Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Sức mạnh mềm nhật bản những năm đầu thế kỷ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.35 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

VÕ THỊ MAI THUẬN

SỨC MẠNH MỀM NHẬT BẢN
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

1
Tp. Hồ Chí Minh - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

VÕ THỊ MAI THUẬN

SỨC MẠNH MỀM NHẬT BẢN
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 40

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tiến Lực

2


Tp. Hồ Chí Minh - 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỨC MẠNH MỀM
NHẬT BẢN ................................................................................................................
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................
1.1.1. Khái niệm sức mạnh mềm .................................................................................
1.1.2. Vai trò sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế ...............................................
1.1.3. Quan điểm của Nhật Bản về sức mạnh mềm ..................................................
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................
1.2.1. Cơ sở của sức mạnh mềm Nhật Bản ...............................................................
1.2.2. Sức mạnh mềm Nhật Bản trong chính sách đối ngoại hiện nay .....................
Chương 2: SỨC MẠNH MỀM NHẬT BẢN TRONG THỰC TIỄN .................
2.1. Sức mạnh mềm Nhật Bản trong ngoại giao kinh tế ......................................
2.1.1. Viện trợ phát triển chính thức ........................................................................
2.1.2. Hiệu quả và hạn chế .......................................................................................
2.2. Sức mạnh mềm Nhật Bản trong ngoại giao khoa học và công nghệ ...........
2.2.1. Hợp tác quốc tế trong khoa học và công nghệ ...............................................
2.2.2. Hiệu quả và hạn chế ........................................................................................
2.3. Sức mạnh mềm Nhật Bản trong ngoại giao văn hóa ....................................
2.3.1. Phổ biến văn hóa pop .....................................................................................
2.3.2. Hiệu quả và hạn chế ........................................................................................
Chương 3: TRIỂN VỌNG CỦA SỨC MẠNH MỀM NHẬT BẢN VÀ KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM ..................................................................................
3.1. Giới hạn và triển vọng của sức mạnh mềm Nhật Bản ..................................
3.1.1. Giới hạn của sức mạnh mềm Nhật Bản ..........................................................
3.1.2. Triển vọng của sức mạnh mềm Nhật Bản .......................................................
3.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................................

KẾT LUẬN ..............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
PHỤ LỤC .................................................................................................................

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Sức mạnh mềm thường là lựa chọn ưu tiên của các nước trong việc giải quyết
nhiều vấn đề trong quan hệ quốc tế hiện nay. Sức mạnh mềm đã được nhiều nước sử
dụng trong chính sách đối ngoại của mình, điển hình là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung
Quốc, Pháp, Singapore, Hàn Quốc,… Trên thực tế đã có những cuộc chạy đua ngầm
về sức mạnh mềm giữa một số quốc gia. Có thể thấy nhiều nước đã sử dụng sức
mạnh mềm như là xu hướng chủ đạo trong quan hệ quốc tế thế kỷ 21. Vì vậy,
nghiên cứu tìm hiểu về sức mạnh mềm có thể xem là một nhu cầu nghiên cứu học
thuật cấp thiết hiện nay.
Để tăng ảnh hưởng sức mạnh trong quan hệ quốc tế, các nước lớn đều chú ý
đến sức mạnh mềm. Ngoài Hoa Kỳ và Trung Quốc, Nhật Bản có thể xem là một chủ
thể quan hệ quốc tế sở hữu sức mạnh mềm điển hình. Nhật Bản đang ra sức gây ảnh
hưởng trên thế giới bằng văn hóa, xã hội và kinh tế. Các quốc gia khu vực châu
Á chịu ảnh hưởng lớn nhất từ chiến lược phát triển sức mạnh mềm của Nhật Bản.

Nghiên cứu và hiểu rõ sức mạnh mềm Nhật Bản sẽ là cơ sở để Việt Nam có sách
lược vận dụng những ưu đãi do sức mạnh mềm Nhật Bản mang lại cũng như có kế
hoạch ứng phó trước một “quyền lực” mới. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để
Việt Nam học hỏi phát triển sức mạnh mềm từ những bài học kinh nghiệm xây
dựng sức mạnh mềm của Nhật Bản.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


Lịch sử nghiên cứu về sức mạnh mềm bắt đầu từ thời điểm Joseph S. Nye,
Giáo sư Đại học Havard, đưa ra khái niệm sức mạnh mềm đầu tiên trong bài báo
“Soft Power” ấn bản số mùa thu của Foreign Policy vào năm 1990. Mặc dù ý niệm
về sức mạnh mềm đã tồn tại từ lâu trong các nền chính trị thế giới nhưng đến nửa
cuối thế kỷ 20 mới được GS. Joseph S. Nye khái quát thành một cách tiếp cận mới

5


với đầy đủ khái niệm, tính chất của nó… Sau đó, lý thuyết sức mạnh mềm đã được
giới học giả các nước phát triển mạnh với một số đặc điểm riêng.
Theo GS. Joseph S. Nye, “Bound to Lead: The Changing Nature of American
Power” xuất bản năm 1990 (Basic Books, New York) là quyển sách đầu tiên ông
phát triển khái niệm sức mạnh mềm. Ông cho rằng bản chất quyền lực đã thay đổi,
thế giới đang ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Sau đó, ông có đề cập lại khái niệm sức
mạnh mềm khi viết quyển “The Paradox of American Power: Why the World's Only
Superpower Can't Go It Alone” năm 2001 (Oxford University Press), trong đó GS.
Nye có nói các quyền lực lớn bao gồm cả Mỹ đã sử dụng khéo léo cả sức mạnh
cứng và sức mạnh mềm.
“Soft power: The Means to Success in World Politics” xuất bản năm 2004
(Public Affairs, New York) là quyển sách được GS. Joseph S. Nye giới thiệu chi tiết
về khái niệm sức mạnh mềm, nguồn lực sức mạnh mềm, giới hạn sức mạnh mềm,
mối quan hệ với sức mạnh cứng,… Và sách có đề cập đến sức mạnh mềm ở các
nước và khu vực tiêu biểu, trong đó có Nhật Bản. Luận văn vận dụng chính các khái
niệm từ quyển sách này.
Sức mạnh mềm Nhật Bản từ lâu đã được các nhà lãnh đạo và học giả Nhật
Bản chú ý nghiên cứu đồng thời xây dựng chiến lược phát triển. Sau trận động đất
lớn vào đầu năm 2011, sức mạnh mềm Nhật Bản càng được thế giới chú ý đến nhiều
hơn. Có nhiều bài báo nghiên cứu về nó được đăng trên các tạp chí chuyên ngành

bằng tiếng Anh của các học giả quốc tế và cả học giả Nhật Bản. Ở Nhật Bản có cả
một viện nghiên cứu sức mạnh mềm “The Japan Soft Power Research Institute”.
Một trong những thành quả tiêu biểu của nó là quyển sách “Soft Power
Superpowers: Cultural and National Assets of Japan and the United States” của hai
tác giả Yasushi Watanabe và David McConnell xuất bản năm 2008 (M.E. Sharpe,
Armonk, New York). Đây là một khảo sát tường tận về điểm mạnh và hạn chế của
sức mạnh mềm Hoa Kỳ và Nhật Bản.

