Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (1986 2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.32 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------*---------------

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG



TÌM HIỂU VỀ LÀNG NGHỀ NUÔI RẮN
XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH TƯỜNG,
TỈNH VĨNH PHÚC (1986- 2008)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

HÀ NỘI - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------*---------------

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG



TÌM HIỂU VỀ LÀNG NGHỀ NUÔI RẮN
XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH TƯỜNG,


TỈNH VĨNH PHÚC (1986- 2008)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê

HÀ NỘI - 2012

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ .......................................................................................
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................
Chương 1: MỘT VÀI NÉT VỀ XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH TƯỜNG,
TỈNH VĨNH PHÚC.......................................................................................
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên ........................................................
1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................
1.1.2. Thời tiết, khí hậ u ..........................................................................
1.1.3. Địa hình, đất đai ............................................................................
1.2. Tình hình kinh tế- xã hội ...................................................................
1.2.1. Tình hình hộ khẩu và lao động của xã Vĩnh Sơn ..........................
1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Vĩnh Sơn .....................................
1.3. Nghề nuôi rắn .....................................................................................
1.3.1. Một số khái niệm ...........................................................................
1.3.2. Vai trò của ngành chăn nuôi nói chung và nghề nuôi rắn nói riêng
trong phát triển kinh tế ............................................................................

Chương 2: NGHỀ NUÔI RẮN Ở XÃ VĨNH SƠN TRONG
NHỮNG NĂM 1986- 2008............................................................................
2.1. Tình hình nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn trước 1986 .......................
2.2. Sự phát triển của nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn trong những năm
1986- 2008...................................................................................................
2.2.1. Điều kiện để nuôi rắn ....................................................................
2.2.2. Sự phát triển của nghề nuôi rắn sau 20 năm tiến hành đổi mới ....
2.3. Những sản phẩm tiêu biểu được chế biến từ rắn ............................
2.3.1. Rượu rắn ........................................................................................

3


2.3.2. Thịt rắn......................................................................................................................... 44
2.3.3. Bào chế thuốc............................................................................................................ 45
2.4. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm rắn Vĩnh Sơn.................................................... 46
2.4.1 Cấu trúc hệ thống tiêu thụ sản phẩm rắn ở xã Vĩnh Sơn.....................48
2.4.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn............50
2.5. Hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn.......................................... 52
2.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở
xã Vĩnh Sơn............................................................................................................................. 52
2.5.2. Hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn....................................... 54
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ
TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ..................................................................... 56
3.1. Những tác động của nghề nuôi rắn.................................................................... 56
3.1.1. Tác động tích cực.................................................................................................... 56
3.1.2. Những hạn chế.......................................................................................................... 58
3.2. Thuận lợi và thách thức hiện tại của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn .. 61

3.3. Một số kiến nghị giải pháp để tiếp tục phát triển làng nghề.............66

3.3.1. Về chính sách và nguồn vốn............................................................................. 67
3.3.2. Về mặt bằng xây dựng cơ bản.......................................................................... 69
3.3.3. Về thị trường............................................................................................................. 69
3.3.4. Về kỹ thuật và quy mô chăn nuôi................................................................... 72
3.3.5. Về an toàn lao động............................................................................................... 74
3.3.6. Về vấn đề môi trường........................................................................................... 75
3.3.7. Về phát triển sản phẩm và nguồn nhân lực............................................... 76
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 85
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................... 89

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH-KT
TNHH
CM–KT
KH- CN
ĐVT
UBND
HTX

SL
TM–DV
ĐVHD
DT
GT
BQ
CC



5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm
2006 – 2008 16
Bảng 1.2. Tình hình hộ khẩu và lao động xã Vĩnh Sơn qua 3 năm
(2006 – 2008)

19

Bảng 1.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã tính đến tháng 12 năm 2008.............21
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (2006 – 2008)........32
Bảng 2.2: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2006 – 2008..............................33
Bảng 2.3 Thông tin chung của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn
năm 2008

36

Bảng 2.4. Kết quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn
năm 2008

37

Bảng 2.5. Tình hình nuôi rắn của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn
năm 2008

40


Bảng 2.6. Tình hình chi phí chăn nuôi rắn của các nhóm hộ điều tra ở xã
Vĩnh Sơn năm 2008

42

Bảng 2.7. Tổng giá trị sản xuất một số loại sản phẩm rắn của các nhóm
hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn năm 2008 47
Bảng 2.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn của các nhóm hộ
điều tra ở xã Vĩnh Sơn năm 2008

