Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Tư tưởng về lẽ sống của người quân tử trong tứ thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.86 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================

NGUYỄN THỊ TUYẾN

TƯ TƯỞNG VỀ LẼ SỐNG CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ
TRONG TỨ THƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================

NGUYỄN THỊ TUYẾN

TƯ TƯỞNG VỀ LẼ SỐNG CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ
TRONG TỨ THƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Chung

Hà Nội - 2014




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Triết học, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy,
trang bị cho tôi những kiến thức trong những năm học qua, giúp tôi nắm vững
những vấn đề lý luận và phương pháp luận để hoàn thành luận văn này.

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Chung đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Tuyến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Tư tưởng về lẽ sống
của người quân tử trong Tứ thư” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
TS. Phạm Văn Chung là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Tuyến


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ LẼ SỐNG VÀ HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ
NGƯỜI QUÂN TỬ.........................................................................................8
1.1. Lý luận về lẽ sống..................................................................................8
1.2. Hiểu biết chung về Tứ thư..................................................................17
1.3. Quan niệm về người quân tử trong Tứ thư.......................................22
1.3.1. Người quân tử là ai?.......................................................................22
1.3.2. Đạo người quân tử: thực chất, mục đích và phương thức thực hành nó 25

Kết luận chương 1.........................................................................................34
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG VỀ LẼ SỐNG
CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ..............................................................................36
2.1. Bản chất lẽ sống của người quân tử.................................................. 36
2.2. Những yếu tố cơ bản của lẽ sống người quân tử..............................39
2.2.1. Hạnh phúc lớn nhất của người quân tử..........................................39
2.2.2. Những nguyên tắc đạo đức cơ bản trong lẽ sống người quân tử....42
2.2.3. Bản lĩnh, ý chí của người quân tử...................................................52
2.2.4. Thế giới quan trong lẽ sống của người quân tử..............................54
2.3. Những giá trị và hạn chế của tư tưởng về lẽ sống của người quân tử
trong Tứ thư................................................................................................56
Kết luận chương 2.........................................................................................58
KẾT LUẬN....................................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................62


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể xem Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức. Nho giáo ra
đời chủ yếu từ thực trạng hết sức rối ren, loạn lạc, vô đạo của xã hội Trung
Quốc thời cổ đại. Mục đích của những người sáng lập và phát triển Nho giáo
là nhằm giải đáp vấn đề và nhiệm vụ thực tiễn của xã hội Trung Quốc đặt ra

lúc bấy giờ là cần phải khắc phục cái thực trạng đó, phải ổn định trật tự, kỷ
cương xã hội, đưa xã hội từ “loạn” tới “trị”. Để làm được điều đó thì các nhà
tư tưởng Nho giáo tự đặt cho mình trách nhiệm xây dựng mẫu người đủ sức
tiếp thu, truyền dạy và thực hiện học thuyết của họ. Quân tử chính là mẫu
người lý tưởng phục vụ cho xã hội ấy. Các phẩm chất trí tuệ và đạo đức cùng
với các cách ứng xử của quân tử là biểu hiện tập trung, tinh lọc của các quan
điểm triết lý, chính trị , đạo đức và xã hội của Nho giáo. Người ta thường nói
đạo Nho là đạo của người quân tử. Bởi vì, Nho giáo bàn rất nhiều về người
quân tử, coi đó là mẫu người lý tưởng toàn thiện, toàn mỹ. Mọi sự cố gắng
học tập, tu dưỡng đạo đức đều nhằm đạt đến danh hiệu cao quý ấy. Đó cũng
chính là mục đích mà nền giáo dục Nho giáo hướng tới. Cùng với sự ảnh
hưởng sâu rộng của Nho giáo trong đời sống xã hội phương Đông nói chung
và xã hội Việt Nam nói riêng, hình tượng người quân tử đã trở thành những
chuẩn mực về nhân cách cho nhiều thế hệ noi theo. Chính vì vậy, hiểu đầy đủ
tư tưởng của các nhà kinh điển Nho giáo về người quân tử, cụ thể ở đây là về
lẽ sống của người quân tử trong Tứ thư là cần thiết.
Trước yêu cầu phát triển của thời đại, trước sự gia tăng ngày càng nhiều
của các tệ nạn: trộm cắp, tham nhũng, nghiện ngập,… sự xa xút, sói mòn về
đạo đức trong thanh thiếu niên, sự sao nhãng về việc giáo dục đạo đức ở một
số nhà trường,… đang là những vấn đề nhức nhối trong xã hội đòi hỏi

1


cần phải được chấn chỉnh kịp thời. Thực tiễn xây dựng đất nước ta hiện nay
đòi hỏi phải xây dựng những con người mới, xây dựng con người mới không
thể thoát ly khỏi những tư tưởng có giá trị của quá khứ về con người. Nghiên
cứu tư tưởng về lẽ sống của người quân tử một mặt là để kế thừa và phát triển,
nhằm xây dựng nên những con người mới, mặt khác là tìm ra những nhược
điểm của nó để có phương hướng, biện pháp giáo dục và khắc phục nhằm

phục vụ tốt hơn cho công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước ta hiện nay.
Ngày nay xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, tác động
sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Chính sách mở cửa, hội nhập và
giao lưu quốc tế đã đưa lại rất nhiều thuận lợi cho mọi người, đặc biệt là thế
hệ trẻ có cơ hội học hỏi để phát triển và hoàn thiện bản thân mình, làm giàu
cho mình và cho đất nước. Để thực hiện được điều đó, mỗi con người chúng
ta cần có khát vọng, có ước mơ và hoài bão,…cần đặt ra cho mình những mục
đích, nhiệm vụ và phải quyết tâm phấn đấu để đạt được mục đích ấy. Đó
chính là lẽ sống của mỗi chúng ta. Tuy vậy, hiện nay rất nhiều bạn trẻ còn
sống lơ lửng, không mục đích, ỷ lại vào người khác, trông chờ vào số phận
may rủi. Những tư tưởng lệch lạc này nếu không được giáo dục kịp thời sẽ
gây nên hậu quả nghiêm trọng với chính bản thân họ và với đất nước. Thiết
nghĩ, một trong những cơ sở quan trọng để giáo dục lẽ sống cho thanh niên
hiện nay đó là tư tưởng đạo đức học phương Đông mà cụ thể trong đó là tư
tưởng của Nho giáo về lẽ sống của người quân tử. Từ nội dung tư tưởng Nho
giáo về lẽ sống của người quân tử có thể thấy ra được nhiều yếu tố, tìm cho
hợp lý để thẩm định, giáo dục năng lực, phẩm hạnh cho thanh niên Việt Nam
hiện nay.
Với những lý do cơ bản trên, tôi chọn vấn đề “Tư tưởng về lẽ sống của
người quân tử trong Tứ thư” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.

