Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.48 KB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

ĐẶNG THỊ OANH

HỢP TÁC LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ
MALAYSIA (2003-2014)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số:60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng

Hà Nội – 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................................
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................................
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề: .................................................................................................

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:......................................................................................
3.1

Đối tượng nghiên cứu: ................................................................

3.2



Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................

4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................................................

5.

4.1

Phương pháp nghiên cứu chung: ...............................................

4.2

Phương pháp nghiên cứu riêng trong quan hệ quốc tế .............

Cấu trúc của luận văn..........................................................................................................

Chƣơng 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HỢP TÁC LAO ĐỘNG VIỆT NAM – MALAYSIA
....................................................................................................................................................................

1.1 Một số khái niệm và lý thuyết chung về hợp tác lao động quốc tế .............................................
1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia .........................................
1.2.1Bối cảnh quốc tế và khu vực ........................................................................................................
1.2.1.2 Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước .............................................................
1.2.1.3 Sự chênh lệch về tốc độ tăng dân số .....................................................................................
1.2.1.4 Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thế kỷ 21 ..........................................................
1.2.1.5 Chủ trương hợp tác lao động trong khuôn khổ ASEAN ......................................................
1.2.2 Yếu tố từ phía Việt Nam ..............................................................................................................
1.2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội – Lao động – Việc làm ..................................................................
1.2.2.2 Chủ trương, đường lối của Nhà nước Việt Nam về hợp tác lao động .................................

1.2.2.3 Yếu tố từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ..........................................................
1.2.2.4 Yếu tố từ phía người lao động Việt Nam ..............................................................................
1.2.3Yếu tố từ phía Malaysia................................................................................................................
1.2.3.1 Tình hình kinh tế xã hội – Lao động – Việc làm ..................................................................
1.2.3.2 Chủ trương của Chính phủ Malaysia về hợp tác lao động ..................................................
Chƣơng 2: TÌNH HÌNH HỢP TÁC LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ MALAYSIA ...................
2.1 Thực trạng hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia .....................................................................
2.1.1 Các thỏa thuận, quy định của Việt Nam và Malaysia về hợp tác lao động ............................
2.1.1.1 Các thỏa thuận hợp tác lao động chung giữa Việt Nam và Malaysia .................................
2.1.1.2 Các quy định về tiếp nhận lao động Việt Nam tại Malaysia ................................................
2.1.1.3 Các quy định của Việt Nam về hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Malaysia . 53

1


2.1.2 Thực trạng hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia giai đoạn 2003-2007...............................56
2.1.3 Thực trạng hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia giai đoạn 2008 – 2014............................60
2.2 Kết quả hợp tác lao động giữa Việt Nam và Malaysia................................................................64
2.2.1 Thành tựu đạt đƣợc trong hợp tác lao động giữa 2 nƣớc...................................................65
2.2.2 Những vấn đề còn tồn tại trong hợp tác lao động giữa 2 nƣớc...........................................67
Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ
MALAYSIA............................................................................................................................................. 72
3.1 Tác động của hợp tác lao động đối với sự phát triển của 2 nƣớc..............................................72
3.1.1 Tác động đối với Việt Nam.....................................................................................................72
3.1.2 Tác động tới Malaysia............................................................................................................75
3.2 Xu hƣớng hợp tác lao động giữa Việt Nam và Malaysia............................................................77
3.2.1 Xu hƣớng di cƣ lao động nội khối ASEAN..........................................................................77
3.2.2 Xu hƣớng hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia...............................................................81
3.2.3 Một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong hợp tác lao động với Malaysia........84
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................. 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................... 98

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

1

ASEAN

2

ALMM

3

ACMW

4

AFML

5

AEC


6

AQRF

7

DOLAP

8

GNI

9

ICP

10

ILO


11

SLOMOSHNET

4

12

SLOM-WG


13

WB

14

MoU

15

IOM

16

LDCs


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
STT
Bảng 1.1

Một s

Bảng 2.1

Số lượ

thời h
Bảng 2.2


Số lượ

trường

Bảng 2.3

Số lượ
trong

Hình 2.1

Cơ cấ

Malay

5


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, thầy đã
khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu
này.
Tôi sẽ không thể hoàn thành luận văn này nếu không có những tác giả đi
trước đã cung cấp thông tin, nghiên cứu về hợp tác lao động, xuất khẩu lao động
nói chung và giữa Việt Nam – Malaysia nói riêng. Vì thế, tôi dành sự cảm ơn sâu
sắc đối với tất cả các tác giả có tác phẩm hoặc bài viết mà tôi đã tiếp cận trong quá
trình hoàn thành luận văn. Dù tôi không sử dụng toàn bộ tài liệu đã tiếp cận, các
quan điểm hay bài viết mà tôi không đồng tình cũng giúp tôi phát triển các quan
điểm, hoàn thiện hơn những lập luận của mình.