6


Tại Việt Nam, ngoài một số bài báo đề cập đến sức mạnh mềm, số công trình
nghiên cứu chuyên sâu về sức mạnh mềm Nhật Bản hiện còn rất ít.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là sức mạnh mềm của Nhật Bản và quá
trình triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản trong quan hệ quốc tế.
Trong thực tiễn, sức mạnh mềm Nhật Bản được triển khai rất đa dạng trên
nhiều lĩnh vực khác nhau, để tập trung phân tích cụ thể hóa, tác giả giới hạn phạm
vi tìm hiểu sức mạnh mềm Nhật Bản trong ba lĩnh vực nổi bật nhất: ngoại giao kinh

tế, ngoại giao khoa học công nghệ, và ngoại giao văn hóa. Luận văn cũng đưa ra xu
hướng phát triển sức mạnh mềm Nhật Bản trong tương lai và kinh nghiệm cho Việt
Nam. Phạm vi không gian nghiên cứu của Luận văn là Nhật Bản và các nước liên
quan. Về phạm vi thời gian, Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu sức mạnh mềm
Nhật Bản trong khoảng thời gian từ những năm đầu thế kỷ 21 đến nay.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Tài liệu chính được Luận văn sử dụng làm cơ sở là quyển “Soft power: The

Means to Success in World Politics” của tác giả Joseph S. Nye. Ngoài ra, người viết
có tham khảo các công trình nghiên cứu về sức mạnh mềm nói chung và sức mạnh
mềm Nhật Bản nói riêng qua các bài báo của các học giả trong và ngoài nước đăng
trên các tạp chí chuyên ngành và các trang thông tin trực tuyến, …
Luận văn lấy Chủ nghĩa tự do làm phương pháp luận cho nghiên cứu sức
mạnh mềm của Nhật Bản, trong đó khuynh hướng thể chế luận chú trọng quốc gia
và sự hợp tác liên kết là khuynh hướng chính khi đi vào luận giải các vấn đề. Và
Luận văn sử dụng mối liên kết khu vực, phân tích theo cấp độ quốc gia.
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong Luận văn là phương pháp
nghiên cứu tình huống (case study). Đây là phương pháp vừa làm rõ lý thuyết vừa
khảo sát được ứng dụng của lý thuyết vào thực tiễn. Theo tiến trình thực hiện
phương pháp nghiên cứu tình huống thì đầu tiên Luận văn sẽ tiếp cận tình huống,
7


thu thập thông tin về tình huống và phân tích tình huống. Sau đó, Luận văn giới
thiệu quan điểm và lựa chọn giải pháp cho tình huống. Vì vậy, ngoài phương pháp
nghiên cứu tình huống, Luận văn có vận dụng các phương pháp nghiên cứu khác
phù hợp cho từng phần nghiên cứu như: phương pháp phân tích và chọn lọc quan
điểm, phương pháp lịch sử,… Đồng thời, Luận văn cũng tuân thủ những quy tắc
nghiên cứu khoa học chung như khách quan, tổng thể, đa chiều, biện chứng và
logic.
5. Mục tiêu của Luận văn

Thứ nhất, làm sáng tỏ kiến thức tổng quát về lý thuyết sức mạnh mềm nói
chung và sức mạnh mềm Nhật Bản nói riêng.
Thứ hai, phân tích theo góc độ quan hệ quốc tế về sức mạnh mềm Nhật Bản
trong một vài biểu hiện thực tiễn nổi trội ở ba lĩnh vực: ngoại giao kinh tế, ngoại
giao khoa học công nghệ và ngoại giao văn hóa.
Thứ ba, đưa ra một số dự báo về sức mạnh mềm Nhật Bản trong tương lai và

các bài học kinh nghiệm cho việc phát triển sức mạnh mềm Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu này, Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề cụ thể sau:
i.

Sức mạnh mềm là gì? Vai trò sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế? Người
Nhật nghĩ gì về sức mạnh mềm? Cơ sở hình thành sức mạnh mềm Nhật Bản?

ii. Sức mạnh mềm Nhật Bản thể hiện trong các lĩnh vực thực tiễn như thế nào?

Hiệu quả và hạn chế?
iii. Sức mạnh mềm Nhật Bản trong tương lai sẽ phát triển ra sao? Việt Nam có

thể học hỏi gì để phát triển sức mạnh mềm từ kinh nghiệm của Nhật Bản?
Cấu trúc của Luận văn cũng được phân thành ba chương theo ba mục tiêu đã
đặt ra. Nội dung từng chương sẽ lần lượt làm sáng tỏ các câu hỏi đã đặt ra.
6. Ý nghĩa của Luận văn

Về mặt học thuật, Luận văn góp phần nghiên cứu tìm hiểu về sức mạnh mềm
nói chung và sức mạnh mềm Nhật Bản nói riêng, đặc biệt Luận văn đi sâu vào quá
trình triển khai sức mạnh mềm Nhật Bản. Về thực tiễn, Luận văn sẽ là một tài liệu
tham khảo cho việc học tập và giảng dạy cho các chuyên ngành có liên quan. Đồng
8


thời, có thể xem Luận văn là một nguồn thông tin về Nhật Bản và là một ý kiến góp
phần xây dựng chiến lược phát triển sức mạnh mềm Việt Nam đối với các cơ quan
làm công tác đối ngoại.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA SỨC MẠNH MỀM NHẬT BẢN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm sức mạnh mềm
Khái niệm sức mạnh mềm (soft power) lần đầu tiên được đưa ra bởi GS.
Joseph Nye thuộc Đại học Harvard của Mỹ trong bài báo “Soft Power” ấn bản số
mùa thu năm 1990 Foreign Policy: “Sức mạnh mềm là khả năng khiến người khác
muốn cái mà bạn muốn, do đó họ sẽ tự nguyện làm điều đó mà không phải ép buộc
hoặc mua chuộc” [27, tr. 23].
Đến năm 1999, ông đưa ra một khái niệm cụ thể hơn “Sức mạnh mềm là kết
quả lý tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của văn hoá và ý thức hệ chứ không
phải sức mạnh cưỡng chế của một quốc gia, có thể làm cho một người khác tin phục
đi theo mình, hoặc tuân theo các tiêu chuẩn hành vi hay chế độ do mình định ra để
hành xử theo ý tưởng của mình. Ở mức độ rất lớn, sức mạnh mềm dựa vào sức
thuyết phục của thông tin.” [28, tr. 36]
Sau đó, khái niệm sức mạnh mềm được nhiều người xem đón nhận hơn trong
quyển sách Soft power: The Means to Success in World Politics xuất bản năm 2004
tại Public Affairs, New York: “Sức mạnh mềm là khả năng đạt những điều mong
muốn bằng sức hấp dẫn hơn là sự ép buộc hay bằng các khoản mua chuộc. Sức
mạnh mềm được tạo nên từ sức hấp dẫn của một quốc gia thông qua văn hóa, các tư
tưởng chính trị và các chính sách của quốc gia đó. Khi các chính sách của một quốc
gia được các quốc gia khác thừa nhận là hợp lý thì sức mạnh mềm của quốc gia đó
được nâng lên.” [29, tr. x]