2


2. Tình hình nghiên cứu
Xem xét những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm
mục đích khai thác, kế thừa những tri thức của người đi trước và phát huy
những nhận thức, hiểu biết mới, tác giả chia các tài liệu nghiên cứu liên quan
đến đề tài làm ba nhóm chính.
Nhóm thứ nhất, liên quan đến lý luận về lẽ sống. Lý luận về lẽ sống đã

được trình bày trong một số giáo trình đạo đức học như Giáo trình đạo đức
học của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia Hà Nội), Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin do Vũ Trọng Dung
chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội), và cuốn Đạo đức học của
Trần Hậu Khiêm (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội). Những giáo trình
này đã nêu được khái niệm lẽ sống, xem xét nó như một phạm trù của đạo đức
học. Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ hiểu lẽ sống là mối quan hệ giữa nghĩa
vụ và hạnh phúc, chưa cho thấy nội dung có tính chất bao quát toàn bộ đời
sống đạo đức của phạm trù lẽ sống.
Bàn về phạm trù đạo đức học lẽ sống, chúng tôi đặc biệt chú ý đến hai
tài liệu của tác giả Phạm Văn Chung là bài viết Tư tưởng của Lép Tônxtôi về
lẽ sống đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (2012) và cuốn Tập bài
giảng đạo đức học (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia -Sự thật, Hà Nội). Trong
bài viết Tư tưởng của L.Tônxtôi về lẽ sống tác giả đã cho thấy được một cái
nhìn khá toàn diện của L. Tônxtôi về đời sống đạo đức của con người. Lép
Tônxtôi đã bàn về lẽ sống của con người một cách chính diện và rất sâu sắc và
có thể xem đây là một tình huống, một thí dụ tiêu biểu thể hiện cho quan
niệm, nhân thức về lẽ sống. Và đặc biệt trong cuốn Tập bài giảng đạo đức
học, tác giả đã trình bầy khá sâu sắc và đầy đủ các khía cạnh, nội dung của
phạm trù lẽ sống. Từ cách tiếp cận tình huống thực tiễn có vấn đề, tác giả đã
đưa ra được quan điểm của mình về lẽ sống, chứng minh và làm sáng tỏ
3


bản chất của lẽ sống giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về nội dung, cấu
trúc của nó, dễ hiểu và dễ nghiên cứu. Chính vì vậy tác giả luận văn đã xem
đây như một điểm tựa nhận thức lý luận về phạm trù lẽ sống cho nghiên cứu
tư tưởng về lẽ sống của người quân tử.
Nhóm thứ hai bàn về đạo đức Nho giáo và về người quân tử. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu về người quân tử và đạo của người quân tử, xin

nêu lên những công trình tiêu biểu như Khổng Học Đăng của Sào Nam Phan
Bội Châu (Nhà xuất bản Thuận Hóa), Nho giáo của Trần Trọng Kim (Nhà
xuất bản Văn học, Hà Nội), Kinh Dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn
Hiến Lê (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội), Quân tử qua Tứ thư của Trần Hồng
Thúy (Tạp chí triết học số 3/1992),… Nhìn chung các tác phẩm này đã đề cập
tương đối toàn diện về người quân tử và xem xét trên nhiều khía cạnh, nhiều
phương diện khác nhau và đều nghiên cứu qua Tứ thư. Tác phẩm của Phan
Bội Châu chủ yếu tập trung vào “phương pháp biện biệt quân tử với tiểu
nhân” bằng cách “thảy chép những bài quân tử với tiểu nhân so đọ cùng
nhau”. Tác phẩm của Trần Trọng Kim chú trọng khai thác tư tưởng người
quân tử qua Luận ngữ. Tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê chủ yếu tập trung vào
những triết lý trong Kinh Dịch, tức vũ trụ quan, nhân sinh quan, cách xử thế
trong Kinh Dịch mà ông gọi là đạo của bậc chính nhân quân tử thời xưa. Bài
viết của Trần Hồng Thúy ngắn gọn và có tính chất khơi gợi. Tuy nhiên, các tư
liệu nói trên bàn đến đạo người quân tử không ở trong mối liên hệ với lẽ sống
của mẫu người này. Vì vậy, để phục vụ cho nghiên cứu đề tài, chúng tôi kế
thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả nói trên nhằm cho thấy mối liên
hệ chặt chẽ giữa tư tưởng về đạo người quân tử với tư tưởng về lẽ sống của
mẫu người này.
Nhóm thứ ba về lẽ sống của người quân tử. Trong quá trình khảo cứu
các tác phẩm có liên quan đến đề tài thì chúng tôi nhận thấy cũng có một số
4


bài viết, công trình nghiên cứu đã bàn đến lẽ sống của người quân tử một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp như Quân tử và tiểu nhân trong “Luận ngữ” của Trần
Đình Thảo (tạp chí triết học 2008), Tìm hiểu mẫu người quân tử qua hai tác
phẩm Luận ngữ và Mạnh Tử của Nguyễn Xuân Lộc (Luận văn thạc sỹ triết
học, Viện triết học), “Nhân” trong Luận ngữ của Khổng Tử của Lê Ngọc Anh
(Tạp chí triết học 2004), Quân tử - Mẫu người toàn thiện trong tác phẩm

