cúc), Kiểu nhân vật trung
tâm trong tác phẩm của Hemingway (Luận án của Lê Huy Bắc), Hemingway ở
Việt Nam (Bùi Kim Hạnh), Đặc trưng thể loại truyện ngắn qua truyện ngắn
của Hemingway (Luận án của Trần Thị Thuận)…
Ngoài ra, số công trình nghiên cứu về Hemingway được công bố khá
nhiều. Trong đó, ta có thể kể một số công trình tiêu biểu sau:
Năm 1990, cuốn sách Tiểu thuyết Pháp hiện đại – những tìm tòi đổi mới
ra đời, Phùng Văn Tửu đã phân tích tiểu thuyết Ông già và biển cả để chứng
minh luận điểm Tiểu thuyết là đề tài của tiểu thuyết. Trong bài viết này tác giả
đã nêu lên đặc trưng của đối thoại, độc thoại nội tâm, cốt truyện và một số vấn
đề xung quanh nguyên lí Tảng băng trôi.
Trong cuốn Hành trình văn học Mỹ, Nguyễn Đức Đàn đã xếp Hemingway
vào nhóm các nhà tiểu thuyết tự nhiên chủ nghĩa và đánh giá văn phong của
Hemingway trong Mặt trời vẫn mọc là “trần trụi, nhàm chán; những đối thoại
rập khuôn theo lời nói thông thường đến nỗi khi đưa lên sân khấu cả diễn viên
và khán giả đều chán ngán”. Nhưng cũng đánh giá thêm “trong hoàn cảnh (văn
chương giai đoạn đó) như vậy, sự trần trụi có ý thức và điêu luyện, xuất hiện
như một điều kì diệu”[19;259].



Năm 1998, Lê Huy Bắc ra mắt cuốn sách Ernest Hemingway – núi băng
và hiệp sĩ. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu về tác giả Mỹ này. Công
trình giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Hemingway với tư cách kép vừa
là một nhà văn đồng thời như một hiệp sĩ. Bên cạnh đó công trình cũng giới
thiệu cho người đọc về các kiểu nhân vật trung tâm trong sáng tác của
Hemingway.
Tiểu thuyết Hemingway là công trình nghiên cứu của Lê Đình Cúc về các
tiểu thuyết viết về chiến tranh như Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chuông
nguyên hồn ai đến tiểu thuyết đem đến cho Hemingway giải thưởng Nobel cao
quý là Ông già và biển cả.
Hemingway những phương trời nghệ thuật (nhiều tác giả) là cuốn sách tập
hợp những bài nghiên cứu về Hemingway của nhiều tác giả do Lê Huy Bắc
tuyển chọn. Cuốn sách đem lại cho người đọc những hiểu biết quý báu về cuộc
đời cũng như những vấn đề cơ bản về phong cách của Hemingway.
Trong chuyên luận Văn học Mỹ: Nghệ thuật viết văn và kĩ xảo, Huy Liên
đã dành cả chương 7 để viết về Hemingway. Tác giả tóm tắt những nét chính
về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hemingway. Đồng thời xác định phong
cách nghệ thuật của Hemingway qua các truyện ngắn: “Ngôn từ ngắn gọn, các
sự kiện không nhiều và các nhân vật thường không trải qua một quá trình biến
động và phát triển lâu dài nhưng các yếu tố nghệ thuật luôn hàm chứa ý nghĩa
rộng lớn, thể hiện những vấn đề có tầm quan trọng đối với cả đất nước và thế
giới”[41;215]. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích Ông già và biển cả với
những cách tân về thể loại.
Ngoài ra, các cuốn sách khác cũng có những phần nghiên cứu về
Hemingway như: Văn học Mỹ: quá khứ và hiện tại (Nguyễn Thị Khánh tuyển
chọn), Trích giảng văn học Mỹ (Nguyễn Trung Tánh biên soạn).
Trong cuốn Tác phẩm Ernest Hemingway: truyện ngắn và tiểu thuyết (Lê
Huy Bắc chủ biên) ngoài phần giới thiệu những truyện ngắn tiêu biểu và một

số chương trong các tiểu thuyết của Hemingway tác giả còn có bài giới thiệu
chung về những thành tựu trên cả hai lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết của


Hemingway. Với mỗi phần trích của tiểu thuyết, Lê Huy Bắc có phần nhận xét
chung về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
Trong các công trình kể trên, đáng lưu ý nhất là luận án của Lê Đình Cúc
đã phân tích khá kĩ ba tiểu thuyết viết về chiến tranh của Heimgway là Mặt
trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí và Chuông nguyện hồn ai. Trong công trình nghiên
cứu của mình Lê Đình Cúc đã có những nhận xét đánh giá xác đáng về nội
dung và nghệ thuật cũng như các nhân vật của từng tác phẩm. Tuy vậy công
trình chưa đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
2.2. Tiếng Anh
Ở nước ngoài, chúng tôi thu thập được các công trình nghiên cứu tiêu biểu
như cuốn Cẩm nang Cambridge về Hemingway (The Cambridge Companion
to Hemingway) của Scott Donalson, cuốn Ernest Hemingway của James
Nagel. Đây là hai cuốn sách tập hợp bài nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu
về Hemingway.