55

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm rắn của các nhóm
hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn

49

Sơ đồ 3.1 Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất...................................................... 72

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử, Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp trồng lúa nước.
Hiện nay, nông thôn chiếm 74,8% dân số, 72% lực lượng lao động xã hội, tạo
ra 40% GDP của cả nước, thời gian lao động không được sử dụng (nông
nhàn) chiếm tới gần 21%, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành

thị ngày càng rộng, trong khi đó công nghiệp nông thôn mới chỉ chiếm
khoảng 23% giá trị công nghiệp toàn ngành [5, tr.2] Thu nhập bình quân trên
đầu người từ nông nghiệp còn thấp. Vì vậy vấn đề phát triển kinh tế nông thôn
càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Để phát huy lợi thế của nước ta về tiềm năng thiên nhiên, tính cần cù
lao động sáng tạo của người dân, phải xây dựng một nền nông nghiệp phát
triển mạnh và bền vững trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới,
hiện đại hoá ngành nông nghiệp trở thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn có
sức cạnh tranh ngày càng cao trong tiến trình hội nhập.
Mục tiêu mà đảng và nhà nước ta đề ra trong giai đoạn hiện nay là phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Khuyến khích làm giàu hợp
pháp, đồng thờig ra sức xoá đói, giảm nghèo, tạo điều kiện về hạ tầng và năng
lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng đều có thể phát triển.
Hiện nay khu vực nông nghiệp, nông thôn lực lượng lao động chưa có
việc làm và lao động dôi dư theo mùa vụ rất lớn. Do vậy, hướng giải quyết hiệu
quả nhất là từng địa phương phải xác định lợi thế sẵn có của mình để trồng cây
gì, nuôi con gì, sản xuất như thế nào để có lợi nhất trên cơ sở tạo công ăn việc
làm tại chỗ cho người dân nhằm nâng cao thu nhập góp phần xoá đói, giảm
ngheo, tăng hộ giàu. Phát triển công nghiệp nông thôn nói chung, làng nghề nói
riêng không những góp phần phát triển ngành công nghiệp mà còn tạo ra nhiều
việc làm tăng thu nhập nông thôn, từ đó giảm bớt sự chênh lệch về phát triển

7


kinh tế, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, tăng thêm lượng
hàng hoá và gia tăng tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Nghị quyết TW5 khoá 9 về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2005 đã đề ra nhiều giải pháp phát triển công
nghiệp nông thôn, trong đó chỉ rõ “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng
giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp…” và nhấn mạnh “Nhà nước hỗ trợ,
khuyến khích phát triển mạnh các nhàng công nghiệp ở nông thôn, nhất là công
nghiệp chế biến Nông- Lâm- thuỷ sản và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ
cần nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác mỏ,
dệt may, da giầy, có khí lắp ráp, sửa chữa…” [5, tr 2]

Như vậy, đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn trong
đó có làng nghề là khâu mấu chốt trong việc thúc đẩy nền kinh tế.
Làng nghề trong lịch sử nước ta có nhiều: làng thuần nông, làng buôn,
làng thủ công…phát triển làng nghề sẽ góp phần củng cố kinh tế hộ gia đình,
đồng thời góp phần giải quyết nguồn nhân lực dư thừa tại chỗ (hạn chế sự lưu
động dân cư). Do vậy, phát triển nông thôn có vai trò hết sức quan trọng và có
ý

nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung của cả nước,

việc nghiên cứu làng nghề thực sự có ý nghĩa thời sự và thực tiễn.
Đất nước ta sau hơn hai mươi năm đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các ngành kinh
tế đã phát huy được tính năng động và tiềm lực sẵn có để tạo nên một bức
tranh kinh tế toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần đẩy mạnh công cuộc
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Với mục tiêu cơ bản trở thành nước
công nghiệp vào năm 2020, trước hết nước ta cần phải đẩy nhanh công nghiệp
hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt là phát triển các