Luận ngữ của Nguyễn Thị Kim Chung (Luận văn thạc sỹ triết học, Viện triết
học),… Các công trình nghiên cứu trên đã có ít nhiều bàn đến lẽ sống của
người quân tử nhưng chưa thể hiện ra một cách rõ ràng, chính diện và chưa
khẳng định được đó là lẽ sống của người quân tử. Do đó, chúng tôi thấy cho
đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào bàn về lẽ sống của người quân
tử một cách cụ thể. Vì thế, luận văn này là sự bổ sung, phát triển hơn nữa
những nghiên cứu về con người và xây dựng con người của Nho giáo, cụ thể


đây là về người quân tử từ góc nhìn triết học đạo đức.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng về lẽ sống của người quân

tử trong Tứ thư. Tuy nhiên, để làm được điều này, tác giả phải nghiên cứu cơ
sở lý luận về lẽ sống, phải có những hiểu biết chung về Tứ thư và về người
quân tử.
Về sách Tứ thư có rất nhiều bản dịch, như Ngữ văn Hán Nôm tập 1 Tứ
thư của Viện nghiên cứu Hán Nôm (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội), Tứ thư
của Trần Trọng Sâm và Kiều Bách Vũ Thuận biên dịch (Nhà xuất bản Quân
đội nhân dân), Tứ thư của Đoàn Trung còn dịch (Nhà xuất bản Thuận Hóa),…
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy cuốn Tứ thư tập chú do
Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải (Nhà xuất bản văn hóa ) là dễ hiểu và dễ
theo dõi. Vì vậy chúng tôi đã chọn sách Tứ thư tập chú này để làm tài liệu
nghiên cứu chính.
5



4.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Từ những hiểu biết lý luận đạo đức học về lẽ sống và từ

những hiểu biết chung về Tứ thư làm sáng tỏ nội dung cơ bản của tư tưởng
Nho giáo về lẽ sống của người quân tử trong sách Tứ thư, cho thấy những giá
trị và hạn chế của tư tưởng này.
Để thực hiện mục đích trên luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau:
1)

Xây dựng những hiểu biết lý luận đạo đức học về lẽ sống và
những hiểu biết chung, cơ bản về Tứ thư và về người quân tử.

2)

Xem xét nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo về lẽ sống của
người quân tử thể hiện trong nội dung sách Tứ thư.

3)

Chỉ ra những giá trị và hạn chế của tư tưởng Nho giáo về lẽ sống
của người quân tử.

5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài là lý luận về đạo đức, cụ thể là về lẽ sống, triết

học Mác - Lênin và các quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản

Việt Nam về giáo dục, văn hóa, xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay.
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của đề tài là kết hợp logic và lịch
sử, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, bước đầu áp dụng các phương pháp
nghiên cứu liên ngành (như kết hợp giữa triết học, đạo đức, văn hóa,…), các
phương pháp so sánh, tổng hợp.
Đề tài có sự kế thừa về tri thức, tài liệu, phương pháp của các nhà
nghiên cứu đi trước, nhất là những nghiên cứu về Nho giáo, Tứ thư và về đạo
đức học lẽ sống.
6. Đóng góp mới của luận văn
Chứng minh, làm rõ nội dung tư tưởng Nho giáo về lẽ sống của người
quân tử trong Tứ thư, những giá trị và hạn chế cơ bản của nó, làm phong phú
hơn nội dung đạo đức học về lẽ sống.
6


Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy môn đạo đức học, và còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
việc giáo dục lẽ sống.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu, nội dung chính gồm hai chương 6 tiết, kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo.

7


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ LẼ SỐNG VÀ HIỂU BIẾT CƠ BẢN
VỀ NGƯỜI QUÂN TỬ
Để hiểu lẽ sống của người quân tử nhất định phải có căn cứ lý luận đạo
đức học về lẽ sống. Và để hiểu tư tưởng về lẽ sống của người quân tử được

thể hiện trong Tứ thư cũng rất cần phải có những hiểu biết chung, cơ bản về
Tứ thư và về người quân tử, nhất là về điều đặc trưng cho người quân tử. Đây
sẽ là những nội dung cơ bản của chương này. Tuy nhiên, về kết cấu, chúng tôi
không thể xây dựng phần lý luận về lẽ sống thành một mục, chương khác
được, trong khi đây là nội dung rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi phải kết hợp
trình bày ở chương này, khiến cho về hình thức nó không được hợp lý lắm.
Ngoài ra chúng tôi cũng muốn trình bày thêm một mục về nguồn gốc, cơ sở
lịch sử của những tư tưởng trong Tứ thư, nhưng xét thấy về điều này chúng tôi
cũng chưa tập hợp được kiến thức của những người nghiên cứu trước. Do đó,
chúng tôi sẽ kết hợp điều này trong các nội dung khác của chương thứ nhất
này.
1.1. Lý luận về lẽ sống
Phải khẳng định rằng lẽ sống là một hiện tượng đạo đức có thực trong
đời sống con người. Mỗi người đều có lẽ sống của mình, dù người ta có thể ý
thức được về nó rõ ràng, đầy đủ hoặc không. Lẽ sống không phải là một mặt
hay một yếu tố như những yếu tố khác của đời sống đạo đức, mà là một quan
hệ, hơn nữa là một hệ thống những mối quan hệ đạo đức cơ bản, bao quát toàn
bộ đời sống đạo đức con người.
Trong cuộc sống, mỗi người đều xác định cho mình những mục đích
nhất định cần vươn tới. Nhất là đối với tuổi trẻ, khi sắp bước vào cuộc sống tự
lập, thường có nhiều mơ ước như muốn mình sẽ trở thành kĩ sư, bác sĩ, thầy
giáo, nhà khoa học, doanh nhân,… cũng có người lại mơ ước đạt đến những
8


mục tiêu vật chất cụ thể nào đó như nhà cửa, xe cộ, công ty,… Đó là lẽ sống
thông thường. Tóm lại, lẽ sống thông thường được nảy sinh và giới hạn trong
những ham muốn vật chất cụ thể, ít liên quan đến trách nhiệm của con người
đối với xã hội và người khác.
Tuy nhiên, lẽ sống mà chúng tôi đang nghiên cứu ở đây không phải là

