Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

CÁC HÌNH THÁI tổn THƯƠNG xâm hại TÌNH dục tại VIỆN PHÁP y QUỐC GIA TRONG 6 năm 2013 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN ANH TUẤN

CÁC HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI
VIỆN PHÁP Y QUỐC GIA TRONG 6 NĂM 2013 – 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 – 2019

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN ANH TUẤN

CÁC HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI
VIỆN PHÁP Y QUỐC GIA TRONG 6 NĂM 2013 – 2018
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 – 2019
Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. Nguyễn Đức Nhự


ThS.BS. Nguyễn Sỹ Lánh

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự kính trọng và tình cảm của mình, em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới TS.BS Nguyễn Đức Nhự, Viện trưởng Viện Pháp Y quốc gia,
người thầy đã luôn quan tâm, chỉ bảo và dìu dắt em tận tình trong suốt quá
trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cám ơn tới
ThS.BS. Nguyễn Sỹ Lánh, Phó Trưởng Bộ môn Y pháp Trường Đại học Y Hà
Nội, người thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết góp ý cũng như tạo mọi
điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thiện nghiên cứu này.
Em xin gửi tới toàn thế các thầy cô và các anh, chị kỹ thuật viên tại
Viện Pháp Y Quốc Gia lời cảm ơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, chia sẻ và
giúp đỡ nhiệt tình cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin cảm ơn Phòng Đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội đã
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình và bạn bè đã luôn sát cánh, động viên em trong suốt thời gian
thực hiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Anh Tuấn



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Sinh viên

Nguyễn Anh Tuấn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................3
1.1. Các khái niệm liên quan về xâm hại tình dục.......................................3
1.1.1. Khái niệm xâm hại tình dục............................................................3
1.1.2. Khái niệm – định nghĩa hiếp dâm...................................................3
1.1.3. Một số khái niệm trong Bộ luật hình sự............................................4
1.2. Đặc điểm giải phẫu bộ phận sinh dục nữ..............................................4
1.2.1. Cơ quan sinh dục trong của nữ.......................................................4
1.2.2. Cơ quan sinh dục ngoài nữ.............................................................7
1.3. Giám định pháp y tình dục....................................................................9
1.3.1. Giám định pháp y...........................................................................9
1.3.2. Giám định pháp y tội phạm tình dục............................................10
1.3.3. Phương pháp tiến hành giám định pháp y tình dục......................11
1.4. Các tốn thương thường gặp trong giám định y pháp tình dục............17
1.4.1. Tổn thương tại cơ quan sinh dục..................................................17
1.4.2. Tổn thương ngoài cơ quan sinh dục.............................................18

1.5. Tình hình xâm hại tình dục và các nghiên cứu về giám định pháp y
tình dục trên thế giới và Việt Nam...............................................................20
1.5.1. Trên thế giới..................................................................................20
1.5.2. Tại Việt Nam:...............................................................................22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........25
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................25


2.1.1. Đối tượng......................................................................................25
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn nhóm nghiên cứu...............................................25
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu.............................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu..........................25
2.2.2. Cỡ mẫu..........................................................................................25
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................25
2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu...................................................................25
2.2.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................27
2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu......................................................27
2.3. Cách thức tiến hành nghiên cứu..........................................................27
2.3.1. Nghiên cứu hồi cứu......................................................................27
2.3.2. Lựa chọn nạn nhân........................................................................27
2.3.3. Nhập thông tin vào phiếu nghiên cứu...........................................27
2.3.4. Lập phần mềm nhập các số liệu....................................................27
2.3.5. Phân tích kết quả...........................................................................27
2.4. Sai số và cách khống chế....................................................................28
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................29
3.1. Các yếu tố dịch tễ liên quan đến nạn nhân bị xâm hại tình dục..........29
3.1.1. Tình hình giám định xâm hại tình dục từ năm 2013 đến 2018.....29
3.1.2. Đặc điểm về giới các đối tượng bị xâm hại..................................30

3.1.3. Đặc điểm về tuổi các đối tượng xâm hại......................................30
3.1.4. Đặc điểm về dân tộc nạn nhân bị xâm hại tình dục......................31
3.1.5. Đặc điểm về địa điểm xâm hại tình dục:......................................31
3.1.6. Đặc điểm về thời gian bị xâm hại.................................................32
3.1.7. Đặc điểm về đối tượng xâm hại....................................................32


