Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Tranh chấp trên biển đông dưới góc nhìn địa chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.05 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------***----------------------

NGUYỄN BÁ PHÚC

TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG
DƢỚI GÓC NHÌN ĐỊA CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------***----------------------

NGUYỄN BÁ PHÚC

TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG
DƢỚI GÓC NHÌN ĐỊA CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã ngành: 60.31.02.01

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Dân

Hà Nội - 2016



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy
cô, bạn bè trong Khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân Văn, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới PGS.TS. Nguyễn
Văn Dân, mặc dù bận nhiều công việc nhưng thầy vẫn dành nhiều thời gian và
công sức hướng dẫn tận tình tôi trong thời gian tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Bá Phúc


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào. Luận văn của tôi là kết quả của quá
trình làm việc nghiêm túc và luôn có sự hướng dẫn tận tình của giáo viên
hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Văn Dân.
Nếu phát hiện có bất kỳ sai phạm nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Tác giả

Nguyễn Bá Phúc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. VỊ TRÍ CHIẾN LƢỢC CỦA BIỂN ĐÔNG..................................... 11

1.1. Một số khái niệm cơ bản về địa chính trị........................................................ 11
1.1.1. Một số định nghĩa về địa chính trị trên thế giới........................................ 11
1.1.2. Lý thuyết sức mạnh biển của Theyer Mahan.............................................. 13
1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên........................................................................................... 17
1.2.3. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông................................................. 18
1.3. Sự leo thang và thực trạng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. . .19
1.3.1. Thực trạng tranh chấp chủ quyền các quần đảo Hoàng sa và
Trường Sa................................................................................................................................... 20
1.3.2. Thực trạng tranh chấp các vùng biển tại Biển Đông.............................. 29
* Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................................ 34
Chƣơng 2. TRANH CHẤP ĐỊA CHÍNH TRỊ TRÊN BIỂN ĐÔNG...........36
2.1. Vai trò của Biển Đông trong chiến lƣợc phát triển của các
quốc gia có lợi ích cốt lõi tại Biển Đông..................................................................... 36
2.1.1. Lợi ích địa chính trị và chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông36
2.1.1.4. Trên khía cạnh lịch sử - văn hóa................................................................... 43
2.1.2. Lợi ích chiến lược của Việt Nam trên Biển Đông.................................... 44
2.1.3. Lợi ích chiến lược của các nước ASEAN..................................................... 47
2.1.4. Lợi ích địa chính trị và chiến lược của Mỹ và Nhật trên Biển Đông
..................................................................................................................49
2.1.5. Lợi ích địa chính trị chiến lược của Liên Bang Nga tại Biển Đông
..................................................................................................................55
2.1.6. Lợi ích địa chính trị của Ấn Độ tại Biển Đông.......................................... 60


2.2. Bản chất và đặc điểm của tranh chấp địa chính trị trên Biển Đông
......................................................................................................................62
* Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................................ 65


Chƣơng 3. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG - CƠ

SỞ VÀ NHỮNG LỰA CHỌN CHO VIỆT NAM.................................................... 67
3.1. Cơ sở pháp lý cho giải quyết tranh chấp trên Biển Đông............................. 67
3.1.1. Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982....................................................... 67
3.1.2. Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC) và hướng tới
Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)................................................................ 68
3.1.3. Tòa án Công lý Quốc tế......................................................................................... 69
3.2. Thử thách trật tự địa chính trị trên Biển Đông........................................... 70
3.3. Xu thế chuyển dịch địa chính trị trên Biển Đông...................................... 74
3.3.1. Chuyển động của hệ hình từ đa phương – đa cực đến đa
phương - đơn cực.................................................................................................................... 75
3.3.2. Chuyển động của hệ hình đa phương – đơn cực sang đa
phương – lưỡng cực............................................................................................................... 79
3.4. Lựa chọn cho Việt Nam trong tình thế dịch chuyển địa chính
trị trên Biển Đông.................................................................................................................... 84
3.4.1. Tạo mối quan hệ hòa hảo với Trung Quốc và các nước trên thế giới
.......................................................................................................................................................... 84
3.4.2. Tăng cường quan hệ với các đối tác như Mỹ, Ấn Độ hay
Australia, nhưng không tạo liên minh chống Trung Quốc................................ 86
3.4.3. Yếu tố bất biến và yếu tố khả biến của Việt Nam trong bức
tranh địa chính trị trên Biển Đông................................................................................. 88
* Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................................ 91
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 94


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết


1

ADIZ

2

ASEA

3

COC

4

CLCS

5

DOC

4

EEZ

6

ITLO

7


8

UNCLO

(1982

NATO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển Đông là một khu vực có vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng,
có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, liên quan đến lợi ích của nhiều
quốc gia trên thế giới (đặc biệt là các nước lớn như: Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc, Nhật Bản….). Chính vì vậy, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông
không đơn thuần chỉ là chuyện giữa Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia
ven bờ Biển Đông, mà nó vốn dĩ đã là một vấn đề quốc tế kể từ khi phát sinh.
Biển Đông hiện nay đang là một điểm nóng về tình trạng mâu thuẫn và
tranh chấp chủ quyền, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định an ninh của khu
vực và thế giới. Các vấn đề liên quan đến Biển Đông hiện đang được giới
khoa học trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Tranh chấp trên
Biển Đông hiện nay là một vấn đề chính trị lớn ảnh hưởng chủ quyền của
nhiều quốc gia có liên quan.
Trong khi các cường quốc trên thế giới đều thể hiện lợi ích địa chính trị
và chiến lược của mình tại vùng biển này, thì Trung Quốc lại âm mưu độc
chiếm toàn bộ Biển Đông bằng bản đồ “đường lưỡi bò” của mình khiến cho
tình trạng chồng lần về chủ quyền, và mâu thuẫn lợi ích tại khu vực này trở
lên căng thằng hơn bao giờ hết, rất có nguy cơ xảy ra xung đột quân sự, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trên Biển Đông nói riêng và an
ninh thế giới nói chung.