lẽ sống thông thường, lẽ sống nói chung mà là lẽ sống đạo đức. Lẽ sống đạo
đức khác với lẽ sống thông thường. Lẽ sống đạo đức chính là quan niệm sống
của con người, trong đó chứa đựng nội dung về mối quan hệ giữa hạnh phúc
và nghĩa vụ. Nói cách khác, lẽ sống đạo đức chính là ý nghĩa cuộc sống mà
con người tự nhận thức được và tự giác hành động vì một lý tưởng đạo đức
cao cả, đẹp đẽ, dựa trên một quan điểm nhân sinh tiến bộ. Lẽ sống đạo đức
khác với lẽ sống thông thường ở chỗ con người nhận ra được ý nghĩa cuộc
sống của mình, hướng tới những giá trị đích thực, tự giác làm điều lợi cho xã
hội, tự giác sống vì người khác, dù trong hoàn cảnh nào con người đều có ý
thức giữ gìn phẩm giá và nhân cách của mình. Lẽ sống đạo đức là một tiêu
chuẩn giá trị cao của đời sống con người, nó loại bỏ sự thấp hèn, vị kỷ, đê
tiện, xấu xa, hướng con người đi tới cái đẹp, cái thiện và cái tiến bộ.
Như đã nói, lẽ sống chắc chắn không phải là một mặt hay một yếu tố
như những yếu tố khác của đời sống đạo đức, mà là một quan hệ, hơn nữa là
một hệ thống những mối quan hệ đạo đức cơ bản, bao quát toàn bộ đời sống
đạo đức con người. Thường thường khi nói về những gì liên quan đến mục
đích, lý tưởng, nguyên tắc sống hoặc về những phương châm, phương thức
mà con người thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong cuộc sống,…
người ta đều có thể quy mỗi biểu hiện ấy về lẽ sống hoặc xem đó chính là lẽ
sống của con người. Chính vì tính đa diện, đa chiều, rộng lớn và phức tạp của
lẽ sống mà việc biểu hiện lẽ sống, quan hệ đạo đức hiện thực này trong nội
dung một phạm trù đạo đức học vẫn còn những điều bất cập. Tìm hiểu về vấn
9


đề này chúng tôi thấy trong một số giáo trình đạo đức học người ta đã đồng
nhất lẽ sống với ý nghĩa cuộc sống, hoặc coi lẽ sống là sự thống nhất giữa
nghĩa vụ và hạnh phúc,… Quan niệm về lẽ sống như thế chắc chắn là chưa
phù hợp với thực tế đời sống đạo đức. Khắc phục những thiếu xót đó,trong
cuốn Tập bài giảng Đạo đức học của tác giả Phạm Văn Chung do nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2012 đã đưa ra một lý luận khá rõ ràng
và sâu sắc về phạm trù lẽ sống. Đó là từ việc tiếp cận các tình huống nhận
thức - thực tiễn có vấn đề, tác giả đã làm sáng tỏ hơn về lý luận vấn đề lẽ
sống, nhất là cấu trúc, bản chất của nó. Do vậy, chúng tôi dựa vào đây để xây
dựng phần lý luận nhận thức về lẽ sống trong luận văn này.
Từ việc tiếp cận các tình huống nhận thức - thực tiễn có vấn đề đối với
lẽ sống (tức là căn cứ vào những quan niệm, ý kiến, phát biểu của các nhà tư
tưởng, các triết gia, các danh nhân về lẽ sống, hoặc về những gì liên quan đến
lẽ sống, vào những sự thể hiện lẽ sống trong văn học, nghệ thuật và vào sự tồn
tại thực tế của lẽ sống… để phân tích, xem xét, từ đó rút ra những hiểu biết,
kết luận cần thiết cho việc xây dựng một quan niệm lý luận về lẽ sống) [6,
tr.315], tác giả đã xem xét các tình huống cụ thể biểu hiện cho lẽ sống. Đó là
quan niệm, thái độ về sự sống và cái chết của nhà triết học cổ đại Hy Lạp
Epiquya, là quan niệm, ý thức về cuộc sống và cách thức, ý thức rèn luyện để
có những phẩm chất cần thiết, sẵn sàng dấn thân thực hiện mục đích sống lớn
lao của nhà tư tưởng vĩ đại C. Mác, tử tưởng của L. Tônxtôi về lẽ sống,…
chúng ta đã phần nào có cái nhìn khái quát về lẽ sống. Theo tác giả, lẽ sống là
sự hợp thành của rất nhiều mặt, quá trình, quan hệ khác nhau của đời sống đạo
đức. Nó là một quá trình mang tính hệ thống, có cấu trúc phức hợp. Vì vậy,
không thể hiểu rõ nội dung, bản chất của lẽ sống nếu không nắm được cấu
trúc của lẽ sống. Những yếu tố cơ bản cấu thành lẽ sống bao gồm thế giới

10


quan, hạnh phúc lớn nhất và ý nghĩa cơ bản của cuộc sống, các nguyên tắc,
chuẩn mực, giá trị trong lẽ sống và những yếu tố khác nữa.
Thế giới quan quy định trực tiếp hoặc cấu thành nội dung của lẽ sống,
chính là quan niệm của con người về cuộc sống của chính nó. Ở đây các vấn
đề vũ trụ quan, thế giới quan theo nghĩa rộng nhất, nếu có được bàn đến thì

cũng xoay quanh vấn đề vai trò, vị trí của con người trong thế giới ấy. Vì có
được quan niệm về cuộc sống nói chung, tức là có thế giới quan nên con
người mới có thể hình dung ra con đường cơ bản của cuộc sống (đường sống)
của mình, con đường khiến nó có thể tìm thấy hạnh phúc, ý nghĩa sống lớn lao
nhất.
Hạnh phúc lớn nhất và ý nghĩa cơ bản của cuộc sống là các yếu tố khác
của lẽ sống. Cuộc sống của con người là cuộc sống có mục đích, mọi hoạt
động của con người đều vì một hoặc nhiều mục đích khác nhau. Người làm
kinh tế quan tâm đến lợi nhuận, tiền bạc; người giáo viên vì sự hiểu biết và
phát triển nhân cách của học sinh; người thợ làm đồng hồ sản xuất ra những
chiếc đồng hồ;… Đó là những mục đích sống gần gũi, thiết thân và trực tiếp
của con người. Vậy, không ai có thể sống, hoạt động mà lại không theo đuổi
những mục đích thiết thân ấy và đương nhiên, chúng đều là mục đích sống.
Vậy mục đích sống như thế nào thì được hiểu là yếu tố cấu thành lẽ sống?
Mục đích sống được hiểu với tư cách là yếu tố cấu thành lẽ sống, là mục đích
có tính xã hội gián tiếp, liên quan đến mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa chủ thể hành động và những người khác và với chính bản thân
mình. Mục đích sống với tư cách là yếu tố của lẽ sống chính là những giá trị,
chuẩn mực đạo đức của con người.
Tuy nhiên, mục đích cuộc sống được hiểu như vậy không tách rời hạnh
phúc, nó chính là hạnh phúc của con người. Nhưng hạnh phúc của người ta thì
nhiều lắm và nó biểu hiện ra ở trạng thái như sự vui mừng, sung sướng, thanh
11