Tôi cũng dành một sự biết ơn đặc biệt đến tất cả bạn bè, người thân đã giúp
đỡ, góp ý và giúp tôi hoàn thiện luận văn, dịch một số tài liệu tiếng nước ngoài,
kiểm tra và soát lỗi…
Ngoài ra, trong suốt quá trình học chương trình đào tạo Thạc sĩ, tôi đã nhận
được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cán bộ đào tạo và giảng dạy của
khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất đối với tất cả sự giúp
đỡ và quan tâm này!

6


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn với đề tài “Hợp tác lao động giữa Việt Nam và
Malaysia (2003-2014)” là công trình nghiên cứu khoa học hoàn toàn do tôi thực
hiện. Luận văn có sự kế thừa, tham khảo các công trình nghiên cứu của những
người đi trước và có sự bổ sung những tư liệu, kết quả nghiên cứu mới. Các số liệu,
trích dẫn trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong
phạm vi hiểu biết của tôi.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Đặng Thị Oanh

7


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, hợp tác

lao động quốc tế đã trở thành một xu hướng tất yếu giữa các quốc gia trên thế
giới.Hợp tác lao động quốc tế góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và sự
phát triển bền vững đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ngay cả trong bối cảnh
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhận thức được xu thế này và thấy được tầm
quan trọng của hợp tác lao động đối với việc giải quyết việc làm, phát triển kinh tế,
xã hội trong nước cũng như mối quan hệ đối ngoại với các nước khác trên thế giới,
Đảng, Chính phủ và Nhà nước Việt Nam đã đặt hợp tác lao động quốc tế trở thành
một trong những vấn đề trọng tâm của chính sách, mang tính chiến lược và lâu dài.
So với nhiều nước khác, Việt Nam tham gia vào thị trường lao động quốc tế
khá muộn, hoạt động hợp tác lao động bắt đầu từ năm 1980 chủ yếu với các nước
xã hội chủ nghĩa, trong tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Từ năm
1991, khi cơ chế có sự thay đổi, hoạt động hợp tác lao động phát triển mạnh mẽ,
mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Bước sang thế kỷ 21, có sự
tăng đột biến lượng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, trong đó có một số
thị trường chính như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia.
Malaysia là một trong những quốc gia phát triển trong khu vực Đông Nam Á,
có trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ tương đối cao, đặc biệt có nhu
cầu lớn về nguồn lao động, không đòi hỏi lao động có trình độ cao như các nước
phát triển khác. Hoạt động hợp tác đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại
Malaysia bắt đầu từ năm 2002, đến năm 2003 Bản ghi nhớ (MOU) về cung ứng lao
động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia giữa hai chính phủ đã đánh dấu mốc
quan trọng đưa quan hệ hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia lên một tầm cao
mới. Sau hơn 10 năm, Malaysia là một trong những thị trường xuất khẩu lao động
8


chính của Việt Nam với khoảng hơn 80.000 lao động đang làm việc tại 12/13 bang
của Malaysia trong một số lĩnh vực kinh tế không yêu cầu trình độ cao.
Hợp tác lao động quốc tế góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống
cho nhiều người dân, tăng nguồn thu ngoại tệ và nhiều lợi ích khác đối với mọi mặt

đời sống của đất nước. Hiện nay, Malaysia vẫn là thị trường xuất khẩu lao động
truyền thống hấp dẫn với người lao động Việt Nam, với chi phí xuất cảnh thấp, thu
nhập ở mức trung bình khá, phù hợp với các đối tượng người lao động phổ thông
tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, hợp tác lao động Việt
Nam – Malaysia vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăncó thể gây ảnh hưởng tiêu
cực đến quan hệ Việt Nam – Malaysia nói chung.
Từ tình hình thực tế trên và nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác lao
động giữa Việt Nam – Malaysia, tác giả lựa chọn đề tài “Hợp tác lao động giữa
Việt Nam và Malaysia (2003-2014)”. Thông quan các phương pháp nghiên cứu
quan hệ quốc tế với việc coi Nhà nước là chủ thể hành động, luận văn nhằm mục
tiêu phân tích, đánh giá những mặt tích cực, tiêu cực, các yếu tố tác động, tìm ra
nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề để đẩy
mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia, đóng vai trò
tích cực vào sự phát triển đường lối đối nội, đối ngoại của đất nước.
Trong phạm vi nghiên cứu về quan hệ hợp tác lao động, tác giả tập trung vào
nghiên cứu quan hệ xuất khẩu lao động (XKLĐ) phổ thông– là một nội dung chính
của hợp tác lao động quốc tế từ Việt Nam sang Malaysia để thấy được sự tiềm
năng, hấp dẫn của thị trường lao động này đối với người lao động Việt Nam.