Các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ… đều có những toan
tính chiến lược của mình tại vùng biển này, không chỉ với mục đích bảo vệ
các lợi ích kinh tế của mình, mà đằng sau đó chính là lợi ích địa chính trị, khi
gây dựng sự ảnh hưởng của quốc gia mình tại khu vực này, đồng thời kiềm
chế sức mạnh của Trung Quốc.
Việt Nam với tư cách là một nước có yêu sách về chủ quyền tại Biển
Đông, đặc biệt là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cần
xem xét kĩ lưỡng những vấn đề địa chính trị, lợi ích và chiến lược của các
1


nước lớn tại vùng biển này, để đề ra những sách lược cụ thể, có hiệu quả đối
với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này, sao cho bảo vệ
được lợi ích của mình trên Biển Đông và dung hòa được với lợi ích của các
nước có liên quan, tránh tình trạng căng thằng xung đột leo thang, gây bất lợi
cho sự phát triển kinh tế cũng như ngoại giao của mình.
Xuất phát từ những luận điểm trên cho thấy việc nghiên cứu những
tranh chấp trên Biển Đông qua lăng kính của lý thuyết địa chính trị là việc làm
hết sức cần thiết, nhằm giải mã những toan tính chiến lược của các quốc gia
tại vùng biển này, từ đó đưa ra những sách lược cho Việt Nam có thể lựa chọn
trong bức tranh địa chính trị hết sức phức tạp hiện nay tại Biển Đông. Từ tất
cả những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Tranh chấp trên Biển Đông
dưới góc nhìn địa chính trị” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
a.

Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu Biển Đông không phải là một đề tài mới. Nó đã được rất
nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, hơn nữa, xung đột Biển Đông

là một hiện tượng đang diễn ra nên càng nhận được sự quan tâm của không
chỉ các học giả mà còn của các nhà lãnh đạo, giới hoạch định chính sách của
nhiều quốc gia. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Biển
Đông trên nhiều lĩnh vực quan hệ quốc tế, luật pháp, quốc phòng,… với nhiều
góc độ như: chính trị, kinh tế, an ninh, quân sự, luật pháp, lịch sử…
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu với bộ sưu tập khổng lồ các bản đồ
và thư tịch cổ về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Tiến sĩ sử học Nguyễn
Nhã với tác phẩm : “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa” (Luận án tiến sĩ, bảo vệ tại hội đồng bảo vệ luận án
tiến sĩ Trường Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh, tháng 1-2003), Lưu
Văn Lợi với công trình: “Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa”…. Các tác giả đã phác họa bức tranh tranh chấp hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và khẳng định Việt Nam có
2


chủ quyền không thể chối cãi trên hai quần đảo này.
Những năm gần đây, các Hội thảo quốc gia và quốc tế về Biển Đông
được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo quy tụ rất
nhiều các nhà nghiên cứu về Biển Đông nổi tiếng trong khu vực và trên thế
giới. Đồng thời, Học viên Ngoại giao Việt Nam còn kết hợp với Nhà xuất bản
Thế giới xuất bản Kỷ yếu hội thảo quốc tế tập hợp các công trình nghiên cứu
về Biển Đông như: Đặng Đình Quý (chủ biên), Biển Đông: Hợp tác vì an ninh
và phát triển trong khu vực, 2010; Đặng Đình Quý (chủ biên), Biển Đông:
Hướng tới một khu vực hoà bình, an ninh và hợp tác, 2011; Đặng Đình Quý
(chủ biên), Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, Địa chính trị và Hợp tác quốc
tế, 2012; Đặng Đình Quý và Nguyễn Minh Ngọc (đồng chủ biên), Biển Đông:
Quản lý tranh chấp và định hướng giải pháp, 2013; Đặng Đình Quý và
Nguyễn Minh Ngọc (đồng chủ biên), Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính
sách và hành động của các bên liên quan, 2013. Cùng với hàng trăm bài viết

về

Biển

Đông

trên

Website:

/>


Chủ đề mà các nhà nghiên cứu đề cập đến cũng rất đa
dạng, phong phú và dưới nhiều góc nhìn khách quan khác nhau.
Bên cạnh đó, cuốn sách Việt Nam và tranh chấp Biển Đông của Quỹ
nghiên cứu Biển Đông và các tác giả (Nxb. Tri thức, 2012) tập hợp các bài
viết về Biển Đông của các nhà nghiên cứu trong nước cũng cho thấy những
khía cạnh khác nhau trong tranh chấp ở Biển Đông; đồng thời đặt ra nhiều vấn
đề trong chiến lược Biển Đông của Việt Nam. Các phương án đòi hỏi chủ
quyền lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông cũng được các tác giả gợi ý.
Cuốn Về vấn đề Biển Đông của tác giả Nguyễn Ngọc Trường (Nxb.
Chính trị quốc gia, 2014) trình bày diện mạo của Biển Đông từ góc độ vị trí
địa lý và chiến lược, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn sách cũng phác hoạ quan điểm và lợi ích của
các nước lớn và các quốc gia ASEAN đối với vấn đề Biển Đông.
Cuốn Hợp tác ở Biển Đông - từ góc nhìn quan hệ quốc tế của tác giả
3