bài viết Brett và những phụ nữ khác trong “Mặt trời vẫn mọc”, James

Nagel cho rằng “Không có gì so sánh được với Mặt trời vẫn mọc. Với sự xuất
hiện của cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình vào ngày 22-10-1926, cuộc đời
của Ernest Hemingway đã mãi mãi thay đổi. Ông không còn là một nhà văn trẻ
đầy tham vọng, không còn là tác giả của một tập truyện ngắn mỏng “hứa hẹn”,
không còn là một nhà báo viết tiểu thuyết nữa. Cuốn sách đã ngay lập tức xác
định Hemingway có một vị trí quốc tế với cả một thế hệ bị tàn phá bởi chiến
tranh và đau buồn trong suốt thập niên hai mươi bởi sự mất mát lý tưởng”
[56;87]. Cũng trong bài viết này, James Nagel khẳng định Brett không chỉ là

người phụ nữ mà còn là người phụ nữ khác thường ở thế hệ cô. Cô gây ấn
tượng với việc hút thuốc, uống rượu và với cô li dị như một giải pháp cho cuộc
hôn nhân tồi tệ. Cô tiếp nối chủ nghĩa Nữ quyền đã có từ thế kỉ XIX. Nhưng
Brett nổi bật hơn tất cả các nhân vật trong các tác phẩm khác cũng như các
nhân vật nữ khác trong tác phẩm. J. Nagel cũng so sánh Brett với Francis,
Georgette hay Edna. Francis có sự tương phản trực tiếp với Brett. Nếu Francis
muốn độc quyền sở hữu, muốn kết hôn với người đàn ông cô yêu, luôn sợ hãi


bị người yêu bỏ rơi thì Brett lại sẵn sàng chấp nhận bi kịch đau khổ của mình,
ở cô có sự độc lập về tinh thần cũng như những đòi hỏi về tình yêu. Còn
Georgette chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, cô là gái mại dâm và với
cô việc trao đổi tình dục đơn thuần là vì tiền, còn Brett lại chẳng cần tiền. Cô
sẵn sàng từ chối lời đề nghị hàng nghìn bảng. Còn Edna, cô đối lập với Brett,
đôi lúc cô thay thế vị trí của Brett ở trong nhóm, nhưng khi Brett trở lại cô bị
lu mờ.
Cũng trong cuốn Cẩm nang Cambridge về Hemingway, J. Gerald
Kennedy có bài viết Hemingway, Hadley và Paris: Sự kiên trì của khát vọng
(Hemingway, Hadley, and Paris: the persistence of desire). Trong bài viết này
Gerald Kennedy cho rằng tác phẩm “Mặt trời vẫn mọc được phát triển từ câu
chuyện cá nhân của Hemingway, từ mối tình của ông với cô y tá nhưng
Hemingway đã đẩy câu chuyện của mình vượt qua những tài liệu cá nhân.
Theo ông, nguyên nhân khiến Jake hi sinh tư cách của mình như một người
ham mê đấu bò là để thỏa mãn ham muốn của Brett đối với chàng trai đấu bò.
Ở đây Hemingway cho thấy một cuộc khủng hoảng phức tạp, mỉa mai của các
giá trị mà người đọc thấy như nó là sự thu nhỏ của sự xuống cấp của đạo đức
xã hội thời kì này” [56;201].
Allen Josephs trong bài viết Cảm thức Tây Ban Nha của Hemingway
(Hemingway’s Spanish sensibility) đã đi sâu tìm hiểu những yếu tố liên quan
đến đất nước Tây Ban Nha trong các tác phẩm của Hemingway, đặc biệt là đấu

bò. Riêng trong Mặt trời vẫn mọc, ông cho rằng “Jake là người kể chuyện, anh
không chỉ là người chứng kiến các trận đấu bò mà còn là người thực sự hiểu
biết về đấu bò. Anh là người nước ngoài yêu thích đấu bò chứ không phải
người Tây Ban Nha – những người thực sự hiểu và đánh giá cao về đấu bò”.
Allen Josephs cũng cho rằng ở đây đấu bò đã “vượt ra khỏi cảm giác trực tiếp
của trận đấu bò, nó trở thành tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm. Đấu bò trở thành
một môn nghệ thuật chứ không phải là môn thể thao như nhiều người nghĩ”
[57;229].
Adeline R. Tintner trong bài viết Cuộc tranh luận của Hemingway và


James (Hemingway’s quarrel with James) đã có sự so sánh hai tác phẩm là
Mặt trời vẫn mọc và Ngài đại sứ. Adeline Tintner phát hiện ra nhiều điểm
tương đồng giữa hai cuốn tiểu thuyết. Đó là “cách mở đầu của Mặt trời vẫn
mọc rất gần gũi với Ngài đại sứ. Cuộc đời của Robert Cohn được tóm tắt trong
vài trang đầu cuốn sách gần giống với nhân vật Strether. Cả hai nhân vật này
đều bị thâu tóm bởi những người phụ nữ, và mối quan hệ giữa họ đang đi vào
bế tắc khi mà Robert Cohn muốn sống cuộc sống thực sự” [57;171].
Chúng tôi thấy rằng, các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài
chủ yếu tập trung vào cuộc đời, văn nghiệp và phong cách chung của
Hemingway. Một số công trình chú ý đến kiểu nhân vật trung tâm, các đặc
trưng truyện ngắn, về tác phẩm Mặt trời vẫn mọc nhưng chưa có công trình
nào nghiên cứu riêng về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm này. Tuy
nhiên, những công trình trên có nhiều gợi ý quý báu để chúng tôi tiếp thu, đối
thoại khi triển khai đề tài.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Về tác phẩm: Chúng tôi sử dụng ấn phẩm Mặt trời vẫn mọc (bản dịch
tiếng Việt của Bùi Phụng) của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin in năm 2003.
Về phương diện nghiên cứu: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác

phẩm qua lời kể của nhân vật, đối thoại của các nhân vật và không gian.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là nghệ thuật xây dựng nhân vật
qua hai nhân vật là Jake và Brett (vì đây là hai nhân vật chính của tác phẩm)
thông qua các yếu tố như lời kể của nhân vật, đối thoại và không gian. Những
vấn đề khác hoặc các nhân vật khác chúng tôi chỉ sử dụng trong phạm vi nhất
định.
Ngoài ra chúng tôi có sử dụng một số tác phẩm khác (như Robinson
Crusoe và Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai…) để so sánh đối chiếu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành luận văn chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:


Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: Sử dụng phương pháp thi pháp học
để từ việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Jake và Brett trong tác phẩm
Mặt trời vẫn mọc thấy được những đặc điểm trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật của Hemingway.
Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: Hemingway là nhà văn luôn lấy bản
thân mình làm chất liệu để viết nên việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của
Hemingway là rất cần thiết để từ đó có những hiểu biết về nhân vật.
Ngoài ra chúng tôi sử dụng một số thao tác như:
Thao tác so sánh đối chiếu: Thông qua việc so sánh đối chiếu với các tác
phẩm khác của các tác giả trước đó và tác phẩm khác của chính tác giả để thấy
được những nét tương đồng và đổi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
của Hemingway.
Thao tác phân tích và tổng hợp: Bằng việc phân tích những dẫn chứng
trong tác phẩm có thể rút ra những kết luận về nghệ thuật xây dựng nhân vật
của Hemingway.
5. Đóng góp của luận văn
Mặt trời vẫn mọc là tác phẩm quen thuộc với độc giả Việt Nam, chúng tôi

hi vọng qua luận văn này sẽ tìm hiểu sâu sắc hơn về nghệ thuật xây dựng nhân
vật của tác phẩm. Từ đó hiểu thêm những sáng tạo nghệ thuật và những đóng
góp của Hemingway đối với nền văn học Mĩ nói riêng và nhân loại nói chung.
Qua đó luận văn trở thành tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc khi
tìm hiểu về Hemingway.
6.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1. Nhân vật qua lời kể
Chương 2. Nhân vật qua đối thoại
Chương 3. Nhân vật qua không gian


Chƣơng 1. Nhân vật qua lời kể
Người kể chuyện trong tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm tự sự có
vai trò rất quan trọng. Với thơ, người viết thường bộc lộ những cảm xúc trữ
tình cái tôi nội tâm thì ở văn xuôi đó là những sự kiện – cái làm nên cốt truyện
và nhân vật là những yếu tố không thể thiếu. Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là
loại hình nghệ thuật luôn đòi hỏi sự tìm tòi đổi mới, có thể là về nội dung tư
tưởng, có khi là về kĩ thuật thể hiện. Văn học hiện đại khi chịu sự cạnh tranh
của nhiều loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh và truyền hình thì điều đó
càng cần thiết hơn. Chính vì vậy các nhà văn chân chính luôn mang trong
mình những khát khao, trăn trở làm sao có được những tác phẩm “vừa có giá
trị cao cả, lại vừa khiến cho người gần người hơn”.
“Người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn, sự đánh giá bổ sung
về mặt tâm lí, nghề nghiệp hoặc lập trường xã hội, cho cái nhìn tác giả, làm cho
sự trình bày tái tạo của con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú,
nhiều phối cảnh”[46;221]. Người kể chuyện có thể ở ngôi thứ nhất (nhân vật
xưng tôi), có thể ở ngôi thứ ba. Trong văn học truyền thống, khi người kể chuyện
ở ngôi thứ nhất thường đem đến cho người đọc cảm giác đây là một câu chuyện
rất thật, đặc biệt khi người đó tự kể về cuộc đời mình. Người kể chuyện là người

“biết tuốt” mọi sự kiện diễn ra trong tác phẩm. Trong những tác phẩm văn học
hiện đại điều đó không phải bao giờ cũng đúng. Có nhiều tác phẩm dù được kể ở
ngôi thứ nhất, câu chuyện do nhân vật xưng tôi tự kể lại cuộc đời mình nhưng lại
mạng một giọng điệu rất xa lạ. Anh ta kể về mình mà như kể về người khác. Tiêu
biểu trong số đó như tác phẩm Người xa lạ của A. Camus... Mặt trời vẫn mọc của
Hemingway là trường hợp như thế.

1.1. Jake ngƣời kể chuyện
Mặt trời vẫn mọc là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Hemingway, được kể từ
ngôi thứ nhất. Nhân vật chính Jake Barnes xưng tôi và tự kể về cuộc đời mình.
Trong những chương đầu của tác phẩm Jake kể về nhà văn Cohn, ở những
chương này nhân vật tôi xuất hiện rất ít. “Robert Cohn đã có một thời là vô


địch quyền Anh hạng trung ở Princeton”, “Quả là anh ta rất nhanh, anh ta giỏi
đến nỗi Spider phải lập tức áp đảo anh ta” [26;7] “Điều này càng khiến Cohn
ghét môn quyền Anh”, “Trong cái năm cuối cùng ở Princeton anh ta đã đọc
quá nhiều và phải đeo kính”, “Robert Cohn là thành viên của một trong những
gia đình Do Thái giàu có nhất ở New York” [26;8], “Việc ly hôn đã được thu
xếp, Robert Cohn đi ra miền biển. Ở California anh ta sa vào giới văn nghệ”,
“Tuy nhiên thời gian đó anh ta có những điều khác để mà lo lắng”[26;9], “Cái
người nắm giữ cuộc đời anh ta tên là Frances”, “Lần đầu tiên tôi để ý đến thái
độ của người tình anh ta đối với anh ta” [26;10]. Do vậy ta tưởng như Jake là
nhân vật biết tuốt đang kể về Cohn chứ không phải là kể về cuộc đời mình.
Tuy nhiên điều đó chỉ diễn ra ở chương đầu còn ở những chương sau ta thấy
Jake tự kể về cuộc đời mình. Nhưng “giọng kể vẫn từ những chương đầu vọng
lại nên nó mang tính chất xa lạ”. Anh kể về cuộc đời của mình mà như kể về
người khác. Phần lớn tác phẩm là nhân vật kể về việc tham gia lễ hội đấu bò
của mình và nhóm bạn. Nói cách khác, Jake đóng vai trò người kể chuyện.
Nhưng khác với tác phẩm viết theo lối truyền thống trước đây khi người kể

chuyện đóng vai trò là nhân vật chính tự kể về cuộc đời của mình thì trong tác
phẩm của Hemingway người kể chuyện tuy vẫn kể về cuộc đời mình nhưng
giọng kể lại như kể về người xa lạ.
Người kể chuyện trong tác phẩm truyền thống thường có lai lịch xuất thân rõ
ràng, được miêu tả chi tiết từ ngoại hình đến tính cách. Còn trong các tác phẩm
hiện đại tác giả thường ít chú ý đến điều đó. Các nhân vật chỉ còn là một mảng
của hiện tại. Nhiều nhân vật không có họ tên đầy đủ. Như trường hợp AQ trong
AQ chính truyện của Lỗ Tấn. AQ không có họ tên đầy đủ, mà ngay cả cái tên AQ
nó cũng không phải là cái tên bình thường của người Trung Quốc. Cái tên đó nó
mang tính chất như một kí hiệu nhiều hơn. Thậm chí trong nhiều tác phẩm các
nhân vật chung nhau một cái tên. Đó là khi Franz Kafka ghép các nhân vật trong
hai tiểu thuyết Lâu đài và Vụ án vào cùng một cái tên: K (Jodep K trong Lâu đài
là và K trong Vụ án). Hay trong Trăm năm cô đơn, Marquez đã để cho nhiều nhân
vật cùng mang chung cái tên Aureliano.