3.1.8. Đặc điểm về thời gian đi giám định sau khi bị xâm hại...............33
3.1.9. Đặc điểm về tỷ lệ các nạn nhân đã được đi khám ở bệnh viện
trước khi đi giám định...............................................................................33
3.1.10. Đặc điểm về số lần giám định của các nạn nhân bị xâm hại tình
dục

......................................................................................................34

3.2. Đặc điểm tổn thương cơ thể ở những nạn nhân bị xâm hại tình dục:. 34
3.2.1. Đặc điểm tổn thương âm hộ, tầng sinh môn.................................34
3.2.2. Đặc điểm tổn thương màng trinh, vị trí và số vị trí rách màng trinh
35
3.2.3. Đặc điểm tổn thương âm đạo........................................................36
3.2.4. Đặc điểm các dấu hiệu tổn thương khác trên cơ thể.....................36
3.2.5. Đặc điểm kết quả xét nghiệm tinh dịch ở âm đạo các nạn nhân bị
xâm hại tình dục........................................................................................37
3.2.6. Đặc điểm kết quả siêu âm thai các nạn nhân bị xâm hại tình dục 37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................38
4.1. Về đặc điểm của đối tượng bị xâm hại tình dục từ năm 2013 đến năm
2018 ............................................................................................................38
4.1.1. Về tình hình xâm hại tình dục.........................................................38
4.1.2. Về đặc điểm tuổi, giới, dân tộc nạn nhân bị xâm hại tình dục........39
4.1.3. Về địa điểm, thời gian bị xâm hại và đối tượng xâm hại tình dục. .42

4.1.4. Về thời gian đi giám định sau khi bị xâm hại, tỷ lệ các nạn nhân đã
được đi khám ở BV trước khi đi giám định và số lần giám định của các nạn
nhân bị xâm hại tình dục.............................................................................44
4.2. Đặc điểm tổn thương cơ thể của những nạn nhân bị xâm hại tình dục.......46
4.2.1. Đặc điểm tổn thương âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn..........................46
4.2.2. Đặc điểm tổn thương màng trinh, vị trí và số vị trí rách màng trinh.....47
4.2.3. Đặc điểm các dấu hiệu tổn thương khác trên cơ thể:...........................48


4.2.4. Đặc điểm kết quả xét nghiệm tinh dịch ở âm đạo các nạn nhân bị xâm
hại tình dục.................................................................................................49
4.2.5. Đặc điểm kết quả siêu âm thai các nạn nhân bị xâm hại tình dục........51
KẾT LUẬN.....................................................................................................51
KIẾN NGHỊ...................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................53


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm về giới các đối tượng bị xâm hại....................................30
Bảng 3.2. Đặc điểm về dân tộc nạn nhân bị xâm hại tình dục........................31
Bảng 3.3. Đặc điểm nạn nhân trước khi được đi giám định............................33
Bảng 3.4. Đặc điểm tổn thương âm hộ, tầng sinh môn...................................34
Bảng 3.5. Đặc điểm tổn thương âm đạo..........................................................36
Bảng 3.6. Đặc điểm các dấu hiệu tổn thương khác trên cơ thể……………...36
Bảng 3.7. Đặc điểm kết quả xét nghiệm tinh dịch ở dịch âm đạo các nạn nhân
bị xâm hại tình dục..........................................................................37
Bảng 3.8. Đặc điểm kết quả siêu âm thai các nạn nhân bị xâm hại tình dục. .37



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tình hình giám định xâm hại tình dục từ năm 2013 đến
2018
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm phân bố về tuối nạn nhân bị xâm hại tình dục
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về địa điểm xâm hại tình dục
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm về thời gian bị xâm hại
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm về đối tượng xâm hại
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm về thời gian đi giám định sau khi bị xâm hại
Biểu đồ 3.7. Đặc điểm về số lần giám định của các nạn nhân bị xâm hại tình
dục
Biểu đồ 3.8. Đặc điểm tổn thương màng trinh
Biểu đồ 3.9. Đặc điểm về vị trí rách màng trinh
Biểu đồ 3.10. Đặc điểm về số vị trí rách màng trinh