Trần Nam Tiến (Nxb. Văn hoá – Văn nghệ, 2014), tập hợp bài viết của các
nhà nghiên cứu. Cuốn sách nhấn mạnh tới các quốc gia có liên quan và vai trò
của một số thể chế quốc tế, những lực lượng có khả năng hạn chế xung đột,
thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông để cùng nhau duy trì lợi ích.
Một số nghiên cứu khác về Biển Đông như: Nguyễn Việt Long (2012),
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb.
Trẻ; Trần Công Trục (2012), Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Nxb. Thông
tin và Truyền thông… Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu về Biển Đông
trên các tạp chí nghiên cứu trong nước.
Đặc biệt cuốn sách Xung đột trên Biển Đông không còn là nguy cơ tiềm
ẩn của tác giả Lê Hồng Thọ, do Nhà xuất bản Tri thức ấn hành năm 2012, đã
phân tích khá sâu sắc quan điểm của các bên liên quan tại Biển Đông, đặc biệt
là lợi ích của các nước lớn tại khu vực này, từ đó đưa ra các nhận xét, bình
luận một cách khách quan cho trạng thái xung đột tại Biển Đông.
Về nghiên cứu địa chính trị không thể không kể đến hai tác phẩm quan
trọng là: Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia của
PGS.TS. Nguyễn Văn Dân và tác phẩm Thế giới đa chiều - lý thuyết và kinh
nghiệm nghiên cứu khu vực của TSKH. Lương Văn Kế, tác giả đã khái quát
được lịch sử phát triển cũng như hệ thống hóa được các quan điểm về địa
chính trị trên thế giới, từ đó kết luận: Địa lý là khung cảnh của mọi hoạt động
của con người và xã hội. Đó là điều không thể phủ nhận. Đặc biệt là các tiến
trình và xung đột chính trị không thể diễn ra bên ngoài khung cảnh địa lý.
Lịch sử cũng cho thấy không có động cơ gì hấp dẫn chính trị bằng động cơ
địa lý. Đó chính là ý nghĩa và tầm quan trọng của địa lý, và cũng là ý nghĩa và
tầm quan trọng của địa chính trị.
Thế giới hiện nay đang phát triển hết sức phức tạp. Các quan điểm địa
chính trị cũng đang phát triển đa dạng. Có những lý thuyết muốn lý giải thế
giới để rút ra cách ứng xử cho các quốc gia, nhưng cũng có những lý thuyết
muốn làm thành phương châm hành động cho một quốc gia hoặc liên minh
4



quốc gia.
Trong nhiều cuốn từ điển tiếng Việt, ví dụ như Từ điển tiếng Việt của
Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ, về sau là Trung tâm Từ điển học, do Hoàng Phê
chủ biên, không có mục từ “địa lý chính trị” và “địa chính trị”. Cuốn Từ điển
Bách khoa Việt Nam (tập 1, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt
Nam, Hà Nội, 1995) lại chỉ có mục từ “địa lý chính trị” chứ không có mục từ
“địa chính trị”. Mục từ “địa lý chính trị” được định nghĩa như sau:
“Địa lý chính trị (địa lý), ngành địa lý nghiên cứu sự phân bố và sự
tương quan giữa các lực lượng chính trị trong mỗi nước cũng như giữa các
nước và các nhóm trong các liên quan với cơ cấu kinh tế xã hội, các vấn đề
hình thành các quốc gia hay các vùng chính trị, biên giới cũng như cơ cấu
hành chính của các nước, các vùng. Cần phân biệt với địa chính trị
(geopolitics) mà chủ nghĩa phát xít Đức dùng làm cơ sở lý luận cho chính
sách bành trướng và thống trị của các nước phát xít.”[25, tr.782]
Như vậy, các tác giả Từ điển Bách khoa Việt Nam đã không công nhận
địa chính trị là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học, mà các tác giả đã coi nó là
một chủ thuyết chính trị phản động.
Chính vì thế mà trong tập 4 của bộ từ điển này (do Nxb. Từ điển Bách
khoa ấn hành năm 2005), các tác giả đã đưa ra một mục từ đặc thù là “thuyết
địa lý chính trị” để thay cho thuật ngữ “địa chính trị” như sau:
“Thuyết địa lý chính trị là học thuyết chính trị xuyên tạc các tư liệu của
khoa học địa lý để luận chứng cho chính sách đối ngoại của chủ nghĩa đế quốc
nhằm bành trướng và thống trị thế giới. Ở thế kỷ XVII, có tư tưởng cho rằng
đời sống xã hội được quyết định bởi môi trường địa lý [Môngtexkiơ (C. de
Montesquieu), Tuyêcgô (A. R. J. Turgot)]. Tư tưởng ấy phần nào có tác dụng
tiến bộ vì chống lại quan niệm tôn giáo cho rằng Thượng đế quyết định tất cả.
Nhưng từ giữa thế kỷ XIX, thuyết địa lý đã thoái hóa thành Thuyết địa lý
chính trị. Những đại biểu chính của thuyết này trong thế kỷ 20 là Haoxhôfơ