8



làng nghề trong kinh tế nông thôn nhằm đưa các sản phẩm truyền thống của
nông nghiệp nông thôn ra thị trường trong và ngoài nước. Từ đó góp phần
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ
trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch
vụ nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nhàn dỗi và dư thừa trong
nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân làng nghề, nâng cao
mức thu nhập của người lao động, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội trong
khu vực nông thôn và thúc đẩy quá trình hình thành kinh tế thị trường.
Vĩnh Sơn là một làng nuôi rắn có lịch sử lâu đời, sản phẩm rắn của làng đã
có mặt ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Sản phẩm từ rắn rất đa dạng và phong
phú. Rắn không những là nguyên liệu của các món ăn ngon ở nhiều nhà hàng nổi
tiếng, các loại đồ uống bổ dưỡng như rượu rắn, cao rắn mà rắn còn là nguyên
liệu cho thủ công mỹ nghệ như dây lưng, giày… Tuy việc nuôi rắn ở khu vực
Vĩnh Tường nói chung và xã Vĩnh Sơn nói riêng bước đầu đã đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn các ngành chăn nuôi và sản xuất khác. Tuy nhiên quá trình nuôi
và tiêu thụ sản phẩm rắn còn gặp rất nhiều khó khăn vất vả và nguy hiểm, có khi
người nuôi rắn phải đánh cược cả mạng sống của mình. Hơn nữa, để có được
hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện thị trường nhiều biến động như hiện nay thì
vấn đề tìm ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn là rất
cần thiết. Không những nâng cao thu nhập cho người dân chăn nuôi rắn mà còn
gây dựng được một thương hiệu tập thể “ Rắn Vĩnh Sơn”.
Nhận thức được vấn đề quan trọng của việc phát triển nghề nuôi rắn đối với
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong khu vực nông nghiệp nói chung và
địa bàn xã Vĩnh Sơn nói riêng. Để quá trình chăn nuôi rắn ở địa phương ngày càng
đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn, đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước, đồng
thời góp phần đưa vùng Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc trở thành vùng nuôi rắn quan
trọng, tôi chọn “ Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh


Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986- 2008) ” làm chủ đề luận
văn thạc sĩ sử học của mình.

9


Do điều kiện có hạn và với phạm vi yêu cầu của một đề tài luận văn
thạc sĩ, chúng tôi đi sâu nghiên cứu làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn giai đoạn
1986- 2008. Đây là làng nghề chăn nuôi tiêu biểu ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp những thông tin, tư liệu,
những hiểu biết cụ thể, đúng đắn về làng nghề.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở trình bày sự phát triển của nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó góp phần xây dựng nông thôn mới


địa phương.
+

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi

rắn ở xã Vĩnh Sơn trong thời gian qua.
+


Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn

xã Vĩnh Sơn trong thời gian tới.
+


Nghiên cứu làng nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn sẽ góp thêm tư liệu và có

cơ sở khoa học cho việc biên soạn lịch sử địa phương, địa chí của huyện,
trước mắt phục vụ công tác phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Vĩnh Sơn- huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc.
Do thời gian và điều kiện có hạn nên số liệu phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của đề tài được thu thập chủ yếu trong ba năm 2006, 2007 và
2008. Tập trung nghiên cứu, phân tích sự phát triển của nghề nuôi rắn.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghề nuôi rắn là một nghề không mới nhưng những năm gần đây mới
được chú trọng phát triển, vì vậy những nghiên cứu về nghề nuôi rắn là không
nhiều. Một số nghiên cứu trước đây như:
-

“ Nghiên cứu hiệu quả kinh tế gây nuôi rắn của các hộ ở huyện Vĩnh

Tường – tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn Thạc sĩ kinh tế Đàm Thị Ánh Tuyết,

10


2008, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nghiên cứu nêu lên được quy mô
và hình thức gây nuôi, nhất là đã tính được hiệu quả kinh tế của việc gây nuôi
rắn của các hộ gây nuôi rắn ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh phúc. Tác giả
cũng đưa ra một số định hướng, giải pháp tháo gỡ khó khăn của các hộ nuôi
rắn, tuy nhiên các giải pháp còn chung chung chưa sát với thực tế.
-

“ Tìm hiểu hoạt động gây nuôi và kinh doanh rắn ở xã Vĩnh Sơn,


huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Trần Thị
Hương, 2010. Nghiên cứu này nêu lên tình hình gây nuôi rắn, hiệu quả kinh tế
của việc gây nuôi rắn mang lại và một số giải pháp để phát triển nghề rắn.
Tuy nhiên giải pháp chưa cụ thể và đầy đủ, thực trạng còn có điểm chưa xát
với thực tế địa phương
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
a. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu do địa phương cung cấp, ngoài ra chủ yếu do quá trình đi điền
dã, hỏi trực tiếp những người đã từng làm cán bộ xã và những người dân trong xã.

b. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp…Trong
đề tài này chúng tôi đã thu thập các tài liệu được công bố trên các phương tiện
thông tin đại chúng có liên quan đến hoạt động gây nuôi rắn như đài phát
thanh, truyền hình, mạng Internet, các sách tham khảo; các ấn phẩm, báo chí...
Các số liệu và thông tin đã công bố sử dụng trong luận văn này bao gồm các
chủ trương, chính sách của huyện, xã liên quan đến đề tài.
Mặt khác, luận văn còn kế thừa các kết quả, thông tin công bố trên các
báo cáo và tạp chí, cùng với các số liệu ở phòng ban các cấp như phòng nông
nghiệp, phòng tài nguyên và môi trường, phòng kinh tế huyện, ban thống kê
huyện - xã, ban địa chính của huyện.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương

11


Chương 1: Một vài nét về xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.


Chương 2: Nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn trong những năm 1986- 2008.
Chương 3: Nhận xét và một số kiến nghị giải pháp để tiếp tục phát triển
làng nghề.

12


Chương 1:
MỘT VÀI NÉT VỀ XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH TƯỜNG,
TỈNH VĨNH PHÚC
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Vĩnh Sơn là xã nằm ở trung tâm của huyện Vĩnh tường, diện tích tự
nhiên 327.34ha, trong đó 231,45ha là đất nông nghiệp, dân số 5483 người.
nằm cách quốc lộ 2 khoảng 3km về phía Tây Nam, Vĩnh Sơn có đường biên
giới tiếp giáp với 5 xã. Bắc giáp Đại Đồng, Tây giáp Thổ Tang và Thượng
Trưng, Nam giáp Vũ Di, Đông giáp Bình Dương. Huyện lộ Thổ Tang đi Bình
Dương ra đường 13 chạy qua giữa xã là đường trục chính của Vĩnh Sơn.
Giống như một xã trong huyện, Vĩnh Sơn cũng có những tên gọi khác
nhau qua các thời kỳ.
Từ xưa, sau khi lập tỉnh Vĩnh Yên (1889) thì Sơn Tang, Lương Trù nằm
trong tổng Lương Điền gồm: Sơn Tang, Lương Trù, phương Viên, Đông Viên,
Lương Điền, Lach Trung, Phong Doanh, Thổ Tang, Vân Ổ, Xuân Húc, thuộc
phủ Vĩnh Tường.
Năm 1927, làng Lương Trù nhập vào Sơn Tang và từ đây tên Sơn Tang
vừa là tên làng, vừa là tên xã. Sơn Tang còn có “tên tục” gọi là “Hai nước” vì
từ đầu xã đến cuối xã có 3 dãy ao song song với 3 dãy nhà ở của dân, nước
trong các dãy ao ấy chảy quanh từ đầu đến cuối xã và ngược lại, tạo nên 2
dòng, vì thế, từ xưa đã có câu: “Tên gọi Hai nước cũng kỳ, có 2 dòng nước
chảy về ngược xuôi”[17, tr.6]. Và có lẽ như vậy mới có tên làng Hai nước.

Sau cách mạng tháng Tám, năm 1946 xã Sơn tang hợp với Phương
Viên thành xã Đức Thắng. Năm 1949 xã Đức Thắng lại ghép với Thổ Tang
thành xã Thái Học. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, vào năm
1955, căn cứ vào tình hình đặc điểm về địa lý, dân cư và lịch sử, cấp trên đã