thản, hoặc hồ hởi, náo nức trong tâm hồn khi người ta được thỏa mãn những
khát vọng, mong muốn nào đó, kể cả những thỏa mãn sinh lý như ăn, ở, nghỉ
ngơi,… Tuy nhiên, không phải hạnh phúc nói chung, không phải mọi hạnh
phúc, mà là hạnh phúc lớn nhất người ta theo đuổi trong cuộc sống của mình
mới là yếu tố cơ bản cấu thành lẽ sống. Và người ta cảm thấy cuộc sống nói

chung trở nên có ý nghĩa khi theo đuổi để thực hiện và thực hiện được niềm
hạnh phúc lớn lao nhất ấy.
Lẽ sống không chỉ bao gồm thế giới quan, mục đích cuộc sống, mà còn
bao gồm cả nghĩa vụ, hạnh phúc, lương tâm, danh dự, lòng dũng cảm, hiểu
biết, những nguyên tắc sống, bản lĩnh và cả những xúc cảm, ý chí, niềm tin,
các chuẩn mực, giá trị sống khác nhau. Vấn đề ở đây không phải là cứ đưa các
yếu tố này tùy tiện vào cuộc sống mà người ta có được lẽ sống, mà là ở chỗ tổ
chức chúng như thế nào để đạt được mục đích cuộc sống, làm cho cuộc sống
trở nên có ý nghĩa. Vì vậy, ở đây chúng ta nói đến những quy tắc, chuẩn mực,
giá trị xem như là những yếu tố đóng vai trò tổ chức hoạt động của con người,
giúp con người có thể đạt được mục đích, trong đó các quy tắc đóng vai trò
quan trọng hàng đầu.
Bất cứ ai cũng có những nguyên tắc sống nhất định, những cái mà họ
không thể từ bỏ trong những hoạt động cụ thể cũng như trong cuộc sống nói
chung. Với những mục đích đặt ra, trong đó có những mục đích mang tính
chất lý tưởng, người ta không thể hành động một cách tùy tiện mà có thể đạt
mục đích, trái lại phải tuân theo những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực do họ
đặt ra hoặc lựa chọn. Tuy vậy, hoạt động sống của người ta có vô số các
nguyên tắc (quy tắc), vậy những quy tắc như thế nào thì được coi là những
quy tắc cấu thành bên trong, biểu hiện rõ bản chất lẽ sống? Đó là những quy
tắc có tính xã hội thể hiện cách ứng xử đối với người khác và cả đối với bản
thân mình.
12


Trong lẽ sống, thế giới quan là yếu tố có tính chất nền tảng trong toàn
bộ lẽ sống. Con người quan niệm về thế giới (vũ trụ, tự nhiên và xã hội loài
người) như thế nào thì có lẽ sống tương ứng như thế. Chính thế giới quan quy
định, đòi hỏi con người phải xác định mục đích, ý nghĩa lớn nhất, cơ bản của
đời sống của mình, tức là niềm hạnh phúc lớn nhất, do đó những nguyên tắc

được đề ra cũng như mọi bước đi, nỗ lực phải được thực hiện cũng phải tương
xứng với mục đích, ý nghĩa ấy. Mỗi yếu tố cấu thành lẽ sống có nội dung, vai
trò nhất định của chúng trong việc thể hiện, khẳng định lẽ sống của con người
và chúng đều có tính tất yếu trong cấu trúc của lẽ sống.
Từ việc vạch ra cấu trúc của lẽ sống chúng ta có thể rút ra được bản
chất của lẽ sống. “Lẽ sống là phương thức hay con đường (đường) sống
hướng đến hạnh phúc lớn nhất của con người” [8, tr.351]. Vậy cần hiểu bản
chất của lẽ sống như thế nào?
Thứ nhất, hiểu lẽ sống là “phương thức” hay “con đường sống” cơ bản
cả mặt từ ngữ và khái niệm được căn cứ vào khái niệm “phương thức sản
xuất” trong chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết kinh tế của Mác. Nếu
chúng ta phân biệt sản xuất với phương thức sản xuất thì cũng có thể phân
biệt đời sống (hoạt động sống của con người) với phương thức sinh sống của
nó. Mác đã từng nói rằng, phân biệt các thời đại kinh tế không phải ở chỗ nó
“sản xuất ra cái gì” mà là “sản xuất như thế nào”. Một cách tương tự, cũng có
thể nói phân biệt hoạt động sống của con người, người này với người kia
không phải ở chỗ người ta “làm cái gì” (làm ra cái gì, sản phẩm gì), mà ở chỗ
họ “sống như thế nào”. Rõ ràng, trong đời sống con người cùng với việc xác
định mục đích, ý nghĩa cuộc sống, chỉ ra những việc người ta phải làm, nhất là
những việc quan trọng trong đời, thì cái không kém phần quan trọng là phải
tìm ra những cách thức, bước đi, con đường (theo nghĩa hẹp hơn) và cả những
điều kiện, trong đó đặc biệt là việc xác lập những nguyên tắc để đạt mục đích
13


và có được ý nghĩa cuộc sống là hạnh phúc lớn nhất. Sự hình thành nên những
nguyên tắc sống chứng tỏ con người ý thức rõ ràng về mục đích sống, nhất là
ý nghĩa cuộc sống và đặc biệt, chứng tỏ rằng con người sẽ quyết tâm đi đến
cùng con đường sống hay phương thức sống mà mình lựa chọn, xác định.
Những nguyên tắc sống là sự tóm tắt lẽ sống, đường sống của con người.