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trước những tác động nhiều mặt của đời sống xã hội, số vụ tội phạm
tình dục hiện đang tăng nhanh và ngày càng đa dạng trên phạm vi toàn cầu
cũng như ở Việt Nam. Với mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau và
những khung xử phạt khác nhau đối với loại tội phạm này tùy thuộc vào thể
chế chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa. Tại Hàn Quốc, hình thức xử
phạt đối với loại tội phạm này ngày càng được siết chặt, trong đó hình thức xử
phạt “thiến hóa học” đã được đưa ra. Đây cũng là hình thức được nhiều quốc
gia áp dụng trong đó có Mỹ, Thụy Điển và Đức. Tại Việt Nam, tội phạm tình
dục đặc biệt với các nạn nhân nữ và trẻ em trong nhiều năm gần đây đã nổi
lên như một vấn nạn xã hội, tuy không phải là vấn đề mới nhưng có chiều
hướng gia tăng, nhiều vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, trở thành nỗi

nhức nhối của toàn xã hội.
Các nạn nhân nghi bị xâm hại tình dục sẽ được cơ quan điều tra trưng
cầu giám định tại các đơn vị pháp y để khám, xác định những tổn thương ở bộ
phận sinh dục và trên cơ thể nạn nhân, đồng thời thu thập những dấu vết phục
vụ cho quá trình điều tra, truy tố và xác định rõ tội danh của đối tượng gây án,
trừng trị nghiêm khắc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ.
Từ thực trạng về tình hình tội phạm tình dục trong cả nước, cùng với
may mắn có cơ hội quan sát và tìm hiểu thực tế tại Viện Pháp y quốc gia, tôi
lựa chọn đề tài: “Các hình thái tổn thương xâm hại tình dục tại Viện Pháp
Y Quốc gia trong 6 năm 2013 - 2018” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình với mong muốn nghiên cứu của tôi sẽ đóng góp một phần vào những
nghiên cứu về lĩnh vực này- một lĩnh vực không mới nhưng vẫn là chủ đề
nhạy cảm và chưa được nghiên cứu phổ biến tại Việt Nam.


2

Với khả năng và góc độ chuyên môn chúng tôi thực hiện đề tài này
nhằm mục tiêu: Mô tả đặc điểm tổn thương ở các đối tượng trẻ em gái và phụ
nữ bị xâm hại tình dục được giám định tại Viện Pháp Y Quốc Gia trong 6 năm
2013 – 2018.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Các khái niệm liên quan về xâm hại tình dục


1.1.1. Khái niệm xâm hại tình dục
Dù luật pháp mỗi nơi định nghĩa mỗi khác, nhưng cụm từ “xâm hại tình
dục” có thể được hiểu là hành vi tình dục không tự nguyện, trong một số
trường hợp còn dùng đến vũ lực. Xâm hại tình dục có thể bao gồm việc lạm
dụng tình dục trẻ vị thành niên, loạn luân, cưỡng hiếp và bóc lột tình dục bởi
những người được xem là đáng tin cậy. Các nạn nhân bị quấy rối tình dục, dù
qua lời nói hay về thể chất, thường bị đe dọa hãm hại nếu nói ra sự việc.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Xâm hại tình dục
trẻ em là sự tham gia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó
không có ý thức đầy đủ, không có khả năng đưa ra sự chấp thuận tham gia,
hoặc hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh
lý để tham gia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái
với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong mĩ tục của xã hội”.
Luật trẻ em năm 2016, sửa đổi bổ sung năm 2018 đã đưa ra khái niệm
xâm hại tình dục trẻ em tại Điều 4, Điểm 8:“Xâm hại tình dục trẻ em là việc
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào
các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu,
dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới
mọi hình thức”.
1.1.2. Khái niệm – định nghĩa hiếp dâm
Hiếp dâm là hành vi phạm tội của một người dùng vũ lực hoặc lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn
nhân trái với ý muốn của họ.