(K.Haushofer) ở Đức, Mackinđơ (H. J. Mackinder) ở Anh, Xpychmen
(Spykman) ở Hoa Kỳ. Kết hợp với chủ nghĩa chủng tộc, Thuyết địa lý chính
5


trị làm cơ sở tư tưởng cho chủ nghĩa phát xít đòi “không gian sinh tồn cho dân
tộc Đức” ở châu Âu, đòi thiết lập “khu vực thịnh vượng chung” lấy đế quốc
Nhật làm trung tâm ở châu Á.”[26, tr.315]
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (ví dụ bản 1992 của Trung
tâm Từ điển Ngôn ngữ, bản 1994 của Nxb. Khoa học xã hội và Trung tâm Từ
điển học), và Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt
Nam, Nguyễn Như Ý chủ biên (bản 1999), đều không có mục từ “địa lý chính
trị” và “địa chính trị”, mà chỉ có mục từ “thuyết địa lý chính trị” được giải
thích ngắn gọn như sau: đó là “Thuyết chính trị dựa vào các đặc điểm địa lý
để giải thích, bào chữa cho chính sách bành trướng của các nước đế
quốc.”[30, tr.1608]
Mặc dù trong các từ điển của nước ta đã phủ nhận thuật ngữ “Địa chính
trị” như một bộ môn khoa học, tuy nhiên thuật ngữ này không phải không
được nhắc đến trong giới khoa học, điển hình là các công trình nghiên cứu của
TSKH Lương Văn Kế, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khái
niệm và vấn đề địa chính trị luôn được đề cập trong nhiều công trình của ông
như cuốn Thế giới đa chiều: Lý thuyết và kinh nghiệm khu vực được xuất bản
năm 2005, hay các công trình đăng tạp chí như: Các hệ hình chuyển động địa
chính trị, đăng tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 8/2012;
Chuyển động địa chính trị ở Biển Đông, đăng tạp chí Lí luận chính trị, số
10/2012; Ý nghĩa địa chiến lược của Biển Đông đối với các cường quốc, Báo
cáo tại HTKH về Biển Đông, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, 12/2012. Và
còn rất nhiều các công trình khác của các học giả khác bàn về địa chính trị.
Có thể thấy rằng các từ điển của Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nhiều từ
cuốn từ điển của Liên Xô khi bàn về nội hàm của khái niệm này. Trong cuốn

Đại từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô năm 1971 viết: “Địa chính trị, quan
niệm tư sản phản động, sử dụng các dữ liệu của địa lý học tự nhiên và địa lý
học kinh tế, được giải thích một cách xuyên tạc, để làm cơ sở luận chứng cho
các nước đế quốc.”[7]
6


Ngoài ra còn có các nghiên cứu về vấn đề Biển Đông trên phương diện
các lý thuyết quan hệ quốc tế như: PGS. TS Hoàng Khắc Nam, TSKH. Lương
Văn Kế, TS. Trần Trường Thủy, PGS. TS Nguyễn Hồng Thao… đăng trên các
tạp chí khoa học uy tín, là các công trình rất đáng chú ý.
b.

Nghiên cứu ngoài nước

Đối với các học giả nước ngoài, nghiên cứu về Biển Đông cũng rất sôi
động. Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như, bài viết của Robert D.
Kaplan (2011), “The South China Sea is the Future of Conflict”, trên tạp chí
Foreign Policy. Dưới nhãn quan của một nhà chủ nghĩa hiện thức mới, Robert
D. Kaplan đã mô tả Biển Đông như một đấu trường của sức mạnh giữa các
nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Kaplan đã dự báo rằng “Chiến
trường của thế kỷ 21 sẽ là trên mặt nước” và “Biển Nam Trung Hoa (tức Biển
Đông) là xung đột trong tương lai”. Sau đó, trong cuốn sách Asia’s Cauldron:
the South China Sea and the End of a Stable Pacific (tạm dịch: Vạc dầu châu
Á: Biển Đông và sự kết thúc của một Thái Bình Dương ổn định, Nxb. Random
House, 2014), Robert D. Kaplan cho rằng, cân bằng quyền lực đang diễn ra ở
châu Á và đó là một cuộc cạnh tranh của thế kỉ 21. Bắc Kinh đang cố gắng
đẩy Washington ra khỏi Đông Nam Á và đưa khu vực này vào trong quỹ đạo
ảnh hưởng của Bắc Kinh, như họ đã từng làm được trong quá khứ.
Cuốn The South China sea: The struggle for power in Asia (tạm dịch:

Biển Đông: Cuộc đấu tranh vì quyền lực ở châu Á, Nxb. Yale University
Press, 2014) của Bill Hayton. Tác giả đi vào tìm hiểu và giải thích lịch sử của
các triều đại, các quốc gia quanh khu vực Biển Đông trong khoảng 5000 năm,
và cho tới tận ngày nay. Tiếp theo, Bill Hayton lý giải một số nguyên nhân
thúc đẩy Trung Quốc theo đuổi chính sách đối ngoại hiếu chiến ở Biển Đông.
Bill Hayton nhận định rằng, Biển Đông, sẽ là “khu vực đầu tiên tham vọng
của Trung Quốc đối đầu trực tiếp với quyết tâm chiến lược của Mỹ.”[34]
Công trình của Monique Chemillier-Gendrenau, giáo sư công pháp và
khoa học chính trị Trường Đại học Pais VII với tác phẩm: Chủ quyền trên hai
7


quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bradford L. Thomas với tác phẩm: Quần
đảo Trường Sa: một tranh chấp, Ferrier Jean-Pierre với tác phẩm: Tranh chấp
các đảo Hoàng Sa và vấn đề chủ quyền trên các đảo không người ở, Hurel
Audrey với tác phẩm: “Các đảo Trường Sa: Một ngồn tranh chấp tại Đông
Nam Á”… Nhìn chung các học giả và nhà nghiên cứu phương Tây đã phân
tích chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách khách
quan, trung lập vì họ không chịu ảnh hưởng và không bị chi phối bởi tinh thân
dân tộc hay bất cứ thế lực nào của các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Về phía các học giả và nhà nghiên cứu châu Á, đáng chú ý nhất là các
học giả và nhà nghiên cứu của Trung Quốc, họ luôn tìm cách cắt xén, chắp nối
một cách lố bịch nhằm xuyên tạc, bóp méo các tài liệu lịch sử, cố chứng minh
cho cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa và Tây Sa. Tiêu biểu trong số này có
Hàn Chấn Hoa với tác phẩm: Ngã Quốc Nam Hải Chư Ðảo Sử Liệu Hối Biên,
Sử Lệ Tổ với một số bài tổng hợp về các cứ liệu lịch sử mà ông ta cho rằng đó
là bằng chứng chứng minh chủ quyền của Trung Quốc…
Ngoài ra còn có rất nhiều các bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu,

trình bày tại Hội thỏa Khoa học Quốc tế về Biển Đông (lần 1, 2, 3) tổ chức tại
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tiêu biểu như: GS. Stein Tonnesson – Viện
nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Oslo Nauy: Liệu có thể giải quyết được các
tranh chấp chủ quyền và phân định trên Biển Đông với các đảo ở Biển Đông;
GS.TS. Ramsees Amer – Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu
châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Stockhome Thụy Điển với bài viết: Cách
tiếp cận quản lý các tranh chấp biên giới của Trung Quốc và Việt Nam: Bài
học, liên hệ và tác động tới tình hình Biển Đông…vv. Hầu hết các nhà nghiên
cứu phương Tây nhìn chung đều đi sâu, phân tích các vấn đề liên quan đến
pháp lý quốc tế, an ninh chính trị, tự do hàng hải trên Biển Đông, giữ lập
trường khách quan.
8


Những tài liệu vừa kể trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá khi tôi
thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn của tôi dựa trên sự kế thừa
các quan điểm của các học giả đi trước, qua đó vận dụng sáng tạo vào việc
nghiên cứu vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông để có cái nhìn khách
quan và khoa học về sự tranh chấp này.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

a. Mục đích nghiên cứu: Khái quát được tình hình mâu thuẫn và tranh chấp
trên Biển Đông, đi sâu phân tích vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, thông qua lăng
kính của lý thuyết địa chính trị, qua đó giải mã cơ bản những hành động và chiến
lược của các quốc gia có liên quan. Đồng thời trên cơ sở những phân tích đó, sẽ
bước đầu đưa ra các hệ hình chuyển động của địa chính trị trên Biển Đông trong
tương lai và kiến nghị các giải pháp về vấn đề Biển Đông cho Việt Nam, góp phần
vào công cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.


b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
+
Hệ thống hóa các ý kiến có liên quan đến tranh chấp trên Biển
Đông.
+

Phân tích lợi ích cũng như chiến lược của các quốc gia có liên quan

trong tranh chấp Biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị.
+

Đề xuất một số giải pháp cho vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và

kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Các mâu thuẫn và tranh chấp chủ quyền tại

Biển Đông, cùng với lợi ích địa chính trị chiến lược của các quốc gia và các
chủ thể có liên quan tại vùng biển này. Từ đó giải thích nguyên nhân tranh
chấp chồng chéo trên Biển Đông dưới góc nhìn của lý thuyết địa chính trị.
-

Phạm vi nghiên cứu:

Thời gian: Giai đoạn 1949 - 2016
Không gian: Bao gồm toàn bộ Biển Đông và các nước có liên quan
(Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Nga, Hoa Kỳ,

Nhật Bản, Hàn Quốc...vv).
9


5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích nghiên cứu, ngoài các phương pháp chung thuộc
cấp phương pháp luận khoa học chung như các phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp đặc thù chủ
yếu sau đây:
- Phương pháp hệ thống: được dùng để hệ thống hoá và phân loại các
quan điểm và ý kiến về tranh chấp trên biển nói chung và Biển Đông nói riêng.

Phương pháp so sánh: Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, thu
thập các
thông tin có liên quan đến vấn đề Biển Đông, tôi đã đi sâu phân tích và tiến
hành so sánh, để từ đó đưa ra các nhận xét về vấn đề.
-

Phương pháp suy luận lôgic: Từ các dữ liệu đã có, tôi sẽ tổng hợp và

liên kết chúng lại, sử dụng phương pháp suy luận lôgic để đưa ra những nhận
xét về bản chất của vấn đề và dự báo vấn đề.
Và tất cả các phương pháp này đều phải được sử dụng dưới góc độ của
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các độc giả quan tâm đến
nghiên cứu về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là vấn đề Biển Đông thông qua các
tuyến lý thuyết quan hệ quốc tế. Đồng thời Luận văn cũng đóng góp khẳng
định chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng và
Biển Đông nói chung, Ngoài ra Luận văn có thể làm nguồn tài liệu tham khảo

cho sinh viên các ngành chính trị học, quan hệ quốc tế, địa lý - nhân văn...
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương và 9 Tiết:

10


Chương 1
VỊ TRÍ CHIẾN LƢỢC CỦA BIỂN ĐÔNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản về địa chính trị
1.1.1. Một số định nghĩa về địa chính trị trên thế giới
Với cấu tạo là một từ ghép, khái niệm địa chính trị khó có thể xếp riêng
và một lĩnh vực chuyên biệt, với cách gọi như vậy nó nằm trên hai lĩnh vực là
chính trị và địa lý, vì thế quan niệm về địa chính trị còn chưa thống nhất trong
cách hiểu.
Có người cho rằng khi mới ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XX, địa chính
trị là một đứa con lai giữa khoa học địa lý với một ngành khoa học chính trị
còn chưa rõ hình hài. Khi nói đến địa chính trị là người ta nghĩ đến việc phải
nghiên cứu quốc gia trong sự vận động của nó bằng cách nghiên cứu nó trong
mối liên quan đến địa lý học. Còn ngày nay, thực chất thì có vẻ như người ta
dùng khái niệm địa chính trị để chỉ tất cả những gì có quan hệ ít nhiều đến các
vụ việc đối ngoại.
Từ đó có thể thấy rằng nếu đặt ra câu hỏi địa chính trị là gì thì khó có
thể có một câu trả lời nhất quán cho vấn đề này, sau đây chúng tôi xin đưa ra
một số quan điểm về địa chính trị của giới khoa học trên thế giới.
Năm 2003, trong cuốn sách Geopolitics of the World System (“Địa
chính trị của hệ thống thế giới”), Saul Bernard Cohen đã định nghĩa: “Địa
chính trị là việc phân tích mối tương tác giữa một bên là môi trường và bối
cảnh địa lý, với một bên là các tiến trình chính trị. (...) Cả môi trường địa lý

lẫn tiến trình chính trị đều mang tính năng động và có ảnh hưởng lẫn nhau.
Địa chính trị sẽ quan tâm đến hậu quả của mối tương tác này[48.] Như vậy,
Cohen tập trung vào sự tương tác giữa bối cảnh địa lý và tiến trình chính trị,
qua quan sát sự năng động và quá trình ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai yếu tố
này để đưa ra sự quan tâm của vấn đề địa chính trị nằm ở kết quả tương quan
giữa sự tương tác của hai yếu tố này.

11


Giống như Cohen, cuốn từ điển bách khoa của Pháp Le dictionnaire
historique et géopolitique du 20e siècle [“Từ điển lịch sử và địa chính trị thế
kỷ XX”], do Serge Cordellier chủ biên (La Découverte, 2005), cũng tập trung
chú ý đến quyền lực chính trị và không gian: “Việc nghiên cứu địa chính trị
nhằm chủ yếu vào việc làm sáng tỏ những mối quan hệ tương tác giữa những
hình thể không gian với những gì thuộc về chính trị.” Vì thế, theo nó, việc
phân tích địa chính trị “cần phải đưa ra được những yếu tố khách quan của
cuộc tranh luận dân chủ về những ván bài lớn của thế giới có khả năng ảnh
hưởng đến các quốc gia và đến các phương thức quản lý lãnh thổ của họ.”[7].
Từ điển bách khoa Le Petit Larousse illustré của Pháp (năm 2000) đã
định nghĩa “Địa chính trị là nghiên cứu các mối quan hệ giữa các dữ liệu địa
lý với nền chính trị của các quốc gia.”[7]. Theo cách định nghĩa này thì thuật
ngữ địa chính trị nằm giữa hai lĩnh vực địa lý và chính trị, nghiên cứu mối
quan hệ biện chứng giữa cơ sở địa lý và nền chính trị của quốc gia.
Từ điển Bách khoa Britannica (2004 CD-ROM) định nghĩa địa chính
trị là “sự phân tích những ảnh hưởng của địa lý đến các mối quan hệ quyền
lực trong chính trị quốc tế. Trong việc hoạch định chính sách quốc gia, các
nhà lý thuyết địa chính trị đã tìm cách chứng minh tầm quan trọng của những
điều đáng chú ý như việc xác lập được đường biên giới quốc gia, quyền tiếp
cận các đường biển quan trọng, và quyền kiểm soát những khu vực đất liền có

tầm quan trọng chiến lược.”[7]. Như vậy theo khái niệm này thì địa chính trị
là sự nghiên cứu về không gian địa lý trong việc hoạch định chính sách đối
ngoại của các quốc gia, đây là một khái niệm khá hay, mà có thể thấy rõ qua ý
đồ của các nước lớn trên Biển Đông khi chuyển trọng tâm sang khu vực Châu
Á

– Thái Bình Dương.
Là người đã có đóng góp chủ yếu cho sự phục hồi địa chính trị của

Pháp kể từ những năm 1970, Yves Lacoste đã tuyên bố trong cuốn sách mới
đây của mình - Geopolitique, la longue histoire [“Địa chính trị, một lịch sử
lâu dài”, Larousse, 2006] - như sau: “Thuật ngữ địa chính trị, là cái mà ngày
12