9


Sau Joseph Nye, nhiều học giả đã quan tâm nghiên cứu và đưa ra một số khái
niệm khác về sức mạnh mềm. Theo Kurlantzich, “Sức mạnh mềm là khả năng một
quốc gia thuyết phục và gây ảnh hưởng đối với nước khác không phải bằng đe doạ
hay cưỡng ép mà bằng sức hấp dẫn của xã hội, giá trị, văn hoá và thể chế của chính

quốc gia đó. Sức hấp dẫn này có thể được truyền đạt bằng nhiều phương tiện, bao
gồm văn hoá đại chúng, ngoại giao nhân dân và cá nhân, cách nhà lãnh đạo quốc gia
tham gia vào các tổ chức đa quốc gia và các diễn đàn quốc tế, hoạt động kinh tế
quốc ngoại và lực hấp dẫn của một nền kinh tế mạnh.” [32, tr.15]. Một định nghĩa
khác cho rằng “Sức mạnh mềm là khả năng khuyến khích người khác thực hiện
những gì bạn muốn họ làm thông qua sự lựa chọn của riêng họ”. [23, tr. 8]
Định nghĩa một cách đơn giản thì sức mạnh mềm là sức mạnh dựa trên
những ảnh hưởng vô hình và gián tiếp như văn hóa, giá trị và ý thức hệ. Theo người
viết thì cốt lõi của sức mạnh mềm chính là sức hấp dẫn, bất cứ điều gì tạo được sự
lôi cuốn đối với người khác khiến người khác tin và làm theo thì điều đó đã tạo nên
sức mạnh. Sức mạnh mềm có bốn đặc điểm chính [13].
Thứ nhất, sức mạnh mềm có tính truyền thống vì văn hóa có nguồn gốc sâu
xa trong lịch sử, nó bao gồm lối tư duy, hệ tư tưởng, truyền thống văn hóa, phong
tục tập quán, chế độ xã hội, kinh tế, lối sống,… là kết quả của phương thức sản xuất
của các xã hội.
Thứ hai, sức mạnh mềm có khả năng lan tỏa nhanh và cạnh tranh mạnh mẽ
nhờ công nghệ thông tin và internet vượt qua biên giới quốc gia, chủng tộc, không
gian, thời gian thúc đẩy tiến bộ xã hội tác động đến lối sống, chuẩn mực hành vi của
con người. Trong quan hệ quốc tế hiện đại, nhiều loại sức mạnh mềm tương tác lẫn
nhau dẫn đến cạnh tranh. Tuy nhiên, sức mạnh mềm đồng thời hấp dẫn và thúc đẩy
lẫn nhau, học tập, mô phỏng lẫn nhau và tự điều chỉnh. Đây là chính là một yếu tố
tích cực của sức mạnh mềm.
Thứ ba, sức mạnh mềm có tính khả biến. Sức mạnh mềm mang tính động
chứ không tĩnh, là hệ thống thường xuyên thay đổi khác với tính dân tộc, chẳng hạn

10


chiến lược quốc gia, sức mạnh tuyệt đối, ngoại giao, giáo dục và chiến lượng chính
phủ hay quản lý nhà nước chỉ cần thời gian ngắn để hình thành và phát triển.

Đặc điểm thứ tư là tính tương thuộc của sức mạnh mềm. Sức mạnh mềm có
thể bổ sung và phát triển cùng với các đặc tính khác của một quốc gia. Vì vậy, các
nước đều sử dụng sức mạnh mềm trong việc xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Tuy nhiên, để thực hiện được sức mạnh mềm, bên cạnh nó vẫn phải có sức
mạnh cứng (hard power). GS. Joseph Nye khẳng định, hầu hết các quốc gia, dân tộc
đều sử dụng kết hợp sức mạnh mềm và sức mạnh cứng. Sức mạnh cứng là khả năng
để phát huy sức mạnh mềm, giúp sức mạnh mềm hấp dẫn [29, tr. 25-30]. Khả năng
kết hợp giữa sức mạnh mềm và sức mạnh cứng được gọi là sức mạnh thông minh
(smart power). Nếu nhìn vào chiến lược của một quốc gia đang theo đuổi, sẽ dễ
dàng nhìn thấy sự kết hợp giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm.
GS. Nye cho rằng sức mạnh cứng và sức mạnh mềm là “hai khía cạnh của
khả năng đạt mục đích của quốc gia nào đó bằng cách tác động đến hành xử của các
quốc gia khác… Sức mạnh mệnh lệnh (command power) là khả năng thay đổi
những gì quốc gia khác làm dựa vào sự áp bức hoặc xúi giục. Sức mạnh hợp tác
(co-optive power) là khả năng tạo dựng những điều các quốc gia khác muốn dựa
vào sự hấp dẫn về văn hóa và giá trị của một quốc gia hoặc khả năng vận động
chương trình nghị sự về những lựa chọn chính trị. …Các nguồn lực sức mạnh mềm
có xu hướng đi cùng với cái kết hợp tác của quá trình hành xử, trong khi đó các
nguồn lực sức mạnh cứng thì thường đi cùng với lối hành xử mệnh lệnh… Sức
mạnh mềm dựa vào khả năng xây dựng được lòng ưa thích của các quốc gia khác.”
[29, tr. 7]. Do đó, với định nghĩa trên thì sức mạnh mềm được định hướng theo mục
đích.
1.1.2. Vai trò sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Khái niệm cơ bản của “sức mạnh” (power) là khả năng gây ảnh hưởng đến
người khác nhằm khiến họ làm điều mình muốn. Có ba phương cách chính để làm
điều đó: thứ nhất là đe doạ họ bằng cây gậy; thứ hai là dụ dỗ họ bằng cà rốt; thứ ba
11


là hấp dẫn họ hay hợp tác với họ, vậy thì họ sẽ muốn những gì mình muốn. Nếu

mình có thể khiến người khác bị thu hút vào những gì mình muốn, điều đó không
phải tốn gậy hay cà rốt.
Tuy nhiên, ý nghĩa của “sức mạnh” trong nghiên cứu quan hệ quốc tế ngụ ý
là khả năng các quốc gia gây ảnh hưởng đến quốc gia khác. Khái niệm sức mạnh
được chia thành hai loại: sức mạnh cứng và sức mạnh mềm.
Theo cách truyền thống thì sức mạnh cứng bao gồm hai yếu tố: sức mạnh
quân đội và sức mạnh kinh tế. Một quốc gia bảo vệ người dân và lãnh thổ trước các
quốc gia khác bằng sức mạnh quân sự. Đồng thời, một quốc gia có thể cố ý mua
hoặc bán tài sản của quốc gia khác bằng cách sử dụng sức mạnh kinh tế của mình.
Vì vậy sức mạnh cứng từ lâu đã là thước đo thực tế nổi bật của sức mạnh quốc gia,
thông qua các tham số định lượng như dân số, tài sản quân sự cụ thể, hoặc tổng sản
lượng nội địa (GDP) của một quốc gia.
Trái lại, sức mạnh mềm là khái niệm đi ngược với sức mạnh cứng. Sức mạnh
mềm đại diện cho cách thứ ba để đạt những kết quả mà mình muốn. Phải nhìn nhận
rằng có nguồn lực lớn không hẳn sẽ luôn cho kết quả mong muốn, đó là trường hợp
Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Sức mạnh mềm của một quốc gia chủ yếu dựa
trên ba nguồn lực: văn hóa của quốc gia (khi văn hóa đó tạo được sự hấp dẫn đối
với quốc gia khác), hệ giá trị (khi quốc gia tuân theo các giá trị này ở trong nước
cũng như ngoài nước), các chính sách đối ngoại (khi các chính sách này được xem
là hợp lý trong mắt quốc gia khác) [29, tr. 11]. Nếu các nguồn lực này không hội đủ
thì văn hóa và tư tưởng không thể tạo nên sự hấp dẫn, vốn rất cần đối với hành vi
sức mạnh mềm. Ngoài ra, mức độ hấp dẫn có thể đo được bởi các cuộc thăm dò ý
kiến công chúng, bởi các cuộc chất vấn lãnh đạo, và các công trình nghiên cứu.
Vì các lý do đề cập phía trên, GS. Nye khẳng định rằng sức mạnh mềm có sự
ảnh hưởng nhiều hơn, bởi vì sự ảnh hưởng có thể cũng bao gồm sức mạnh cứng về
đe dọa hoặc mua chuộc. Và sức mạnh mềm có sức thuyết phục lớn hơn hay có khả
năng tác động đến con người bằng lập luận, thế nên đó là một phần quan trọng của