4

1.1.3. Một số khái niệm trong Bộ luật hình sự
1.1.3.1. Tội cưỡng dâm:

Cưỡng dâm là hành vi phạm tội của một người dùng mọi thủ đoạn
khiến người lệ thuộc mình hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn
cưỡng giao cấu.
1.1.3.2. Loạn luân:
Loạn luân là hành vi của một người đã giao cấu với người cùng dòng
máu về trực hệ, anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc
cùng mẹ khác cha.
1.1.3.3. Quấy rối tình dục:
Quấy rối tình dục là là một hình thức quấy nhiễu mà đặc biệt là hướng về
giới tính của người có liên can, khi một thái độ có liên quan đến giới tính thể
hiện ở hình thức có từ ngữ, không từ ngữ hay bằng cơ thể có mục đích hay có tác
động làm tổn thương đến phẩm giá của một người hay tạo nên một môi trường
mang nhiều dọa dẫm, thù địch, hạ thấp, lăng nhục, xúc phạm hay bối rối.
1.1.3.4. Giao cấu:
Giao cấu là một người chủ động dùng bộ phận sinh dục của mình tiếp
xúc với các bộ phận khác trên cơ thể của đối phương, bất kể là đồng giới hay
khác giới.
1.1.3.5. Tội dâm ô:
Dâm ô là dùng mọi thủ đoạn có tính chất loạn dâm dục nhằm thỏa
mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân.
1.2.

Đặc điểm giải phẫu bộ phận sinh dục nữ

1.2.1. Cơ quan sinh dục trong của nữ
1.2.1.1. Buồng trứng
Buồng trứng là tuyến sinh dục của nữ. Có 2 buồng trứng: phải và trái.
Khi bé gái ra đời buồng trứng đã có rất nhiều nang noãn nguyên thủy, phần



5

lớn bị thoái hóa dần. Sau dậy thì, một số nang noãn phát triển hàng tháng tiến
tới chín, vỡ ra gây hiện tượng rụng trứng, nhờ vậy người phụ nữ có khả năng
thụ thai và sinh đẻ.
1.2.1.2. Vòi tử cung
Gồm 2 ống ở 2 bên sừng tử cung, có nhiệm vụ dẫn trứng từ buồng
trứng tới buồng tử cung.
1.2.1.3. Tử cung
Tử cung là một khối cơ rỗng, thành dày. Buồng tử cung được lót bởi
niêm mạc tử cung thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là nơi trứng
thụ tinh đến làm tổ và phát triển thành thai.
Âm đạo bám vào xung quanh cổ tử cung, chia cổ tử cung thành 2
phần: phần trên âm đạo và phần âm đạo. Phần âm đạo của cổ tử cung thò vào
trong âm đạo, chính giữa là lỗ vào cổ tử cung. Ở người chưa sinh đẻ, lỗ này
có hình tròn. Ở người đã đẻ thì lỗ bè ngang và có nhiều vết rách.
Vòm âm đạo quây xung quanh phần âm đạo của cổ tử cung tạo thành
vòm âm đạo, phần sau sâu nhất và có liên quan với túi cùng trực tràng – tử
cung. Khi thăm khám có thể cho ngón tay tới phần sau vòm âm đạo để thăm
khám tình trạng túi cùng trực tràng – tử cung. Các sang chấn tác động có thể
làm tổn thương rách đến túi cùng này.


6

Hình 1.1: Hình ảnh tử cung, buồng trứng
1.2.1.4. Âm đạo
Âm đạo là một ống cơ mạc rất đàn hồi đi từ cổ tử cung đến tiền đình
âm hộ, chạy chếch xuống dưới ra trước. Hai thành âm đạo áp sát nhau. Âm
đạo là nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng của việc xâm hại tình dục và rất dễ bị tổn