Nếu so sánh với Robinson Crusoe của Daniel Defoe một tác phẩm tiêu
biểu cho lối kể truyền thống, ta thấy tuy cùng là người kể chuyện tự kể về cuộc
đời mình nhưng cách kể của các nhân vật “tôi” rất khác nhau.
Nhân vật Robinson Crusoe được kể theo lối truyền thống:
“Tôi sinh năm 1632, tại thành phố York trong một gia đình nề nếp, nhưng
không phải là dân ở đó. Bố tôi người Bremen đến Hull lập nghiệp… Tôi là con
trai thứ ba và rất được nuông chiều, chẳng phải tập làm một nghề nghiệp gì.
Chỉ có ngồi rồi, đầu óc tôi sớm quay cuồng với nhiều mơ ước viển vông, táo
bạo”[18;3].
Như vậy, nhân vật chính Robinson Crusoe được kể với đầy đủ từ lai lịch
xuất thân: Anh ta có một cái tên rõ ràng (cả tên Robinson và họ Crusoe), có
năm sinh, quê quán, bố mẹ đến nghề nghiệp… Nhân vật có cả một lí lịch đầy
đủ với truyền thống gia đình, tính cách.
Ngoài lai lịch rõ ràng, cách kể truyền thống trong Robinson Crusoe còn

thể hiện qua các sự việc diễn tiến theo thời gian. Bắt đầu từ khi Robinson còn
trẻ đền hành trình buôn bán trên biển. Đặc biệt là từ khi sống một mình trên
đảo hoang thì tất cả đều có mốc ngày tháng rõ ràng
Chương 1: “Tôi sinh năm 1632” [18;5]
Chương 6: “Tôi đặt chân lên đảo ngày 30 tháng 9 năm 1659”. từ chương
này trở về sau các mốc ngày tháng rất nhiều: ngày 1 tháng 11, ngày 3, ngày 4,
ngày 17, ngày 18… [18;64]
Chương 7: “Ngày 16 tháng 4 – Chiếc thang đã xong…” [18;74]
Chương 8: “Mãi đến hôm 15 tháng 7 tôi mới mở một cuộc thăm dò xứ sở
của tôi…” [18;88].
Chương 9: “Sau tiết thu phân lại đến mùa mưa. Ngày 30 tháng 9 là ngày
kỉ niệm 2 năm tôi đặt chân lên đất này…” [18;100].
Cách kể truyền thống trong Robinson Crusoe còn được thể hiện qua việc
tác giả sử dụng rất nhiều miêu tả: ngoại hình nhân vật, quang cảnh hòn đảo,
chiếc thuyền….
“Tôi đội một cái mũ bằng da dê cao lêu đêu trông thật không ra cái hình


thù gì. Tôi buộc vào sau mũ nửa tấm da dê nữa trùm kín gáy và cổ để che mưa
che nắng… Tôi lại mặc một cái áo chẽn cũng bằng da dê, tà áo dài chấm ngang
đầu gối. Quần ngắn thì rộng thùng thình, may bằng tấm da lông một con dê
xồm; lông dê dài lê thê, buông thõng xuống đến gần mắt cá, thành ra quần đùi
mà cũng không khác quần dài… Mặt tôi rám nắng, đen sạm lại, tuy chưa đến
nỗi như cột nhà cháy” [18;118,119].
Cách miêu tả rất chi tiết, cụ thể trong Robinson Crusoe khiến người đọc
dễ dàng tưởng tượng ra diện mạo, tuổi tác những thói quen của nhân vật. Anh
ta kể về mình với những thứ mình đã trải nghiệm qua cuộc sống thực. Nhân
vật rất khác biệt và mang tính điển hình cho một người trên đảo hoang cách xa
với nền văn minh nhân loại phải sống một mình theo kiểu tự cung tự cấp.
Không chỉ khác với các nhân vật được kể theo lối truyền thống, cách nhân

vật tự kể về mình trong Mặt trời vẫn mọc cũng rất khác so với ngay cả nhân
vật khác của chính Hemingway.
Chúng ta có thể so sánh với cách kể của Herry trong Giã từ vũ khí.
“Khi tôi trở lại mặt trận thì chúng tôi vẫn còn đóng tại thành phố đó.
Trong những vùng quanh đấy người ta có đặt thêm nhiều đại bác và xuân đã
đến… Tôi nhận thấy chúng tôi vẫn ở trong ngôi nhà cũ và mọi vật quanh tôi
đều giữ y nguyên như khi tôi rời chúng để ra đi. Cửa mở, một anh lính ngồi
trên chiếc ghế dài dưới ánh nắng mặt trời. Một chiếc Hồng thập tự lưu động
đang đợi ở cửa bên” [27;12].
“Cửa phòng của tôi ở chung với chung úy Rinaldi, nhìn ra sân. Cửa sổ mở
toang. Giường tôi được trải một tấm nệm và đồ đạc của tôi thì treo trên tường,
chiếc mặt lạ phòng hơi ngạt đựng trong một cái hộp sắt cũng treo cùng một
chiếc giá trên tường. Chiếc rương của tôi nằm sát dưới chân giường và đôi ủng
mùa đông, da giày bóng loáng vì dầu mỡ nằm trên đó” [27;13].
“Tôi đi vào để xem xe. Tất cả đều khá sạch sẽ, một vài chiếc vừa được lau
chùi cẩn thận, còn những chiếc khác bám đầy bụi. Tôi xem xét kĩ những bánh
xe để tìm những vết móp hay nứt. Tất cả đều trong có vẻ khả quan… Quả thật
chúng tôi được phân công vận chuyển bình an các thương binh và các bệnh