Thứ hai, lẽ sống bao gồm cả hai phương diện tinh thần và hiện thực thực tiễn. Lẽ sống không chỉ là quan niệm về mục đích, lý tưởng, ý nghĩa và
xác định những nguyên tắc thực hiện mục đích cuộc sống, mà còn là sự thể
hiện của quan niệm về lẽ sống một cách thực tiễn - hiện thực. Sẽ chẳng có ý
nghĩa gì hết, nếu tất cả mọi lẽ sống, dù là lẽ sống cao đẹp, chân chính nhất,
chỉ tồn tại trong quan niệm, trong ý nghĩ. Những quy tắc, mục đích, chuẩn
mực với tư cách là cái cấu thành lẽ sống, khi được định ra, nêu ra dưới hình
thức nhận thức, tinh thần thì chỉ là lẽ sống trong khả năng, trong tiềm năng và
là lẽ sống chưa đầy đủ, chưa tồn tại thực sự. Điều quan trọng là thực hiện
những quy tắc, mục đích, chuẩn mực đó ngay trong hiện thực, thực tiễn.
Thứ ba, lẽ sống của con người là phương thức, con đường sống do nó
chủ động xây dựng, xác lập hoặc lựa chọn trong cuộc sống của mình, để căn
cứ vào đó nó hoạt động nhằm đạt được mục đích là hạnh phúc lớn lao nhất. Vì
thế, lẽ sống không phải là phương thức, hay con đường hoặc những quy luật
khách quan của đời sống xã hội, lịch sử, càng không phải là những con đường
của tự nhiên, vũ trụ. Những con đường, chiều hướng, quy luật xã hội, lịch sử
là cái xuất hiện, tồn tại, tác động ngoài ý chí, ý thức con người, nghĩa là con
người không tạo ra chúng và chúng là cái quy định lẽ sống của con người.
Con người có thể nhận thức, ý thức ra được những quy luật, con đường khách
quan của xã hội, lịch sử để xây dựng, lựa chọn lẽ sống cho mình, để có thể tác
động thuận chiều hoặc ngược chiều nhằm thúc đẩy hoặc có thể kìm hãm
chúng. Mặt khác, khi con người đã có lẽ sống thì nó nhất định hành
14


động, sống theo lẽ sống của mình, nhưng chưa chắc đã hành động, sống theo
những quy luật, con đương khách quan của lịch sử.
Thứ tư, cần phân biệt lẽ sống và lối sống. Lẽ sống là cái xét về phương
diện đạo đức, liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của con người. Nó là
phương thức, con đường sống cơ bản của hoạt động đó. Nhưng cũng có thể
hiểu lẽ sống theo nghĩa hẹp, tức là trùng với lối sống, vì đều là đường sống,

phương thức sống. Tuy nhiên, từ “lối sống” còn diễn đạt những quan hệ, hoạt
động ở phạm vi hẹp hơn, thường chỉ liên quan đến những sinh hoạt bình
thường, nhỏ nhặt hàng ngày, như khi ta nói: lối sống buông thả, nịnh nọt, chân
thành,…
Tóm lại, cần hiểu bản chất lẽ sống như là sự kết hợp hữu cơ bên trong
giữa các yếu tố cấu thành đời sống đạo đức của con người và một sự kết hợp
như vậy chỉ có thể diễn ra trong hoạt động sống của con người. Lẽ sống là của
con người, thuộc về con người, chủ thể hành động (hoạt động), đó là phương
thức, con đường sống cơ bản của con người xét về mặt xã hội, đạo đức của
nó. Đó là con đường tổng hợp toàn bộ hoạt động sống nói chung, đời sống
đạo đức nói riêng của con người.
Vậy do đâu mà chúng ta có thể xác lập được lẽ sống? Chúng ta biết
rằng, ai cũng có một loại công việc cơ bản mà mình theo đuổi, đó là nguồn
gốc, cơ sở chủ yếu cho sự hình thành lẽ sống của mỗi người. Chính vì có công
việc đó mà người này thiết lập quan hệ với người khác, và qua đó có thể xác
định được mục đích, ý nghĩa cuộc sống, các nguyên tắc sống mang tính đạo
đức của hoạt động của mình. Không có một hoạt động là căn bản, đặc trưng
thì không thể xác lập được lẽ sống rõ ràng.
Nhưng nguồn gốc, cơ sở sâu xa nhất của lẽ sống con người là phương
thức sản xuất xã hội của nó. Đây là yếu tố cơ bản quyết định lẽ sống của con
người. Không thể gọi phương thức sản xuất là lẽ sống của con người và cũng
15


không được tuyệt đối hóa phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất là quá
trình vận động khách quan của nền sản xuất xã hội, là bản chất của sản xuất
vật chất, nó nằm trong quá trình sản xuất, trong nền sản xuất của xã hội,
nhưng không đồng nhất hoàn toàn với sản xuất. Phương thức sống xét về mặt
xã hội, đạo đức của con người, tức là lẽ sống là quá trình bên trong, bản chất
của đời sống con người xét về mặt xã hội, đạo đức. Lẽ sống là hình thức biểu