7

thương. Thành trước âm đạo liên quan với bàng quang, niệu quản, niệu đạo,
khi có sang chấn gây rách thành trước âm đạo có thể gây tổn thương rách đến
bàng quang, gây rò bàng quang – âm đạo. Thành sau liên quan với trực tràng,
do vậy sang chấn gây rách thành sau âm đạo có thể làm tổn thương tới vách
trực tràng.
Đầu dưới âm đạo mở vào tiền đình âm hộ. Ở trinh nữ, lỗ của đầu dưới
âm đạo được đậy bởi một nếp niêm mạc thủng ở giữa gọi là màng trinh. Có
nhiều loại màng trinh, phổ biến là loại màng trinh hình vành khăn có một lỗ ở
trung tâm. Bờ tự do của màng trinh là chu vi của lỗ màng trinh, có bề dày
không thay đổi, và có thể có một vài khe nông. Gốc của màng trinh là nơi
màng trinh dính vào âm đạo. Các loại màng trinh khác có thể thấy như màng
trinh có một lỗ dọc hình bán nguyệt, màng trinh có hai lỗ dọc, màng trinh có
khe dọc, màng trinh có một lỗ hình hoa, màng trinh có nhiều lỗ nhỏ như sàng,
màng trinh vách kín không lỗ. Sau khi sinh đẻ, màng trinh mất dần, sần sùi
như mào gà vùng chân của màng trinh.
Ở mặt trong âm đạo, niêm mạc tạo nên những nếp ngang gọi là các
nếp nhăn âm đạo. Niêm mạc dính chặt vào lớp cơ và được cấu tạo bởi lớp
biểu mô vảy lát tầng không sừng hóa. Sau tuổi dậy thì, biểu mô này dày lên
và chứa nhiều glycogen, glycogen tăng lên sau khi rụng trứng và giảm dần
cho tới cuối kỳ kinh. Đây là cơ sở để áp dụng kỹ thuật nhuộm sử dụng xanh
toluidine tương phản để làm nổi bật các tổn thương rách và dập mất lớp biểu
mô trong giám định pháp y.
1.2.2. Cơ quan sinh dục ngoài nữ
1.2.2.1. Âm hộ
Âm hộ gồm một chỗ lõm ở giữa mà đáy của nó có lỗ đổ của niệu đạo,
âm đạo. Nơi âm đạo mở vào gọi là tiền đình âm đạo, có các tuyến tiền đình

lớn và nhỏ. Mỗi bên tiền đình có 2 môi: môi lớn ở ngoài và môi bé ở trong.


8

Hai môi lớn gặp nhau ở trước và sau tương ứng tại mép trước môi, mép sau
môi. Môi bé nhỏ hơn, ở trong, đầu trước tách ra bọc lấy âm vật và tạo hãm âm
vật, đầu sau gặp nhau tại hãm môi âm hộ.
1.2.2.2. Âm vật
Âm vật là mô cương, tương đương với dương vật ở nam giới. Âm vật
nằm ngay đầu trước khe âm hộ, phía dưới và sau mép trước môi.
1.2.2.3. Vú
Vú của nữ là tuyến tiết sữa, phát triển mạnh sau tuổi dậy thì, trong
những tháng cuối thời kì mang thai, đặc biệt sau khi đẻ.
1.2.3. Tầng sinh môn
Đáy chậu là thành dưới của ổ bụng, gồm tất cả các phần mềm đáy
chậu hông nhỏ ở dưới hoành chậu. Đáy chậu có hình thoi, được chia bởi
đường nối qua phía trước hai ụ ngồi thành 2 phần: đáy chậu trước và đáy chậu
sau. Đáy chậu sau là tam giác hậu môn. Đáy chậu trước là tam giác niệu –
sinh dục, còn được gọi là tầng sinh môn, có cấu tạo phức tạp bởi nhiều lớp cơ
mạc và các cơ quan sinh dục ngoài, khác nhau giữa nam và nữ. Đây là nơi có
thể thấy các tổn thương do va chạm trực tiếp từ xâm hại tình dục, các tổn
thương có thể là xước, trầy, bầm dập, tụ máu, rách chảy máu…


9

Hình 1.2. Hình ảnh âm hộ, tầng sinh môn

Hình 1.3. Hình ảnh màng trinh

1.3.