9


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Với tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam –
Malaysia, ở nước ta và trên thế giới đã có một số luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ,
sách báo, tạp chí đề cập đến vấn đề này như:
Nguyễn Thanh Tùng (2015): Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang
Malaysia: Thực trạng và giải pháp – Luận án Tiến sĩ kinh tế: Tác giả xuất phát từ
việc phân tích cặn kẽ các khái niệm và lý thuyết về xuất khẩu lao động; hoạt động
xuất khẩu lao động của các nước trong khu vực Đông Nam Á, hoạt động xuất khẩu

lao động của Việt Nam với nhiều thị trường tiếp nhận lao động trên thế giới. Từ đó
tác giả phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động từ Việt Nam sang
Malaysia trong mối quan hệ so sánh với các thị trường khác để thấy được những
ưu điểm và hạn chế. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thanh Tùng phân tích sự thay đổi
của bối cảnh quốc tế, khu vực, tiềm năng của hai nước Việt Nam và Malaysia để
rút ra triển vọng quan hệ lao động giữa hai nước và đề xuất những hướng đi cần
thiết với từng đối tượng Nhà nước, công ty môi giới XKLĐ, người lao động Việt
Nam để hoạt động này có hiệu quả hơn.
Nguyễn Thị Phương Linh (2004): Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính
về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường – Luận án Tiến sĩ Kinh tế:
Tác giả nêu lên cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu lao động và quản lý tài chính
vĩ mô với xuất khẩu lao động. Kinh nghiệm quản lý XKLĐ và quản lý tài chính về
XKLĐ ở châu Á. Thực tiễn hoạt động và quản lý tài chính về XKLĐ ở Việt Nam
và các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới.
Trần Thị Thu (2006): Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các
doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay – Sách chuyên khảo: Tác giả đưa ra những
kiến nghị, giải pháp và định hướng giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản
lý xuất khẩu lao động nhưng dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp.
10


Phạm Thị Hoàn: Quản lý Nhà nước đối với XKLĐ của Việt Nam giai đoạn
hiện nay – Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác giả đi sâu phân tích vai trò quản lý của
Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn hiện tại.
Nguyễn Thị Hồng Bích (chủ biên), Hoàng Minh Hà, Phú Văn Hẳn (2007):
Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á – kinh nghiệm và bài học:
Nhóm tác giả phân tích hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong sự so
sánh với các nước Đông Nam Á để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong
lĩnh vực xây dựng chính sách, tổ chức và quản lý XKLĐ cũng như trong việc giải
quyết các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình xuất khẩu lao động, nhằm

phục vụ cho việc tham gia một cách có hiệu quả vào thị trường lao động quốc tế.
Nhập cư ở Malaysia: Đánh giá về hiệu quả kinh tế, chính sách và hệ thống
(Immigration in Malaysia: Assessment of its Economic Effects, and a Review of the
Policy and System) – Bản báo cáo của Ngân hàng Thế Giới và Bộ Nguồn Nhân
Lực Malaysia công bố năm 2013. Bản báo cáo đưa ra những con số cụ thể, những
phân tích và dẫn chứng cho hoạt động nhập cư vào Malaysia, trong đó có lao động
nhập cư, từ đó đánh giá tương đối những mặt tích cực và tiêu cực của nhập cư đối
với mọi mặt của đất nước này. Bản báo cáo cũng đưa ra nhận xét về hệ thống chính
sách quản lý tình hình nhập cư của Chính phủ Malaysia.
Di cư lao động quốc tế từ Việt Nam đến các nước châu Á, 2000-2009: Quá
trình, thực trạng và tác động (International Labour Migration From Vietnam To
Asian Countries, 2000-2009: Process, Experiences and Impact) là công trình
nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển xã hội thuộc Đại học Western Ontario,
Canada năm 2009. Nghiên cứu thực hiện dựa trên các số liệu thống kế được công
bố của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Việt Nam và phỏng vấn người lao
động Việt Nam đang làm việc tại các nước châu Á đến từ ba tỉnh: Hà Tĩnh, Thái
Bình và Hà Tây. Nhóm nghiên cứu đã phân tích những điểm mạnh và yếu của lao
11