12



sức mạnh mềm. Điều đó cũng là khả năng hấp dẫn, và sự hấp dẫn thường sẽ dẫn
đến sự phục tùng.
Sức mạnh mềm góp phần rất lớn trong việc tăng cường sức mạnh tổng hợp
quốc gia (comprehensive national power). Nhân tố cấu thành sức mạnh sức mạnh
tổng hợp quốc gia bao gồm lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên, dân số, kinh tế, giao
thông, thông tin liên lạc, chất lượng của chính phủ, sức mạnh quân sự, quan hệ đối
ngoại, văn hóa, khoa học công nghệ. Đây chính là công thức sức mạnh tổng hợp
quốc gia của Ray Cline (1919 – 1996), ông là tác giả của cuốn The Power of
Nations in the 1990s: A Strategic Assessment (1995).
Văn hóa là một loại sức mạnh mềm, đóng vai trò quan trọng trong sức mạnh
tổng hợp quốc gia. Nhiều nước tăng cường và củng cố ảnh hưởng và cạnh tranh
quốc tế thông qua hoặc bằng cách thức phát triển văn hóa. Theo Ray Cline thì mục
tiêu chiến lược và ý chí dân tộc là hai thành tố chủ yếu của sức mạnh mềm, quyết
định hiệu quả sức mạnh vật chất quốc gia.
Nhận thấy tầm quan trọng đó, nhiều quốc gia đã và đang ráo riết xây dựng và
tăng cường sức mạnh mềm cho mình. Ở châu Á, ngoài Nhật Bản, người ta đang chú
ý đến Trung Quốc và một số nước khác. Trung Quốc đang xúc tiến kế hoạch xây

dựng các Viện Khổng Tử nằm tại các nước để dạy tiếng Hoa và truyền bá văn hóa
Trung Quốc, tương tự các Hội đồng ngôn ngữ - văn hóa mà Anh và các nước
phương Tây khác đã làm. Singapore nhỏ bé cũng đã rất thành công với thương hiệu
“thành phố tốt nhất trên thế giới để sống và làm việc”. Có thể chưa từng đặt chân tới
Hàn Quốc, nhưng người Việt Nam hầu như ai cũng biết đến vùng đất này, những địa
danh, những món ăn truyền thống, những sản phẩm nổi tiếng. Làn sóng phim Hàn
Quốc đã tạo sự lan toả ảnh hưởng văn hoá của đất nước này tới nhiều quốc gia châu
Á.
Vai trò chiến lược của sức mạnh mềm càng rõ ràng hơn khi xem xét đến việc
sử dụng sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế. Sức mạnh mềm thường là lựa chọn
đầu tiên của các nước trong việc giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ quốc tế hiện


13


nay. Để tăng ảnh hưởng sức mạnh trong quan hệ quốc tế, các nước lớn đều chú ý
đến sức mạnh mềm. Đầu thập niên 1980, nguyên Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro
Nakasone đưa ra chiến lược “tạo ra một nước phát triển văn hóa”. Tổng thống Pháp
Jacques Chirac kiến tạo một châu Âu văn hóa và thiết lập một cộng đồng văn hóa
châu Âu”. Trước khi chính thức trở thành Tổng thống nước Nga lần đầu, ông Putin
đã bắt đầu thực hiện “bành trướng văn hóa”. Năm 1992, Tổng thống Bush cha đưa
ra “Chương trình nghị sự chấn hưng nước Mỹ” (Agenda for American Revival):
“Quan hệ kinh tế, chính trị được bổ sung bằng văn hóa Mỹ trên thế giới – đây là sức
mạnh mềm mà chúng ta có thể sử dụng”. Cuối tháng 11/2000, Tổng thống Mỹ sắp
mãn nhiệm Bill Clinton chủ trì Hội thảo văn hóa Mỹ khuyến khích phát triển dân
chủ ở nước ngoài như một trong ba trụ cột của chiến lược an ninh về chính sách đối
ngoại. Báo cáo của Bill khẳng định “mở rộng đại gia đình các quốc gia có nền kinh
tế thị trường tự do …”. [13]
1.1.3. Quan điểm của Nhật Bản về sức mạnh mềm
Những năm 80 của thế kỷ 20, Nhật Bản là một điển hình “sức mạnh cứng mềm không cân bằng”. Khi đó, sức mạnh cứng của Nhật Bản (trừ quân sự) hầu như
chỉ đứng sau Mỹ. Nhưng, cho dù khi đó Nhật Bản xếp trên Mỹ rất nhiều ngành nghề
(như sản xuất ô tô, gang thép, chất bán dẫn), song quốc gia này vẫn không có vị trí
và ảnh hưởng tương ứng trong cộng đồng quốc tế. Nói cụ thể hơn, Nhật Bản không
có lực thu hút về mặt chính trị, văn hóa đại chúng của Nhật Bản lại càng không thể
cạnh tranh được với Mỹ, đặc trưng tự đóng kín và bài ngoại của xã hội Nhật Bản so
sánh với tính chất mở cửa của xã hội Mỹ càng tỏ ra ít sức hấp dẫn. Một quốc gia
vốn có sức mạnh cứng rất mạnh, nhưng nếu sức mạnh mềm lại không theo kịp, thì
tầm ảnh hưởng quốc tế của nó bị giảm đi rất nhiều.
Sức mạnh mềm được quan tâm nhiều hơn sau vụ khủng bố tấn công nước
Mỹ vào ngày 11/9/2001. Vì trước đó chính quyền của Tổng thống Bush quá dựa vào
sức mạnh cứng, loại sức mạnh dùng lực lượng quân đội để đánh trả khủng bố cả

trong và ngoài nước.

14


Dù GS. Nye đã áp dụng khái niệm sức mạnh mềm chính là ở Mỹ, nhiều
người Nhật vẫn bị thu hút bởi khái niệm này và bắt đầu áp dụng nó vào nước Nhật.
Nhưng xuất hiện hai trường phái cơ bản trong những người có nghiên cứu về vấn đề
này.
Nhóm thứ nhất cho rằng Nhật Bản có đủ các điều kiện hình thành sức mạnh
mềm nhưng cần phải phát triển sức mạnh ấy. Với sự xuống dốc tương đối của sức
mạnh kinh tế Nhật so sánh giữa những năm 70 và những năm 80 cộng với sự lớn lên
rất nhanh của các nền kinh tế khác như Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời với sự bám
chặt theo Hiến pháp 1946 (được gọi là “Hiến pháp Hòa bình”) của Nhật nên có lập
luận cho rằng sức mạnh mềm của Nhật cần được tăng cường một phần là để bù cho
kho vũ khí tối tân thuộc về sức mạnh cứng. Theo quan điểm này khi so sánh với
Singapore, Hong Kong, Ấn Độ, các quốc gia và vùng lãnh thổ khác thì Nhật có lẽ sẽ
là một người khổng lồ về kinh tế nhưng lại là một người lùn khi Nhật tiến đến vai
trò lãnh đạo, diễn thuyết hay tranh luận, và năng lực thuyết phục trên diễn đàn thế
giới.
Nhóm thứ hai cho rằng Nhật Bản thật sự sở hữu và dù muốn hay không đã
thực hiện một lượng lớn sức mạnh mềm thông qua nền tảng văn hóa mang tính
truyền thống của mình. Điển hình là manga, anime, karaoke, sumo, trò chơi vi tính,
ẩm thực đặc biệt là sushi, và âm nhạc như “J-pop”. Những người ủng hộ quan điểm
này đã đi quá xa khi khẳng định rằng thế giới đặc biệt là châu Á bị mê hoặc bởi
“Japan Cool”, và cũng cho rằng Nhật Bản ở nhiều khía cạnh khác nhau là tấm
gương mẫu mực của việc thực hiện sức mạnh mềm. Quan điểm này đã thống trị
nhận thức của người Nhật sau khi một bài báo với nhan đề “Japan‟s Gross National
Cool” của nhà báo người Mỹ Douglas McGray được xuất bản trong số tháng 5-6
năm 2002 của Foreign Policy. [54]