nhân ở các trạm cấp cứu, chở họ từ trên núi đến trạm cứu thương rồi lại đưa họ
đi đến các bệnh viện chỉ định sẵn trên thẻ của họ” [27;19].
Những đoạn trích trên cho thấy Herry (nhân vật chính xưng tôi và là
người kể chuyện trong Giã từ vũ khí) là một quân nhân, chính vì vậy tính cách
của anh cũng phần nào được tiết lộ. Đồ đạc, quân tư trang của anh luôn được
để đúng vị trí. Điều đó cho thấy anh rất gọn gàng, đó là thói quen và tác phong
của người lính. Anh lái xe trong đội cứu thương. Dù là lính lái xe nhưng
Hemingway cũng rất ít khi miêu tả Herry trong tình huống tham gia chiến trận
của người lính. Có chăng chỉ là một đợt tấn công của quân địch mà khi đó anh
bị thương, nhưng vết thương đó cũng không phải do anh xả thân chiến đấu mà

là lúc anh và các bạn đang ăn. Hay khi anh cùng đồng đội rút chạy khỏi trận
chiến trong cuộc rút lui của đơn vị….
Trong Mặt trời vẫn mọc dù do Jake tự kể về cuộc đời mình cùng với nhóm
bạn của anh nhưng thực chất nhân vật lại rất ít khi nói về mình. Đọc cả tác
phẩm người đọc chỉ thấy được vài dòng Jake tự kể về cuộc đời mình. Cuộc
sống của anh cũng rất ít được hé lộ. Ta không biết nhiều về qua khứ của nhân
vật. Chỉ biết anh là người Mỹ hiện tại anh đang sống ở Paris và không có dự
định về thăm lại nước Mỹ. Anh sống một mình trong một căn hộ nhỏ. Anh viết
báo và thường xuyên gặp gỡ nhóm bạn của mình. Ngay cả nơi sống, nơi làm
việc của anh cũng chỉ được nhắc tới thoáng qua.
Chương 1 tác giả để Jake kể về nhân vật Cohn:
“Robert Cohn đã có thời là nhà vô địch quyền Anh hạng trung ở
Princeton. Đừng nghĩ là tôi bị choáng ngợp quá nhiều vì cái danh hiệu quyền
anh đó…”[26;7].
“Tôi không tin tất cả những con người đơn giản và thẳng thắn, đặc biệt là
khi những câu chuyện của họ kết lại với nhau, và tôi luôn có một mối nghi ngờ
là có lẽ Robert Cohn chưa bao giờ là vô địch quyền Anh…”[26;8].
“Robert Cohn là thành viên của một trong những gia đình Do Thái giàu có
nhất ở New York… Anh ta là một chàng tử tế, thân mật và rất e thẹn… Anh trở
thành mệt mỏi, ủ ê vì nỗi bất hạnh gia đình với người vợ giàu và đúng cái


lúc anh quyết định rời bỏ vợ mình thì cũng là lúc cô ta bỏ đi theo một anh thợ
vẽ. Vì anh đã suy nghĩ bao nhiêu tháng trời về chuyện bỏ vợ mà vẫn chưa làm,
vì cô ta mất anh sẽ là quá tàn nhẫn nên việc cô ta ra đi là một cú sốc rất lành
mạnh”[26;9].
“Ở California anh ta sa vào giới văn nghệ…”.
“Anh ta đã viết một cuốn tiểu thuyết và nó cũng không phải là một cuốn
tiểu thuyết quá tồi như sau đó các nhà phê bình đã nói, tuy nó là một cuốn tiểu
thuyết rất yếu kém. Anh ta đọc nhiều sách, chơi bài brit, chơi tennit và đánh

bốc tại một phòng luyện tập địa phương”[26;10].
Trong chương này tác giả để Jake kể về cuộc đời Cohn khá chi tiết: xuất
thân, lai lịch, nghề nghiệp, sở thích, thói quen và cả tính cách. Cách kể về
Cohn khiến chúng ta liên tưởng tới cách mà Defoe kể về Robinson. Anh ta
chưa có sự khác biệt nào đáng kể so với các nhân vật trong các tiểu thuyết
truyền thống. Khi nói Cohn là một nhà văn ta thấy Cohn luôn có dự định viết
cuốn sách tiếp theo của anh ta. Anh ta sống rất chừng mực không dám quyết
bất cứ việc gì. Ví dụ như khi anh lấy vợ và đã chán ngấy vợ, có dự định bỏ vợ
nhưng cứ lần nữa mãi không dám quyết để đến khi cô vợ bỏ đi theo kẻ khác.
Hoặc bây giờ anh đang chán cô bồ hiện tại nhưng cũng chẳng đủ dũng khí mà
rời bỏ cô ta. Ngay cả với mong muốn đi Nam Mỹ của anh, anh cũng không
dám thực hiện nếu chuyến đi chỉ có một mình. Do vậy anh mấy lần thuyết
phục Jake đi cùng. Chính tính cách chừng mực nửa vời của Cohn khiến anh ta
dù chơi với nhóm của Jake nhưng anh ta không thể thân với họ cũng không
phải là “gã bọn mình” như cách nói của Brett.
Chương đầu Jake kể về Cohn tưởng như không ăn nhập gì với các chương
sau (bởi trong khi Cohn sống rất chừng mực thì Jake và nhóm bạn của anh lại
có cuộc sống gần như là trái ngược) nhưng thực ra nó làm nền tảng để người
đọc so sánh. Cohn là bạn chơi tennit với Jake, hai người quý mến nhau nhưng
cuộc sống của hai người hoàn toàn khác biệt.
Về nghề nghiệp, Cohn là nhà văn còn Jake là một nhà báo. Hai nghề này
có những mối liên hệ tương đồng nhất định. Nhưng trong khi Cohn luôn nói về