động Việt Nam khi làm việc tại nước ngoài trong sự so sánh với người lao động
đến từ các quốc gia khác. Tiếp đến là so sánh lao động Việt Nam đang làm việc ở
các nước châu Á theo các tiêu chí: giới tính, cơ cấu ngành nghề, số tiền bỏ ra trước
chuyến đi, thu nhập, điều kiện sống, cuộc sống của người lao động sau khi về
nước… Cuối cùng bài nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị chính sách đối với
Chính phủ Việt Nam để tăng hiệu quả xuất khẩu lao động và bảo vệ người lao động
Việt Nam làm việc tại nước ngoài.
Thực trạng và xu hướng xuất khẩu lao động của Việt Nam (Situation and
Trends of Vietnamese Labor Export) do tác giả Kannika Angsuthanasombat thực
hiện năm 2006 đã đưa ra những nét chính và tình hình và xu hướng di cư lao động

quốc tế của Việt Nam, tập trung vào lực lượng lao động đang làm việc ở nước
ngoài, quy trình trước chuyến đi, các nước tiếp nhận lao động, loại hình công việc,
chất lượng của lao động Việt Nam, các vấn đề tồn tại và các tác động về mặt xã hội
của hoạt động di cư.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí khác có đề cập
đến hoạt động hợp tác lao động quốc tế nói chung và hợp tác lao động giữa Việt
Nam và Malaysia nói riêng. Các công trình này nhìn chung mới chỉ đề cập hoặc
nghiên cứu một khía cạnh của quan hệ hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia mà
chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá một cách toàn diện mối quan hệ này, từ đó đưa
ra giải pháp chiến lược, lâu dài và đồng bộ để nâng cao quan hệ hợp tác. Đồng thời
hợp tác lao động giữa hai nước luôn có sự biến động, thay đổi do các yếu tố liên
quan đến bối cảnh kinh tế, xã hội, chính sách ngoại giao của Nhà nước và từ người
lao động. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu về hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia một
cách toàn diện, sâu sắc, cập nhật và tìm ra những điểm mới là vô cùng quan trọng,
giúp đưa ra những hướng giải quyết cho các vấn đề còn tồn tại cả về mặt chính
sách và thực tiễn.
12


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Hợp tác lao động giữa Việt Nam và Malaysia.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Việt Nam và Malaysia
Phạm vi thời gian: 2003-2014, tức là từ khi Việt Nam và Malaysia ký kết bản
ghi nhớ về việc đưa người Việt Nam sang làm việc tại Malaysia đến năm 2014. Bên
cạnh đó Luận văn vẫn tiếp tục cập nhật các thông tin và số liệu mới nhất về tình
hình hợp tác lao động giữa hai nước nhằm mang tính tham khảo và giúp người đọc
có cái nhìn chính xác hơn về lĩnh vực hợp tác này giữa Việt Nam và Malaysia.
Luận văn tập trung nghiên cứu trong phạm vi các hoạt động đưa người lao

động phổ thông Việt Nam đi làm việc tại Malaysia.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó bao gồm các
phương pháp nghiên cứu chung của nhiều ngành khoa học và phương pháp nghiên
cứu riêng trong quan hệ quốc tế.
4.1 Phương pháp nghiên cứu chung:
Phương pháp đa ngành và liên ngành: Quan hệ hợp tác lao động giữa
Việt
Nam và Malaysia không chỉ là quan hệ đối ngoại giữa hai Nhà nước mà còn liên
quan đến nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, xã hội. Phương pháp nghiên
cứu này giúp luận văn có cái nhìn toàn diện, nhiều chiều về hợp tác lao động Việt
Nam – Malaysia.
-

Phương pháp lịch sử: Hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia vận động

theo sự biến đổi của lịch sử, trong đó mỗi giai đoạn, thời kỳ có những đặc trưng
riêng. Phương pháp nghiên cứu này giúp đánh giá hợp tác lao động Việt Nam –
13


Malaysia một cách lịch sử, cụ thể, thấy được diễn biến, tiến trình phát triển của
mối quan hệ.
Phương pháp phân tích văn bản: Luận văn có nghiên cứu, sử dụng các
văn
bản chứa đựng đường lối quan điểm, văn bản pháp luật, hiệp định… của Nhà nước,
Chính phủ Việt Nam và Malaysia – được coi là cơ sở pháp lý, nền tảng cho hợp tác
lao động giữa hai nước.
4.2 Phương pháp nghiên cứu riêng trong quan hệ quốc tế
Phương pháp phân tích lợi ích: Dựa vào phân tích lợi ích hai bên Việt

Nam
– Malaysia trong hợp tác lao động để thấy được sự định hướng chính sách và thực
hiện hành vi của các bên.
Phương pháp phân tích chính sách: Chính sách của hai Nhà nước Việt
Nam
– Malaysia có vai trò định hướng và giải thích cho các hành vi đối ngoại của hai
nước. Phương pháp bao gồm việc tìm hiểu nội dung chính sách, quá trình và cơ
chế hoạch định chính sách, đánh giá chính sách).
Phương pháp phân tích tác động: Hợp tác lao động Việt Nam –
Malaysia
có vai trò quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ đối
ngoại giữa hai nước, từ đó thấy được những mặt tác động tích cực và tiêu cực để
tìm cách phát huy hoặc hạn chế.
- Phương pháp dự báo: Việc dự báo xu hướng phát triển của hợp tác lao động
Việt Nam – Malaysia là cần thiết và quan trọng, góp phần vào việc hoạch
định chính sách và có những bước đi tích cực, chủ động trước tình hình mới, xu
hướng mới.