Giám định pháp y tình dục

1.3.1. Giám định pháp y
Giám định pháp y là hoạt động giám định trên cơ sở sử dụng tri thức,
phương tiện y học để tiến hành khám nghiệm và rút ra những kết luận có tính


10

khoa học về những vấn đề có liên quan đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm
của con người để phục vụ yêu cầu của các cơ quan pháp luật. Mục đích của
giám định pháp y là thu thập tài liệu, chứng cứ, tìm ra nguyên nhân, xác định,
đánh giá mức độ thương tích, hậu quả do chấn thương, do bệnh, xác định khả
năng lao động hoặc giải đáp những vấn đề có liên quan đến sinh mạng, sức
khoẻ con người phục vụ yêu cầu của cơ quan điều tra.
Giám định pháp y là một loại giám định tư pháp và phải được tiến
hành theo đúng thủ tục pháp luật. Trong giám định pháp y, giám định viên có
quyền dùng tất cả các phương tiện khám nghiệm nhằm đạt được yêu cầu của
cuộc khám nghiệm, nếu cần gửi đi nơi khác để xét nghiệm phải niêm phong
mẫu vật phủ tạng cần xét nghiệm. Sau khi khám nghiệm, giám định viên phải
làm báo cáo viết. Nội dung và kết luận của báo cáo phải ngắn gọn, đầy đủ và
giải đáp đúng các điểm nghi vấn mà cơ quan điều tra đã yêu cầu. Giám định
viên phải giữ bí mật về kết quả của cuộc giám định và những điều mà cơ quan
điều tra đã cho mình biết.
1.3.2. Giám định pháp y tội phạm tình dục
Giám định pháp y liên quan đến xâm hại tình dục do các giám định
viên được bổ nhiệm tiến hành giám định tại các tổ chức giám định pháp y công
lập theo quy định của Luật Giám định tư pháp.

Việc giám định pháp y liên quan đến các vụ xâm hại tình dục được thực
hiện khi có quyết định trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng,
mà chủ yếu là cơ quan cảnh sát điều tra.
Kết luận giám định pháp y về tình dục cung cấp những chứng cứ có ý
nghĩa rất quan trọng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, giúp xác định rõ
tội danh của đối tượng gây án và trừng trị nghiêm khắc nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại.


11

Mọi thăm khám tại cơ sở y tế khác không phải là khám giám định,
do tính chất đặc biệt phức tạp liên quan đến loại tội phạm này nên các nạn
nhân thường được đưa đến cơ quan giám định trước khi khám và điều trị
nếu cần thiết.
1.3.3. Phương pháp tiến hành giám định pháp y tình dục
Căn cứ Thông tư số 47/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 của Bộ Y tế
ban hành quy trình giám định, trong đó có quy trình giám định pháp y tình
dục như sau:
- Hồ sơ giám định:
Nhận hồ sơ từ người trưng cầu, yêu cầu giám định trực tiếp hoặc gián
tiếp qua bưu điện, gồm:
 Quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.
 Bản sao hợp pháp tất cả hồ sơ liên quan đến giám định.
 Các hồ sơ về y tế có liên quan giám định pháp y.
 Biên bản lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng.
- Nghiên cứu hồ sơ:
 Nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với Nội dung trưng cầu, yêu cầu
giám định
 Tính pháp lý của hồ sơ giám định, những tài liệu cần bổ sung,

thời hạn bổ sung.
 Năng lực chuyên môn, phương tiện, thời gian, cán bộ, Nội dung
trưng cầu, yêu cầu giám định, vấn đề cần đề xuất.
- Từ chối giám định:
 Hồ sơ không đủ tính pháp lý.
 Yêu cầu của cơ quan giám định không được đáp ứng.


12

 Nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định vượt quá khả năng về
chuyên môn, cán bộ, phương tiện, thời gian.
 Người được giám định khác với người trong hồ sơ giám định.
 Người được giám định không hợp tác.
 Không đảm bảo về an ninh trong khi thi hành nhiệm vụ:
 Từ chối giám định bằng văn bản nêu rõ lý do.
 Làm thủ tục giao người được giám định theo quy định.
 Trả toàn bộ hồ sơ cho cơ quan trưng cầu.
- Chuẩn bị giám định:
 Cán bộ chuyên môn:
 Giám định thường quy: Giám định viên: 02 người; Người
giúp việc: 02 người.
 Giám định lại lần thứ nhất: Ngoài số người tham gia giám
định được quy định tại điểm a, bổ sung thêm 01 giám định
viên và 01 người giúp việc.
 Giám định lại lần thứ hai: Ngoài số giám định viên theo
Quyết định thành lập Hội đồng giám định lại lần thứ hai
của Bộ trưởng Bộ Y tế, bổ sung thêm 03 người giúp việc.
 Trường hợp giám định phải hội chẩn: Ngoài số giám định
viên và số người giúp việc được quy định tại điểm a, điểm

b hoặc điểm c nêu trên, bổ sung thêm chuyên gia được
mời dự hội chẩn, số chuyên gia được mời dự hội chẩn tối
đa không quá 07 người cho một trường hợp giám định.
 Chuẩn bị nơi khám:
 Kín đáo
 Thân thiện