nay người ta đã sử dụng cho nhiều việc khác nhau, thực tế được dùng để chỉ
tất cả những gì liên quan đến sự cạnh tranh quyền lực hoặc ảnh hưởng đối
với những vùng lãnh thổ và dân chúng sống trên đó: đó là sự cạnh tranh giữa
đủ loại thế lực chính trị chứ không phải chỉ là giữa các quốc gia, mà còn
giữa các phong trào chính trị hoặc các nhóm vũ trang ít nhiều bất hợp pháp đó là sự cạnh tranh để giành quyền kiểm soát hoặc thống trị đối với các vùng
lãnh thổ có quy mô lớn hoặc nhỏ.”[7]. Trong định nghĩa này, Lacoste vào quy
mô của quyền lực bao gồm cả sự chống lại các tổ chức của nhà nước và sự
thống trị của các vùng lãnh thổ lớn đối với vùng lãnh thổ nhỏ.
Theo quan điểm của chúng tôi, địa chính trị là khoa học nghiên cứu về
mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố địa lý và chính trị. Mục đích của nó
là nhằm luận giải các quan hệ quốc tế dựa trên các yếu tố địa lý, tức là nghiên
cứu các thực thể, quá trình, xu hướng cũng như sự phân bố quyền lực chính trị
trên phạm vi địa lý và trong thời điểm lịch sử cụ thể.
Tóm lại, mặc dù vẫn còn có nhiều định nghĩa khác nhau về địa chính
trị, nhưng nhìn chung các nhà khoa học về địa chính trị vẫn có một điểm

chung đó chính là mối tương quan giữa yếu tố địa lý và chính trị trong mỗi
quốc gia hay việc hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia đều có
tính toán đến yếu tố địa chính trị có lợi cho quốc gia mình, một mặt kiềm chế
sự lớn mạnh của các quốc gia có nguy cơ gây hại đến quốc gia mình, một mặt
thể hiện sự hiện diện của mình trên vùng lãnh thổ đó nhằm bảo vệ quyền lợi
và sự ảnh hưởng của mình tại khu vực đó. Đúng như câu nói của Napoléon
Bonaparte đã nói: “Chính trị của một quốc gia nằm ở trong địa lý của nó”
một câu nói vẫn thường được các nhà địa chính trị trích dẫn.
1.1.2. Lý thuyết sức mạnh biển của Theyer Mahan
Người được coi là cha đẻ của địa chính trị là một lý thuyết gia người
Mỹ Alfred Theyer Mahan (1840-1914). Khái niệm cơ bản được ông sử dụng
là "các vùng biển và quyền lực quốc gia". Tác phẩm được coi là kinh điển của
địa- chính trị học có tên gọi "Sự ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với
lịch sử 1660-1783" được Mahan viết năm 1890
13


Lý thuyết về quyền lực biển của Mahan áp dụng để giải thích sự trỗi
dậy của các cường quốc hải dương từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Các đặc trưng
kinh tế, xã hội và địa lý được ông phân chia làm sáu thành tố chính, được coi
như những thành tố giúp định vị một quốc gia có phải là cường quốc biển hay
không. Tuy nhiên, tác giả sẽ không đề cập chi tiết đến sáu thành tố này, mà đề
cập đến những yếu tố khác trong lý thuyết của Mahan giúp làm rõ hơn vấn đề
về tranh chấp địa chính trị trên Biển Đông hiện nay giữa các quốc gia.
Hệ thống của lý thuyết của Mahan không chỉ đề cập tới các thành tố của
quyền lực biển, mà còn đề cập tới các cách thức giúp duy trì và triển khai sức
mạnh trên biển: bao gồm “kiểm soát mặt biển” (command of the sea) và “sử
dụng mặt biển” (use of the sea). “Kiểm soát mặt biển” đề cập tới các yếu tố quân
sự, trong khi “sử dụng mặt biển” hướng về các yếu tố kinh tế. Cả hai bổ sung và
hỗ trợ lẫn nhau, giúp một quốc gia có đầy đủ công cụ để khẳng định sức mạnh

trên biển của mình. Trọng tâm vẫn là kiểm soát mặt biển, như Mahan đã khẳng
định: “…, những cuộc đụng độ có thể chuyển hoá vì những lý do khác nhau,
nhưng cuối cùng vẫn là kiểm soát cho được mặt biển”[4, tr.37].

Kiểm soát mặt biển là nhiệm vụ của hải quân, “không phải là việc bắt
một vài con tàu riêng lẻ hay đoàn tàu vận tải, dù là đông, có thể làm lung lay
sức mạnh quốc gia, mà sự vượt trội hơn hẳn đối thủ trên mặt biển, đủ sức đuổi
hạm đội địch hay chi cho phép họ xuất hiện như những kẻ đang tháo chạy…”.
[4, tr.18].
Theo Mahan, tranh giành quyền kiểm soát mặt biển “mãi mãi vẫn là
những tác nhân vĩ đại trong lịch sử thế giới”.
Yếu tố đầu tiên để “kiểm soát mặt biển” là một quốc gia phải sở hữu
cho được một lực lượng hải quân mạnh. Trong toàn bộ các tác phẩm của
mình, Mahan đều nhấn mạnh đến vai trò của lực lượng hải quân và chiến lược
hải quân. Nói cách khác, hệ thống các lý thuyết của Mahan xoay quanh việc
sử dụng lực lượng hải quân để bảo vệ các lợi ích về mặt thương mại và kinh tế
của một quốc gia. “Chiến lược của hải quân có mục tiêu là thiết lập, ủng hộ
14


và làm gia tăng, cả trong thời bình lẫn thời chiến, sức mạnh trên biển của một
đất nước”[4, tr.61].
Tất cả sáu thành tố sức mạnh biển mà Mahan đã đề cập cũng xoay
quanh việc làm thế nào để có thể xây dựng được một lực lượng hải quân
mạnh, dựa trên các lợi thế địa lý (giúp bố trí hải quân), con người (văn hoá,
kinh nghiệm hải chiến), và chính sách (chính sách ưu tiên hải quân, đóng
tàu…). Tóm lại, Alfred Thayer Mahan quan niệm “một quốc gia có sức mạnh
biển thì sẽ trở thành một cường quốc hùng mạnh, và sức mạnh biển của một
quốc gia chủ yếu được suy giản thành sức mạnh hải quân, tức là vào khía
cạnh quân sự của quyền làm chủ trên biển”[8, tr.53].