13


cho tách Thổ Tang với Phương Viên thành xã Thổ Tang. Sơn Tang tách thành
xã riêng gọi là xã Vĩnh Sơn cho đến hiện nay (Vĩnh là lấy tiếng đầu của tên
tỉnh và tên huyện, Sơn là lấy tiếng đầu của tên xã cũ).
1.1.2. Thời tiết, khí hậu
Khí hậu một năm có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ thì nóng bức
và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình khoảng 33- 360C, mùa đông thì lạnh và khô
hanh, nhiệt độ trung bình 14- 17 0C. Vĩnh Sơn có con sông Phan nằm ở phía
Tây Nam xã chảy theo hướng Tây- Đông gần như song song với huyện lộ,
ngăn cách khu dân cư với đồng làng. Là một xã thuần nông nên sản xuất nông
nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu. Một năm 2 vụ lúa và một vụ màu, vụ màu
chủ yếu là trồng ngô, đậu tương. Trước cách mạng, sản xuất nông nghiệp
trồng trọt bấp bênh, vụ chiêm thì khô hạn, vụ mùa thì úng lụt do không có hệ
thống kênh mương tưới tiêu.
Sau cách mạng, hệ thống kênh mương được chú trọng hơn, hiện nay, đã
có hệ thống kênh mương dẫn nước từ Liễn Sơn về và hệ thống kênh mương từ
3 trạm bơm điện từ sông Phan lên do vậy toàn bộ diện tích gieo trồng được
tưới và 1 trạm bơm tiêu úng cho cánh đồng. Từ đó, toàn bộ diện tích được
tưới tiêu chủ động, không bị úng, hạn, năng suất cây trồng tăng nhanh.
Xã Vĩnh Sơn chịu ảnh hưởng chủ yếu của đặc điểm khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Có hai đợt gió mùa chính: Mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc tràn về mang theo hơi lạnh, mùa hè lại chịu ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam tạo ra khoảng thời gian nắng nóng. Nhiệt độ cao trung bình hàng

năm là 24,9oC, nhiệt độ trung bình thấp là 17,9 oC. Tháng có nhiệt độ thấp
nhất là vào tháng 12, có lúc nhiệt độ xuống tới 14 oC. Tháng có nhiệt độ cao là
vào tháng 9 – 10, nhiệt độ trung bình là 22,4 oC. Độ ẩm trung bình hàng năm
là 80%, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.526mm, số ngày mưa trung bình
một năm là 133 ngày. Bên cạnh đó, đây cũng là vùng chịu nhiều ảnh hưởng
của mưa bão (vào tháng 7 - 8) như đổ nhà cửa, tàn phá hoa màu gây thiệt hại
không chỉ tới kinh tế mà tới cả đời sống người dân.

14


1.1.3. Địa hình, đất đai
Xã Vĩnh Sơn là một xã thuộc vùng đồng bằng nên có địa hình bằng
phẳng, đất đai của xã tương đối màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt
không những đáp ứng nhu cầu của người dân mà còn góp phần cung cấp thức
ăn cho phát triển ngành chăn nuôi của xã.
Xã Vĩnh Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 327,34 ha, trong đó diện
tích nuôi rắn là 9,1 ha chiếm 14,41% diện tích đất thổ cư (số liệu năm 2008).
Tình hình phân bổ và sử dụng đất của xã trong 3 năm 2006 – 2008 được thể
hiện ở bảng 1.1.

15


Bảng 1.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2006 – 2008

Chỉ tiêu
Tổng diện tích đất tự nhiên
1. Đất nông nghiệp
- Đất canh tác

- Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất nông nghiệp khác
2. Đất phi nông nghiệp
- Đất thổ cư
Trong đó diện tích nuôi rắn
- Đất chuyên dùng
- Đất phi nông nghiệp khác
Nguồn: Ban Địa chính xã Vĩnh Sơn


16


Qua bảng 1.1, chúng ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên không đổi qua 3
năm tuy nhiên các diện tích khác thì có sự biến đổi cho nhau. Năm 2006 diện
tích đất nông nghiệp là 231,45 ha, chiếm 70,7% tổng diện tích đất tự nhiên,
đến năm 2008 diện tích này là 236,27 ha chiếm 72,18%. Bình quân trong 3
năm diện tích đất nông nghiệp tăng 1,1%/ năm. Tuy nhiên, năm 2007 diện tích
đất nông nghiệp giảm đi do các cấp ủy chính quyền địa phương đã quy hoạch
20,87 ha đất nông nghiệp để xây dựng khu làng nghề nhằm tạo điều kiện cho
các hộ có địa điểm chăn nuôi, sản xuất kinh doanh ổn định nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, bụi bẩn độc hại trong khu dân cư. Năm 2006 tổng diện tích
đất canh tác là 210,53 ha, đến năm 2008 diện tích đất canh tác tăng lên 226,42
ha, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, bình quân mỗi năm tăng 3,7%. Diện
tích đất canh tác tăng lên là do xã đã chuyển các loại đất nông nghiệp khác
sang để nông dân có thêm đất sản xuất nâng cao diện tích đất nông nghiệp.
Năm 2008, diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 9,85 ha, giảm 23,8% so với
năm 2007, diện tích nuôi trồng thủy sản giảm do giá mồi nuôi rắn cao các hộ
cho ăn tiết kiệm và ít sử dụng con mồi kém hiệu quả hơn,vì vậy lượng phụ
phẩm thừa ít các hộ thu hẹp diện tích nuôi cá ao.