14


5. Cấu trúc của luận văn
Chƣơng 1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến hợp tác lao động Việt Nam - Malaysia
Nêu và phân tích các yếu tố tác động đến hợp tác lao động giữa Việt Nam và
Malaysia, bao gồm các yếu tố mang tính khách quan và yếu tố mang tính chủ quan.
Chƣơng 2: Tình hình hợp tác lao động giữa Việt Nam và Malaysia
Tập trung vào trình bày thực trạng hợp tác lao động giữa Việt Nam và
Malaysia theo các giai đoạn lịch sử, từ đó rút ra các mặt làm được và các mặt còn
tồn tại của mối quan hệ này.

Chƣơng 3: Tác động và triển vọng hợp tác lao động giữa Việt Nam và
Malaysia
Từ việc phân tích xu thế phát triển mới của thế giới, khu vực và triển vọng
phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam và Malaysia để đưa ra những dự báo xu
hướng phát triển của mối quan hệ này trong thời gian tới và những khuyến nghị
chính sách, giải pháp đối với Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người
lao động Việt Nam tại Malaysia.
Chƣơng 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HỢP TÁC LAO ĐỘNG VIỆT
NAM – MALAYSIA
1.1 Một số khái niệm và lý thuyết chung về hợp tác lao động quốc tế
Hợp tác lao động quốc tế là thuật ngữ được sử dụng phổ biến từ những năm
1980 khi các hoạt động đưa người Việt Nam ra nước ngoài làm việc có sự tham gia
tích cực của Nhà nước với tư cách là chủ thể. Trong thời gian này, Việt Nam chủ
yếu đưa người lao động sang để học tập, làm việc và học hỏi kinh nghiệm, khoa
học, kỹ thuật tại các nước Xã hội chủ nghĩa và một số quốc gia châu Phi. Theo TS.
Phạm Kiên Cường (1989): “Hợp tác quốc tế về lao động là sự trao đổi lao động
15


giữa các quốc gia thông qua các hiệp định được thỏa thuận và ký kết giữa các quốc
gia đó, là sự di chuyển lao động có thời hạn giữa các quốc gia một cách có tổ chức
và hợp pháp” [19]. Các tên gọi khác của hợp tác lao động quốc tế là xuất khẩu lao
động hay di cư lao động quốc tế. Trong mối quan hệ hợp tác lao động giữa Việt
Nam và Malaysia, Việt Nam giữ vai trò là nước xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Cũng theo tác giả Phạm Kiên Cường (1989): Xuất khẩu lao động được hiểu
là đưa lao động ra nước ngoài làm việc một cách hợp pháp, có tổ chức, thông qua
những hợp đồng kí kết giữa nước đưa lao động đi và nước tiếp nhận sử dụng lao
động.
Từ đó, ta thấy hợp tác lao động quốc tế phải có chủ thể tham gia là Nhà nước.
Nhà nước có vai trò quan trọng trong quá trình xuất khẩu lao động ra nước ngoài

một cách chính thức và tuân thủ luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của nước tiếp
nhận lao động. Quá trình này liên quan đến các hoạt động xuất nhập cảnh, hợp tác
về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, ngoại giao… Nhà nước có vai trò đề ra chính
sách, chủ trương, đường lối, ký kết các hiệp định hợp tác lao động với nước tiếp
nhận lao động. Nhà nước phải tham gia vào quá trình này để đào tạo, bảo vệ, hỗ trợ
người lao động cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia, doanh nghiệp và tăng cường các
hoạt động hợp tác với nước ngoài hiệu quả, bền vững.
Như vậy, hợp tác lao động quốc tế có thể hiểu là các hoạt động trao đổi lao
động giữa các quốc gia thông qua các hiệp định và hợp đồng lao động được ký kết
giữa các quốc gia với nhau, đảm bảo tuân thủ luật pháp của cả quốc gia tiếp nhận
và quốc gia xuất khẩu lao động và phù hợp với luật pháp quốc tế mà các quốc gia
này là thành viên.