Trong các tác phẩm của Mahan, ông cũng nhấn mạnh tới việc lực lượng
hải quân phải luôn giữ xu hướng tấn công. Cũng vì xu hướng này mà nhiều
lực lượng hải quân nước xanh trên thế giới sau này, kể cả của Hoa Kỳ, đã bỏ
qua xu hướng phòng thủ, ví dụ như bảo vệ các đội tàu thương mại hay phòng
chống thuỷ lôi[72]. Mahan cũng cho rằng phòng thủ bờ biển chỉ mang lại các
giá trị tối thiểu, hải quân không phải để dành cho một mục tiêu như vậy. Đối
với vị chiến lược gia này, bảo vệ bờ biển là một yếu tố mang tính phòng thủ,
trong khi lực lượng hải quân phải được sử dụng trong mục tiêu tấn công[73].
Ông cho rằng việc chỉ đóng ở cảng để làm nhiệm vụ phòng thủ khiến cho sức
mạnh của cả một hạm đội bị lãng phí, đồng thời tác động tới tinh thần và kỹ
năng của thuỷ thủ. Khi đó thì lực lượng hải quân đã từ bỏ thế mạnh của mình
rồi. Mahan viết rằng: “một lực lượng hải quân chỉ làm nhiệm vụ phòng thủ là
hoàn toàn sai nguyên tắc, thực tế rằng đặc trưng của một lực lượng hải quân là
di động, trong khi phòng thủ thụ động là đứng yên một chỗ”.
Yếu tố thứ ba trong các phương thức giúp tăng cường kiểm soát mặt
biển chính là chiếm giữ các thuộc địa ở nước ngoài. Các thuộc địa vừa đóng
vai trò quan trọng giúp quốc gia “khai thác mặt biển”, lại vừa có thể giúp hải
quân tăng cường “kiểm soát mặt biển”. Thuộc địa tạo ra những điểm trú ẩn và
tiếp tế cho những đội thuyền thương mại hay thuyền chiến hoạt động dài ngày
15


trên biển. Ngoài ra, theo Mahan, “các trạm dừng chân trên đường hàng hải”
nhiều khi mang “mục đích phòng thủ và chiến tranh”, đóng vai trò như các
“các vị trí trọng yếu mang tính chiến lược”[4, tr.68]. Nói tóm lại, khi quyền
lực hải quân và thương mại của một quốc gia lan rộng ra khắp các vùng biển
trên thế giới, thì việc thiết lập thuộc địa là điều hiển nhiên. Các thuộc địa và
các điểm nút chiến lược giúp cho lực lượng hải quân có thể dễ dàng kiểm soát
các đường hàng hải quan trọng, qua đó kiểm soát hoàn toàn mặt biển.
Ngày nay, kiểm soát mặt biển là xu hướng chủ đạo của hải quân Hoa

Kỳ, lực lượng hải quân được đánh giá là đứng đầu thế giới.
Có thể nói theo lý thuyết của Mahan thì nước nào kiểm soát được mặt
biển thì nước đó có thể làm bá chủ của thế giới, áp dụng vào khu vực Biển
Đông hiện nay thì vấn đề kiểm soát vùng biển đang là một cuộc tranh giành
quyền lực gay gắt của các quốc gia có chủ quyền trực tiếp tại khu vực này như
Việt Nam, Trung Quốc, Philippins…. Và các cường quốc lớn trên thế
giới có lợi ích và muốn mở rộng sự hiện diện tiến tới kiểm soát vùng biển này
như Mỹ, Nhật, Nga…. Điều này tạo nên một bức tranh địa chính trị đan xen
về quyền lợi giữa các quốc gia vì vậy cục diện tranh chấp trên Biển Đông
hoàn toàn là một vấn đề quốc tế và cần được giải quyết theo hướng đa phương
hóa, quốc tế hóa để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan.
1.2. Khái quát về Biển Đông
1.2.1. Vị trí địa lý
Biển Đông là một biển nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương còn gọi là biển
Nam Trung Hoa (tên tiếng Anh: The South China Sea và tiếng Pháp: Mer de
Chine Méridionale). Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5
triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 30 lên đến 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210
Đông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung
Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và
Campuchia. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với
các nước trong khu vực mà còn cả của châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ.
16


1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan
trọng, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí),
phốt phát. Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng
hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và
Philippines, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới

(khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 2 triệu tấn/năm), cả khu vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt
cá trên toàn thế giới[44]. Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng
chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí
cao là các bồn trũng Brunei - Saba, Sarawak, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông
Hồng. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích
có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn
được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối
thuận lợi. “Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa
Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ
tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3 khí. Theo đánh giá của
Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07
tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung
Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng
dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này và
sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong
vòng 15 - 20 năm tới”[44]. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa
khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền
Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của
Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và
Malaysia. Bên cạnh đó, trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn có một
lượng phốt phát từ phân chim rất lớn. Phốt phát trên hai quần đảo này, được
hình thành do phân chim tác dụng với cácbonnát canxi san hô. Người ta
17


×