Mỗi trường phái đều có những luận cứ có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, những người
ủng hộ quan điểm thứ hai thường hiểu nhầm ý nghĩa và tầm quan trọng của sức
mạnh mềm, đồng thời dường như còn đem theo ước mơ của họ vào đó. Dễ dàng

15


nhận ra sự hài lòng của người Nhật khi karaoke gây sức hút ở một số nơi châu Á,
các nhà hàng sushi mọc lên khắp châu Âu và thanh niên Mỹ đọc truyện tranh
manga. Nhưng điều đó không có nghĩa là Nhật Bản vì thế mà trở nên đáng tôn kính
hơn, đáng tin tưởng hơn hay đáng nể phục hơn bởi các quốc gia khác, hoặc Nhật
Bản có sức tác động lớn hơn đến suy nghĩ và hành xử của các quốc gia khác.
Có một lập luận cho rằng karaoke, sushi và manga bản thân chúng rất ít làm
được gì cho đất nước Nhật Bản. Bởi một người không phải người Nhật bị thu hút
bởi các sản phẩm này của Nhật thì khả năng người đó bị thu hút bởi nước Nhật hay
người dân Nhật là có thể có hoặc cũng có thể không. Do vậy, thực tế là karaoke,
sushi và manga có những người hâm mộ (fans) khắp thế giới thì không đồng nghĩa
với việc nước Nhật hay người dân hay các chính sách của họ cũng có được số người
ủng hộ trên thế giới giống như vậy.
Như đã đề cập ở trên, rất nhầm lẫn khi cho rằng Nhật Bản đang thực thi sức
mạnh mềm đơn giản là tại vì sự phổ biến ngày càng tăng trên khắp thế giới của
karaoke, sushi hay manga. Một điều cần xác định là liệu phương hướng nào giúp
Nhật gây ảnh hưởng hay chiếm được sự ưa thích của các quốc gia khác hơn hẳn
trong quá khứ. Điều Nhật cần là một chiến lược lớn để có thể cạnh tranh với các
nước, đạt được những sự hỗ trợ và có sức ảnh hưởng đến cả thế giới. Và đương
nhiên các tài sản văn hóa Nhật có vai trò quan trọng trong chiến lược này nhưng
chúng cần phải tiến xa hơn hiện tại, không chỉ thỏa mãn với ẩm thực, phim ảnh và
âm nhạc. Các tài sản văn hóa này cần được triển khai đúng chiến lược nhằm hướng
đến ý nghĩa trọn vẹn của sức mạnh mềm, đó là khả năng đạt những điều mong
muốn bằng sức hấp dẫn hơn là sự ép buộc.

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Cơ sở của sức mạnh mềm Nhật Bản
Theo cơ sở lý luận ở trên, ba nguồn lực tạo nên sức mạnh mềm là: văn hóa,
hệ giá trị, chính sách. Với ba nguồn lực này, Nhật Bản được xem là có tiềm năng
lớn để thực thi sức mạnh mềm. Không chỉ là do sức lôi cuốn toàn cầu của truyền
16


thống Nhật Bản và đặc biệt là văn hóa đại chúng mà còn nhiều giá trị khác, chẳng
hạn Nhật đã tỏ ra là một nền dân chủ ổn định và phần lớn các chính sách của họ đều
được sự ủng hộ quốc tế.
Sau Chiến tranh thế giới lần hai, Nhật Bản không có quân đội như các quốc
gia khác nhưng họ có “Lực lượng tự vệ” (SDF). Vấn đề này bị giới hạn đáng kể bởi
Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản tuyên bố phản đối giải quyết các tranh chấp quốc tế
bằng cách sử dụng vũ lực. Điều này có nghĩa là Nhật Bản “thiếu ý chí và khả năng
để thực thi sức mạnh cứng” [35, tr. 354]. Chú trọng chủ nghĩa hòa bình đã tìm được
sự ủng hộ lớn của quốc tế và đã đóng góp tích cực vào việc nhìn nhận nước Nhật
như một quốc gia hòa bình giống với nước Nhật được thấy ngày nay. Tuy nhiên, vào
năm 2004 đã cho thấy một sự chuyển hướng, đó là lần đầu tiên Nhật triển khai SDF
mà không có sự đồng ý của Liên hiệp quốc và gởi quân đến Iraq để chứng tỏ sự
trung thành đối với Hoa Kỳ [70]. Nhiều người Nhật cảm thấy chiến tranh này không
chỉ đi ngược lại hệ giá trị mà cả Hiến pháp của họ. Do đó, khi phản đối lại quyết
định của chính phủ, nhiều người dân Nhật đã khẳng định những giá trị hòa bình của
họ, điều đó đã tạo nên một nguồn lực chính yếu cho sức mạnh mềm Nhật Bản [69].
Khái niệm sức mạnh mềm ở Nhật Bản lần đầu tiên được đem ra thảo luận là
vào năm 2001. Sau đó, chính phủ Nhật bắt đầu phát triển chính sách cụ thể về sức
mạnh mềm để có thể đạt lợi ích kinh tế bằng cách tập trung vào chiến lược văn hóa
trong quan hệ quốc tế. Chính sách theo đuổi tăng trưởng du lịch gọi là “Yokoso
Japan” (Chào mừng quý khách đến Nhật Bản). Thông qua du lịch, chính phủ hy
vọng du khách thể hiện niềm hứng thú đối với văn hóa Nhật Bản và sẽ đến đất nước

họ trong một tương lai gần. Nếu thế, sức mạnh mềm do văn hóa Nhật Bản mang lại
đã có sức ảnh hưởng đến người dân ngoài nước.
Đặc biệt, truyện tranh (manga) và phim hoạt hình Nhật Bản (anime), điện
ảnh và các chương trình tivi gần đây cũng đã phổ biến khắp thế giới. Bộ Công
nghiệp và Thương mại Nhật Bản đã công bố kế hoạch của chính phủ sẽ hỗ trợ tích

17


cực giá trị thương hiệu của Nhật. Nói cách khác thì ngày nay chính phủ Nhật đã ghi
nhận sức mạnh mềm vào các điều khoản của chiến lược ngoại giao và phát triển
kinh tế vì đã có vốn văn hóa hấp dẫn.
Sức mạnh mềm ở Nhật Bản được xem như là một cách thức quan trọng trong
việc thể hiện những khả năng và giá trị thương hiệu trong quan hệ quốc tế. Vì vậy
có thể nói điểm chính của sức mạnh mềm ở Nhật là nó đã được phát triển như một
phần của chính sách quốc gia.
Đã từ rất lâu manga và anime đã nhà nước Nhật được đưa vào để thúc đẩy
ngoại giao nhân dân, điều đó dựa vào Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan
Foundation), Chương trình giảng dạy và giao lưu Nhật Bản (The Japan Exchange
and Teaching Program - JET), Chương trình tình nguyện viên hợp tác hải ngoại
Nhật Bản (Japan Overseas Cooperation Volunteer Program - JOCV) và Viện trợ
phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA). Khuyến khích sinh
viên nước ngoài đến Nhật Bản học là một bước tiến khác để đầu tư vào thế hệ trẻ và
hy vọng họ - như những người thụ hưởng hệ thống giáo dục Nhật Bản - sẽ trở về
như những đại sứ văn hoá và xây nên những cầu nối hữu nghị giữa các quốc gia và
Nhật Bản.
Được thiết lập vào năm 1972, Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (trực thuộc Bộ
Ngoại giao) là một thể chế chính yếu để thúc đẩy giảng dạy tiếng Nhật ở nước ngoài
và bao gồm các trao đổi nghệ thuật, văn hoá và học thuật giữa quốc gia và thế giới.
Ngân sách của Quỹ trong năm tài chính 2005 – 06 là 146.5 tỷ USD. Với 19 văn