16


1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia
1.2.1Bối cảnh quốc tế và khu vực
1.2.1.1 Quá trình toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa được coi là động lực chủ yếu của di cư lao động quốc tế.
Manning Christ cho rằng di cư lao động tăng lên là một trong những khía cạnh
quan trọng của toàn cầu hóa ở phần lớn khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong
giai đoạn từ những năm 1990 trở lại đây.
Trong thời đại toàn cầu hóa, thông tin liên lạc và giao thông được cải thiện
mạnh mẽ đã rút ngắn khoảng cách về thời gian và không gian giữa các quốc gia, từ
đó giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu lao động trở nên dễ dàng và nhanh chóng
hơn. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thông tin liên lạc, internet giúp tăng cường hiểu
biết giữa các nền văn hóa, con người ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đã
giúp người lao động nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng nước nhập khẩu lao
động.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế biến thế giới trở thành một ngôi làng,
trong đó các quốc gia và khu vực trên thế giới đều có mối quan hệ, tác động qua lại
lẫn nhau và chịu ảnh hưởng chung của tình hình thế giới. Bất kỳ biến động nào về
kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác
lao động giữa các quốc gia với nhau.
Toàn cầu hóa còn tạo ra sự chênh lệch bất bình đẳng giữa các nước giàu và
nước nghèo trong việc phân chia lợi ích từ quá trình này. Những nước phát triển
luôn nhận được sự đầu tư về vốn và khoa học công nghệ lớn hơn các nước đang
phát triển, các nước giàu ngày càng giàu hơn, sự tăng phần đóng góp thương mại ở
các nước đang phát triển cũng không đáng kể. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế và tư
nhân hóa ở các nước đang phát triển khiến cho một số lượng người lao động bị loại
17


ra khỏi các hoạt động kinh tế, trở thành người thất nghiệp và buộc phải tìm kiếm
việc làm ở nước ngoài.
1.2.1.2 Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước
Sự chênh lệch về trình độ phát triển dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập và
tiền lương giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển là một trong
những nguyên nhân chính khiến người lao động di cư từ các nước có thu nhập thấp
đến những nước có thu nhập cao hơn, từ đó đặt ra nhiệm vụ tăng cường hợp tác lao
động giữa các Nhà nước này để quản lý chặt chẽ nguồn lao động di cư. Theo thống
kê của Ngân hàng thế giới, chênh lệch giữa nhóm các nước có thu nhập cao nhất và
thấp nhất là khoảng 11,000 USD (Nhóm các nền kinh tế có thu nhập cao:
12,736USD; nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp: 1,045USD) 1. Trên bình diện
toàn thế giới, mức lương trung bình mà một người lao động nhận được là khoảng
19.188 USD/năm. Ở Việt Nam, lương bình quân của người lao động là hơn 45 triệu
đồng/năm, tương đương 2.112 USD, bằng khoảng 27% mức trung bình của thế
giới2.
Trong khu vực Đông Nam Á, trình độ phát triển và thu nhập cũng có sự

chênh lệch lớn giữa nhóm các quốc gia Brunei, Indonexia, Malaysia, Singapore,
Philippines và Thái Lan (ASEAN 6) và nhóm các nước gia nhập sau của ASEAN,
gồm Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (CLMV). Mức thu nhập bình quân
đầu người (tính theo ngang giá) năm 2009 của Brunei, Singapore đạt xấp xỉ 50
nghìn USD. Đây là nhóm nước có mức thu nhập bình quân đầu người không chỉ
cao nhất trong khu vực, mà còn có thể so sánh với một số quốc gia phát triển hàng
đầu trên thế giới. Mức thu nhập này cao gấp 17 lần so với Việt Nam (2.900 USD),
và gấp 50 lần so với Myanma (1.100 USD) - nước nghèo nhất khu vực. Malaysia,
1
2

/> />
18


Thái Lan có mức thu nhập cao hơn nhiều so với CLMV nhưng cũng chỉ bằng một
phần ba của Singapore hay Brunei.3
1.2.1.3 Sự chênh lệch về tốc độ tăng dân số
Tốc độ tăng dân số chênh lệch giữa các nước cũng là nguyên nhân quan
trọng dẫn đến dòng lao động di cư từ các nước có dân số đông, trẻ và lượng người
trong độ tuổi lao động lớn đến các nước có quy mô dân số nhỏ và già hóa lao động.
Các nước đang phát triển có tốc độ tăng dân số nhanh, hàng năm có hàng triệu
người gia nhập lực lượng lao động, ngược lại các nước phát triển có tốc độ tăng
dân số thấp thậm chí đạt con số âm. Dân số già hiện nay tồn tại ở các nước có nền
kinh tế phát triển và là gánh nặng của các quốc gia này. Các nhà kinh tế Mỹ và thế
giới cảnh báo, hiện trạng dân số già đi nhanh chóng đã trở thành “quả bom nổ
chậm” có thể tàn phá các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Theo số liệu của Liên
hợp quốc, dân số trên 60 tuổi ở Nhật Bản vào năm 2050 sẽ tăng tới 41,7% tổng dân
số, từ mức vốn đã cao hiện nay là 26,3%. Dân số già nhanh đã thực sự trở thành
mối đe dọa nguồn nhân lực ở nhiều nước phát triển. Nhà kinh tế Mỹ Nicolas