13

 Phương tiện:
 Giường khám sản khoa.
 Găng tay vô khuẩn.
 Gạc vô khuẩn.
 Cồn sát khuẩn.
 Bông thấm nước vô khuẩn.
 Tăm bông.
 Ống nghiệm.
 Chất bôi trơn.
 Lược.
 Ống thông Foley.
 Mỏ vịt nhiều kích cỡ.
 Ống nghe, bộ đo huyết áp, búa gõ phản xạ, nhiệt kế.
 Cân, thước đo chiều cao, thước dây, thước tỷ lệ.
 Máy chụp ảnh, máy quay phim.
 Đèn rọi để chụp ảnh.
 Đèn đọc phim X-quang.
 Giấy bút để ghi chép.
 Tiếp xúc cán bộ cơ quan trưng cầu đưa người đến giám định:
 Nhận người được giám định.

 Phối hợp trong giám định.
 Khám chuyên khoa, làm các kỹ thuật cận lâm sàng.
 Bảo đảm an ninh cho người giám định và người được
giám định.


14

 Tiếp xúc người được giám định và gia đình người được giám
định:
 Kiểm tra nhân thân người được giám định và hồ sơ giám
định.
 Làm công tác tư tưởng cho người được giám định.
 Giải thích cho người được giám định biết các bước giám
định.
 Đề nghị người được giám định phối hợp.
 Đề nghị gia đình người được giám định phối hợp.
- Các bước giám định:
 Khám tổng quát:
 Ghi lời trình bày của người được giám định. Nếu là trẻ em
dưới 13 tuổi phải có người giám hộ.
 Tinh thần kinh: Tỉnh, mê, lú lẫn, thái độ tiếp xúc.
 Thể trạng: Chiều cao, cân nặng, béo, trung bình, gầy.
 Da, niêm mạc.
 Mạch, huyết áp, thân nhiệt.
 Khám sinh dục nữ:
 Khám lông, mô tả lông, chiều dài, màu sắc, quăn hay
thẳng, tìm kiếm lông lạ bằng mắt thường, dùng lược để
chải.
 Đánh giá sự phát triển của môi lớn, môi bé, các thương

tích trên môi lớn, môi bé.
 Phát hiện mùi khi thăm khám.
 Khám âm hộ, ghi nhận tổn thương, bệnh lý kèm theo.


15

 Khám màng trinh: Xác định loại màng trinh, đường kính
của màng trinh, độ giãn của màng trinh, vị trí vết rách
màng trinh, độ sâu của vết rách trên màng trinh, vết rách
cũ hay mới.
 Khám âm đạo: Có dịch từ âm đạo chảy qua lỗ màng trinh
ra ngoài không, tính chất dịch dính vào găng khi khám.
 Dùng tăm bông quệt túi cùng âm đạo.
 Quan sát thành âm đạo, tình trạng lỗ cổ tử cung.
 Tùy trường hợp mà sử dụng mỏ vịt hay không, khi sử
dụng nên lựa chọn kích cỡ phù hợp.
 Khám hậu môn:
 Ghi nhận tình trạng hậu môn, các nếp gấp hậu môn.
 Ghi nhận tình trạng tầng sinh môn.
 Khám hầu họng:
 Chú ý sự phù nề vùng hầu họng.
 Tình trạng dây thanh âm.
 Tình trạng amiđan.
 Tùy tình trạng cho súc miệng bằng dung dịch sinh lý, thu
và ly tâm tìm tinh trùng.
- Khám toàn thân:
Đầu, mặt, cổ, ngực, lưng theo thường quy, chú ý đến các vùng nhạy
cảm, các dấu vết chống đỡ.
- Khám chuyên khoa:

 Giám định viên chỉ định.
 Cơ quan trưng cầu đưa đi khám và lấy kết quả giao cho cơ quan
giám định.


×