hiện đời sống của con người, là phương thức sống tất yếu, phổ biến của đời
sống đạo đức của mỗi con người. Phương thức sản xuất quy định lẽ sống một
cách gián tiếp, không trực tiếp. Nó thông qua những sinh hoạt, phương thức
sinh hoạt xã hội khác nhau, thông qua chính lĩnh vực hoạt động cơ bản, đặc
trưng của con người để hình thành lẽ sống của con người.
Cuộc sống có lẽ sống, nhất là lẽ sống cao đẹp, thể hiện rõ việc con
người sống có chí hướng, có niềm tin, đặc biệt là có các nguyên tắc sống của
nó. Vì thế, người có lẽ sống không thể không sống theo con đường đạo đức
mà mình đã lựa chọn, sẽ trung thành với nguyên tắc sống đạo đức và thực
hiện đến cùng những mục tiêu của mình. Nếu có lẽ sống đúng đắn, chân
chính, cao đẹp con người sẽ đạt được những lợi ích chính đáng, có được hạnh
phúc, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, cho dù phải trải qua những khó khăn,
thử thách thế nào đi nữa.
Như vậy, những nhận thức lý luận về lẽ sống trên đây chính là tiền đề,
là cơ sở lý luận để xem xét nội dung tư tưởng về lẽ sống của người quân tử.
Phải khẳng định ngay ở đây rằng trong Nho giáo khái niệm về lẽ sống của
người quân tử chưa hề có. Từ “lẽ sống” là phạm trù phổ biến của đạo đức học
phương Tây. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, nghiên cứu chúng tôi thấy
rằng phạm trù lẽ sống rất hay và có ý nghĩa, có thể áp dụng vào nghiên cứu,
xem xét đối với hình tượng người quân tử của Nho giáo, cụ thể là lẽ sống của
mẫu người này được thể hiện trong sách Tứ thư.
16


1.2. Hiểu biết chung về Tứ thư
Tứ thư được xem là tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được
Chu Hi (1130 - 1200), một nhà kinh học nổi tiếng đời Tống chú giải và biên
tập. Tứ thư gồm bốn sách Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử. Trong
đó, nội dung chủ đạo của bốn sách gắn với hai tên tuổi nổi tiếng là Khổng Tử
-


người thầy, người khởi xướng và Mạnh Tử - người kế thừa, phát triển. Tứ

thư cung cấp cho chúng ta nhận thức về đạo quân tử và chân dung quân tử, từ
nội tâm đến ngoại hình, từ bản thân đến cách ứng xử của quân tử trong các
tình huống cụ thể và trong các mối quan hệ xã hội.
Những tư liệu về Tứ thư được trình bầy dưới đây, cơ bản được chúng
tôi dẫn ra từ các tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau nhằm phục vụ
mục đích nghiên cứu chính của chúng tôi ở đây là tư tưởng về lẽ sống của
người quân tử trong Tứ thư.
Thời xưa ở Trung Quốc, Tứ thư là bộ sách cơ bản của người đi học, hơn
thế nó còn là bộ sách gối đầu giường của các bậc túc nho. Nghiên cứu về Tứ
thư chúng ta cũng nên biết đến từ Tứ thư được dùng trong lĩnh vực thư tịch cổ
ở Trung Quốc. Trước hết, bộ Kinh Thư, có khi cũng được gọi là Tứ thư, bởi
trong Kinh Thư có bốn thư, đó là Ngu thư, Hạ thư, Thượng thư và Chu thư.
Trong bốn thư này cũng có nhiều thiên. Thứ hai, bốn bộ Kinh Sử Tử Tập trong
Tứ khố, có khi cũng được gọi là Tứ thư. Thơ Lục Quy Mông (đời Đường), có
câu: Thường văn Tứ thư mục, Kinh Sử Tử Tập yên. Ngoài ra còn có bộ Hậu
Tứ thư, nhưng không phải là sách viết tiếp bộ Tứ thư mà chúng ta đang nghiên
cứu. Bộ này là sách của Trương Bằng Dực đời Minh biên tập sách của Tứ tử
Liêm, Lạc, Quan, Mân, tức sách của bốn phái là Liêm Khê, Chu Đôn Di; Lạc
Dương, Trình Hạo, Trình Di; Quan Trung, Trương Tái và Mân Trung, Chu Hy.
Đời Thanh , Trương Bá Hành lại biên tập Liêm Lạc Quan Mân thư, hoặc gọi
là Tống ngũ tử chi thư [55, tr.10].
17


Tuy nhiên, bộ Tứ thư mà chúng tôi nghiên cứu là một bộ sách khác.
Xưa, học trò đi học thuộc lòng đoạn này: “Vi học giả, tất hữu sơ, Tiểu học
chung, chí Tứ thư: Luận ngữ giả, nhị thập thiên, quần tử đệ, ký thiện ngôn,

Mạnh tử giả, thất thiên chỉ, giảng đạo đức, thuyết nhân nghĩa; tác Trung dung,
Tử tư bút, trung bất thiên, dung bất dịch; tác Đại học, nãi Tăng Tử, tự tu tề,
chí bình trị” (Tam tự kinh). Đoạn văn đã khái quát kết cấu và nội dung cơ bản
của bộ Tứ thư mà chúng ta sẽ nghiên cứu. Như vậy, theo bộ Kinh Ba chữ của
Nho gia, Tứ thư gồm bốn sách được xếp theo thứ tự là Luận ngữ, Mạnh tử,
Trung dung và Đại học. Bộ kinh này cũng đã giới thiệu tác giả và tóm tắt một
cách tuyệt vời nội dung của bốn sách trong Tứ thư [55, tr.10].
Tuy vậy, khi đi sâu tìm hiểu bộ Tứ thư hiện lưu hành, có một số điểm
cần lưu ý. Theo bộ từ điển Từ hải nổi tiếng ở Trung Quốc chép về Tứ thư thì
“Khoảng niên đại Thuần Hy đời Nam Tống, Chu Hy lấy Đại học, Trung dung
trong sách Lễ của Tiểu Đới hợp với Luận ngữ, Mạnh Tử thành Tứ thư, lại làm
chương cú tập chú; cũng gọi là Tứ tử thư”. Theo bài Tứ khố toàn thư tổng
mục đề yếu chép thì: “Đại học chương cú một quyển; Luận ngữ tập chú mười
quyển; Mạnh tử tập chú bảy quyển; Trung dung chương cú một quyển; Tống,
Chu Tử soạn”. Bài đề yếu này còn cho biết: “Xét Luận ngữ, thời Hán Văn Đế
đã đặt quan bác sĩ nghiên cứu; Mạnh tử, dựa vào Đề từ của Triệu Kỳ (Đông
Hán), thời Văn Đế cũng thường lập bác sĩ nghiên cứu; bởi đã bỏ cả nên sử
không chép. Trung dung duyệt nhị thiên, thấy được chép trong Hán thư, Nghệ
văn chí; Trung dung truyện nhị quyển của Đới Ngung (Nam Bắc triều); Trung
dung giảng sớ nhất quyển của Lương Vũ Đế, thấy được chép trong Tùy thư,
Kinh tịch chí; chỉ có Đại học, từ đời Đường trở về trước không có bản biệt
hành, nhưng trong sách Thư lục giải đề (Trần Chấn Tôn, đời Tống soạn) có
chép đến sách Đại học quảng nghĩa nhất quyển, Trung dung quảng nghĩa
nhất quyển của Tư Mã Quang đời Tống, đã có trước Nhị Trình, đều không
18