dự định công việc của mình thì Jake rất ít khi nhắc đến công việc. Cũng ít khi
ta bắt gặp anh trong trạng thái làm việc hoặc đúng nghĩa với vai trò là nhà báo.
Có một lần Jake nhắc đến công việc báo chí là khi Cohn đến tìm anh, rủ anh đi
Nam Mỹ, mà Jake lúc đó thì lại không muốn tiếp chuyện Cohn.
“Chúng tôi xuống gác, vào quán cà phê ở tầng một. Tôi đã khám phá ra đó
là cách tốt nhất để đuổi bạn. Sau khi mình đã uống một chút gì rồi, mình chỉ

cần nói, “Dạ, tôi phải quay lại gửi mấy bức điện”, thế là xong. Phát hiện ra lối
thoát nhẹ nhàng như vậy trong công việc báo chí là một phần quan trọng của
thẩm mĩ đến nỗi bạn dường như không bao giờ phải làm việc cả”[26;16].
Thỉnh thoảng nhân vật cũng nhắc đến công việc nhưng đó cũng không hẳn
là công việc của một nhà báo như việc gửi vài bức điện, đọc vài tờ báo...
những công việc dường như là của một nhân viên văn phòng bình thường hơn.
“Tôi phải lên gác đánh vài cái điện”.
“Tôi phải đi gửi vài bức điện”.
“Anh ta ngồi ở phòng ngoài, đọc báo và đọc tờ Editonrand Publisher. Còn
tôi thì làm việc cật lực trong hai tiếng đồng hồ. Sau đó tôi chọn ra những bản
sao giấy than, đóng dấu phía bên, đút vào trong mấy cái phong bì lớn, gọi chú
văn thư đem ra nhà ga St. Lada”[26;18].
Ở đây ta thấy Jake nhắc đến “làm việc cật lực”. Nhưng ta cũng không thể
biết Jake đang làm một việc cụ thể gì (viết bài, sửa bài...).
Một lần khác Jake cũng xuất hiện trong trạng thái làm việc:
“Ở trên gác, trong văn phòng, tôi đọc tờ báo buổi sáng, hút thuốc, rồi ngồi
trước máy chữ bắt tay vào công việc buổi sáng. Đến mười một giờ tôi tới đập
Orsay bằng tắc xi bước vào và ngồi cùng với mươi phóng viên, trong khi
người phát ngôn của văn phòng đối ngoại, một nhà ngoại giao trẻ của tờ
Nouvelle – Revue Française đeo kính gọng sừng và trả lời những câu hỏi trong
vòng nửa tiếng. Chủ tịch Hội đồng ở Lion đang đọc diễn văn hay đúng hơn
ông ta đang trên đường về. Nhiều người hỏi chỉ là để nghe mình nói và có một
vài ba câu hỏi của những người làm tin, những người muốn biết câu trả lời
không có tin gì”[26;47].


Lần này người đọc thấy rõ hơn công việc của Jake. Anh ta đánh máy và
tham gia một cuộc họp báo. Những công việc này đúng là của một nhà báo.
Nhưng chúng ta thấy thái độ của Jake đối với công việc đó. Anh ta tham gia
cuộc họp báo với một sự thờ ơ. Anh không đặt câu hỏi nào và cũng chẳng mấy

quan tâm đến câu trả lời vì anh ta biết cũng chẳng có tin tức gì cả.
Hoặc có lần trong lúc nói chuyện với Cohn thì Jake lại suy nghĩ về những
việc mà mình phải làm đó là đáp chuyến tàu và viết những truyện hàng tuần.
Nhân vật chính Jake ít xuất hiện với tư cách là con người của công việc
mà người đọc thường chứng kiến nhân vật đó trong trạng thái khác như chơi
tennit, đi câu xem đấu bò hay là uống rượu, tán gẫu với bạn bè… Đặc biệt là
việc gặp gỡ bạn bè ở quán rượu, đi câu và xem đấu bò được kể nhiều và chi
tiết.
Đây là một lần Jake cùng Bill đi câu:
“Tôi cầm lấy cần câu của mình đang để tựa vào cây, lấy hộp mồi và lưới
rồi ra đập… Khi tôi nhấc mồi lên, một con cá hồi nhảy khỏi dòng nước bạc
vào trong dòng thác và mất hút. Trước khi tôi mắc mồi xong, một con cá hồi
nữa lại nhảy vào dòng thác làm thành một vòng cung rất đẹp và biến vào dòng
nước đang ầm ầm đổ xuống. Tôi móc thêm một vật nặng thả vào dòng nước
bạc gần mép những tấm gỗ của đập”[26;148].
“Trong khi tôi câu, nhiều con cá hồi khác đã nhảy vào thác nước. Sau khi
tôi mắc xong mồi và thả câu, tôi lại được một con khác và cũng mang nó lên
bờ kiểu như vậy” [26;149].
Quan sát cách Jake và các bạn của anh đi câu, ta thấy họ dường như chẳng
có việc gì để làm hay để quan tâm. Họ hẹn nhau đi câu, chuẩn bị rất chu đáo
cho chuyến đi câu. Đi câu với họ không chỉ là thú vui thư giãn mà đó còn là
một phần quan trọng của cuộc sống. Bởi họ không đi câu ngay gần nơi họ sống
mà thực hiện một chuyến đi dài tới tận Tây Ban Nha. Ta thấy họ như là những
người nhàn tản đang thư thái tận hưởng cuộc sống. Mặc dù vậy, trên thực tế,
bề ngoài họ tỏ ra rất vui vẻ, thoải mái nhưng ẩn sâu bên trong là những tâm sự
sâu kín. Giữa lúc ăn trưa, Jake và Bill đã có cuộc tranh luận sôi nổi về cuộc