Ebostas, chuyên gia dân số thế giới nhấn mạnh tài sản thực sự của thế giới hiện đại
không phải là nguồn tài nguyên khoáng sản thiên nhiên mà chính là nguồn lực con
người.
Đó là nguyên nhân để các nước đang phát triển xuất khẩu lao động và các
nước phát triển nhập khẩu lao động. Bên cạnh đó, sự thay đổi cơ cấu dân số cũng
ảnh hưởng đến dòng lao động di cư này. Ở các nước phát triển, dân số già hóa dẫn
đến tăng nhu cầu về hộ lý, chăm sóc sức khỏe cho người già trong khi các nước
này không đủ lao động đáp ứng đã tạo điều kiện cho người lao động từ các nước
đang phát triển di cư sang. Ở các nước phát triển, người lao động chủ yếu làm việc
3

/>
19


ở các ngành nghề có trình độ cao, nên các công việc ở trình độ thấp thường
thuê lao động nước ngoài giá rẻ từ các nước đang phát triển.
1.2.1.4 Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thế kỷ 21
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới đầu thế kỷ 21 hay còn được
gọi là thời kỳ siêu tăng trưởng (Theo báo cáo đặc biệt của Ngân hàng Standard
Chartered năm 2010)4 đã dẫn đến nhu cầu về lao động tăng cao. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế thế giới trong 10 năm đầu thế kỷ 21 (2000-2010) đạt 3.2% với sự
dẫn đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới 2008-2009 khiến thế giới tư bản phương Tây rung chuyển, tuy có tác động tiêu
cực đến tất cả các nước, nhưng nhìn chung các nền kinh tế châu Á vẫn giữ được
tốc độ tăng trưởng ổn định.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là đầu tư trực tiếp nước ngoài
cũng bùng nổ vào những năm 90 của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Bên cạnh việc
đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, mở rộng nhu cầu lao động, các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài cũng sử dụng một lượng lớn lao động nước ngoài. Sự thiếu hụt lao

động không lành nghề ở các nước phát triển hơn đã đẫn đến nhu cầu nhập khẩu để
tận dụng lợi thế lao động giá rẻ của các nước láng giềng và ngược lại xuất khẩu lao
động lành nghề sang các nước đó. Như vậy, tăng trưởng kinh tế, sự chuyển dịch
của dòng vốn và đầu tư quốc gia không chỉ thúc đẩy sự chuyển dịch của lao động
trình độ thấp mà cả dòng lao động có chuyên môn, trình độ cao.
1.2.1.5 Chủ trương hợp tác lao động trong khuôn khổ ASEAN
Đều là thành viên của ASEAN, hoạt động hợp tác lao động giữa Việt Nam
và Malaysia nằm trong tinh thần hợp tác chung của cả khu vực. Hợp tác lao động
là một lĩnh vực quan trọng trong hợp tác chuyên ngành của ASEAN được thực hiện
thông qua Diễn đàn chuyên ngành cấp cao nhất là Hội nghị Bộ trưởng
4

/>
20


ASEAN phụ trách về lao động (ALMM). Diễn đàn này được họp 2 năm/ lần nhằm
trao đổi về các chính sách phát triển nhân lực, lao động – việc làm, bảo hiểm xã hội,
quan hệ lao động, lao động di cư và các vấn đề khác liên quan đến lao động trong
khu vực. Hiện hợp tác lao động trong ASEAN được thực hiện thông qua 3 nhóm
công tác, bao gồm: Nhóm công tác về các điển hình lao động tiên tiến nhằm tăng
cường tính cạnh tranh trong ASEAN (SLOM-WG); Nhóm công tác về Ủy ban
ASEAN về xây dựng văn kiện nhằm thực hiện Tuyên bố ASEAN về Bảo vệ và thúc
đẩy quyền của người lao động di cư (ACMW); Nhóm công tác về mạng An toàn vệ
sinh lao động (SLOM-OSHNET).
Một trong những tuyên bố quan trọng của ASEAN có liên quan đến vấn đề di
cư lao động là Tuyên bố Cebu về bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di trú
2007, trong đó thừa nhận trách nhiệm của các nước nhận và nước gốc cũng như của
Hiệp hội ASEAN trong vấn đề này. Tuyên bố cũng yêu cầu các nước thành viên làm
hài hòa luật pháp quốc gia với các tiêu chuẩn lao động cơ bản của tổ chức lao động