phải là sách mới có từ chư nho Lạc Mân. Nhưng việc luận thuyết rõ ràng thì
bắt đầu từ Nhị Trình, việc đặt tên bộ sách này là Tứ thư thì bắt đầu từ Chu Tử
vậy”. Còn từ đời Tống trở về sau, Tứ thư còn có những tên gọi khác, tương

đối phổ biến có các tên gọi như: “Học dung luận mạnh”,“Tứ tử”.
Về việc xếp thứ tự bốn sách trong Tứ thư, khi biên tập bộ Tứ thư, Chu
Hy xếp thứ tự bốn sách là Đại học, Luận ngữ, Mạnh tử, Trung dung. Về lý do
xếp thứ tự này, Chu tử cho biết: “Tôi muốn người ta đọc Đại học trước để
định được khuôn thước, sau đọc Luận ngữ để định căn bản; tiếp đọc Mạnh tử
để thấy sự phát triển; sau đọc Trung dung để tìm chỗ vi diệu của cổ nhân”. Có
điều Chu Tử không nói, nhưng một số nhà nghiên cứu Tứ thư ở Trung Quốc,
Nhật Bản lại cho rằng Chu Tử xếp thứ tự Tứ thư như vậy là xếp theo sự
truyền đạo thống. Luận ngữ, là sách của Khổng Tử. Trung dung, là sách của
Tử Tư. Mạnh tử, là sách của Mạnh Tử; chỉ có Tăng Tử không có sách loại
truyền đạo thống này, nhưng lại có sách Hiếu kinh, vì vậy lấy thiên Đại học
làm sách của Tăng Tử. Như vậy, bộ Tứ thư là bộ sách truyền đạo thống đầy
đủ, thứ tự xếp là Đại học, Luận ngữ, Mạnh tử, Trung dung. Đến đời Minh, do
việc in ấn, thấy Đại học, Trung dung ít số trang bèn gộp làm một tập, vì vậy
đẩy Trung dung lên trước Luận ngữ. Việc sắp xếp này chỉ vì sự tiện lợi trong
khi làm sách, còn trong quan niệm về đạo thống thì vẫn là trình tự Khổng
Tăng Tư Mạnh.
Dưới đây sẽ chỉ ra một cách khái quát nội dung bôn sách trong Tứ thư.
Đại học, là thiên thứ bốn mươi hai trong số bốn mươi chín thiên của bộ
sách Lễ ký. Về nghĩa của hai chữ Đại học, Trịnh Huyền (đời Hán) nói: Đại
học là chép sự bác học, có thể lấy đó làm chính sự; Lưu Huyễn (đời Tùy) cho
là: Lấy sự học rộng lớn của thánh nhân làm nghĩa; Tư Mã Quang (đời Tống)
lại nói: Tầm chương trích cú, giải thích nghi vấn, đó là cái học nhỏ; chính
tâm, tu thân, tề gia, trị quốc cho đến thịnh đức tỏa sáng trong thiên hạ, sự học
19


đó là lớn, vì vậy gọi là Đại học. Chu Hy trong bài Đại học chương cú tự nói
rõ hơn; ông nói: Sách Đại học rằng đại học xưa lấy làm phép dạy người, rằng
đại học là cái học của đại nhân.

Về tác giả của Đại học, Trình Tử cho đây là di ngôn của Khổng Tử.
Còn theo Chu Tử thì một chương kinh có lẽ là lời của Khổng Tử được Tăng
Tử thuật lại, mười chương truyện là ý của Tăng Tử được các học trò của ông
ghi lại. Giả Quỳ (đời Hán) lại cho rằng, Đại học là do Tử Tư, cháu của Khổng
Tử viết. Nhưng một số học giả cho rằng, trong Đại học có chữ thành, chữ này
xuất hiện sau thời Tử Tư. Cho đến nay, lời Chu Tử bàn về tác giả của Đại học
vẫn được nhiều người tin theo.
Hai chữ đại học ở đây có nghĩa là học vấn uyên bác tinh sâu, là cái học
làm người quân tử. Theo đời Chu truyền lại con cháu quý tộc tám tuổi đã đi
học tiểu học, học tập tri thức văn hóa cơ sở và võ nghệ; mười lăm tuổi vào đại
học, còn gọi là thái học, học lý luận quản lý chính sự qua các kinh thư. Trịnh
Huyền đời Hán nói: “Những học sinh đại học dựa vào tri thức uyên bác tinh
sâu, có thể tham gia quản lý chính sự”. Chu Hy đời Tống nói” Đại học giả, đại
nhân chi học dã”. Đại nhân ở đây không phải là người có địa vị cao, mà là
người có nhân cách cao thượng theo học đại học để trở thành người quân tử
phò vua, giúp nước. Chu Hy đánh giá rất cao về nội dung sách Đại học, ông
cho rằng có thể dùng những thuyết giáo trong sách Đại học để bù đắp lại
những lỗ hổng trong tư tưởng của giai cấp thống trị phong kiến.
Trung dung là thiên thứ ba mươi mốt của bộ sách Lễ ký. Về nghĩa của
hai chữ “trung dung” khá nhiều người bàn, trong đó ý của Trình Tử và Chu
Tử rất được lưu ý. Trình tử cho rằng, không lệch gọi là trung, không đổi gọi là
dung; trung là chính đạo của thiên hạ; dung là định lý của thiên hạ. Chu Tử thì
nói rằng, trung là không lệch không dựa, không thái quá, không bất cập; dung
là bình thường. Nhưng còn có thể nói, sách Trung dung bàn về Trung
20


×