sống, về đức tin vào Chúa cũng như tình yêu giữa Jake và Brett. Cả hai đều
chẳng tin tưởng mấy vào Thượng đế, họ chỉ cần vui vẻ là được. Còn khi Bill

hỏi về tình cảm của Jake với Brett, Jake khẳng định anh yêu Brett trong một
thời gian dài dù rằng không phải lúc nào nó cũng mãnh liệt và anh không thích
đề cập đến chuyện đó nữa.
Hoặc cuộc gặp gỡ bạn bè:
“Chúng tôi bước ra và đi qua phố. Chúng tôi ăn ở một nhà hàng ở một phố
phụ cách quảng trường, tất cả những người ngồi trong đều là đàn ông, đầy
khói, rượu và tiếng hát. Thức ăn ngon, rượu cũng ngon. Chúng tôi không nói
chuyện nhiều. Sau đó chúng tôi tới quán cà phê xem ngày hội tới chỗ tột đỉnh
của nó”[26;265].
Hay một trận đấu bò:
“Tôi nhìn qua ống nhòm và thấy ba đấu sĩ. Romero ở giữa, Belmonte bên
trái, Marcial bên phải. Ngay phía sau là những người của họ và sau những
băng, khẩu hiệu, lùi về phía lối đi, trong khoảng trống của bãi rào, tôi thấy
những người khiêu khích bò. Romero mặc đồ đen. Chiếc mũ ba góc của cậu
đội thấp che mắt. Tôi không thể nhìn thấy bộ mặt của cậu dưới mũ. Nhưng
trông có những vết hằn rõ rệt. Cậu nhìn thẳng phía trước, Marcial hút thuốc
một cách thận trọng, tay giữ điếu thuốc, Belmonte nhìn phía trước bộ mặt võ
vàng, quai hàm sói nhô ra. Anh ta không nhìn gì hết. Cũng như Romero, cả hai
dường như không có dính dáng với người khác. Họ trơ trọi” [26;267].
Trong các tác phẩm văn học truyền thống khi một nhân vật làm một nghề
nào đó thì ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của nghề đó (Như trường hợp Robinson
Crusoe). Còn trong tác phẩm văn học hiện đại thì nhân vật ít chịu sự tác động
của nghề nghiệp. Một người làm báo có khi lại chẳng bao giờ xuất hiện như
một nhà báo, một anh làm nghề đo đạc có thể chẳng bao giờ đo cái gì trong
suốt tác phẩm (nhân vật K trong Lâu đài của Franz Kafka). Các nhân vật trong
Mặt trời vẫn mọc cũng tương tự (ngoại trừ nhà văn Cohn luôn nói về dự định
viết cuốn sách thứ hai của mình). Nghề nghiệp của nhân vật không giúp người
đọc hiểu thêm nhiều về tính cách của nhân vật. Nói cách khác là nghề nghiệp



của nhân vật bị mờ đi. Thậm chí họ còn tự coi mình là “lũ vô công rồi nghề”,
những kẻ “chẳng có nghề ngỗng gì cả”. Nhân vật xuất hiện và hành động như
bản chất của họ chứ không chịu sự quy định hay áp đặt của nghề nghiệp.
Không chỉ không có quá khứ, ít chịu tác động về nghề nghiệp, vẻ ngoài
của nhân vật cũng ít khi được đề cập đến. Hemingway rất ít khi miêu tả ngoại
hình nhân vật. Ngoại hình nhân vật chỉ là những nét thoáng qua. Chúng ta
không biết Jake có vẻ ngoài ra sao (anh ta cao hay thấp, gầy hay béo, đẹp trai
hay xấu trai…) mà chỉ có thể biết được Jake đang ở độ tuổi ngoài 30, anh đã
từng tham gia chiến tranh, từng bị thương. Jake bị vết thương “cái vết thương
oái ăm” cái vết thương được ca ngợi là “đã hiến dâng hơn cả tính mạng của
mình”[26;41]. Vết thương đó giờ đây đã lành nhưng hậu quả của nó thì lại thật
dai dẳng. Vì vết thương đó mà anh không thể trở lại làm người đàn ông bình
thường được. Sau khi giải ngũ anh sống ở Paris. Ở Paris anh làm báo, sống
một mình, ngoài thời gian làm việc ra anh thường gặp gỡ bạn bè tại các quán
cà phê, quán bar. Thỉnh thoảng cùng bạn bè đi câu hoặc xem đấu bò. Ngoài
những người bạn cùng làm báo, như Bill anh còn chơi thân với Cohn – là nhà
văn và bạn tennit. Nhóm bạn của anh toàn là những văn nghệ sĩ nhưng không
phải ai trong số họ cũng có tài năng văn chương thực sự. Có người “chẳng làm
nghề gì cả” (như Mike) nhưng họ đều là những người đã từng trải qua chiến
tranh. Họ chịu nhiều mất mát trong chiến tranh, có khi những mất mát đó
khiến cho cuộc đời của họ trở nên vô nghĩa. Họ là những người thuộc “thế hệ
lạc lõng”. Khi chiến tranh nổ ra, họ còn là những người rất trẻ, mang trong
mình nhiều nhiệt huyết. Ra khỏi chiến tranh thì cuộc đời đã khác rất nhiều.
Mất mát. Chán nản. Thấy những gì trước đây là “vinh quang” là “đáng tự hào”
giờ đây trở thành vô nghĩa. Họ chẳng còn tin tưởng vào điều gì cả. Mọi giá trị
về cuộc sống, về niềm tin, tình yêu, đạo lý hay tôn giáo đều bị đảo lộn. Họ
sống cho ngày hôm nay, tận hưởng mọi thứ mà không cần suy nghĩ nhiều về
tương lai. Quá khứ với họ là nỗi kinh hoàng (như Brett với người chồng Anh –
lúc nào đi ngủ cũng bắt Brett phải nằm ở dưới sàn và bao giờ cũng đi ngủ với
khẩu súng nạp đầy đạn), hay Jake trong suốt nhiều tháng trời không đêm nào