quốc tế ILO. Việc này có nghĩa là sẽ làm cho pháp luật của các nước trong khối
được áp dụng bình đẳng với mọi lao động, bất kể quốc tịch của họ, hay nói cách
khác là đảm bảo nguyên tắc đối xử quốc gia với người lao động cư trú. Diễn đàn
Lao động di cư ASEAN (AFML) là một hoạt động được tổ chức thường niên nhằm
thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố Cebu. Diễn đàn là cơ hội để các chính phủ, các tổ
chức người lao động và sử dụng lao động, và các tổ chức xã hội chính trị dân sự
xem xét, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng tốt về các vấn đề chính mà
lao động nam và nữ di cư ở Đông Nam Á đang phải đối mặt, đồng thời đưa ra các
khuyến nghị để thúc đẩy việc thực hiện các nguyên tắc của Tuyên bố
Cebu5.

5

/>
21


Với sự hình thành cộng đồng ASEAN (AEC) vào năm 2015, thị trường lao
động ASEAN được tự do hóa với sự tăng cường di chuyển lao động giữa các nước
thành viên với nhau. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ASEAN
đang được đánh giá là một trong những khu vực có nguồn lao động tiềm năng và
nguồn lực dồi dào nhất trên thế giới. Với 660 triệu dân, trong đó có 220 triệu dân
số đang trong độ tuổi lao động, ASEAN được xem là nơi có cơ cấu dân số vàng
phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong khu vực.
Bên cạnh đó, ASEAN hiện đang có 14 triệu lao động di cư với 7.5 triệu lao động di
cư nội khối cho thấy xu hướng tự do hóa thị trường lao động của ASEAN đang
phát triển với tốc độ nhanh. Khi AEC được ký kết sẽ tác động trực tiếp tới thị
trường lao động của các nước nói riêng và của khu vực nói chung. Theo đó, việc
lưu chuyển lao động trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy
cho quá trình hợp tác và lưu thông thương mại giữa các nước.

Theo khảo sát của ILO, hiện tại ở các nước đang phát triển như Việt Nam,
Lào, Campuchia, Myanmar, lực lượng lao động dồi dào và khá trẻ nhưng tỷ lệ đào
tạo, kỹ năng nghề tương đối thấp. Trong khi đó ở các nước đã phát triển như
Singapore, Malaysia, Thái Lan, lao động có xu hướng già đi. Vì vậy, với các nước
có nguồn lao động nhiều, trẻ thì đây là một cơ hội để phát triển thị trường lao động
của mình trong thời gian tới.
Đến tháng 7/2014, thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) đã được ký kết ở
một số lĩnh vực như: người hành nghề y, nha khoa, y tá, dịch vụ kế toán, dịch vụ tư
vấn, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ đo đạc. Theo đó, MRAs sẽ công nhận kỹ năng, bằng
cấp được đào tạo giữa các quốc gia để các lao động được dễ dàng di chuyển cùng
với những nới lỏng về visa, thời gian lưu trú… từ đó tạo điều kiện cho hoạt động
hợp tác lao động giữa các nước.

22


Bên cạnh đó, các nước cần chú ý tới khung tham chiếu trình độ ASEAN
(ARQF) để nắm bắt các quy định về kỹ năng tay nghề, bằng cấp ở từng quốc gia
khi áp dụng cho các lao động ở nước khác trong khu vực để có những chuẩn bị và
đầu tư trước khi thực hiện đưa lao động của nước mình xuất khẩu sang các nước
ASEAN.
Như vậy, chủ trương hợp tác lao động trong khuôn khổ ASEAN là yếu tố có
vai trò định hướng, là khuôn khổ chung, vừa tạo ra điều kiện thuận lợi, vừa là
thách thức đối với các hoạt động hợp tác lao động giữa Việt Nam và Malaysia 6.
Hoạt động hợp tác lao động song phương giữa 2 nước cũng chính là nằm trong
hoạt động hợp tác lao động đa phương của cả khu vực.
1.2.2 Yếu tố từ phía Việt Nam
1.2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội – Lao động – Việc làm
Thực hiện công cuộc cải cách từ năm 1986 với việc mở cửa nền kinh tế thị
trường, bình thường hóa và mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới, đến đầu thế

kỷ 21, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa, từ một nước chậm phát triển tiến lên gia nhập hàng ngũ các nước đang
phát triển. Việt Nam còn từng bước trở thành thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn
lớn trên thế giới, nâng cao vị thế và vai trò chính trị của nước ta trên trường quốc tế.
Sự hội nhập mọi mặt của Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa bao gồm trong đó cả
lĩnh vực hợp tác lao động với việc Việt Nam tiếp nhận lao động chuyên gia từ các
nước phát triển đến để hỗ trợ đào tạo, chuyển giao tri thức, công nghệ và việc Việt
Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với sự

6

/>
23


×