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2008 là 91,07 ha giảm 6% so
với năm 2007, bình quân mỗi năm giảm 2,5%. Trong đó đất thổ cư giảm từ
66,9 ha xuống còn 63,14 ha (năm 2008), diện tích đất thổ cư giảm do xã tiến
hành xây dựng 5 nhà văn hóa thôn và các công trình phúc lợi xã hội. Bên cạnh
đó các hộ vẫn mở rộng diện tích gây nuôi rắn nên diện tích gây nuôi rắn hàng
năm vẫn tăng lên. Năm 2006, diện tích gây nuôi rắn là 8,6 ha đến năm 2008
diện tích gây nuôi rắn là 9,1 ha, bình quân mỗi năm tăng 2,9%. Điều này
chứng tỏ nghề nuôi rắn truyền thống vẫn được các hộ dân trong xã duy trì và
phát triển với quy mô ngày càng được mở rộng.

17


1.2. Tình hình kinh tế- xã hội
1.2.1. Tình hình hộ khẩu và lao động của xã Vĩnh Sơn
Lao động là một nhân tố quan trọng trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho
xã hội trong sản xuất cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tình
hình biến động về nhân khẩu và lao động của xã Vĩnh Sơn được thể hiện ở
bảng 1.2.

18


Bảng 1.2. Tình hình hộ khẩu và lao động xã Vĩnh Sơn qua 3 năm (2006 – 2008)

Chỉ tiêu
I. Số nhân khẩu
II. Tổng số lao động
1. LĐ làm nghề rắn
2. LĐ khác

III. Tổng số hộ
1.

Số hộ nuôi rắn

- Hộ nuôi sinh sản
2.

Hộ khác

IV. Một số chỉ tiêu khác
1.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

2.

Tỷ lệ sinh con thứ ba

3.

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng

4.

Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới

5.

Tỷ lệ hộ gia đình đạt gia đình văn hóa



Nguồn: Ban Thống kê xã Vĩnh Sơn

19


Qua bảng 1.2 ta thấy tổng số nhân khẩu của xã năm 2008 giảm đi so
với năm 2007, nhưng số lao động năm 2008 lại tăng so với năm 2007. Năm
2007 số lao động là 3970 lao động, năm 2008 tăng lên là 4055 lao động, bình
quân mỗi năm tăng 2%. Cùng với đó là sự tăng lên của lao động làm nghề rắn.
Năm 2006 số lao động làm nghề rắn là 1842 lao động chiếm 47,3 % tổng số
lao động, năm 2008 là 2145 lao động chiếm 52,9% tổng lao động toàn xã,
bình quân mỗi năm tăng 7,9%. Điều này chứng tỏ hơn một nửa số lao động
của xã Vĩnh Sơn tập trung vào nghề nuôi rắn và chế biến các sản phẩm từ rắn
truyền thống. Nghề nuôi rằn truyền thống đã giúp cho người dân đảm bảo và
ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó là sự tăng lên của các hộ nuôi rắn. Năm 2006, số hộ nuôi
rắn là 750 hộ chiếm 61,1% tổng số hộ thì tới năm 2008 số hộ nuôi rắn đã tăng
lên tới 950 hộ chiếm 72,9%, bình quân mỗi năm tăng 12,5%. Các hộ nuôi rắn
tăng lên chủ yếu là các hộ nuôi rắn thương phẩm, vì nuôi rắn thương phẩm
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ.
Do nghề nuôi rắn truyền thống đang có chiều hướng phát triển tốt, kỹ
thuật chăn nuôi của người dân được nâng lên vì vậy hiệu quả nghề rắn đem lại
rất lớn, thu hút được nhiều hộ tham gia vào nghề truyền thống này. Nhiều hộ
gia đình đạt mức doanh thu hàng năm lên tới hàng tỷ đồng. Trong số đó, có
nhiều gia đình đã giàu lên vì rắn, xây nhà, sắm xe hơi đắt tiền…bộ mặt nông
thôn cũng vì thế mà thêm phần khởi sắc.
1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Vĩnh Sơn
Để kinh tế phát triển thì cở sở hạ tầng phải được đi trước một bước.