ngủ yên vì những ám ảnh của kí ức chiến tranh, tương lai là điều không thể
biết được. Cuộc sống của họ chỉ là ngày hôm nay. Nhưng hiện tại của họ cũng
chẳng vui vẻ gì: Jake làm báo nhưng chẳng có hứng thú gì với công việc, Jake
và Brett yêu nhau nhưng không hạnh phúc. Để chạy trốn quá khứ, lẩn tránh
hiện tại họ chìm đắm trong những cơn say. Say ở quán rượu này thì lại sang
quán khác uống tiếp. Hết say ở Paris thì họ tìm đến một nơi khác để tiếp tục
uống và tiếp tục say.
Trong suốt tác phẩm tác giả không để nhân vật tự miêu tả ngoại hình của
mình nhiều phải chăng vì không muốn người đọc đánh giá nhân vật qua vẻ
ngoài? Bởi nhiều khi vẻ ngoài lại đánh lừa suy nghĩ của người đọc. Người đọc
cần phát hiện tính cách nhân vật qua những hành động cụ thể, qua những cuộc
đối thoại… Và đó cũng là đặc điểm chung của cách viết hiện đại.
Hiện tại Jake có cuộc sống, có công việc bình thường nhưng mất khả năng
sinh lí của người đàn ông. Điều này là do hậu quả của chiến tranh. Chiến tranh
đã qua đi, vết thương bên ngoài tuy đã lành da nhưng di chứng của nó còn mãi.
“Trước đây tôi không bao giờ nhận ra điều này. Tôi cố gắng cho qua
chuyện và không làm phiền người khác. Có lẽ tôi đã chẳng bao giờ có chuyện
gì lôi thôi nếu tôi không gặp Brett khi họ đưa tôi về Anh”[26;41,42].
Đây là nỗi đau lớn của Jake mà không phải ai cũng hiểu và cảm thông.
Tuy anh không có khả năng thỏa mãn nhu cầu sinh lí của Brett nhưng anh vẫn
rất yêu Brett, vẫn còn đam mê, khát vọng trong tình yêu với Brett.
Chúng ta không biết trước khi tham gia chiến tranh tâm trạng của những
thanh niên đó ra sao. Nhưng bước ra khỏi cuộc chiến với những mất mát to
lớn, họ giờ đây không còn tin tưởng vào điều gì. Cuộc sống với họ là những
chuỗi ngày tiếp nối nhau bế tắc, luẩn quẩn. Họ chìm đắm trong những cơn say
cho quên đi ngày tháng, cho quên đi những nỗi đau. Ngay cả với Jake, với nỗi
đau không thể chia sẻ của mình anh chỉ có thể tìm niềm an ủi trong công việc
hoặc những cuộc nhậu nhẹt với bạn bè. Đôi lúc khi không tìm được sự đồng

điệu từ những người bạn, anh tìm đến một niềm an ủi khác đó là nhà thờ: “Nhà
thờ Thiên chúa có cách rất tốt để giải quyết tất cả những cái đó”[26;42],


“Chúng tôi bước qua cánh cửa da nặng nề chuyển động rất nhẹ nhàng. Bên
trong tối. Nhiều người đang cầu nguyện. Tôi nhìn thấy họ khi mắt đã quen với
ánh tranh tối tranh sáng. Chúng tôi quỳ xuống một trong những chiếc ghế gỗ
dài”[26;262]. Nhưng nhà thờ Thiên chúa cũng chẳng làm cho anh nguôi ngoai.
Anh cũng tự thấy mình là một con chiên không ngoan đạo (anh từng tự nhận
mình là một tín đồ Thiên chúa giáo, nhưng là về mặt kĩ thuật còn thực tâm anh
tìm đến với nhà thờ đâu phải là để được an ủi hay đến với chốn yên bình), anh
chỉ đến nhà thờ hoặc cầu chúa khi nào anh tiện thể ghé qua. Chứ anh không có
thói quen đi lễ nhà thờ như những con chiên ngoan đạo.
Quá khứ của nhân vật hầu như không được nhắc tới. Chúng ta chỉ có thể
biết được rằng Jake là người Mỹ, anh vẫn còn bố mẹ, họ hiện vẫn còn nhưng
anh không có ý định về thăm. Còn những thông tin khác về hoàn cảnh gia đình
của Jake (như bố mẹ anh làm nghề gì, bao nhiêu tuổi, họ sống ở đâu…) anh
không hề nhắc tới. Thậm chí cả quãng đời thời trai trẻ trước chiến tranh của
anh (anh lớn lên thế nào, đã từng học ở đâu, từng làm gì sống ra sao…) nhân
vật không hề kể gì với người đọc.
Nhân vật chỉ còn là một mảng của hiện tại. Và hiện tại của nhân vật cũng
được kể như của người xa lạ. Nhân vật có nghề nghiệp nhưng lại rất ít khi xuất
hiện trong tình huống làm việc và nghề nghiệp cũng không ảnh hưởng gì nhiều
đến tính cách hay cuộc sống của chính anh ta. Jake đôi khi có nhắc đến nhà thờ
thậm chí có lần anh ta còn cầu nguyện với một sự thành tín nhưng anh ta lại
không phải là một con chiên ngoan đạo. Anh chỉ đi nhà thờ khi nào tiện đi qua
chứ đó không phải là một thói quen. Và niềm tin vào Chúa cũng chẳng thể
giúp anh nguôi ngoai nỗi đau. Nhân vật kể về mình như là kể về một người
khác.
Phần lớn tác phẩm là Jake kể về việc anh và nhóm bạn tham dự lễ hội đấu

bò ở Tây Ban Nha. Trước khi lễ hội diễn ra, Jake và Bill cùng nhau đi câu ở
Burguete. Cohn đã định đi cùng Jake và Bill nhưng vì Brett và Mike chưa tới
mà Cohn lại rất muốn được gặp Brett nên Cohn ở lại chờ Brett. Chỉ đến lúc
này Jake mới thấy rằng anh thực sự rất ghét Cohn hay nói đúng hơn là ghét cái


×