phòng ở 18 quốc gia, Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản hiện diện ở châu Á, châu Đại
Dương, châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Cho đến nay, Quỹ đã thường
thúc đẩy các loại hình nghệ thuật truyền thống như nhà hát Noh, Ikebana (cắm hoa
nghệ thuật), ukiyo-e (điêu khắc gỗ) và trà đạo mang tính Thiền (Zen) – tinh tế, tao
nhã và độc đáo. Tuy nhiên, Quỹ có thể tiến đến đồng hành với Bộ Ngoại giao thúc
đẩy văn hoá đại chúng như manga và anime vươn xa ra tầm quốc tế. [35, tr. 355]

18


Vào tháng 5/2007, Tokyo thiết lập Giải thưởng manga quốc tế và Giải nhà
điều hành manga quốc tế đầu tiên dành cho các nhà nghệ thuật manga đã có sự đóng
góp vào việc phổ biến manga ra nước ngoài [50]. Giải thưởng manga quốc tế đã thu
hút 146 ứng cử từ 26 quốc gia vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Điều thú vị là số ứng cử
lớn nhất đến từ các nơi nói tiếng Trung Quốc, 24 là đến từ Trung Quốc (bao gồm cả
Hồng Kông) và 11 là đến từ Đài Loan. Người gốc Trung Quốc cũng đã đạt được
giải thưởng cao vào tháng 6/2007: Lee Chi Ching (tác phẩm xuất sắc) từ Hồng
Kông; Kai (hạng nhì) cũng từ Hồng Kông và Benny Wong Thong Hou (hạng nhì) từ
Malaysia [51]. Sau đó, Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản đã mời các người thắng cuộc
đến Nhật trong 10 ngày bao gồm dự lễ trao giải, gặp gỡ các nhà nghệ thuật manga
Nhật Bản và đến thăm các tổ chức liên quan. Có thể hình dung người gốc Trung
Quốc có lẽ sẽ thắng nhiều Giải manga quốc tế hơn trong những năm tới bởi vì
Trung Quốc có cơ sở rất lớn gồm các nhà nghệ thuật manga và người hâm mộ. Từ
đây có thể thấy được huyền thoại manga có thể xoa dịu những trái tim của người
Trung Quốc hướng đến nước Nhật, vốn được cho là thiếu sự hoà giải lịch sử.
Chương trình giảng dạy và giao lưu JET là một phần quan trọng khác của
ngoại giao văn hoá. Trong năm 2005, JET đã mời 5.853 thanh niên từ 44 quốc gia
đến dạy ở các trường học Nhật Bản và thúc đẩy sự hiểu biết và thiện chí quốc tế.
Cũng năm đó, JET đã tích luỹ bảo trợ hơn 43.000 ứng viên tham gia chương trình
trao đổi thanh niên. [43, tr. 204] (Xem Hình 1 và 2, Phụ lục)

Tương đương với Lực lượng gìn giữ hoà bình Hoa Kỳ, Tokyo cũng có
chương trình Lực lượng tình nguyện viên hợp tác hải ngoại Nhật Bản JOCV bao
gồm các tình nguyện viên ở độ tuổi 20 và 39 nhằm trợ giúp sự phát triển kinh tế - xã
hội của các cộng đồng địa phương. Từ khi thành lập vào năm 1965, JOCV đã phái
đi hơn 22.000 tình nguyện viên đến các nước ở thế giới thứ ba. [47]
Một trụ cột khác của sức mạnh mềm Nhật Bản là Viện trợ phát triển chính
thức ODA (năm 2007 là 6.24 tỷ USD) được mở rộng nhằm dành lấy thiện chí của

19


các quốc gia đang phát triển. Thay vì dùng sức mạnh quân sự, Tokyo tin cậy vào
ODA, hơn bất kỳ sức mạnh lớn nào khác, là củ cà rốt để “mua” quyền lực.
Tiếp nhận các sinh viên nước ngoài đến học tại Nhật Bản và thúc đẩy một
mạng lưới sinh viên thân thiện là một phương cách khác để tăng cường thiện chí
hướng về nước bạn. Số lượng sinh viên nước ngoài học tại Nhật đã tăng từ hơn
40.000 vào năm 1990 lên đến 121.812 vào năm 2005. Thúc đẩy học tiếng Nhật ở
nước ngoài là một cách thức khác để tăng cường sự hiểu biết và đánh giá về nước
Nhật. Điều thú vị là số lượng sinh viên nước ngoài học tiếng Nhật năm 1990 (chỉ
trước thời điểm bùng nổ kinh tế bong bóng) là 981.407 nhưng đến năm 2003 là
2.356.745 mặc dù được xem là “thập niên bị đánh mất” [43, tr. 206, 208]. Dường
như nhiều sinh viên từ những năm bong bóng đã học tiếng Nhật là vì lý do kinh tế
nhưng hiện nay có nhiều sinh viên hơn đang học tiếng Nhật là vì sự lôi cuốn và
niềm yêu thích đối với manga và anime. Với điều đó, họ sẽ trở nên am hiểu Nhật
Bản tốt hơn.
1.2.2. Sức mạnh mềm Nhật Bản trong chính sách đối ngoại hiện nay
Trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản tuyên bố năm 2010 đối với các
vấn đề toàn cầu trọng yếu, chính phủ đã đưa ra những nỗ lực của họ đối với cộng
đồng quốc tế vì: sự hòa bình và ổn định, sự thịnh vượng, thúc đẩy sự hiểu biết và
xây dựng niềm tin đối với nước Nhật. Chính phủ Nhật ra sức gây ảnh hưởng trong

các vấn đề an ninh quốc tế, các giá trị chung như nhân quyền và dân chủ, chung tay
với cộng đồng quốc tế đưa ra các giải pháp cho nạn nghèo đói, thiên tai, dịch bệnh,
biến đổi khí hậu, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, các hoạt động giới thiệu và trao đổi
văn hóa với bên ngoài,... Từ chính sách của người Nhật đã cho thấy họ muốn tăng
cường hơn nữa sức mạnh mềm của mình trên thế giới bằng những nỗ lực ngoại giao
khác nhau trên nhiều mặt trận.
Trong Sách xanh Ngoại giao năm 2011, Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẳng định
nước này đang tích cực đối phó với các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí
hậu, giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố. Nhật Bản tiếp

20


tục tăng cường chính sách ngoại giao kinh tế thông qua thúc đẩy xuất khẩu công
nghệ tàu cao tốc, xây dựng cơ sở hạ tầng và ký kết các hiệp định tự do thương mại
với các nước khác.
Những nỗ lực vì hòa bình và ổn định cho cộng đồng quốc tế của Nhật Bản
Môi trường an ninh quốc tế hiện nay đã biến đổi về chất kể từ thời Chiến
tranh lạnh. Trong khi khả năng xảy ra xung đột giữa các thế lực lớn đang giảm đi thì
các mối đe dọa phi truyền thống lại dữ dội hơn, bao gồm sự phổ biến vũ khí hủy
diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo, sự nổi lên của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và nạn
hải tặc, cũng như các vấn đề toàn cầu về nạn nghèo đói, môi trường, người tị nạn,
gây mê bất hợp pháp, và các bệnh truyền nhiễm. Trong một hoàn cảnh như vậy để
Nhật Bản duy trì được toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ cuộc sống và tài sản của quốc gia,
đảm bảo sự thịnh vượng và phát triển thì Nhật Bản cần có một chính sách an ninh
đa diện để xác định các mối đe dọa truyền thống lẫn phi truyền thống.
Để góp phần duy trì và củng cố Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ, Nhật cần tiếp
tục theo đuổi tích cực các nỗ lực ngoại giao để tăng cường các mối quan hệ quốc tế
ổn định với các quốc gia láng giềng. Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ có chức năng hiệu
quả như một khung cơ sở hỗ trợ sự ổn định và phát triển của khu vực châu Á Thái