Hiện nay ở các vùng nông thôn, hệ thống cở sở hạ tầng chưa được chú trọng
phát triển. Hệ thống cở sở hạ tầng nhìn chung còn thiếu, chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển của quá trình sản xuất. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Vĩnh
Sơn được thể hiện ở bảng 1.3.

20


Bảng 1.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã tính đến tháng 12 năm 2008
1.

2.
3.

Diễn giải
Đường giao thông
- Đường nhựa
- Đường bê tông
- Đường cấp phối, lát gạch
Thủy lợi
- Trạm bơm
- Kênh mương cứng hóa
Điện
- Trạm biến áp
- Tỷ lệ hộ dùng điện

4. Chợ nông thôn
5. Hợp tác xã chăn nuôi rắn
6.
Trại rắn trung tâm

7.
Công trình phúc lợi
- Trường mầm non
- Trường tiểu học
- Trường trung học cở sở
- Trạm y tế
- Nhà văn hóa
8.
Ô tô, công nông
Nguồn: Ban Thống kê xã Vĩnh Sơn

Giao thông: Nhìn chung hệ thống giao thông của xã tương đối hoàn chỉnh.
Đường liên xã đã được xã đầu tư rải nhựa phục vụ nhu cầu đi lại, trao đổi, buôn
bán của người dân trong xã được thuận lợi. Hầu hết đường liên thôn, nội thôn đã
được lát gạch và bê tông hóa phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Các đoạn
đường cấp phối còn lại cũng đang được xã chỉ đạo nâng cấp và sửa chữa.

Công trình thuỷ lợi: Toàn xã có 2 trạm bơm, đảm bảo cung cấp đủ nước
tưới kịp thời cho 100% diện tích đất gieo trồng. Hệ thống mương máng luôn
được chỉ đạo nạo vét, sửa chữa, từng bước được nâng cao. Đến năm 2010, số
kênh mương cứng hóa của xã lên tới 4235 m, còn lại vẫn là kênh mương đất.
Đây cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng của các trạm bơm.

21


Công trình điện: hệ thống điện của xã đầy đủ, đáp ứng 100% nhu cầu
sử dụng điện để sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong toàn xã. Hiện nay
xã có 2 trạm biến áp phục vụ nhu cầu điện cho toàn xã.
Xã có một chợ nhỏ phục vụ nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân

trong xã. Hiện nay xã chỉ mới có 1 trại rắn trung tâm, 3 HTX rắn, tuy hoạt
động rất có hiệu quả nhưng vẫn chưa thể đáp ứng tối đa các nhu cầu của các
hộ nuôi rắn trong xã.
Các công trình phúc lợi:
Giáo dục là vấn đề luôn được xã quan tâm và chú trọng. Năm 2008 đã
nghiệm thu và đi vào sử dụng trường mầm non. Hiện nay xã tiếp tục triển khai
xây dựng 9 phòng học bộ môn và nhà điều hành trường trung học cơ sở, 8
phòng học trường tiểu học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác
giáo dục của các nhà trường từng bước được đầu tư nâng cấp. Phương pháp
giáo dục luôn được cải tiến. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được đào tạo bồi
dưỡng nâng cao trình độ, đến nay 100% giáo viên của cả 3 trường đề đạt
chuẩn và trên chuẩn. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.
Bên cạnh đó xã cũng đang tiến hành hoàn thiện và đi vào sử dụng 5 nhà
văn hóa thôn phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân trong toàn xã.
Xã có 1 trạm y tế đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
người dân. Công tác tiểm chủng mở rộng luôn được coi trọng, tỷ lệ tiêm
chủng cho các đối tượng đều đạt 100%.
1.3. Nghề nuôi rắn
1.3.1. Một số khái niệm
Nuôi rắn là hoạt động thuần hóa và nuôi dưỡng rắn hay là mang các
loại rắn có nguồn gốc từ tự nhiên về nuôi dưỡng trong gia đình với mục đích
phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình hay bán ra ngoài thị trường nhằm
đáp ứng nhu cầu của xã hội và đem lại thu nhập cho gia đình.
Tiêu thụ sản phẩm theo nghĩa rộng là một quá trình kinh tế bao gồm
nhiều khâu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như: nghiên cứu thị trường, xác

22



×