Bình Dương, đồng thời mang lại hòa bình và thịnh vượng cho Nhật Bản và Viễn
Đông [9, tr. 544-546]. Với các tình huống không thể dự đoán xung quanh eo biển
Đài Loan và bán đảo Triều Tiên tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tình hình
tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, Nhật cần đi sâu hơn Hiệp ước an ninh Nhật –
Mỹ nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh của Nhật và của khu vực. Để đánh dấu kỷ
niệm lần thứ 50 việc ký Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ trong năm 2010, hai nước tiếp
tục cộng tác vì mục đích tăng cường hợp tác không chỉ mang tính song phương mà
còn trong các vấn đề liên quan đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các vấn
đề toàn cầu, đồng thời đi sâu mối quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ trong thế kỷ 21.

21


Là tổ chức quốc tế duy nhất có thành viên toàn cầu và có khả năng toàn diện,
vai trò của Liên hiệp quốc đang trở nên quan trọng hơn. Liên hiệp quốc tiếp tục
công việc duy trì hòa bình và an ninh thông qua các cơ quan như Đại hội đồng và
Hội đồng Bảo an. Hơn nữa, Liên hiệp quốc còn thúc đẩy các mối quan hệ thân thiện
giữa các quốc gia và khuyến khích sự hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh
tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo, đồng thời thúc đẩy nhân quyền. Nhật có ý định tận
dụng tích cực tổ chức Liên hiệp quốc nhằm đạt lợi ích quốc gia trong cộng đồng
quốc tế và để đối mặt với các thử thách như đã đề cập phía trên theo khuôn khổ đa
phương. Với mục đích đó, Nhật đang đấu tranh cho việc hiện thực hóa nhanh nhất
việc cải cách Liên hiệp quốc, đặc biệt là cải cách Hội đồng bảo an. Sau chiến tranh,
một trong ba trụ cột lớn của ngoại giao Nhật Bản là ngoại giao với Liên hiệp quốc
(hai trụ cột khác là ngoại giao với Mỹ và châu Âu). Năm 1994, lần đầu tiên Nhật
đưa ra mục tiêu giành chiếc ghế thường trực Hội đồng Bảo an. Nhật cũng đang xây
dựng các nguồn nhân lực và đóng góp tài chính cho tổ chức này. Cho đến nay, Nhật
đã nỗ lực duy trì sức đóng góp 20% ngân sách cho Liên hiệp quốc, đứng thứ hai sau
Mỹ [9, tr. 540]. Nhật Bản đang cố ra sức tăng cường ảnh hưởng trong Liên hiệp
quốc.

Tích cực can thiệp vào vấn đề giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hủy
diệt hàng loạt, Nhật luôn chú trọng nỗ lực này vì cần thiết trong việc cải tiến môi
trường an ninh và trong việc tiến tới một thế giới hòa bình. Trong năm 2009, tại Hội
đồng bảo an Liên hiệp quốc những người đứng đầu nhà nước lần đầu tiên đã gặp gỡ
để thảo luận việc giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng
loạt. Nhật đi đầu trong việc duy trì và nâng cao cơ chế giải trừ quân bị và không phổ
biến vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa trên Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
(NPT). Nhật và Úc cùng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao về giải trừ và không
phổ biến hạt nhân lần đầu tiên vào tháng 9/2010 với mục tiêu xây dựng sự thực thi
vững chắc các kết quả thỏa thuận của Hội nghị NPT 2010, phát động một nhóm mới
các quốc gia đồng tư tưởng từ các khu vực khác nhau trên toàn cầu.

22


Hơn nữa, Nhật đóng vai trò rất tích cực trong các vấn đề đang nổi lên trên
thế giới như xung đột khu vực, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Do là một
quốc gia thương mại và gần biển, việc bảo đảm an ninh hàng hải và an toàn cho việc
đi lại trên biển không chỉ thiết yếu cho sự thịnh vượng của Nhật mà còn quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế của khu vực. Đặc biệt, trong năm 2009 số lượng cướp
biển tấn công bờ biển Somalia và trong vịnh Aden là 217, con số này ước chừng gấp
đôi trong năm 2008, số lượng các vụ tấn công vào vịnh Somalia cũng tăng lên [45,
tr. 16]. Nhật đang có bước tiếp cận đa diện để đảm bảo an ninh hàng hải và an toàn
đi lại trên biển. Ngoài nỗ lực triển khai Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ngoài bờ biển
Somalia và trong vịnh Aden để giải quyết vấn đề trước mắt, Nhật còn có những nỗ
lực ngắn và trung hạn như trợ giúp xây dựng khả năng ngăn cấm nạn cướp biển cho
các quốc gia, và xa hơn là hỗ trợ việc hướng tới sự ổn định cho Somalia.

Với các vấn đề xung đột khu vực và nội chiến vẫn diễn ra trên khắp thế giới,
ý thức về tầm quan trọng của xây dựng hòa bình đang tăng lên. Nhằm mục đích xây


dựng các quỹ hoạt động cho nền hòa bình bền vững và ngăn ngừa tái diễn xung đột,
Nhật đã xác định rõ xây dựng hòa bình là một trong những ưu tiên ngoại giao chính
yếu. Nhật đang thúc đẩy những nỗ lực xác thực như đóng góp cho Chiến dịch gìn
giữ hòa bình của Liên hiệp quốc và các tổ chức khác, quản lý sử dụng ODA, xúc
tiến các đóng góp và thúc đẩy các nguồn nhân lực.
Về nạn khủng bố, theo sau các vụ tấn công vào nước Mỹ ngày 11/9/2001,
cộng đồng quốc tế xác định việc chống lại bọn khủng bố là một trong những ưu tiên
khẩn cấp nhất. Đồng thời tăng cường phát triển các biện pháp chống khủng bố
thông qua các khuôn khổ đa phương gồm Liên hiệp quốc và Nhóm các nước công
nghiệp phát triển G8 (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Ý, Nhật Bản và Nga), hợp tác
song phương và trợ giúp tìm giải pháp an ninh trong các quốc gia đang phát triển.
Chính sách cơ bản của Nhật là từ chối che chở hay chấp nhận khủng bố dưới bất kỳ
tình huống nào.

23


Với đà di dân đang tăng và sự tinh vi của khoa học công nghệ, tội phạm
xuyên quốc gia vượt biên giới như nạn buôn ma túy, tội phạm số, và nạn rửa tiền
đang phát triển và vươn xa khỏi giới hạn địa lí. Đây là một vấn đề không thể giải
quyết bởi một quốc gia đơn lẻ và đòi hỏi những nỗ lực phối hợp của các thành viên
tổ chức khu vực và quốc tế. Các nỗ lực mạnh mẽ đã được tiến hành đối với vấn đề
này thông qua các thể chế như Liên hiệp quốc, nhóm G8 và Lực lượng đặc nhiệm
tài chính về chống rửa tiền (Financial Action Task Force - FATF), Nhật tích cực
tham gia vào các nhiệm vụ quốc tế này.
Nhân quyền và dân chủ là các giá trị chung. Sự phát triển đầy đủ của các nền
tảng này trong mỗi quốc gia sẽ đóng góp vào sự ổn định của một xã hội hòa bình
thịnh vượng, từ đó sẽ tiến đến hòa bình thịnh vượng cho cộng đồng quốc tế. Nhật
tăng cường chính sách đối ngoại hướng đến mục tiêu thúc đẩy nhân quyền và dân

chủ trong một hình thái toàn diện, thông qua sự phát triển nhân quyền và các cơ sở
dân chủ dựa trên trợ giúp phát triển, và bằng các nỗ lực liên kết đa phương như tổ
chức Liên hợp quốc có liên quan đến nhân quyền và dân chủ, cùng các nỗ lực song
phương gồm các cuộc đối thoại nhân quyền và trợ giúp phát triển.
Thêm nữa, Nhật chú ý đến việc thúc đẩy nguyên tắc “thượng tôn pháp luật”
(“rule of law”) trong cộng đồng quốc tế như là một trong các trụ cột chính của các
chính sách ngoại giao và có sự tham gia tích cực vào các nỗ lực đa dạng hướng về
việc này. Sự hình thành nguyên tắc “thượng tôn pháp luật” trong cộng đồng quốc tế
sẽ nâng cao tính ổn định cho các mối quan hệ giữa các quốc gia, thiết lập hòa bình
cho các cuộc tranh chấp và sự quản trị tốt trong các quốc gia.
Những nỗ lực vì sự thịnh vượng cho cộng đồng quốc tế của Nhật Bản
Thế giới hiện nay đang đối mặt với các vấn đề phức tạp và đa dạng như
nghèo đói, bệnh truyền nhiễm, các mối quan tâm về môi trường và khí hậu và cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Người dân phải đối mặt với các cuộc khủng
hoảng đe dọa đời sống và các tiêu chuẩn sống nghèo nàn. Với tình trạng này, việc
hợp tác trong cộng đồng quốc tế đang trở nên quan trọng hơn. Dựa trên các kinh

24


nghiệm quá khứ của mình và sự thông thạo vạch định kế hoạch, Nhật có thể ứng
phó với các vấn đề trên và đóng góp các giải pháp.
Tại cuộc thảo luận chung của Đại hội đồng Liên hiệp quốc lần thứ 64 vào
tháng 9/2009, nguyên Thủ tướng Hatoyama đã đưa ra thảo luận các vấn đề về phát
triển, nạn nghèo đói và đảm bảo rằng Nhật sẽ cố gắng hết sức để hành động như
một cầu nối giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Ông phát biểu “Nhật sẽ
trong vai trò thành viên các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ đẩy mạnh
trợ giúp các quốc gia đang phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Nhật tiếp tục
đẩy mạnh Hội nghị quốc tế Tokyo về sự phát triển châu Phi (Tokyo International
Conference on African Development – TICAD), và nỗ lực gấp đôi hướng tới hoàn

thành Mục tiêu thiên niên kỷ và thúc đẩy an ninh con người”. [45, tr. 18]
Trong năm 2009, Nhật đã có đóng góp cho cộng đồng quốc tế qua việc tham
gia thúc đẩy an ninh con người và các chính sách hỗ trợ thực thi vững chắc cho từng
lĩnh vực như chăm sóc y tế và giáo dục nhằm hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ. Về
vấn đề Afghanistan và Pakistan, được coi là một trong các ưu tiên trước mắt của
cộng đồng quốc tế, Nhật đã tuyên bố chiến lược vào tháng 11/2009 khẳng định
những nỗ lực hướng tới sự ổn định ở cả Afghanistan và Pakistan. Đối với châu Phi,
Nhật tiếp tục hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng cũng như hòa bình và ổn định của
châu Phi thông qua sự thực thi kiên định các giao kết, như kế hoạch tuyên bố trong
suốt TICAD IV là tăng gấp đôi các khoản viện trợ ODA vào châu Phi. Về cuộc
khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, Nhật cung cấp khoản viện trợ cho các
nước đang phát triển bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nhằm đẩy mạnh quá trình
hồi phục và tăng trưởng ổn định của châu Á và kinh tế toàn cầu.
Về vấn đề biến đổi khí hậu, tại Hội nghị cấp cao Liên hiệp quốc về biến đổi
khí hậu tổ chức vào tháng 9/2009, nguyên Thủ tướng Hatoyama tuyên bố mục tiêu
cắt giảm khí thải nhà kính là 25% vào năm 2020, đây là tiền đề cho sự thiết lập một
khuôn khổ quốc tế công bằng và hiệu quả. Thủ tướng cũng tuyên bố “Hatoyama
Initiative” sẽ hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, điều này đã thúc đẩy thành công

25


các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu. Trong tháng 12/2009, Nhật đã tham
gia Hội nghị Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu 15 (Conference of Parties - COP15)
và tích cực kêu gọi thành lập một khuôn khổ quốc tế công bằng và hiệu quả trong
đó có sự tham gia của tất cả các nền kinh tế chính, thúc đẩy quan hệ đối tác với
chính phủ Đan Mạch, là nước đang giữ vai trò chủ tịch của COP15, tăng cường hợp
tác với Mỹ và các quốc gia phát triển khác, đồng thời làm việc với các quốc gia
đang phát triển như Trung Quốc. Hơn nữa, nguyên Thủ tướng Hatoyama có tham dự
hội nghị cấp cao tổ chức trong thời gian COP15, trực tiếp tham gia đàm phán về

biến đổi khí hậu và đóng góp thành lập bản Thỏa thuận Copenhagen. Nhật công bố
một mục tiêu tham vọng để nước này có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các
cuộc thương lượng về khí hậu của Liên hiệp quốc, đó là cam kết giảm 60-80%
lượng khí thải vào năm 2050 so với mức hiện nay [9, tr. 556]. Tại COP16 tổ chức ở
Mexico vào tháng 12/2010, Nhật đã có đóng góp lớn vào Hiệp định Cancun, đưa ra
nền tảng xây dựng khuôn khổ quốc tế toàn diện với sự tham gia của tất cả các nền
kinh tế lớn bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Vào tháng 10/2010, Bộ trưởng Ngoại giao Seiji Maehara đồng chủ tịch với
người cùng cấp của Papua New Guinea tại Hội nghị Bộ trưởng Aichi-Nagoya về
REDD+ (giảm phát xạ từ sự phá rừng và thoái hóa rừng). Từ Hội nghị đã đưa ra
phương hướng tăng cường bảo tồn rừng, đây là trụ cột quan trọng trong nỗ lực giải
quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Hơn nữa, Nhật đã công bố hỗ trợ khoảng 15 tỷ USD
đến năm 2012 bao gồm khoản tài chính công và tư cho các quốc gia đang phát triển
nhằm có biện pháp giảm khí thải nhà kính cũng như các tác hại của biến đổi khí
hậu. Đã có hơn 7.2 tỷ USD bổ sung vào cuối tháng 9/2010. [46, tr. 22]
Ngoài ra, sự bảo toàn đa dạng sinh học cũng là một vấn đề ưu tiên của con
người cần được xử lý nhanh chóng. Trong năm 2010, cuộc gặp gỡ lần thứ 10 của
Hội nghị Liên hiệp quốc về đa dạng sinh học (CBD-COP10) được tổ chức tại thành
phố Nagoya của Aichi - Ken. Nhật làm tròn trách nhiệm là Chủ tịch hội nghị và đưa
ra các đóng góp chính yếu.

26


×